Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5862:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5862 : 1995

THIẾT BỊ NÂNG – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Lifting appliances – Classification in accordance to working conditions

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị nâng, quy định việc phân loại thiết bị nâng và các cơ cấu của chúng theo các nhóm chế độ làm việc.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với cần trục nổi và thang máy.

1. Nhóm chế độ làm việc của thiết bị nâng

1.1. Phân loại thết bị nâng theo các nhóm chế độ làm việc phải căn cứ vào hai chỉ tiêu cơ bản là cấp sử dụng và cấp tải của thiết bị.

1.2. Cấp sử dụng được quy định theo bảng 1 và kí hiệu từ Uo đến U9 tuỳ thuộc tổng chu trình vận hành của thiết bị.

Một chu trình vận hành được xác định bắt đầu khi tải đã được chuẩn bị xong để nâng và kết thúc khi thiết bị đã sẵn sàng để nâng tải tiếp theo. Tổng chu trình vận hành là tổng tất cả các chu trình thao tác trong suốt thời hạn sử dụng của thiết bị nâng.

Bảng 1 – Cấp sử dụng thiết bị nâng

Cấp sử dụng

Tổng chu trình vận hành

Đặc điểm

Uo

Đến 1,6    104

Sử dụng thất thường

U1

Trên 1,6    104 đến 3,2    104

U2

Trên 3,2    104 đến 6,3    104

U3

Trên 6,3    104 đến 1,25    105

U4

Trên 1,25    105 đến 2,5    105

Sử dụng ít đều đặn

U5

Trên 2,5    105đến 5    105

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

U6

Trên 5    105 đến 1    106

Sử dụng căng, thất thường

U7

Trên 1    106đến 2    106

Sử dụng căng

U8

Trên 2    106 đến 4    106

U9

Trên 4    106

1.3. Cấp tải được quy định theo bảng 2 và kí hiệu từ Q1 đến Q4 tùy thuộc hệ số phổ tải Kp. Hệ số phổ tải phản ánh tình hình gia tải thiết bị, được tính theo công thức:

Trong đó:

Ci=C1 ,C2 , C3 …Cm – số chu trình vận hành với từng mức tải khác nhau;

CT = ∑ Ci – tổng chu trình vận hành ở tất cả các mức tải;

Pi – cường độ tải (mức tải) tương ứng số chu trình Ci

Pmax – tải lớn nhất được phép vận hành đối với thiết bị nâng. Sơ đồ phổ tải tương ứng 4

cấp tải trình bày trên hình 1.

Bảng 2 – Cấp tải thiết bị nâng

Cấp tải

Hệ số phổ tải cao Kp

Đặc điểm

Q1 – Nhẹ

Đến 0,125

ít khi vận hành với tải tối đa, thông thường tải nhẹ

Q2 – Vừa

Trên 0,125 đến 0,25

Nhiều khi vận hành với tải tối đa, thông thường tải vừa

Q3 – Nặng

Trên 0,25 đến 0,5

Vận hành tương đối nhiều với tải tối đa, thông thường tải nặng

Q4 – Rất nặng

Trên 0,5 đến 1,0

Thường xuyên vận hành với tải tối đa

1.4. Xác định nhóm chế độ làm việc của thiết bị nâng.

1.4.1. Thiết bị nâng được phân loại thành 8 nhóm chế độ làm việc theo bảng 3 và được kí hiệu từ A1 đến A8, trên cơ sở phối hợp các chỉ tiêu về cấp sử dụng và cấp tải.

1.4.2. Nhóm chế độ làm việc của thiết vị nâng vận hành với tải có nhiệt độ trên 3000C, hoặc kim loại lỏng , xỉ, chất độc hại, chất nổ và các loại tải nguy hiểm khác phải lấy không dưới A6; riêng đối với các cần trục tự hành trong trường hợp này lấy không dưới A3.

Bảng 3 – Nhóm chế độ làm việc của thiết bị nâng

Cấp tải

Cấp sử dụng

Uo

U1

U2

U3

U4

U5

U6

U7

U8

U9

Q1

-

-

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

Q2

-

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A6

A8

Q3

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

A8

-

Q4

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

A8

-

-

1.4.3. Trong một số trường hợp không có số liệu để xác định cấp sử dụng và cấp tải, có thể tham khảo các chỉ dẫn phân loại nhóm chế độ làm việc ở phụ lục A (đối với máy trục kiểu cầu) và phụ lục B (đối với máy trục kiểu cần). Mức độ làm việc trong phụ lục A và B là tối thiểu.

2. Nhóm chế độ làm việc của các cơ cấu thiết bị nâng

 2.1. Phân loại các cơ cấu thiết bị nâng theo các nhóm chế độ làm việc phải căn cứ vào hai chỉ tiêu cơ bản là cấp sử dụng và cấp tải của cơ cấu.

2.2. Cấp sử dụng của cơ cấu được quy định trong bảng 4 và ký hiệu từ T0 đến T9 , tuỳ thuộc tổng thời gian sử dụng.

Chỉ tính thời gian sử dụng đối với cơ cấu khi nó ở trạng thái chuyển động (vận hành). Tổng thời gian sử dụng cơ cấu (tính bằng giờ) có thể suy từ thời gian sử dụng trung bình hàng ngày, số ngày làm việc trong năm và số năm phục vụ.

Bảng 4 – Cấp sử dụng cơ cấu thiết bị nâng

Cấp sử dụng

Tổng thời gian sử dụng (h)

Đặc điểm

To

Đến 200

Sử dụng thất thường

T1

Trên 200 đến 400

T2

Trên 400 đến 800

T3

Trên 800 đến 1600

T4

Trên 1600 đến 3200

Sử dụng ít đều đặn

T5

Trên 3200 đến 6300

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

T6

Trên 6300 đến 12500

Sử dụng căng, thất thường

T7

Trên 12500 đến 25000

Sử dụng căng

T8

Trên 25000 đến 50000

T9

Trên 50000

2.3. Cấp tải của cơ cấu được quy định trong bảng 5 và ký hiệu từ L1 đến L4 tuỳ thuộc hệ số phổ tải Km. Hệ số phổ tải phản ánh tình hình gia tải cơ cấu, được tính theo công thức:

Trong đó:

ti=t1 ,t2 , t3 …tn – thời gian (số giờ) sử dụngcơ cấu với từng mức tải khác nhau;

TT = ∑ ti – tổng thời gian (số giờ) sử dụng cơ cấu ở tất cả các mức tải;

Pi – cường độ tải (mức tải) tương ứng thời gian sử dụng ti;

Pmax – tải lớn nhất được phép vận hành đối với cơ cấu. Sơ đồ phổ tải tương ứng 4

cấp tải trình bày trên hình 1.

Bảng 5 – Cấp tải của cơ cấu thiết bị nâng

Cấp tải

Hệ số phổ tải Km

Đặc điểm

L1 – Nhẹ

Đến 0,125

Cơ cấu ít khi chịu tải tối đa, thông thường chịu tải nhẹ

L2 – Vừa

Trên 0,125 đến 0,25

Cơ cấu nhiều khi chịu tải tối đa, thông thường chịu tải vừa

L3 – Nặng

Trên 0,25 đến 0,5

Cơ cấu chịu tải tối đa, tương đối nhiều, thông thường chịu tải nặng

 

L4 – Rất nặng    Trên 0,5 đến 1,0    Cơ cấu thường xuyên chịu tải tối đa

2.4. Xác định nhóm chế độ làm việc của cơ cấu thiết bị nâng

2.4.1. Các cơ cấu thiết bị năng được phân loại theo tám nhóm chế độ làm việc theo bảng 6 và ký hiệu từ M1 đến M8 , trên cơ sở phối hợp các chỉ tiêu về cấp sử dụng và cấp tải.

2.4.2. Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu nâng tải và cơ cấu nâng cần ở thiết bị nâng vận hành với tải có nhiệt độ trên 3000C, hoặc kim loại lỏng, xỉ, chất độc hại, chất nổ và các loại tải nguy hiểm khác lấy không dưới M7; riêng đối với các cần trục tự hành trong trường hợp này lấy không dưới M5.

2.4.3. Trong một số trường hợp không có số liệu để xác định cấp sử dụng và cấp tải của cơ cấu thiết bị nâng, có thể tham khảo các bảng phân loại nhóm chế độ làm việc cho ở phụ lục A (đối với máy trục kiểu cầu) và phụ lục B (đối với máy trục kiểu cần). Mức chế độ làm việc trong phụ lục A và B là tối thiểu.

Bảng 6 – Nhóm chế dộ làm việc của các cơ câu thiết bị nâng.

Cấp tải

Cấp sử dụng

To

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

L1

-

-

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

L2

-

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M6

M8

L3

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

M8

-

L4

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

M8

-

-

 

Phụ lục A

Phân loại nhóm chế độ làm việc đối với cầu trục, cổng trục và các cơ cấu của chúng.

Bảng A1

TT

Loại máy và công dụng

Điều kiện sử dụng

Nhóm chế độ làm việc tổng thể máy

Nhóm chế độ làm việc cơ cấu

 

Nâng

Di chuyển xe

Di chuyển máy

1

Máy dẫn động tay

 

A1

M1

M1

M1

2

Máy ở phân xưởng lắp ráp

 

A1

M2

M1

M2

3a

3b

Máy phục vụ phân xưởng động lực

Máy phục vụ kho bảo quản

 

A1

A1

M2

M3

M1

M1

M3

M2

4a

4b

 

4c

Máy ở phân xưởng

Máy ở phân xưởng

 

Máy ở phân xưởng

Sử dụng ít, đều đặn

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

Sử dụng căng

A2

A3

 

A4

M3

M4

 

M5

M2

M3

 

M3

M3

M4

 

M5

5a

 

5b

Máy phục vụ sân kho, trang bị móc

Máy phục vụ sân kho, trang bị gầu ngoạm, nam chân điện

Sử dụng ít, đều đặn

Sử dụng căng

A3

 

A6

M3

 

M6

M2

 

M6

M4

 

M6

6a

 

6b

Máy phục vụ bãi thải, trang bị móc

Máy phục vụ bãi thải, trang bị gầu ngoạm, nam chân điện

Sử dụng ít,đều đặn

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

A3

 

A6

M4

 

M6

M3

 

M5

M4

 

M6

7

Máy phục vụ xếp dỡ tàu

 

A7

M8

M6

M7

8a

8b

Máy xếp dỡ công-ten-nơ Máy bốc công-ten-nơ lên bờ

 

A5

A5

M6

M6

M6

M6

M6

M4

9

9a

9b

9c

9d

9e

Máy ở phân xưởng thép:

Máy phục vụ thay trục cán

Máy chở kim loại lỏng

Máy phục vụ lò giếng

Máy phục vụ dỡ khuôn

Máy phục vụ xếp kho

 

 

A2

A7

A7

A8

A8

 

M4

M8

M8

M8

M8

 

M3

M6

M7

M8

M8

 

M4

M7

M7

M8

M8

10

Máy ở phân xưởng đúc

 

A5

M5

M4

M5

 

Phụ lục B

Phân loại nhóm chế độ làm việc của một số loại cần trục và các cơ cấu của chúng.

Bảng B1

TT

Loại máy và công dụng

Điều kiện sử dụng

Nhóm chế độ làm việc tổng thể máy

Nhóm chế độ làm việc cơ cấu

 

Nân g

Nân g cần

Di chu yển xe con

Qua y

Di chuy ển máy

1

Cần trục dẫn động tay

 

A1

M1

M1

M1

M1

M1

2

Cần trục ở phân xưởng lắp ráp

 

A2

M2

M1

M1

M2

M2

3a

 

3b

Cần trục trên boong, trang bị móc

Cần trục trên boong, trang bị gầu ngoạm, nam châm điện

 

A4

 

A6

M3

 

M5

M3

 

M3

-

 

-

M3

 

M3

-

 

-

4a

Cần trục phục vụ đóng tàu

 

A4

M5

M4

M4

M4

M5

5a

 

5b

 

5c

Cần trục kho bãi, trang bị móc

Cần trục kho bãi, trang bị gầu ngoạm, nam châm điện

Cần trục kho bãi, trang bị gầu ngoạm, nam châm điện

 

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

Sử dụng căng

A4

 

A6

 

A8

M4

 

M6

 

M8

M3

 

M6

 

M7

M4

 

M6

 

M7

M4

 

M6

 

M7

M4

 

M5

 

M6

6a

 

6b

6c

 

 

6d

Cần trục cảng, trang bị móc

 

Cần trục cảng, trang bị móc

Cần trục cảng, trang bị gầu ngoạm, nam châm điện

 

Cần trục cảng, trang bị gầu ngoạm, nam châm điện

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

Sử dụng căng

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

Sử dụng căng

A6

 

A7

 

A7

 

 

A8

M5

 

M7

 

M7

 

 

M8

M4

 

M5

 

M6

 

 

M7

-

 

-

 

-

 

 

-

M5

 

M6

 

M6

 

 

M7

M3

 

M4

 

M4

 

 

M4

 

Phụ lục C

Bảng so sánh gần đúng các nhóm chế độ làm việc với kiểu phân loại theo TCVN 4244: 1986

Bảng C1 - Nhóm chế độ làm việc của thiết bị nâng

Phân loại theo TCVN 4244: 1986

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Rất nặng

Phân loại theo TCVN 5862: 1995

A1, A2, A3

A4, A5

A6, A7,

A8

 

Bảng C2 - Nhóm chế độ làm việc của các cơ cấu thiết bị nâng

Phân loại theo TCVN 4244: 1986

Quay tay

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Rất nặng

Phân loại theo TCVN 5862: 1995

M1, M2

M3, M4

M5, M6

M7

M8

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5862:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5862:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5862:1995
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5862:1995 về thiết bị nâng – phân loại theo chế độ làm việc