Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5402:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5402:1991 về mối hàn - phương pháp thử uốn va đập

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5402:1991 về mối hàn - phương pháp thử uốn va đập


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5402 : 1991

MỐI HÀN – PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN VA ĐẬP
Weld- Method for testing the impacts trength

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử uốn va đập của mối hàn kim loại và hợp kim có chiều dày từ 6mm trở lên được hàn bằng phương pháp bất kì.

1. Kí hiệu

Kí hiệu của các kích thước được quy định ở bảng dưới đây.

Kích thước

Kí hiệu

Chiều dày của chi tiết hàn

Chiều rộng của mẫu thử

Chiều dài mẫu thử

Lượng dư gia công

Khoảng cách từ đỉnh vết cắt đến đường nóng chảy.

S

b

L

C

g

 

2. Mẫu thử

2.1. Lấy phôi mẫu để chế tạo mẫu thử theo TCVN 5400: 1991

2.2. Hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt của mẫu thử theo TCVN 312: 1984.

2.3. Chiều rộng lớn nhất của mẫu thử được chế tạo từ sản phẩm hàn hoặc từ phôi mẫu dày đến 12mm phải là phù hợp với yêu cầu của TCVN 312: 1984.

2.4. Để thử mối hàn có chiều dày lớn hơn 12mm. số lượng và việc phân bổ mẫu thử theo chiều dày của phôi mẫu phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể. Khi không có yêu cầu này cần phải:

a) Cắt lấy mẫu thử từ phần mối hàn (hình la) ở loạt hàn sau cùng khi chiều dày vật hàn đến 25mm;

b) Cắt lấy mẫu thử từ phần đầu mối hàn và từ phần liên kết ở loạt hàn sau cùng (hình 1b)

- Khi chiều dày vật hàn lớn hơn 25mm.

2.5. Nếu trong tiêu chuẩn về sản phẩm hàn cụ thể không cô yêu cầu về số lượng phôi mẫu thì phải lấy không ít hơn ba phôi mẫu ở mỗi dạng và mỗi lớp hàn.

2.6. Nếu trong tiêu chuẩn về sản phâm cụ thể không có các chỉ dẫn khác, vết cắt mẫu ở mặt cắt của liên kết hàn phải bố trí trên mối hàn (khi thử mối hàn theo hình 2a), cạnh mối hàn (khi thử vùng ảnh hưởng nhiệt theo hình 2b), tại vùng nóng chảy (khi thử vùng nóng chảy theo hình 2c).

Chú thích: Trị số khoảng cách từ đỉnh vết cắt đến đường nóng chảy được chọn phụ thuộc vào mục đích thử.

2.7. Để lộ rõ vị trí vết cắt, cho phép tẩy sạch cục bộ bề mặt mẫu thử.

3. Thiết bị

Thiết bị thử theo TCVN 312: 1984.

4. Tiến hành thử.

4.1. Tiến hành thử theo TCVN 312: 1984.

4.2. Khi thử xác định được trị số công va đập, trị số công va đập riêng (dai va đập) cũng như tỉ lệ phần trăm giữa phần phá hủy rèn và dẻo bề mặt mặt gẫy.

Kết quả thử bị loại bỏ nếu tại mặt gẫy của mẫu thử thấy có khuyết tật của kim loại cơ bản hoặc của mối hàn.

5. Biên bản thử

Nội dung biên bản thử gồm các số liệu sau:

Trị số năng lượng va đập lớn nhất của máy thử va đập;

Kí hiệu của mẫu thử;

Hình dạng và kích thước của mẫu thử;

Nhiệt độ thử;

Trị số công va đập hoặc dai va đập;

Chỉ dẫn về vị trí vết cắt;

Đánh giá mặt gẫy;

Số hiệu của tiêu chuẩn này.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5402:1991

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5402:1991
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5402:1991 về mối hàn - phương pháp thử uốn va đập


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5402:1991 về mối hàn - phương pháp thử uốn va đập
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5402:1991
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5402:1991 về mối hàn - phương pháp thử uốn va đập