Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5448:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8080:2009 về Sữa đặc - Xác định độ axit bằng phương pháp chuẩn độ .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5448:1991

(ST SEV 736 – 77)

SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT CHUẨN ĐỘ

Cơ quan biên soạn:

 

 

Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Khu vực I

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

 

 

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

 

Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 424/QĐ ngày 17 tháng 07 năm 1991

 

SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ AXÍT CHUẨN ĐỘ

Condensod milk and powdered milk

Acidity determination by titration

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa đặc không đường, sữa đặc có đường và sữa bột.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 736-77.

1. XÁC ĐỊNH ĐỘ AXÍT BẰNG PHƯƠNG PHÁP XOCLET-HENKEL

1.1. Thuật ngữ và định nghĩa.

Độ axit chuẩn độ xác định bằng phương pháp Xoclet-Henkel là lượng dung dịch natri hidroxit 0,25N cần để thay đổi màu hỗn hợp chuẩn độ theo mục 1.7 với chất chỉ thị phenolphtaletin và tính trên 100g sữa đặc (không đường và có đường) hay 100 cm3 sữa bột hòa tan.

1.2. Nội dung phương pháp

Pha loãng một lượng sữa đặc hay sữa bột bằng nước và chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit 0,25N, dùng phenolphtaletin làm chất chỉ thị và dung dịch côban sunfat để tạo dung dịch màu mẫu chuẩn. Lượng dung dịch cần thiết của dung dịch natri hidroxit phụ thuộc vào hàm lượng prôtein, muối axit, khí của sữa cũng như các chất có tính axit hay kiềm có trong sữa và được thêm vào sữa.

1.3. Thiết bị và dụng cụ

1.3.1. Cân thí nghiệm 200g, độ chia 0,01g

1.3.2. Máy trộn bằng điện có tần số quay 108 S-1 chạy không tải với cốc dung tích 1dm3, hay máy trộn loại khác đảm bảo sự hòa tan của sữa bột.

1.3.3. Microburet có vạch chia không quá 0,05 cm3

1.3.4. Pipet loại 50 cm3

1.3.5. Pipet loại 2 cm3 với vạch chia 0,1 cm3

1.3.6. Ống đong định mức 100 cm3

1.3.7. Bình định mức 100 cm3

1.3.8. Bình nón loại 150 và 250 cm3.

1.3.9. Chai loại 250 cm3 với nút nhựa hoặc cao su

1.3.10. Nhiệt kế phòng thí nghiệm từ 0 – 100oC với vạch chia 1oC

1.3.11. Nồi cách thủy điều chỉnh được nhiệt độ:

Đối với sữa bột                               60 – 70oC

Đối với sữa đặc có đường              30 – 40oC

Đối với sữa đặc không đường         40 – 60oC

1.3.12. Hộp có nắp đậy khít để trộn mẫu

1.3.13. Thìa, dao

1.3.14. Buret thủy tinh đặc biệt để xác định độ axit

1.3.16. Bi thủy tinh đường kính 5mm.

1.4. Thuốc thử

Tất cả thuốc thử phải có độ tinh khiết không thấp hơn tinh khiết phân tích.

1.4.1. Nước cất

1.4.2. Natri hidroxit, dung dịch 0,25N

1.4.3. Rượu etylic tinh khiết hoặc biến chất

1.4.4. Phenolphtalein, dung dịch: hòa tan 2g phenolphtalein vào rượu 70% và cho thêm rượu đến 100 cm3.

1.4.5. Coban sunfat (CoSO4 . 7H2O) dung dịch.

Hòa tan 5 g côban sunfat vào nước và thêm nước đến 100 cm3. Thời hạn bảo quản dung dịch 6 tháng.

1.5. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa các bên.

1.6. Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu sản phẩm cần giữ ở nhiệt độ phòng.

1.6.1. Mẫu sữa bột cho vào bình khô sạch với nắp đậy kín có dung tích chứa gấp 2 lần thể tích mẫu. Bình có mẫu lập tức đậy kín, trộn sữa cẩn thận, lắc đều. Trong khi chuẩn bị mẫu cần hạn chế sự tiếp xúc của mẫu với không khí để độ ẩm được hấp thụ ít nhất.

1.6.2. Khi chuẩn bị mẫu sữa đặc mới không đường lắc đều và lật vài lần hộp đựng sản phẩm, sau đó mở hộp (cẩn thận khỏi chảy) rót sang hộp khác, đổ thêm toàn bộ khối lượng các phần của sản phẩm còn lại ở đáy, nắp, thành hộp đầu tiên. Khuấy sản phẩm bằng thìa, sau đó rót vài lần từ hộp này sang hộp khác. Dùng nắp đậy chặt hộp có sản phẩm.

Nếu mẫu sản phẩm quá cũ, hay trong mẫu kết lại thành lớp, hộp chưa mở có sản phẩm để 2 giờ trong nồi cách thủy và đun nóng đến 40 – 60oC. Trong khi đó cứ 15 phút lại lấy hộp ra khỏi nước và lắc mạnh. Để nguội sản phẩm đến nhiệt độ phòng, mở hộp và cẩn thận khuấy sản phẩm bằng thìa cả lớp trên và lớp dưới. Sản phẩm được chuyển toàn bộ sang hộp khác và đậy kín.

1.6.3. Khi chuẩn bị mẫu sữa đặc có đường mới, lắc đều và lật vài lần hộp có sản phẩm. Sau đó mở hộp và cẩn thận khuấy sản phẩm bằng que khuấy, khuấy cả lớp trên và lớp dưới.

Chuyển sản phẩm sang dụng cụ chứa đựng khác (hình, hộp) đổ thêm toàn bộ phần sản phẩm còn lại ở đáy, nắp và thành hộp đầu tiên. Dùng nắp đậy chặt hộp có sản phẩm.

Nếu sản phẩm đóng trong ống, đưa sản phẩm đó vào hộp, sau đó cắt ống theo chiều dọc và cẩn thận lấy phần còn lại trên bề mặt đổ thêm vào lượng chưng. Quấy đều sản phẩm và dùng nắp đậy kín hộp.

Nếu mẫu sản phẩm quá cũ hay trong mẫu kết lại thành lớp, hộp chưa mở có sản phẩm để 2 giờ trong nồi cách thủy được nung nóng đến 30 – 40oC. Trong khi đó cứ 15 phút lại lấy hộp ra và lắc mạnh. Sau đó mở hộp, chuyển toàn bộ sản phẩm sang ống, hộp khác, chuyển cả phần sản phẩm còn lại trên bề mặt bình, ống đầu tiên. Sản phẩm để nguội đến nhiệt độ phòng, khuấy cẩn thận và dùng nắp đậy kín hộp.

1.7. Tiến hành thử

1.7.1. Màu chuẩn đối với sữa đặc không đường nhận được bằng cách trộn trong hộp, chuẩn độ 20 g sản phẩm với 20 cm3 nước đã được đun nóng đến 50 – 60oC và 2 cm3 dung dịch cô-ban sunfat. Cân lần cân sau tiến hành với độ chính xác đến 0,01 g đối với việc cân lần này. Màu chuẩn (lúc này và về sau) công hiệu trong thời gian 3 giờ.

1.7.2. Cân 20g sữa đặc không đường cho vào bình nón dung tích 150 cm3, rót thêm 20 cm3 nước đã đun nóng đến 50 – 60oC khuấy đều và để nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm 2 cm3 dung dịch phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit đến xuất hiện màu hồng, trùng với màu chuẩn. Màu của dung dịch không mất đi trong thời gian 30 giây. Ghi thể tích kiềm tiêu hao khi chuẩn độ, với độ chính xác đến 0,05 cm3.

1.7.3. Màu chuẩn đối với sữa đặc có đường nhận được khi trộn trong bình chuẩn độ 20 gam sản phẩm, 30 cm3 nước đã được đun nóng đến 50 – 60oC, và 2 cm3 dung dịch côban sunfat.

1.7.4. Cân 20 gam sữa đặc có đường cho vào bình nón dung tích 150 cm3, rót thêm 30 cm3 nước đun nóng đến 50 – 60oC, khuấy đều và để nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm 2 cm3 dung dịch phenolphtalein. Chuẩn độ như ở điều 1.7.2.

