Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5235:2002

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-E04:2010 (ISO 105-E04 : 2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5235: 2002

ISO 105-E04: 1994

VẬT LIỆU DỆT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

PHẦN E04: ĐỘ BỀN MÀU VỚI MỒ HÔI

Textiles - Tests for colour fastness

Part E04: Colour fastness to perspiration

Lời nói đầu

TCVN 5235: 2002 thay thế cho TCVN 5235-90.

TCVN 5235: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-E04:1994.

TCVN 5235: 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.

 

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

PHẦN E04: ĐỘ BỀN MÀU VỚI MỒ HÔI

Textiles - Tests for colour fastness

Part E04: Colour fastness to perspiration

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt đối với tác dụng của mồ hôi người

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4536:2002 (ISO105 -A01 : 1994) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Qui định chung

TCVN 5466:2002 (ISO105 -A02 : 1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu

TCVN 5467:2002 (ISO105 -A03 : 1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu

ISO105-F:1985 Textiles- Tests for colour fastness - Part F: Standard adjacent fabrics

(Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần F: Các loại vải thử kèm chuẩn)

ISO105-F10:1989 Texttiles-Test for colour fastness - Part F10: Specification for adjacent fabric: Multifibre (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần F10: Yêu cầu đối với vải thử kèm: Đa xơ)

3. Nguyên tắc

Các mẫu thử tiếp xúc với vải thử kèm được xử lý trong hai dung dịch khác nhau có chứa histidin, sau đó được lấy ra, làm ráo nước và đặt vào giữa hai tấm phẳng dưới áp lực xác định trong thiết bị thử. Mẫu thử và vải thử kèm được làm khô riêng biệt. Sự thay đổi màu của mỗi mẫu thử và sự dây màu của các vải thử kèm được đánh giá bằng cách so sánh với thang màu xám

4. Thiết bị và thuốc thử

4.1. Thiết bị thử gồm một khung thép không gỉ, có thể đặt lọt một quả tạ xấp xỉ 5 kg, có kích thước đáy 60 mm x 115 mm tạo ra một áp lực 12,5 kPa lên các mẫu thử có kích thước 40 mm x 100 mm đặt giữa các tấm thủy tinh hay nhựa acrylic kích thước xấp xỉ 60 mm x115 mm x1,5 mm. Thiết bị thử được thiết kế sao cho nếu trong quá trình thử bỏ quả tạ ra thì áp lực vẫn được duy trì ở 12,5 kPa.

Nếu kích thước của mẫu ghép khác với kích thước 40 mm x100 mm thì quả tạ được sử dụng phải tạo ra áp lực 12,5 kPa lên mẫu thử.

Chú thích 1 - Có thể dùng thiết bị thử khác nếu cho kết quả tương đương.

4.2. Tủ sấy không có quạt thông gió, giữ nhiệt độ ở 37 oC ± 2 oC

4.3. Dung dịch kiềm, mới pha, trong một lít chứa:

0,5 g L-histidin monohydrochlorid monohydrat (C6H9O2N3.HCl.H2O)

5 g natri clorua (NaCl)

hoặc:

5 g disodium hydrogen orthophosphat dodecahydrat (Na2HPO4.12H2O)

hoặc:

2,5 g disodium hydrogen orthophosphat dihydrat (Na2HPO4.2H2O)

Dung dịch được điều chỉnh tới pH 8 bằng dung dịch NaOH 0,1 mol/l.

4.4. Dung dịch axit, mới pha, trong một lít chứa:

0,5g L-histidin monohydrochlorid monohydrat (C6H9O2N3.HCl.H2O)

5 g natri clorua (NaCl)

2,2 g sodium dihydrogen orthophosphat dihydrat (NaH2PO4.2H2O)

Dung dịch được điều chỉnh tới pH 5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1 mol/l

4.5. Vải thử kèm (xem TCVN 4536 : 2002, điều 8.2)

hoặc:

4.5.1. Một miếng vải thử kèm đa xơ phù hợp với ISO105-F10

hoặc:

4.5.2. Hai miếng vải thử kèm đơn xơ phù hợp với các phần từ F01 đến F08 của ISO105-F:1985

Một trong hai miếng vải thử kèm được làm từ cùng loại xơ giống như mẫu thử, hoặc giống thành phần chiếm ưu thế trong trường hợp mẫu được pha trộn nhiều thành phần và miếng thứ hai được làm từ xơ như qui định trong bảng 1, hoặc trong trường hợp mẫu pha trộn nhiều thành phần miếng thứ hai được làm từ xơ giống với thành phần chiếm ưu thế thứ hai, hoặc được chỉ dẫn riêng

Bảng 1 - Vải thử kèm đơn xơ

Nếu miếng thứ nhất là:

Thì miếng thứ hai là:

bông

len

len

bông

tơ tằm

bông

lanh

len

vitcô

len

axetat

vitcô

polyamit

len hoặc vitcô

polyeste

len hoặc bông

acrylic

len hoặc bông

4.5.3. Nếu có yêu cầu, sử dụng vải không bắt thuốc nhuộm (ví dụ polypropylen).

4.6. Thang màu xám đánh giá sự thay đổi màu phù hợp với TCVN 5466:2002 và thang màu xám đánh giá sự dây màu phù hợp với TCVN 5467:2002.

5. Mẫu thử

5.1. Nếu mẫu thử là vải, hoặc

a) đặt một mẫu thử kích thước 40 mm x 100 mm áp vào một miếng vải thử kèm đa xơ (4.5.1) có cùng kích thước 40 mm x 100 mm và khâu dọc theo một trong các cạnh ngắn sao cho vải thử kèm áp vào mặt phải của mẫu thử, hoặc

b) đặt một mẫu thử kích thước 40 mm x 100 mm vào giữa hai miếng vải thử kèm đơn xơ (4.5.2) có cùng kích thước 40 mm x 100 mm và khâu dọc theo một trong các cạnh ngắn.

5.2. Nếu mẫu thử là sợi hay xơ rời, lấy một lượng sợi hay xơ gần bằng một nửa tổng khối lượng của các vải thử kèm, hoặc

a) đặt chúng giữa một miếng vải thử kèm đa xơ (4.5.3) có kích thước 40 mm x 100 mm và một miếng vải không bắt thuốc nhuộm kích thước 40 mm x 100 mm và khâu chúng dọc theo bốn cạnh (xem TCVN 4536:2002, điều 9.3) hoặc

b) đặt chúng giữa hai miếng vải thử kèm đơn xơ kích thước 40 mm x 100 mm và khâu chúng dọc theo bốn cạnh.

6. Cách tiến hành

6.1. Mẫu ghép được đặt phẳng trong một đĩa đáy bằng và rót dung dịch vào để ngấm ướt hoàn toàn mẫu ghép trong dung dịch kiềm ở pH 8 (4.3) với tỷ lệ dung dịch 50:1 ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Thỉnh thoảng ép và trở mẫu để bảo đảm mẫu ngấm đều dung dịch. Rót bỏ dung dịch và gạt dung dịch dư ra khỏi mẫu thử bằng hai đũa thủy tinh.

Đặt mẫu ghép giữa hai tấm thủy tinh hoặc nhựa acrylic dưới áp lực 12,5 kPa và đặt trong thiết bị thử đã được sấy nóng trước tới nhiệt độ thử nghiệm.

Bằng qui trình thử tương tự, một mẫu ghép được làm ướt trong dung dịch axit ở pH 5,5 (xem 4.4) và sau đó được thử trong thiết bị thử riêng biệt đã được sấy nóng.

Chú thích 2 - Có thể tiến hành thử đồng thời mười mẫu thử, mỗi mẫu được đặt cách nhau bởi một tấm ép trong cùng một thiết bị.

6.2. Đặt thiết bị thử (4.1) chứa các mẫu ghép vào tủ sấy (4.2) trong 4 giờ ở nhiệt độ 370C ± 20C.

6.3. Mở từng mẫu ghép (bằng cách tháo đường khâu trên ba cạnh, chỉ để lại ở một cạnh ngắn nếu cần thiết) và làm khô mẫu bằng cách treo và để trong không khí ở nhiệt độ không quá 60 oC với hai hoặc ba miếng vải thử của mẫu ghép chỉ tiếp xúc với nhau tại đường khâu của một cạnh ngắn.

6.4. Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của các vải thử kèm bằng cách so sánh với các thang màu xám (4.6).

Chú thích 3 - Trong một số trường hợp xơ xenlulô được nhuộm với thuốc nhuộm trực tiếp có chứa đồng, hoặc hậu xử lý với các muối đồng, phương pháp xác định độ bền màu với mồ hôi tự nhiên gây ra sự tách đồng khỏi các sản phẩm được nhuộm màu. Điều đó có thể gây ra sự thay đổi đáng kể đến độ bền màu với ánh sáng và giặt vì vậy nên lưu ý trong các trường hợp này.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử;

c) sự thay đổi màu của mẫu thử trong từng dung dịch được đánh giá bằng số của cấp màu;

d) nếu dùng vải thử kèm đơn xơ, đánh giá sự dây màu trên mỗi loại vải thử kèm đã dùng;

e) nếu dùng vải thử kèm đa xơ, cấp màu biểu thị sự dây màu của mỗi loại xơ trong vải thử kèm đa xơ và loại vải thử kèm đa xơ đã dùng.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5235:2002

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5235:2002
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/11/2002
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5235:2002
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành07/11/2002
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành