Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5982:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5982:1995

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ  - PHẦN 3
Water quality. Terminology - Part 3

0. Phạm vi áp dụng

Tiêu  chuẩn  này  qui  định  các  thuật  ngữ  sử  dụng  để  mô  tả  đặc  tính  chất  lượng nước. Danh mục thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương cho ở phụ lục A.

1. Rút  nước:  Tách  nước  ra  khỏi  nguồn  nước  nào  đó  một  cách  lâu  dài  hoặc  tạm  thời, để:

a)  Ngừng dùng nguồn nước tại khu vực đó, hoặc

b)  Chuyển nước sang nguồn nước khác trong khu vực đó

2. Xử lí bằng than hoạt hoá: Quá trình nhằm tách khỏi nước hoặc, khỏi nước thải, các chất hữu cơ ở dạng keo hoặc hoà tan, bằng sự hấp thụ trên than hoạt hoá: thí dụ để khử bớt mùi, vị, hoặc màu của nước

3. Sự kết tụ: Sự liên kết của những bông xốp, hoặc các hạt rắn lơ lửng thành những đám kết bông hoặc hạt lớn hơn, dễ lắng xuống hoặc có thể dễ nổi hơn

4. Hệ số anpha: Tỉ số của hệ số chuyển ôxi trong chất lỏng hỗn hợp nước bùn với hệ số chuyển ôxi trong nước sạch trong nhà máy xử lí nước bằng bùn hoạt hoá

5. Sự  loại  amoniắc:  Phương  pháp  tách  các  hợp   chất  amoniắc  ra  khỏi  nước  bằng  cách kiềm hoá nước và sục khí

6. Tầng ngậm nước: Địa tầng chứa nước cúa đá thấm, cát hoặc sỏi có khả năng cho khối lượng nước đáng kể

7. Vi khuẩn tự dưỡng: Vi khuẩn có khả năng sinh sôi nảy nở bằng việc sử dụng các chất vô cơ làm nguồn cacbon và nitơ duy nhất

8. Sự  rửa  ngược:  Sự  làm  sạch  vật  liệu  lọc  bằng  dòng  nước  ngược.  Phương  pháp  này thường được  hỗ trợ thêm bằng cách rửa bằng không khí

9. Hệ số bêta: Tỉ lệ giữa giá trị ôxi bão hoà trong chất lỏng hồn hợp nước bùn với ôxi bão hoà trong nước sạch ở cùng nhiệt độ và cùng áp suất  khí quyển, trong một nhà máy xử lí bằng nước bùn hoạt hoá

10. Sự phân huỷ sinh học: Sự phân huỷ ở mức phân tử của chất hữu cơ, thường ở trong môi trường  nước, do các hoạt động phức tạp của các sinh vật

11. Màng sinh học (của lớp lọc bằng cát): Lớp màng gồm các sinh vật sống, gần chết hoặc chết  hình thành  trên bề  mặt  của  lớp  lọc  chậm  bằng  cát  hoặc  các  lớp  sinh  học  khác (xem mục 90, màng nhầy động vật)

12. Sinh khối: Tổng khối lượng của các sinh vật sống trong một vùng nước đã cho

13. Sinh cảnh: Mọi sinh vật của một  hệ thuỷ sinh

14. Chỉ số sinh cảnh: Giá trị bằng số được dùng để mô tả sinh cảnh của một vùng nước, nhằm chỉ thị chất lượng sinh học của vùng nước đó


15. Lưu vực: Khu vực nước chảy một cách tự nhiên tới một dòng nước hoặc tới một điểm đã định

16. Chất đánh dấu hoá học: Một hoá chất được thêm vào hoặc có một cách tự nhiên trong một dòng chảy hoặc một vùng nước, cho phép theo dõi dòng chảy của nước

17. Vi khuẩn ăn tạp: Xem mục 7, vi khuẩn tự dưỡng

18. Nước cổ: Nước trong kẽ đá hoặc đất có cùng một tuổi địa chất với tầng đất, đá bao quanh nó, thường có chất lượng thấp và không thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường (thí dụ để uống, sử dụng cho nông nghiệp, hoặc công nghiệp)

19. Mối nối ngang: mối nối giữa các ống dẫn nước, nó có thể gây nên sự thấm nước bị ô nhiễm vào nguồn cung cấp nước uống, gây độc hại cho sức khoẻ con người

Thuật ngữ này cũng được dùng để mô tả thông dụng giữa các hệ thống phân phối nước khác nhau

20. Sự gạn: Sự tách lớp chất lỏng ở phía trên sau khi lắng các chất rắn lơ lửng, hoặc sau khi phân lớp khỏi một chất lỏng có tỉ trọng cao hơn

21. Thời gian lưu trữ: Xem mục 64, giai đoạn lưu trữ

22. Khu vực dẫn lưu nước: Khu vực mà nước được dẫn vào một hoặc nhiều điểm, ranh giới của khu vực dẫn lưu đó đã được qui định bởi chính cơ quan có thẩm quyền

23. Phép thử động học xác định độc tính: Xem mục 83.1

24. Nước loạn dinh dưỡng: Nước nghèo chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất mùn cao

25. Sinh thái học: Môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại  giữa các cơ thể sống và môi trường của chúng

26. Hệ sinh thái (ecosystem): Một hệ thống mà trong đó thông qua sự tác động qua lại giữa các cơ thể sống khác với môi trường của chúng mà có sự trao đổi tuần hoàn về vật chất và năng lượng

27. Xử lí tính nước thải: Xem 82.1

28. Sự rửa bùn: Quá trình xử lí bùn mà qua đó bùn được rửa bằng nước ngọt hoặc bằng nước thải để làm giảm độ kiềm của bùn, đặc biệt để loại bỏ các hợp chất amoni, nhờ đó làm giảm được lượng chất đông tụ theo yêu cầu

29. Vùng nước sáng: Tầng trên của một vùng nước, nơi ánh sáng xuyên tới đủ để giúp cho sự quang hợp có hiệu quả

30. Thử độc tính trong dòng chảy: Xem mục 83.1

31. Nước  ngọt:  Nước  tồn  tại  tự  nhiên  có  hàm  lượng  muối  thấp  hoặc  nói  chung  là  chấp nhận được để lấy và xử lí để sản xuất nước uống

32. Tầng biển muối: Tầng nước trong một vùng nước bị phân tầng, có grradient muối cực đại

33. Số Hazen: Con số được sử dụng để  chỉ cường độ màu của nước, đơn vị chuẩn là màu được tạo ra khi hoà tan 1 mg platin (dưới dạng hydrro hexacloro platinat (IV)), cùng với 2 mg cacbon (II) clorua hexahidrat trong 1 lit nước

Chú thích 1 - Xem đơn vị chuẩn (về màu) được định nghĩa trong ISO 7887:1985. Chất lượng nước - kiểm tra và xác đinh màu

34. Bùn himic: Lớp màng vi sinh vật tróc ra từ lớp lọc sinh học và thông thường được tách ra khỏi nước thải trong bể lắng cuối cùng


35. Thuỷ học: Môn khoa học ứng dụng liên quan tới việc nghiên cứu và đo lường về biển, hồ, sông và các loại nước khác

Chú thích 2 - ở một số nơi, thuật ngữ này đồng nghĩa với thuật ngữ hải dương học, hoá học và hải dương học vật lí

36. Thuỷ văn học: Môn khoa học ứng dụng có liên quan đến chu kì mưa, chảy trôi hoặc thấm, lưu giữ, bay hơi và ngưng tụ lại của nước

37. Trắc đạc thuỷ văn: Sự đo và phân tích dòng chảy của nước

38. Bình imhoff: Bình nón trong suốt, thường có dung tích 1 lít và được chia độ gần phía trên của bình, dùng để xác định thể tích cặn lắng có trong nước

39. Nồng độ gây chết (LC50): Nồng độ của một chất độc giết chết một nửa nhóm sinh vật thử. Thông thường sinh vật thử tiếp xúc với hoá chất liên tục và LC50 được xác định ứng với một thời gian tiếp xúc nhất định

Chú thích 3 - Thuật ngữ "nồng độ gây chết trung bình" cũng thường được sử dụng

40. Vùng ven hồ: Vùng mép nông của một vùng nước nơi ánh sáng xuyên được đến đáy; thường tập trung thực vật có rễ

41. Thực vật thuỷ tinh lớn (Macrophyte): Loại thực vật lớn sống dưới nước

42. Cân bằng khối lượng: Mối quan hệ giữa lượng đưa vào và lượng thoát ra của một chất nhất định trong một hệ thống xác định, thí dụ trong một hồ, một con sông hoặc trong nhà máy xử lí nước thải (cống), nhằm nghiên cứu sự hình thành hoặc phân huỷ của chất đó trong hệ thống đã cho

43. Bể  ủ:  Một  bể  nông,  rộng  được  dùng  để  xử  lí  bổ  sung  nước  cống  sau  khi  nước  thải

(cống) đã được xử lí sinh học, qua đó các chất rắn hình thành trong quá trình xử lí sinh học được loại bỏ

44. Sự phân huỷ ở nhiệt độ trung bình: Sự phân huỷ kị khí của bùn ở nhiệt độ từ 200C đến 400C, điều đó  kích thích sự phát triển của những loại vi sinh vật phát triển mạnh nhất ở trong khoảng nhiệt độ này, gọi là vi sinh vật ưa nhiệt độ trung bình

45. Nước trung dưỡng: Nước ở tình trạng dinh dưỡng trung bình, tồn tại tự nhiên hoặc do được  thêm  chất  dinh  dưỡng,  giữa  trạng  thái  nghèo  dinh  dưỡng  và  giàu  dinh  dưỡng. Xem TCVN 5980: 1995 và TCVN 5981: 1995 (ISO 6107 - 1; ISO 6107 - 2)

46. Sự  khoáng  hoá:  Sự  phân  huỷ  chất  hữu  cơ  thành  cacbon  dioxit  CO2,  nước  và  thành hidrua, ôxit hoặc muối khoáng của  bất cứ nguyên tố nào khác có mặt

47. Bùn lỏng hỗn hợp: Hồn hợp nước thải (cống) và bùn hoạt hoá đang được tuần hoàn và làm sục khí trong mương hoặc bể sục khí của phân xưởng xử lí nước thải bằng bùn hoạt hoá

48. Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng hỗn hợp (MLSS): Hàm lượng chất rắn trong bùn  lỏng hỗn hợp biểu thị dưới dạng khô được qui định

49. Cân bằng nitơ: Xem 42, cân bằng khối lượng

50. Chu trình nitơ: Chu trình của các quá trình, qua đó nitơ và các hợp chất của nó được sử dụng và chuyển hoá trong tự nhiên

51. Sự tách bỏ chất dinh dưỡng: Các quá trình hoá học, lí học và sinh học được sử dụng trong xử lí nước và nước thải đặc biệt để tách các hợp chất nitơ và phôtpho


52. Kênh ôxi hoá: Một hệ thống xử lí nước thải (cống) đã để lắng hoặc nước cống thô, thường có dạng các kênh song song được nối với nhau ở điểm  cuối để hình thành một hệ thống khép kín và được trang bị những động cơ sục khí

53. Cân bằng ôxi: Xem mục 42, cân bằng khối lượng

54. Sự thiếu hụt ôxi: Sự khác nhau giữa nồng độ ôxi hoà tan hiện có của một hệ thống nước và giá trị ôxi bão hoà của nó

55. Trị số bão hoà ôxi: Hàm lượng ôxi hoà tan cân bằng hoặc với   không khí (trong hệ thống tự nhiên) hoặc với ôxi nguyên chất (các hệ thống xử lí nước thải bằng ôxi); giá trị bão hoà ôxi thay đổi theo nhiệt độ, áp suất riêng phần của ôxi và độ muối

56. Cân bằng photpho: Xem 42, cân bằng khối lượng

57. Sự quang hợp: Sự tổng hợp chất hữu cơ từ cacbon dioxit (CO2) và nước với sự tham gia của ánh sáng do các sinh vật có chất diệp lục thực hiện

58. Hệ thống dòng một chiều: Hệ thống có tính chất lí thuyết, (không có trong thực tế), đạt tới sự trộn lẫn hoàn toàn theo mặt cắt ngang của một kênh nhưng không có sự trộn hoặc khuyếch tán theo hướng dòng chảy

59. Polyclobiphenyl; PCB: Theo qui ước, là thuật ngữ chung cho các biphenyl   có nhiều nhóm thể clo. Trong thực tế, thuật ngữ này cũng dùng cho các biphenyl có một nhóm thể clo

Chú thích 4 - Nhiều Polyclobiphenyl bền trong tự nhiên và tích tụ trong dây truyền dinh  dưỡng.  Một  số  trong  chúng  có  các  ảnh  hưởng  bất  lợi  lâu  dài  cho  các  cơ thể sống

60. Sự tạo vũng: Sự hình thành những vũng chất lỏng trên lớp lọc sinh học do các lỗ của lớp lọc bị tắc

61. Clo hoá sau xử lí: Sự clo hoá tiếp theo sau xử lí nước hoặc nước thải

62. Sự thối rữa: Sự phân huỷ không được kiểm soát của chất hữu cơ do hoạt động của vi sinh vật kị khí, tạo ra mùi hôi rất khó chịu

63. Sự tuần hoàn hồi lưu: Sự cho chảy trở lại của một phần nước thải đã xử lí một phần hoặc hoàn toàn từ một côg đoạn xử lí nào đó trong một hệ thống xử lí nước thải về một công đoạn xử lí trước đó

64. Thời kì lưu:; thời gian lưu: Thời gian có tính chất lí thuyết, trong đó nước hoặc nước thải được lưu lại trong một công đoạn hoặc một hệ thống như đã được tính toán từ lưu lượng được qui định

65. Lớp lọc thô: Lớp lọc sinh học hoạt động ở tốc độ cao hơn đáng kể so với tốc độ nạp bình thường của chất hữu cơ, hoặc nước nhằm làm giảm nồng độ quá cao của chất hữu cơ dễ bị phân huỷ ở trong nước thải đậm đặc

66. Hoạt sinh: Hiện tượng đi kèm với quá trình thối rữa của chất hữu cơ

67. Các sinh vật làm sạch: Các sinh vật như giun, ấu trùng của côn trùng và các động vật không xương sống khác làm tách lớp màng nhầy trên mặt của lớp sinh học, bằng cách cung cấp hoạt tính cho màng nhầy hoặc làm cho màng nhầy tróc ra khỏi lớp lọc sinh học

68. Nuôi cấy: Sự nuôi cấy một  hệ thống sinh học để đưa các vi sinh vật thích hợp vào một môi trường

69. Sự thử tính độc bán tĩnh: Xem mục 83.2


70. Gây thối: Mô tả một  tình trạng sinh ra sự thối rữa do thiếu ôxi hoà tan

71.Vết loang, váng bề mặt: Một màng vật chất, ví dụ dầu nổi trên biển, hoặc trên vùng nước khác

72.Sự tróc màng: Sự tách ra liên tục của chất màng nhầy khỏi lớp sinh học dưới dạng bùn humic

73.Tuổi bùn: Thời gian, biểu thị bằng ngày, cần có để thải toàn bộ số bùn tồn tại trong một nhà máy xử lí bằng bùn hoạt hoá với một tốc độ thải không đổi. Thời gian này được tính bằng cách chia tổng số bùn tồn lưu trong nhà máy xử lí bằng bùn hoạt hoá cho lượng bùn được thải ra trong một ngày

74.Sự nổi bùn: Một hiện tượng xảy ra trong nhà máy xử lí bằng bùn hoạt hoá trong đó bùn hoạt hoá chiếm một thể tích quá mức và chậm lắng. Hiện tượng này do sự có mặt của các vi khuẩn dạng sợi

75. ép bùn: Sự loại bỏ cơ học chất lỏng ra khỏi bùn bằng cách dùng áp lực để tạo ra vật liệu rắn có thể vận chuyển được

76.Mạch lộ: Nước ngầm tuôn ra một cách tự nhiên qua mặt đất

77.Sự tróc màng về mùa xuân: Xem 72.1

78.Tính ổn định: Khả năng của nước thải hoặc bùn không bị thối rữa trước hoặc sau khi xử lí. (Xem 62 Sự thối rữa)

79.Phép thử độ ổn định: Phép thử nước thải (cống) đã xử lí sinh học trong đó phẩm xanh metylen được thêm vào mẫu nước thải chưa xử lí. Thời gian cần để làm mất  màu của phẩm  xanh  trong  điều  kiện  không  có  không  khí  là  thước  đo  tính bền  của  nước  thải (còn được gọi là phép thử xanh metylen)

80.Phép thử tĩnh độc tính: Xem mục 83.3

81.Cống bị quá tải: Tình trạng xảy ra khi lưu lượng của một cống tự chảy tăng lên trong khi nó đang chảy đầy. Điều này dẫn đến nước tràn ra ngoài lỗ thăm cống

82.Xử lí bậc ba: Sự sử dụng các quá trình xử lí thêm để làm giảm hơn nữa ảnh hưởng ô nhiễm của nước cống sau khi qua xử  lí bậc 1 và bậc 2

Xử lí bậc 3 có thể là:

1)  Xử lí thêm về lí học, hoặc

2)  Xử lí hoá học, hoặc

3)  Xử lí thêm về sinh học

82.1Xử lí tĩnh nước thải: Xử lí bậc 3 nước thải  bằng các quá trình sinh học hoặc lí học

83.Phép thử độc tính: Phép thử, trong đó một chất với hàm lượng cho trước được đưa vào tiếp xúc với các sinh vật đã định để đánh giá những tác dụng độc của chất đó lên các sinh vật này

83.1.Phép thử độc tĩnh trong dòng chảy; Phép thử động độc tính: Phép thử độc tĩnh với dung dịch có lưu lượng không đổi hoặc chảy liên tục

83.2.Phép thử bán tĩnh độc tính; phép thử độc tính với sự đổi mới dung dịch : Gián đoạn. Phép  thử  độc  tính,  trong  đó  phần  lớn  (>95%)  dung  dịch  thử  được         thay  thế  sau những khoảng thời gian tương đối dài, thí dụ 12 giờ hoặc 24 giờ, hoặc trong đó sinh vật được chuyển theo định kì (thường từng 24 giờ) sang một dung dịch mới có chứa cùng một chất và có cùng nồng độ như  nồng độ ban đầu


83.3.Phép thử tĩnh độc tính: Phép thử độc tính không thay đổi dung dịch. Phép thử độc tính trong đó không có sự thay mới dung dịch thử trong quá trình thử

84. Nhu cầu ôxi toàn phần: UOD: Lượng ôxi theo tính toán cần cho sự khoáng hoá hoàn toàn các chất hữu cơ và ôxi hoá amoniắc và các hợp chất nitơ trong nước

Chú thích 5 - Tham khảo nhu cầu ôxi lí thuyết (Xem ISO6107 - 8)

85.Sự lọc chân không: Quá trình tách nước ra khỏi bùn, trong đó việc lọc qua vải lọc được thực hiện dưới áp suất chân không

86.Sự tróc màng mùa xuân: Xem mục 72.1

87.Vi khuẩn sống: Vi khuẩn có khả năng trao đổi chất hoặc sinh sôi phát triển

88.Vibrio sp: Một nhóm vi khuẩn gram âm, ưa khí, không hình thành bào tử, rất phổ biến trong   nước   mặn,   một   số   loài   là   vi   khuẩn   gây   bệnh   (thí   dụ   V.Cholera,   V, Parahaemolyticus)

89.Mức nước ngầm: Bề mặt phía trên của vùng nước ngầm đứng hoặc chảy tự nhiên, dưới

đó nền đất bão hoà nước trừ khi bề mặt chỗ đó không thấm nước

90.Màng nhầy: Một lớp nhầy chứa vi khuẩn, đơn bào và nấm bao phủ bề mặt ướt của vật liệu lọc trong lớp lọc sinh học đã dùng lâu ngày, một lớp lọc chậm bằng cát, hoặc bề mặt bên trong của các đường  ống, trong cống thoát nước.

 

Phụ lục A

CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP TƯƠNG ỨNG

 

Số mục trong tiêu chuẩn

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

 

1

Abstraction

Captage

 

2

Activated carbon treatment

Traitement par charbon actif

 

3

Agglomeration

Agglomération; agrégation

 

4

Alpha factor

Facteur alpha

 

5

Ammonia stripping

Strippage de l' ammoniaque

 

6

Aquifer

Aquifere

 

7

Autotrophic bacteria;

Bactéries autotrophes;

 

 

chemolithotrophic bacteria

bactéries chemolithotrophies

 

8

Backwashing

Lavage à contre - courant

 

9

Beta factor

Facteur bêta

 

10

Biodegradation

Biodégradation

 

11

Biofilm

Film biologique

 

12

Biomass

Bimasse

 

13

Biota

Biote

 

14

Biotic index

Indice biotique

 

15

Catchment area

catchment basin Bassin récepteur

 

16

Chemical tracer

Traceur chimique

 

17

Chemolithotrophic bacteria

Bactéries chimiolithotrophes

 

18

Connate water

Eau connée

 

19

Cross connection

Jonction fautive; jonction

 

20

Decantation

Décantation

 

21

Detention

Durée de rétention

 

22

Drainage area

Zone de drainage

 

23

Dynamic toxicity test

Essai dynamique de toxicité

 

24

Dystrophic water

Eau dystrophique

 

25

Ecology

écologie

 

26

Ecosystem

écoystème

 

27

efflueent políhing

Polissage des efluents

 

28

Elutriation

Lessivage; lixivation

 

29

Euphotic zone

Zone euphoticque

 

30

Flow - through toxicity test

Essai de toxicité avec renouvelle-ment continu

 

31

Fresh water

Eau douce

 

32

Halocline

Halocline

 

33

Hazen number

Nombre Hazen

 

34

Humus sludge

Boue humique

 

35

Hydrography

Hydrographie

 

36

Hydrology

Hydrologie

 

37

Hydrometry

Hydrométrie

 

38

Imhoff cone

Cône d'Imhoff

 

39

Lethal concentration (LC50)

Concentration létale(LC50

 

40

Litoral zone

Zone littorale

 

41

Macrophytes

Macrophytes

 

42

Mass balance

Bilan massique

 

43

Maturation pond

Bassin de maturaltion

 

44

Mesophilic digestion

Digestion mésophile

 

45

Mesotrophic water

Mésotrophie; eau mésotrophe

 

46

Mineralization

Minéralisation

 

47

Mixed liquor

Liqueur mixte

 

48

Mixed liquor suspended solid; MLSS Matières solidé en suspension dans la liqueur mixte

 

 

49

Nitrogen balance

Bilanazote

 

50

Nitrogen cycle

Cycle de l'azote

 

51

Nutrient removal

élimination des nutriments

 

52

Oxidation ditch (channel)

Chenal d'oxydation; fose d'oxydation

 

53

Oxygen balance

Bilan en oxygène

 

54

Oxygen deficit

Déficit en oxygène

 

55

Oxygen satủation value

Valeur de saturation en oxygène

 

56

Phosphorus balance

Bilan phosphore

 

57

Photosynthesis

Photosynthèse

 

58

Plug-Flow system

Système à courant continu

 

59

Polycholorinated biphenyls; PCB Biphényls polychlorés; PCB

 

 

60

Ponding

Engorgement

 

61

Post - chlorination

Postchloration

 

62

Putrefaction

Putréfaction

 

63

Recirculation

Recyclage

 

 

 

 

 

Số mục trong tiêu chuẩn

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

 

63.80524619

Abstraction

Captage

 

64.79572098

Activated carbon treatment

Traitement par charbon actif

 

65.78619578

Agglomeration

Agglomération; agrégation

 

66.77667057

Alpha factor

Facteur alpha

 

67.76714537

Ammonia stripping

Strippage de l' ammoniaque

 

68.75762016

Aquifer

Aquifere

 

69.74809496

Autotrophic bacteria;

Bactéries autotrophes;

 

70.73856975

chemolithotrophic bacteria

bactéries chemolithotrophies

 

71.72904455

Backwashing

Lavage à contre - courant

 

72.71951934

Beta factor

Facteur bêta

 

73.70999414

Biodegradation

Biodégradation

 

74.70046893

Biofilm

Film biologique

 

75.69094373

Biomass

Bimasse

 

76.68141852

Biota

Biote

 

77.67189332

Biotic index

Indice biotique

 

78.66236811

Catchment area

catchment basin Bassin récepteur

 

79.65284291

Chemical tracer

Traceur chimique

 

80.6433177

Chemolithotrophic bacteria

Bactéries chimiolithotrophes

 

81.6337925

Connate water

Eau connée

 

82.62426729

Cross connection

Jonction fautive; jonction

 

83.61474209

Decantation

Décantation

 

84.60521688

Detention

Durée de rétention

 

85.59569168

Drainage area

Zone de drainage

 

86.58616647

Dynamic toxicity test

Essai dynamique de toxicité

 

87.57664127

Dystrophic water

Eau dystrophique

 

88.56711606

Ecology

écologie

 

89.55759086

Ecosystem

écoystème

 

90.54806565

efflueent políhing

Polissage des efluents

 

91.53854045

Elutriation

Lessivage; lixivation

 

92.52901524

Euphotic zone

Zone euphoticque

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5982:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5982:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN5982:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5982:1995
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3