1.7.5. Tiến hành hòa tan sữa bột theo tỷ lệ: sữa nguyên chất 13,50 g, nửa mỡ 12 g, không mỡ 10 g, trên 100 cm3 nước.

Khi hòa tan sữa bột bằng phương pháp cơ học, chuyển lượng cân sữa đặc và nước ở nhiệt độ 24oC vào máy trộn, khuấy đều trong điều kiện đảm bảo để sản phẩm tan hoàn toàn.

Khi sử dụng máy trộn bằng điện với tần số quay 108 S-1 (không tải) tiến hành khuấy trong khoảng thời gian 90 giây.

Khi hòa tan sữa đặc bằng phương pháp thủ công, chuyển lượng cân sữa đặc và nước ở nhiệt độ 40oC vào chai thủy tinh dung tích 250 cm3 đổ thêm 25 g bi thủy tinh, đậy nắp chai lại và lắc mạnh bằng tay thời gian 3 – 4 phút (75 – 80 chuyển động trong 1 phút).

Sữa hòa tan rót vào bình nón, đậy nắp, làm nguội đến nhiệt độ phòng và để nguyên trong thời gian 20 phút.

1.7.6. Màu của mẫu chuẩn cho sữa đặc hòa tan nhận được khi trộn 50cm3 sữa hòa tan và 1 cm3 dung dịch côban sunfat.

1.7.7. Cho 50 cm3 sữa, 2 cm3 dung dịch phenolphtalein vào trong bình nón dung tích 150 cm3 và khuấy đều. Chuẩn độ theo điều 1.7.2.

1.8. Tính toán kết quả

Độ axit chuẩn độ, xác định bằng phương pháp Xoclet – Henkel tính theo công thức sau:

Đối với sữa đặc SX = 5 x A1                  (1)

Đối với sữa bột SX = 5 x A2                  (2)

Trong đó:

A1, A2 – lượng dung dịch natri hidroxit 0,25 N, tiêu hao khi chuẩn độ sữa đặc và sữa bột tương ứng, với cm3.

Khi tính toán kết quả cần nêu phương pháp thử.

1.9. Đánh giá kết quả.

Chênh lệch giữa các kết quả xác định song song do một người thực hiện đồng thời hoặc nhanh liên tiếp, không được lớn hơn 0,25 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,25N trong 100 g sữa đặc không đường và có đường và 0,1 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,25N cho 100 cm3 sữa bột hòa tan.

Chênh lệch giữa các kết quả xác định ở hai phòng thí nghiệm không được lớn hơn 0,5 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,25N cho 100 g sữa đặc không đường và có đường, và 0,2 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,25N cho 100 cm3 sữa bột hòa tan.

Chú thích: Khi sử dụng ống chuẩn độ bằng burét cần thay đổi một cách tương ứng lượng sữa đặc có đường và không đường và sữa bột hòa tan sử dụng để chuẩn độ.

2. XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT THEO PHƯƠNG PHÁP TERNER

2.1. Thuật ngữ và định nghĩa.

Độ axit đã được chuẩn xác định bằng phương pháp Terner (T) – lượng cm3 dung dịch natri hidroxit 0,1 N cần thiết để thay đổi màu hỗn hợp chuẩn độ theo điều 2.7 khi có chất chỉ thị phenolphtalein và tính trên 100 g sữa đặc (không đường và có đường) hay trong 100 cm3 sữa bột hòa tan.

2.2. Nội dung phương pháp

Pha loãng lượng sữa đặc hay sữa bột xác định một lượng chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit 0,1N, sử dụng phenolphtalein làm chất chỉ thị và dung dịch côban sunfat để nhận màu của mẫu thử. Lượng cần thiết dung dịch natri hidroxit phụ thuộc hàm lượng prôtein, muối axit, khí sữa cũng như các chất có đặc tính axit hay kiềm có trong sữa và được thêm vào sữa.

2.3. Dụng cụ và thiết bị

Dụng cụ và thiết bị theo điều 1.3.

2.4. Thuốc thử

Tất cả các thuốc thử dưới đây phải có độ tinh khiết, không thấp hơn tinh khiết phân tích.

2.4.1. Nước cất

2.4.2. Natri hidroxit, dung dịch 0,1N

2.4.3. Rượu etylic sạch hoặc biến tính

2.4.4. Phenolphtalein, dung dịch

Hòa tan 1 g phenolphtalein, vào rượu 70% và đổ thêm rượu đến 100 cm3.

2.4.5. Côban sunfat (CoSO4 . 7H2O) dung dịch.

Hòa tan 2,5 g côban sunfat vào nước và thêm nước đến 100 cm3.

Thời hạn bảo quản dung dịch 6 tháng.

2.5. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa các bên.

2.6. Chuẩn bị mẫu thử theo điều 1.6.

2.7. Tiến hành thử

2.7.1. Mẫu chuẩn đối với sữa đặc không đường nhận được khi trộn trong bình chuẩn độ 10g sản phẩm và 50cm3 nước đã được đun nóng đến 50-600C, và 2 cm3 dung dịch côban sunfat. Cân và lần cân sau lấy chính xác đến 0,01g. Màu chuẩn có công hiệu trong thời gian 3 giờ.

2.7.2. Cân 10g sữa đặc không đường cho vào trong bình nón dung tích 150cm3 và rót 50cm3 nước đã được đun nóng đến 50-600C, khuấy và làm nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm 0,3cm3 dung dịch phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit đến khi xuất hiện màu hồng trùng với màu của mẫu chuẩn. Màu của dung dịch không bị mất đi trong thời gian 30 giây. Ghi thể tích kiềm tiêu hao khi chuẩn độ tính đến 0,05cm3.

2.7.3. Màu chuẩn đối với sữa đặc có đường nhận được khi trộn trong bình chuẩn bộ 10g sản phẩm 65cm3 nước đã đun nóng đến 50-600C và 2 cm3 dung dịch côban sunfat.

2.7.4. Cân 10g sữa đặc có đường cho vào bình nón dung tích 250cm3 và rót 65cm3 nước đã được đun đến 50-600C, khuấy và làm nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm 0,3cm3 phênolphtalein. Chuẩn độ theo chỉ dẫn ở điều 2.7.2.

2.7.5. Hòa tan sữa bột tiến hành theo điều 1.7.5.

2.7.6. Màu chuẩn đối với sữa bột nhận được khi trộn trong bình chuẩn độ 20 cm3 sữa hòa tan, 40 cm3 nước và 2 cm3 dung dịch côban sunfat.

2.7.7. Cho 20 cm3 sữa hòa tan, 40 cm3 nước, và 0,3 cm3 dung dịch phenolphtalein vào trong bình nón dung tích 150cm3. Khuấy và chuẩn độ theo chỉ dẫn ở điều 2.7.2.

2.8. Tính toán kết quả

Độ axit chuẩn độ xác định bằng phương pháp Terner (T) tính theo công thức sau:

Đối với sữa đặc                        T = 10 x A1        (1)

Đối với sữa bột             T = 5 x A2          (2)

Trong đó:

A1, A2 – lượng dung dịch natri hidroxit 0,1N tiêu hao khi chuẩn độ sữa đặc và sữa bột tương ứng, cm3

Khi tính toán kết quả cần nêu phương pháp thử.

2.9. Đánh giá kết quả

Chênh lệch giữa các kết quả xác định song song do một người thực hiện đồng thời hoặc nhanh liên tiếp, không được lớn hơn 0,5 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,1N trong 100 g sữa đặc không đường và có đường và 0,25 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,1N trên 100 cm3 sữa bột hòa tan.

Chênh lệch giữa các kết quả xác định ở hai phòng thí nghiệm không được lớn hơn 1,0 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,1N trên 100 g sữa đặc không đường và có đường và 0,5 cm3 dung dịch natri hidroxit 0,1N trên 100 cm3 sữa bột hòa tan.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5448:1991

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5448:1991
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/07/1991
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5448:1991
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành17/07/1991
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77) về sữa đặc và sữa bột - phương pháp xác định độ axit chuẩn độ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành