Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6049:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6049:2007 (CODEX STAN 32-1981, REVISION.1-1989) về Bơ thực vật .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6049 : 1995

CODEX STAN 32 : 1981

BƠ THỰC VẬT

Margarin

Lời nói đầu

TCVN 6049 : 1995 hoàn toàn tương đương với Codex STAN 32 : 1981.

TCVN 6049 : 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Mỡ và dầu động vật và thực vật biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

BƠ THỰC VẬT

Margarin

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho sản phẩm được ghi trên nhãn là magarin mà không áp dụng cho các sản phẩm chứa hàm lượng chất béo nhỏ hơn 80% hoặc các sản phẩm không trực tiếp hoặc gián tiếp ghi trên nhãn magarin.

2. Mô tả

2.1. Định nghĩa sản phẩm

Magarin là một thực phẩm ở dạng dẻo hay ở thể sữa lỏng, chủ yếu ở dạng nước/dầu, nó phải được chế biến từ những chất béo và dầu ăn, mà không phải hoặc không phải thành phần chủ yếu thu được từ sữa.

2.2. Các định nghĩa khác

Các chất béo và dầu ăn là các thực phẩm bao gồm các glixerit của các axit béo có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay có nguồn gốc từ biển. Các chất béo nguồn gốc động vật phải được lấy từ những gia súc khỏe mạnh ngay khi giết thịt và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng cho người. Chúng có thể chứa một lượng nhỏ các lipit khác như photphait, chất không xà phòng hoá và các axit béo tự do khác có sẵn tự nhiên trong mỡ hoặc dầu.

2.2.2. Đóng gói sẵn có nghĩa là đóng gói hoặc đóng khuôn trong bao bì để bán lẻ.

3. Các thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng

3.1. Nguyên liệu thô

3.1.1. Các chất béo và/hoặc dầu ăn được, hoặc hỗn hợp của chúng, cho dù chúng không phải qua quá trình tinh chế lại.

3.1.2. Nước và/hoặc sữa/hoặc các sản phẩm của sữa.

3.2. Hàm lượng chất béo tối thiểu

80% khối lượng của sản phẩm.

3.3. Hàm lượng tối đa của nước           

16% khối lượng của sản phẩm.

3.4. Các chất bổ sung

Những chất sau đây được cho phép bổ sung vào magarin:

3.4.1. Các vitamin

Vitamin A và các este của nó.

Vitamin D.

Vitamin E và các este của nó.

Các vitamin khác.

Mức tối đa hoặc tối thiểu đối với các vitamin A, D và E và các vitamin khác được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nước, mà ở đó cấm sử dụng những vitamin đặc biệt.

3.4.2. Muối ăn.

3.4.3. Đường.

3.4.4. Các protit thực phẩm thích hợp.

4. Các phụ gia thực phẩm

 

Mức tối đa

4.1. Các chất màu

Giới hạn bởi GMP

4.1.1. Beta – caroten

4.1.2. Anato1/

4.1.3. Curcumin1/

4.1.4. Xantaxantin

4.1.5. Beta – apo – 8 – caroten

4.1.6. Metyl và etyl este của Beta – apo – 8 – crotenoic axit

4.2. Các chất tạo hương thơm

4.2.1. Các hương vị tự nhiên và tổng hợp tương đương y hệt chúng, ngoại trừ những chất mà ta biết là độc hại, và những hương liệu tổng hợp khác đã được Ủy ban tiêu chuẩn Codex thông qua được cho phép dùng với mục đích khôi phục lại hương vị tự nhiên đã mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa hương thơm, với điều kiện hương liệu thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu sai qua việc che dấu những khuyết tật hoặc chất lượng thấp kém hoặc qua việc làm cho sản phẩm xuất hiện dường như tốt hơn giá trị thực có.1/ 

Không giới hạn

4.3. Các chất nhũ tương hóa

4.3.1. Mono và diglixerit của các axit béo: Giới hạn bởi GMP

4.3.2. Mono và diglixerit của các axit béo đã este hóa với các axit sau đây

10 g/kg

Axetic

 

Axetiltatric

 

Xitric

 

Lactic

 

Tartaric

 

Và các muối natri và canxi của chúng

 

 

Mức tối đa

4.3.3. Lexithin và các thành phần của lexithin thương nghiệp

Giới hạn bởi GMP

4.3.4. Este poliglixerol

5 g/kg

4.3.5. Este 1,2 – propylen glicol của các axit béo

20 g/kg

4.3.6. Este của các axit béo với polialcol

10 g/kg

Sorbitan monopalmtat

Sorbitan monostearat

Sorbitan tristeara

4.3.7. Este sacaroza của các axit béo

(Bao gồm cả sacaroglixerit) 1/

10 g/kg

4.4. Các chất bảo quản

4.4.1. Axit sorbic và muối natri,

1000 mg/Kg riêng biệt hay kali hoặc canxi của chúng kết hợp của chúng, tính theo các axit

4.4.2. Axit benzoic và muối natri hoặc kali của axit benzoic

4.5. Các chất chống oxi hóa

4.5.1. Propyl,octyl và dodecyl gallat 1/

100 mg/kg riêng biệt hay kết hợp.

4.5.2. Hydroxitoluen đã butyl hóa (BHT) 1/

Hydroxyanizol đã butyl hóa (BHA)1/

 

Mức tối đa

4.5.3. Các torophecol tự nhiên và hỗn hợp

Không giới hạn.

4.5.4. Axcorbyl palmitat

200mg/kg riêng biệt hay kết hợp

4.5.5. Axcorbyl stearat

4.6. Các gynergist chống oxi hóa

4.4.1. Hỗn hợp izopropyl xitrat

100 mg/kg.

4.7. Các chất phụ gia khác

4.7.1. Axit xitric và lactic và các muối natri và kali của chúng

Giới hạn bởi GMP

4.7.2. Axit L-Tartaric và các muối kali, natri của chúng

4.7.3. Bicarbonat natri, carbonat natri, hydroxit natri.

5. Kim loại nặng

 

Mức tối đa

5.1. Sắt (Fe)

1,5 mg/kg.

5.2. Đồng (Cu)

0,1 mg/kg.

5.3. Chì (Pb)

0,1 mg/kg.

5.4. Asen (As)

0,1 mg/kg.

6. Vệ sinh

Sản phẩm cần tuân thủ tất cả các điều khoản của tiêu chuẩn này vì nó đã được soạn thảo hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của khuyến nghị các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (tham khảo số CAC/RCP.1-1969, Rev.1).

7. Đóng gói

Magarin khi bán lẻ được đóng gói sẵn và có thể bao gói dưới bất kỳ hình dạng nào.

8. Ghi nhãn

Để bổ sung cho mục 1, 2, 4 và 6 của tiêu chuẩn chung Codex về ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn (tham khảo CODEX STAN 1-1981) các điều khoản đặc biệt sau đây được áp dụng:

8.1. Tên của thực phẩm

Sản phẩm có tên là “Magarin” và tất cả các sản phẩm có tên gọi “Magarin” đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

8.2. Danh mục các thành phần

Một danh mục đầy đủ của các thành phần phải được ghi lên nhãn theo thứ tự giảm dần của hàm lượng phù hợp với mục 3.2.(c) của tiêu chuẩn chung Codex về ghi nhãn thực phẩm đóng gói (Tham khảo CODEX STAN 1-1981).

8.3. Khối lượng tịnh

Khối lượng tịnh phải ghi theo trọng lượng hoặc ghi theo mét (Hệ thống đơn vị đo Quốc tế) hoặc hệ thống đo lường Anh hoặc theo cả hai hệ thống tùy theo yêu cầu của nước tiêu thụ.

8.4. Tên và địa chỉ

Tên và địa chỉ của người sản xuất, người đóng gói, người phân phối, người nhập khẩu, người xuất khẩu và người bán hàng phải được ghi lên nhãn.

8.5. Nước xuất xứ

8.5.1. Nước xuất xứ của sản phẩm phải được công bố, nếu bỏ qua điều này sẽ lừa dối và làm cho khách hàng hiểu sai.

8.5.2. Khi sản phẩm được chế biến ở một nước thứ hai mà làm thay đổi bản chất của nó, thì nước thứ hai được coi như là nước xuất xứ của sản phẩm với mục đích ghi nhãn.

8.6. Những điều cấm về việc ghi nhãn

8.6.1. Không được ghi tên chất béo hoặc bơ tách ra từ sữa vào tên của “Magarin” nếu có phải ghi trong bảng danh mục các thành phần.

Không được ghi tên bất cứ một vitamin nào liền vào tên của magarin, mà phải ghi tên và hàm lượng của các vitamin đó vào danh mục các thành phần.

8.7. Ký hiệu lô hàng

Mỗi thùng đựng hàng cần phải được dập nổi hoặc ghi rõ ràng nơi sản xuất và số hiệu lô hàng

8.8. Thời hạn dùng

8.8.1. Thời hạn sử dụng lâu bền tối thiểu của thực phẩm phải được ghi rõ ràng.

8.8.2. Bất cứ điều kiện đặc biệt nào về bảo quản sản phẩm phải được ghi rõ nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

8.9. Khối lượng đóng gói

(Sẽ được soạn thảo chi tiết).

9. Các phương pháp phân tích và lấy mẫu

9.1. Xác định hàm lượng chất béo trong sữa

Theo phương pháp của FAO/WHO (Tiêu chuẩn Quốc tế CAC/RM 15-1969.

Xác định hàm lượng chất béo trong sữa (Xem phần V).

Các kết quả được biểu thị bằng % khối lượng chất béo của sữa so với khối lượng chất béo của magarin.

9.2. Xác định hàm lượng chất béo

Theo phương pháp của FAO/WHO (Tiêu chuẩn Quốc tế - Phương pháp CAC/RM 15-1969 – Xác định hàm lượng chất béo. (Xem phần V).

Các kết quả tính theo % khối lượng chất béo.



1/ Tạm thời cho phép

1/ Tạm thời cho phép

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6049:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6049:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6049:1995
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6049:1995 (CODEX STAN 32 : 1981) về bơ thực vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành