Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6398-6:1999

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7 : 2008) về Đại lượng và đơn vị - Phần 7: Ánh sáng .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6398 – 6 : 1999

ISO 31 – 6 : 1992

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 6: ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN

Quantities and units - Part 6: Light and related electromagnetic radiations

Lời giới thiệu

0.0. Giới thiệu chung

TCVN 6398 - 6 : 1999 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

TCVN 6398 – 6 : 1999 “Đại lượng và Đơn vị - Phần 6: Ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan” hoàn toàn tương đương với ISO 31 – 6 : 1992 “Quantities and units - Part 6: Light and related electromagnetic radiations”

TCVN 6398 – 6 : 1999 là một phần của TCVN 6398, bộ tiêu chuẩn này gồm 14 phần dưới tên chung “Đại lượng và Đơn vị”:

- Phần 0: Nguyên tắc chung

- Phần 1: Không gian và thời gian

- Phần 2: Hiện tượng tuần hoàn và liên quan

- Phần 3: Cơ học

- Phần 4: Nhiệt

- Phần 5: Điện và từ

- Phần 6: Ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan

- Phần 7: Âm học

- Phần 8: Hóa lý và vật lý phân tử

- Phần 9: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- Phần 10: Phản ứng hạt nhân và bức xạ ion hóa

- Phần 11: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học vật lý và công nghệ.

- Phần 12: Số đặc trưng

- Phần 13: Vật lý chất rắn

0.1. Cách sắp xếp các bảng

Bảng các đại lượng và đơn vị trong TCVN 6398 được sắp xếp để các đại lượng nằm ở trang bên trái và các đơn vị tương ứng nằm ở trang bên phải.

Tất cả đơn vị nằm giữa hai vạch liền thuộc về các đại lượng nằm giữa hai vạch liền tương ứng ở trang bên trái.

0.2. Bảng đại lượng

Những đại lượng quan trọng nhất trong TCVN này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng, và trong phần lớn các trường hợp cả định nghĩa của chúng nữa. Những định nghĩa này được đưa ra chủ yếu để nhận biết; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.

Đặc trưng véctơ của một số đại lượng được đưa ra, đặc biệt khi cần cho định nghĩa nhưng không phải là cố gắng làm cho những định nghĩa này trở thành hoàn thiện.

Trong phần lớn các trường hợp, chỉ một tên và chỉ một ký hiệu được đưa ra cho một đại lượng; nếu hai hay nhiều tên hoặc hai hay nhiều ký hiệu được đưa ra cho cùng một đại lượng và không có sự phân biệt đặc biệt nào thì chúng bình đẳng như nhau. Nếu tồn tại hai loại chữ nghiêng (ví dụ J, q, j, f; g, g …) thì chỉ một trong hai được đưa ra. Điều đó không có nghĩa là loại chữ kia không được chấp nhận. Nói chung khuyến nghị rằng các ký hiệu như vậy không được cho những nghĩa khác nhau. Ký hiệu trong ngoặc đơn là “ký hiệu dự trữ” để sử dụng trong bối cảnh cụ thể khi ký hiệu chính được dùng với nghĩa khác.

0.3. Bảng đơn vị

0.3.1. Tổng quát

Đơn vị của các đại lượng tương ứng được đưa ra cùng với ký hiệu quốc tế và định nghĩa. Cần các thông tin thêm, xem TCVN 6398 – 0.

Các đơn vị được sắp xếp như sau:

a) tên của các đơn vị SI được in lớn hơn khổ chữ thường. Các đơn vị SI đã được thông qua ở Hội nghị cân đo toàn thể (CGPM). Đơn vị SI cùng bội và ước thập phân của chúng được khuyến nghị, mặc dù bội và ước thập phân không được nhắc đến;

b) tên của đơn vị không thuộc SI mà được dùng cùng với các đơn vị SI do tầm quan trọng trong thực tế của chúng hoặc do chúng được sử dụng trong những lĩnh vực chuyên ngành thì được in bằng khổ chữ thường.

Những đơn vị này được phân cách với các đơn vị SI của cùng một đại lượng bằng đường không liền nét;

c) tên của đơn vị không thuộc SI mà có thể dùng tạm thời với đơn vị SI thì được in nhỏ (nhỏ hơn khổ chữ thường ở cột “Các hệ số chuyển đổi và chú thích”;

d) tên của đơn vị không thuộc SI mà không nên dùng cùng với đơn vị SI chỉ được đưa ra ở phụ lục trong một số phần của TCVN 6398. Những phụ lục này chỉ là tham khảo. Chúng được sắp xếp vào ba nhóm:

1) tên riêng của các đơn vị trong hệ CGS;

2) tên của các đơn vị dựa trên foot, pound, giây và một số đơn vị liên quan khác;

3) tên của các đơn vị khác.

0.3.2. Chú thích về đơn vị của các đại lượng có thứ nguyên một

Đơn vị nhất quán của đại lượng có thứ nguyên một là số một (1). Khi biểu thị giá trị của đại lượng này thì đơn vị 1 thường không được viết ra một cách tường minh.

Không dùng các tiếp đầu ngữ để tạo ra bội và ước của đơn vị này. Có thể dùng lũy thừa của 10 để thay cho các tiếp đầu ngữ.

Ví dụ:

Chỉ số khúc xạ n = 1,53 x 1 = 1,53

Số Reynon Re = 1,32 x 103

Vì góc phẳng thường được thể hiện bằng tỷ số giữa hai độ dài, góc khối bằng tỷ số giữa diện tích và bình phương của độ dài, nên năm 1980 Ủy ban Cân đo quốc tế (CIPM) đã quy định là trong hệ đơn vị quốc tế, radian và steradian là các đơn vị dẫn xuất không thứ nguyên. Điều này ngụ ý rằng các đại lượng góc phẳng và góc khối được coi như là đại lượng dẫn xuất không thứ nguyên. Các đơn vị radian và steradian có thể dùng trong biểu thức của các đơn vị dẫn xuất để dễ dàng phân biệt giữa các đại lượng có bản chất khác nhau nhưng có cùng thứ nguyên.

0.4. Công bố về số

Tất cả các số trong cột “Định nghĩa” là chính xác

Khi các số trong cột “Hệ số chuyển đổi và chú thích” là chính xác thì từ “chính xác” được thêm vào trong ngoặc đơn sau số đó.

0.5. Các ký hiệu đặc biệt

0.5.1. Đại lượng

Phần này của TCVN 6398 bao gồm tập hợp các đại lượng liên quan đến ánh sáng và các bức xạ điện từ khác. Nhìn chung, các đại lượng “bức xạ” liên quan đến sự bức xạ có thể được sử dụng cho toàn dải sóng điện từ, trong khi các đại lượng “ánh sáng” chỉ liên quan đến ánh sáng nhìn thấy.

Trong một số trường hợp, cùng một ký hiệu được sử dụng cho ba loại đại lượng là bức xạ, ánh sáng và quang tử trong đó chỉ số dưới e để chỉ năng lượng, v chỉ ánh sáng còn p cho quang tử (photon) sẽ được thêm vào để tránh nhầm lẫn giữa các đại lượng kể trên.

Đối với các loại bức xạ iôn hóa, xem TCVN 6398 – 10.

Một số đại lượng trong phần này của TCVN 6398 là mật độ phổ được biểu thị theo thuật ngữ của chiều dài bước sóng. Định nghĩa này được đưa ra rõ ràng trong mục 6.9 và mối quan hệ này ở 6.8 được chỉ ra trong cột “Chú thích”. Các mật độ phổ khác được thể hiện bằng phương trình trong cột “Chú thích”. Chỉ số dưới l được dùng như là một phần của ký hiệu để chỉ ra rằng đại lượng này có thứ nguyên là đạo hàm bậc một đối với l. Mật độ phổ được biểu thị theo thuật ngữ tần số hoặc số sóng được định nghĩa và ký hiệu tương tự như vậy, nhưng chỉ số l được thay thế bằng v hoặc s. Mật độ phổ cũng được gọi là hàm phân bố, ví dụ như hàm phân bố theo chiều dài bước sóng hoặc hàm phân bố theo tần số. Tên của một đại lượng dạng mật độ phổ có thể được rút ngắn đi bằng cách thay từ “mật độ phổ của” bằng một tính từ “phổ”, ví dụ: mật độ phổ của mật độ năng lượng bức xạ có thể được gọi là mật độ phổ năng lượng bức xạ.

Tính từ “phổ” cũng được dùng để chỉ các đại lượng là hàm của bước sóng (hoặc của tần số, số sóng), nhưng không phải là mật độ phổ; ví dụ, hệ số bức xạ phổ (xem 6 – 21.2). Sự phụ thuộc hàm thường được chỉ ra bằng cách thêm l vào (hay v, hoặc s) trong ngoặc đơn như một phần của ký hiệu, ví dụ e(l).

0.5.2. Đơn vị

Trong trắc quang và trắc quang năng lượng (trắc xạ) đơn vị steradian được dùng cho tiện lợi.

 

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 6: ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN

Quantities and units - Part 6: Light and related electromagnetic radiations

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định tên, ký hiệu cho các đại lượng, đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan. Các hệ số chuyển đổi cũng được đưa ra ở những chỗ thích hợp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6398-8 : 1999 (ISO 31-8 : 1992) Đại lượng và đơn vị - Phần 8: Hóa lý và vật lý phân tử

3. Tên và ký hiệu

Tên, ký hiệu của các đại lượng, đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan được quy định trong các trang sau.

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-1

tần số

f, v

Số chu trình chia cho thời gian

 

6-2

tần số góc

w

w = 2pv

 

6-3

bước sóng, chiều dài sóng

l

Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp có cùng pha ở một thời điểm theo phương truyền của sóng tuần hoàn

Chiều dài sóng trong một môi trường nào đó bằng bước sóng trong chân không chia cho chỉ số khúc xạ của môi trường đó (xem 6-44)

6-4

số sóng

s

s = 1/l

Trong quang phổ học phân tử được dùng thay cho v/c. Các đại lượng véc tơ sk tương ứng với số sóng và số sóng góc được gọi là véc tơ sóng và véctơ truyền sóng.

6-5

số sóng góc

k

k = 2ps

6-6

vận tốc sóng điện từ trong chân không

c, c0

 

c = 299 729 458 m/s (chính xác)

Khi cần phân biệt giữa vận tốc pha trong môi trường và vận tốc pha trong chân không thì c được dùng cho trường hợp thứ nhất và c0 cho trường hợp thứ hai

6-7

năng lượng bức xạ

Q, W (U, Qe)

Năng lượng phát ra, truyền đi hoặc nhận được ở dạng bức xạ

 

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6.1.a

hec

Hz

1 Hz = 1 s-1

 

6-2.a

6-2.b

radian trên giây

giây mũ trừ một

rad/s

s-1

 

 

6-3.a

mét

m

 

1 = 10-10 m

6-4.a

mét mũ trừ một

m-1

 

Bội cm-1 (= 100 m-1) cũng thường được dùng

6.5.a

6.5.b

radian trên mét

mét mũ trừ một

Rad/m

m-1

 

 

6-6.a

mét trên giây

m/s

 

 

6-7.a

jun

J

1 J = 1 N . m

 

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-8

mật độ năng lượng bức xạ

w, (u)

Năng lượng bức xạ trong một phân tố thể tích chia cho thể tích của phân tố đó

Đối với bức xạ (toàn phần) của vật đen tuyệt đối không phân cực

w = 8phc . f(l, T)

w =

hằng số Plank h bằng h = (6,626 075 5 ± 0,000 004 0) x 10-34 J . s 1)

Đối với f(l, T) xem 6-19 và 6 – 20; với s xem 6-18.

w = òwl dl xem ở lời giới thiệu mục 0.5.1

6-9

mật độ phổ năng lượng bức xạ, mật độ năng lượng bức xạ theo bước sóng xác định

wl

Mật độ năng lượng bức xạ trên khoảng bước sóng vô cùng nhỏ chia cho khoảng bước sóng đó

1) CODATA Bulletin 63 (1986)

 

6-10

công suất bức xạ, thông lượng bức xạ

P, F, (Fe)

Công suất phát ra, lan truyền hoặc nhận được ở dạng bức xạ

F = òFl dl

6-11

thông độ bức xạ

y

Thông độ bức xạ tại một điểm cho trước trong không gian bằng năng lượng bức xạ chiếu lên mặt cầu nhỏ chia cho diện tích mặt cắt qua tâm của khối cầu

 

6-12

suất thông độ bức xạ

j, y

j = òjl dl

Trong trường bức xạ đồng tính, đẳng hướng j/c là mật độ năng lượng và độ roi năng lượng của bề mặt là j/4

6-13

cường độ bức xạ

l, (le)

Cường độ bức xạ của một nguồn theo một hướng cho trước bằng thông lượng bức xạ từ nguồn đó hay từ một phân tố của nó trong phạm vi phân tố góc khối bao quanh hướng đó chia cho phân tố góc khối này

I = òIl dl

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-8.a

jun trên mét khối

J/m3

 

 

6-9.a

jun trên mét mũ bốn

J/m4

 

 

6-10.a

oát

W

W = 1 J/s

 

6-11.a

jun trên mét vuông

J/m2

 

 

6-12.a

oát trên mét vuông

W/m2

 

 

6-13.a

oát trên steradian

W/sr

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2 đối với steradian

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-14

độ chói năng lượng

L, (Le)

Độ chói năng lượng tại một điểm trên bề mặt theo một hướng cho trước bằng cường độ bức xạ của phân tố của bề mặt đó chia cho diện tích hình chiếu của phân tố lên mặt phẳng vuông góc với hướng trên

L = òLl dl

Đối với bức xạ (toàn phần) của vật đen tuyệt đối không phân cực thì

= 2hc2 . f (l, T)

L = . Với  f(l, T) xem 6-19, 6-20; với s xem 6-18.

6-15

năng suất bức xạ

M, (Me)

Năng suất bức xạ ở một điểm trên bề mặt thông lượng bức xạ từ một phân tố của bề mặt này chia cho diện tích của phân tố đó

Trước đây còn gọi là độ bức xạ.

M =  òMl dl . Với bức xạ (toàn phần) của vật đen tuyệt đối không phân cực:

= 2phc2 . f (l, T)

M = s . T4

Xem 6-19, 6-20 với f (l, T) và 6-18 với s

6-16

độ rọi năng lượng

E, (Ee)

Độ rọi năng lượng ở một điểm trên bề mặt bằng thông lượng bức xạ chiếu lên phân tố của bề mặt đó chia cho diện tích phân tố này

E = òEl dl

6-17

lượng rọi năng lượng

H, (He)

H òE dt

 

6-18

hằng số Stetan – Boltzmann

s

Hằng số s trong biểu thức năng suất bức xạ của vật bức xạ toàn phần (vật đen) ở nhiệt độ nhiệt động lực T

M = s . T4

s = = (5,670 51 ± 0,000 19) x 10-8 W/(m2 . K4)1)

Hằng số Boltzmann k bằng k = (1,380 658 ± 0,000 012) x 10-23 J/K 1).

1) CODATA Bulletin 63 (1986)

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-14.a

oát trên steradian mét vuông

W/(sr . m2)

 

 

6-15.a

oát trên mét vuông

W/m2

 

 

6-16.a

oát trên mét vuông

W/m2

 

 

6-17.a

jun trên mét vuông

J/m2

 

 

6-18.a

oát trên mét vuông kenvin mũ bốn

W/(m2 . K4)

 

 

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-19

hằng số bức xạ thứ nhất

c1

Hằng số c1 và c2 trong biểu thức mật độ phổ của năng suất bức xạ của vật bức xạ toàn phần (vật đen) ở nhiệt độ động lực T.

Ml = c1 f(l,T) =

c1

c1 = 2phc2 = (3,741 774 9 ± 0,000 002 2) x 10-16 W. m2 1). Tên gọi hằng số bức xạ thứ nhất cũng được dùng đối với các hằng số 8phc và hc2 trong các biểu thức của wl và Ll (xem chú thích của 6-9) và 6-14)

6-20

hằng số bức xạ thứ hai

c2

= (1,438 769 ± 0,000 012) x 10-2 . K1)

1) CODATA Bulletin 63 (1986)

6-21.1

độ bức xạ

e

Tỷ số giữa năng suất bức xạ của vật bức xạ nhiệt và năng suất bức xạ của vật bức xạ toàn phần (vật đen) ở cùng một nhiệt độ

 

6-21.2

độ bức xạ phổ, độ bức xạ ở bước sóng xác định

e(l)

Tỷ số giữa mật độ phổ năng suất bức xạ của vật bức xạ nhiệt với mật độ phổ năng lượng bức xạ của vật bức xạ toàn phần (vật đen) ở cùng một nhiệt độ

Độ bức xạ phổ là hàm của bước sóng. Điều này được thể hiện bằng ký hiệu e(l)

6-21.3

độ bức xạ phổ định hướng

e(l, J, j)

Tỷ số giữa mật độ phổ độ chói theo hướng cho trước J, j của vật bức xạ nhiệt và đại lượng tương ứng của vật bức xạ toàn phần (vật đen) ở cùng nhiệt độ

 

6-22

số photon

Np, Qp, Q

Đối với bức xạ đơn sắc ở tần số v

 ở đây W là năng lượng bức xạ

 

6-23

thông lượng photon, dòng photon

Fo, F

Fp = dNp/dt

Thông lượng photon Fp có mối tương quan với thông lượng bức xạ phổ Fel bởi

Fp =

Xem 6-10

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-19.a

oát nhân mét vuông

W.m2

 

 

6-20.a

mét nhân kenvin

m. K

 

 

6-12.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-22.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-23.a

giây mũ trừ một

s-1

 

 

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-24

cường độ photon

Ip, I

Cường độ photon của một nguồn theo một hướng cho trước bằng thông lượng photon từ nguồn đó hay một phân tố của nguồn trong phân tố góc khối bao quanh hướng này chia cho phân tố góc khối

 

6-25

độ chói photon

Lp, L

Độ chói photon ở một điểm trên bề mặt theo hướng cho trước bằng cường độ dòng photon của phân tố bề mặt này chia cho diện tích hình chiếu của phân tố đó lên mặt phẳng vuông góc với hướng đã chọn

 

6-26

năng suất bức xạ photon

Mp, M

Năng suất bức xạ  photon ở một điểm trên bề mặt bằng thông lượng photon từ nhân tố của bề mặt này chia cho diện tích của phân tố đó

 

6-27

độ rọi photon

Ep, E

Độ rọi photon tại một điểm trên bề mặt bằng thông lượng photon chiếu lên phân tố của bề mặt chia cho diện tích của phân tố đó

 

6-28

lượng rọi photon

Hp, H

Hp = òEp dt

 

6-29

cường độ sáng

I, (Iv)

 

Cường độ sáng là một trong những đại lượng cơ bản của hệ SI, Xem 6-30

I = òIl dl

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-24.a

giây mũ trừ một trên steradian

s-1/sr

 

 

6-25.a

giây mũ trừ một trên steradian mét vuông

s-1/(sr . m2)

 

 

6-26.a

giây mũ trừ một
trên mét vuông

s-1/m2

 

 

6-27.a

giây mũ trừ một
trên mét vuông

s-1/m2

 

 

6-28.a

mét mũ trừ hai

m-2

 

 

6-29.a

candela

cd

Candela là cường độ sáng theo một hướng của nguồn sáng đơn sắc tần số 540 x 1012 hec, có cường độ bức xạ theo hướng đó bằng 1/683 oát trên steradian

 

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-30

quang thông

F, (Fv)

Quang thông dF của một nguồn có cường độ sáng I trong phân tố góc khối dW bằng dF = IdW

F = òWl dl

Quang thông F có mối tương quan với mật độ phổ của thông lượng bức xạ Fel bởi

F = òK(l)Fel dl

ở đây K(l) là hiệu suất sáng (xem 6.36.1 và 6-37.2)

6-31

lượng sáng

Q, (Qv)

Tích phân của quang thông theo thời gian

Q = òQl dl

6-32

độ chói

L, (Lv)

Độ chói tại một điểm trên bề mặt theo một hướng cho trước bằng cường độ sáng của phân tố bề mặt đó chia cho diện tích hình chiếu của phân tố này lên mặt phẳng vuông góc với hướng đó.

L =  òLl dl

6-33

năng suất phát sáng

M, (Mv)

Năng suất phát sáng của một điểm trên bề mặt bằng quang thông từ phân tố của bề mặt đó chia cho diện tích của phân tố này

Trước đây còn được gọi là độ trưng

M =  òMl dl

6-34

độ rọi

E, (Ev)

Độ rọi một điểm trên bề mặt bằng quang thông chiếu lên phân tố bề mặt này chia cho diện tích của phân tố đó

E =  òEl dl

6-35

lượng rọi

H

H = òE dt

 

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-30.a

lumen

lm

1 ml = 1 cd . sr

 

6-31.a

lumen giây

lm . s

 

 

6-31.b

lumen giờ

lm . h

 

1 lm . h = 3 600 lm . s (chính xác)

6-32.a

candela trên mét vuông

cd/m2

 

 

6-33.a

lumen trên mét vuông

lm/m2

 

 

6-34.a

lux

lx

1 lx = 1 lm/m2

 

6.35.a

lux giây

lx . s

 

 

6.35.b

lux giờ

lx . h

 

1 lx . h = 3 600 lx . s (chính xác)

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-36.1

hiệu suất sáng

K

K =

6-36.2

hiệu suất sáng phổ,

hiệu suất sáng ở bước sóng xác định

K (l)

K (l) =

Về ký hiệu (l) xem chú thích của 6-21

6-36.3

hiệu suất sáng phổ cực đại

Km

Giá trị lớn nhất của K (l)

Với bức xạ đơn sắc tần số 540 x 1012 Hz thì hiệu suất sáng phổ bằng 683 lm/W

6-37.1

hiệu suất sáng tương đối

V =

V =

6-37.2

hiệu suất sáng phổ tương đối, hiệu suất sáng tương đối ở bước sóng xác định

V(l)

V(l) =

Với ký hiệu V(l) xem ghi chú của mục 6-21

Fv = òK(l)Fel dl

= Km . òV(l)Fel dl

Giá trị chuẩn V(l) của mắt đã thích nghi với sánh sáng được Ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE quy định năm 1971 và được CIPM phê chuẩn năm 1972 [xem Procés-verbaux du CIPM 40 (1972) 29, 145].

6-38

hàm đo màu CIE

Ba thành phần màu trong “hệ đo màu chuẩn (XYZ) CIE 1931” của các kích thích sáng đơn sắc có cùng năng lượng. Các hàm này ứng với góc của trường quan trắc từ 10 đến 40. Đối với hệ đo màu chuẩn này

Năm 1964 CIE thông qua một hệ đo màu chuẩn khác, với các hàm đo màu  áp dụng cho góc trường quan trắc lớn hơn 40.

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-36.a

lumen trên oát

lm/W

 

 

6-37.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-38.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-39

tọa độ màu sắc

x, y, z

Với năng lượng phổ tương đối gay phân bố công suất j(l) thì

 

j(l) còn được gọi là hàm ba sắc

và các biểu thức với y và z cũng tương tự

Với nguồn sáng thì

j(l) = Fel (l)/Fel(l0)

(thông lượng bức xạ phổ tương đối) Với vật thể màu thì j(l) được xác định theo một trong ba dạng

l0 là bước sóng tham chiếu. Trong hệ đo màu chuẩn CIE 1964 (X10, Y10, Z10) thì ký hiệu các tọa độ sắc màu là x10, y10, z10. Hệ này dùng cho trường nhìn lớn hơn 40.

6-40.1

hệ số hấp thụ phổ

a(l)

Tỷ số của mật độ phổ năng lượng bức xạ hay quang thông hấp thụ và đại lượng tương ứng của bức xạ chiếu tới

Xem ghi chú ở 6-21 về ký hiệu a(l), v.v…

Các ký hiệu a, r, t, b, dùng làm trọng số trung bình tương ứng của a(l), r(l) t(l) và b(l) và tính từ "phổ" được bỏ khỏi tên.

6-40.2

hệ số phản xạ phổ

r(l)

Tỷ số của mật độ phổ năng lượng bức xạ hay quang thông phản xạ và đại lượng tương ứng của bức xạ chiếu tới

 

6-40.3

hệ số truyền qua phổ, độ truyền qua phổ

t(l)

Tỷ số của mật độ phổ năng lượng bức xạ hay quang thông đi qua và đại lượng tương ứng của bức xạ chiếu tới

Cũng xem lời giới thiệu mục 0.5.1

6-40.4

hệ số chói phổ

b(l)

Hệ số chói phổ tại một điểm trên bề mặt theo hướng bằng mật độ phổ độ chói năng lượng của vật không tự phát sáng chia cho đại lượng tương ứng của vật khuyếch tán lý tưởng ở điều kiện rọi đồng nhất

 

6-41

mật độ quang

D(l)

D(l) = - lg [t(l)]

 

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (tiếp theo)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-39.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-40.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-41.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

 

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (kết thúc)

Đại lượng

Số mục

Đại lượng

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

6-42.1

chỉ số suy giảm tuyến tính

m, m1

Chỉ số suy giảm tuyến tính bằng tỷ số giữa suy giảm tương đối theo mật độ phổ của bức xạ hay quang thông của chùm bức xạ điện từ song song đi qua một lớp vô cùng nhỏ của môi trường chia cho chiều dày của lớp đó.

m/r, ở đây r là khối lượng riêng của một trường, được gọi là chỉ số suy giảm riêng

6-42.2

chỉ số hấp thụ tuyến tính

a

Là thành phần của chỉ số suy giảm tuyến tính do hấp thụ

a/r, ở đây r là khối lượng riêng của môi trường, được gọi là chỉ số hấp thụ riêng

6-43

chỉ số hấp thụ mol

c

c =

Trong đó c là lượng chất theo thể tích

Về lượng chất theo thể tích xem TCVN 6398-8

6-44

chỉ số khúc xạ

n

Chỉ số khúc xạ của môi trường không hấp thụ bằng tỷ số giữa vận tốc sóng điện từ trong chân không và vận tốc pha của sóng điện từ ở tần số xác định trong môi trường đó.

 

6-45.1

khoảng cách tới vật

p

 

 

6-45.2

khoảng cách tới ảnh

p'

 

 

6-45.3

tiêu cự

f

Với thấu kính đơn mỏng thì tiêu cự là khoảng cách từ tâm thấu kính đến tiêu điểm

Nếu tiêu cự bên ảnh mà khác tiêu cự bên vật thì ký hiệu f' được dùng cho tiêu cự bên ảnh

6-46

quang lực, độ tụ

1/f'

 

Với thấu kính mỏng quang lực bằng 1/f

 

Đơn vị

ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ ĐIỆN TỪ LIÊN QUAN (kết thúc)

Số mục

Tên đơn vị

Ký hiệu quốc tế

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

6-42.a

mét mũ trừ một

m-1

 

 

6-43.a

mét bình phương trên mol

m2/mol

 

 

6-44.a

một

1

 

Xem lời giới thiệu, mục 0.3.2

6-45.a

mét

m

 

 

6-46.a

mét mũ trừ một

m-1

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6398-6:1999

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6398-6:1999
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6398-6:1999
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan