Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6508:1999

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6508:2007 (ISO 1211 : 1999) về Sữa - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6508:1999

ISO 1211 : 1984 (E)

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO –
PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk –Determination of fat content – Gravimetric method (reference method)

Lời nói đầu

TCVN 6508 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1211 : 1984 (E)

TCVN 6508 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

0. Giới thiệu

Tiêu chuẩn này soát xét từ ISO/R 1211. Hiện nay việc cố gắng để xây dựng phương pháp Rose-Gottlieb thành một tiêu chuẩn riêng biệt để áp dụng cho tất cả các sản phẩm sữa không thực hiện được. Do đó, việc soát xét và hài hòa các phương pháp chuẩn hiện hành cho các sản phẩm riêng biệt hoặc cho từng nhóm sản phẩm và tiêu chuẩn hóa các phương pháp tương tự cho những nhóm sản phẩm này mà trước đó chưa xây dựng đã được quyết định.

Những sửa đổi cơ bản so với ISO/R 1211 như sau:

a) Sử dụng bình chiết chất béo kiểu Mojonnier và dùng ly tâm để tách các dung môi;

b) Bổ sung etanola trước khi chiết lần hai;

c) Cần làm nguội bình thu nhận chất béo đến nhiệt độ môi trường trước khi cân;

Dùng ly tâm để tách nhanh các lớp dung môi và hạn chế việc tái hòa tan chất béo chiết được hoặc hạn chế việc lặp lại phép xác định.

Cho etanola trước khi chiết lần hai để giảm nguy cơ tạo thành lớp chất lỏng sánh hoặc quánh, đặc biệt đối với sản phẩm chứa xacaroza (thí dụ: sữa đặc có đường, kem lạnh thực phẩm và ở mức thấp hơn như sữa bột). Người ta đã tìm thấy là việc bổ sung này đặc biệt tăng độ chính xác của phương pháp.

Việc nhấn mạnh về vấn đề cần thiết phải làm nguội bình thu nhận chất béo đến nhiệt độ môi trường trước khi cân do sai số bởi nguồn gốc này là 0,01% chất béo trên 10C đã được xác nhận đối với sữa dạng lỏng. Do đó không quy định việc sử dụng tủ hút ẩm, ở một chừng mực nào đó việc bình kiểm tra rỗng sẽ bù vào các sai số này. Người ta cho thấy rằng sử dụng bình như vậy cùng với mẫu trắng trên 10 ml nước thực hiện cùng với phép xác định là phức tạp và không cải tiến được độ chính xác.

Tuy nhiên, vẫn cần phải sử dụng bình kiểm tra rỗng và do đó phải được quy định khi tiến hành thử trắng để kiểm tra thuốc thử để tránh đánh giá sai về sự có mặt hay không có mặt chất không bay hơi.

 

TCVN 6508 : 1999

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO – PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk –Determination of fat content – Gravimetric method (reference method)

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng chất béo sữa nguyên liệu và sữa đã chế biến dạng lỏng, sữa đã tách một phần chất béo và sữa đã tách hoàn toàn chất béo trong đó việc tách hoặc phân chia chất béo thể hiện không rõ ràng (xem chú thích 8.1).

Chú thích – Khi yêu cầu độ chính xác cao hơn đối với sữa đã tách chất béo, thí dụ để bộ tách kem làm việc có hiệu quả, nên sử dụng phương pháp đặc biệt đối với sản phẩm đã tách hoàn toàn chất béo được quy định trong ISO 7208 Sữa đã tách hoàn toàn chất béo, whey, buttermilk – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp trọng lượng (phương pháp chuẩn).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6400 : 1998 Sữa và sản phẩm sữa – Phương pháp lấy mẫu (ISO 707)

ISO 3889 Sữa và sản phẩm sữa – Xác định hàm lượng chất béo – Bình chiết chất béo kiểu Mojonnier.

3. Định nghĩa

Hàm lượng chất béo của sữa: là tất cả các chất xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này

Hàm lượng chất béo được tính bằng phần trăm khối lượng.

4. Nguyên tắc

Chiết phần mẫu thử trong dung dịch etanola chứa amoniac bằng ete dietyl và xăng nhẹ, loại bỏ các dung môi bằng cách chưng cất hoặc cho bay hơi, và xác định khối lượng của các chất chiết được có thể hòa tan trong xăng nhẹ (điều này thường được gọi là nguyên tắc Rose – Gottlieb).

5. Thuốc thử

Tất cả các thuốc thử phải là loại phân tích và để lại lượng tro không đáng kể khi thực hiện phép thử theo phương pháp này. Sử dụng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

Để kiểm tra chất lượng của thuốc thử, tiến hành thử mẫu trắng theo quy định trong 8.3. Sử dụng một bình thu nhận chất béo rỗng, được chuẩn bị theo 8.4 để kiểm tra khối lượng. Các thuốc thử này không được để lại lượng tro lớn hơn 0,5 mg (xem 10.1).

Nếu lượng tro của thuốc thử trắng lớn hơn 0,5 mg, thì xác định lượng tro của dung môi riêng rẽ bằng cách chưng cất lần lượt 100 ml ete dietyl và xăng nhẹ. Dùng bình kiểm tra rỗng để thu lấy khối lượng thực của tro mà khối lượng này không được vượt quá 0,5 mg.

Thay loại thuốc thử hoặc dung môi không thích hợp, hoặc chưng cất lại dung môi.

5.1. Dung dịch amoniac, chứa khoảng 25% (m/m) NH3, ρ = 910 g/l.

Chú thích – Nếu không có sẵn dung dịch amoniac nồng độ này thì có thể sử dụng dung dịch có nồng độ biết trước cao hơn (xem 8.5.1).

5.2. Etanola, hoặc etanola đã bị metanola làm biến tính, ít nhất là 94%(V/V). (Xem 10.5)

5.3. Dung dịch phẩm đỏ Congo

Hòa tan 1 g đỏ Congo trong nước và pha loãng đến 100ml

Chú thích – Việc sử dụng dung dịch này nhằm phân biệt rõ ranh giới giữa dung môi và lớp nước là tùy ý (xem 8.5.2). Có thể sử dụng các dung dịch màu dạng lỏng khác với điều kiện là chúng không ảnh hưởng đến kết quả xác định.

5.4. Ete dietyl, không chứa các peroxit (xem 10.3) và không chứa hoặc có chứa không lớn hơn 2 mg/kg chất chống oxi hóa và tuân thủ các yêu cầu đối với thử mẫu trắng (xem điều 5, 10.1 và 10.4).

5.5. Xăng nhẹ, có nhiệt độ sôi trong khoảng từ 300C đến 600C.

5.6. Dung môi hỗn hợp, chuẩn bị ngay trước khi sử dụng bằng cách trộn các thể tích bằng nhau của ete dietyl và của xăng nhẹ (5.5).

6. Thiết bị

Cảnh báo – Vì việc xác định buộc phải sử dụng các dung môi bay hơi dễ cháy, các thiết bị điện được dùng phải tuân theo quy định an toàn khi sử dụng các dung môi này.

Sử dụng các thiết bị thí nghiệm thông thường và các dụng cụ sau:

6.1. Cân phân tích

6.2. Máy li tâm, có các bình cầu chiết chất béo hoặc có các ống nghiệm (6.6) có thể quay từ 500 vòng đến 600 vòng trên 1 phút để tạo ra được trường hấp dẫn khoảng 80 g đến 90 g ở miệng của bình cầu hoặc ống nghiệm.

Chú thích – Nên sử dụng máy li tâm nhưng không bắt buộc phải dùng (xem 8.5.5).

6.3. Thiết bị chưng cất hoặc làm bay hơi, để làm bay hơi các dung môi và etanola từ các bình cầu hoặc cần làm bay hơi từ các cốc và đĩa (xem 8.5.12) ở nhiệt độ không vượt quá 1000C.

6.4. Lò sấy, được đốt nóng bằng điện, có cửa mở thông gió, có thể duy trì nhiệt độ ở 102 ± 20C trong toàn bộ buồng làm việc. Lò được gắn với một nhiệt kế thích hợp.

6.5. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 350C đến 400C.

6.6. Bình cầu chiết chất béo kiểu Mojonnier, như quy định trong ISO 3889.

Chú thích – Cũng có thể dùng ống nghiệm chiết chất béo, có si phông hoặc nối với chai rửa, nhưng quy trình này có khác và được quy định trong phần phụ lục.

Các bình cầu này (hoặc các ống nghiệm, xem chú thích) phải có nút bần chất lượng tốt hoặc có nắp đậy làm bằng vật liệu khác (thí dụ như cao su silicon) để không bị ảnh hưởng bởi thuốc thử được sử dụng. Nút bần phải được rửa bằng ete dietyl (5.4), giữ ở nhiệt độ 600C hoặc lớn hơn ít nhất là 15 phút và sau đó làm lạnh trong nước sao cho chúng bão hòa nước khi sử dụng.

6.7. Giá để giữ bình cầu (hoặc ống nghiệm) chiết chất béo (xem 6.6).

6.8. Chai rửa, thích hợp để dùng với dung môi hỗn hợp (5.6). Không dùng chai rửa làm bằng plastic.

6.9. Bình thu nhận chất béo, thí dụ như bình cầu đun sôi (đáy phẳng), có dung tích từ 125 ml đến 250ml, bình nón có dung tích 250 ml, hoặc các đĩa bằng kim loại. Nếu sử dụng đĩa bằng kim loại, tốt nhất là làm bằng thép không gỉ, đáy phẳng, có rãnh rót, đường kính từ 80mm – 100 mm và có chiều cao khoảng 50 mm.

6.10. Chất trợ sôi, không chứa chất béo, bằng sứ không xốp hoặc cacbua silicon (không bắt buộc trong trường hợp dùng đĩa kim loại).

6.11. Ống đong, có dung tích 5ml và 25 ml.

6.12. Pipet chia độ, có dung tích 10 ml.

6.13. Bộ kẹp, làm bằng kim loại thích hợp để giữ bình cầu, giữ cốc hoặc đĩa.

7. Lấy mẫu

Xem TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).

Tất cả các mẫu thí nghiệm phải giữ ở nhiệt độ trong khoảng từ 30C đến 60C từ khi lấy mẫu cho đến khi tiến hành thử nghiệm.

8. Cách tiến hành

Chú thích – Cách tiến hành khác dùng ống nghiệm chiết chất béo có si phông hoặc gắn với chai rửa (xem chú thích ở 6.6) được mô tả trong phụ lục.

8.1. Chuẩn bị mẫu thử

Chỉnh nhiệt độ của mẫu thí nghiệm (điều 7) về khoảng 350C – 400C, nếu cần dùng nồi cách thủy (6.5). Lắc kỹ mẫu một cách nhẹ nhàng, bằng cách đảo chiều chai đựng mẫu tránh tạo bọt hoặc tạo kem, và làm nguội nhanh đến khoảng 200C.

Sữa đã được đánh thành kem không làm nguội nữa vì nó được cân ở nhiệt độ 300C – 400C trong 8.2.

Chú thích – Giá trị thực của hàm lượng chất béo sẽ không thu được khi:

a) sữa đã đánh thành kem;

b) có thể cảm nhận được mùi đặc trưng của axit béo tự do;

c) trong suốt quá trình hay sau khi chuẩn bị mẫu thử, nhìn thấy hạt trắng bám trên thành của chai đựng mẫu hoặc những mảng chất béo nhỏ trên bề mặt mẫu thử.

8.2. Phần mẫu thử

Trộn mẫu thử (8.1) bằng cách đảo ngược chai nhẹ nhàng ba lần hoặc bốn lần và cân ngay, từ 10 g đến 11 g mẫu thử chính xác đến 1mg, cho trực tiếp hoặc gián tiếp vào các bình chiết (6.6).

Phải chuyển toàn bộ phần mẫu thử sang bầu thấp (nhỏ) hơn của bình chiết.

8.3. Thử mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng đồng thời với việc xác định, sử dụng cùng quy trình và dùng cùng một loại thuốc thử, nhưng thay phần mẫu thử bằng 10 ml nước (xem 10.2).

8.4. Chuẩn bị bình thu nhận chất béo

Làm khô bình (6.9) cùng vài hạt trợ sôi (6.10) trong lò (6.4) trong vòng 1 h. (Xem chú thích 1).

Để bình nguội (bảo vệ để tránh bụi) đến nhiệt độ phòng cân (bình thủy tinh để ít nhất 1h, đĩa kim loại ít nhất 30 phút). (Xem chú thích 2).

Dùng kẹp (đặc biệt tránh nhiệt độ khác nhau), đặt bình lên cân và cân chính xác đến 0,1 mg.

Chú thích

1) Chất trợ sôi là để giúp cho sôi nhẹ trong suốt quá trình loại bỏ các dung môi, đặc biệt trong trường hợp các bình thủy tinh; không bắt buộc phải dùng trong trường hợp đĩa kim loại.

2) Không nên đặt bình trong tủ hút ẩm, tránh để quá nguội hoặc thời gian làm nguội quá lâu.

8.5. Xác định

8.5.1. Thêm 2 ml dung dịch amoniac (5.1), hoặc một thể tích tương ứng của dung dịch amoniac đậm đặc hơn (xem chú thích ở 5.1), vào phần mẫu thử trong bầu nhỏ của bình cầu và lắc kỹ. Tiến hành xác định ngay sau khi thêm amoniac.

8.5.2. Thêm 10 ml etanola (5.2) và lắc kỹ một cách nhẹ nhàng bằng cách cho lượng chứa trong bình cầu chảy đi chảy lại giữa hai bầu; không để cho chất lỏng dâng lên quá gần cổ bình. Tốt nhất là nên cho thêm hai giọt dung dịch đỏ Congo (5.3).

8.5.3. Thêm 25 ml ete dietyl (5.4), đậy bình bằng nút bần đã bão hòa nước (xem 6.6) hoặc đậy bằng nút làm bằng chất liệu khác (xem 6.6) đã được làm ướt bằng nước, lắc mạnh bình trong vòng 1 phút nhưng không lắc quá mạnh (để tránh tạo nhũ) và giữ ở tư thế nằm ngang và bầu nhỏ hướng lên trên, cho chất lỏng trong bầu lớn chảy sang bầu nhỏ một cách định kỳ. Nếu cần, làm mát bình dưới dòng nước chảy, sau đó mở nút một cách cẩn thận, dùng chai rửa (6.8) tráng nút và cổ bình cầu bằng một ít dung môi hỗn hợp (5.6) sao cho nước rửa chảy vào bình cầu.

8.5.4. Thêm 25 ml xăng nhẹ (5.5), đậy bình bằng nút bần hoặc nút khác đã thấm lại nước (bằng cách ngâm vào trong nước) và lắc bình cầu nhẹ nhàng trong vòng 30 giây như mô tả trong 8.5.3.

8.5.5. Li tâm bình cầu đã đậy nút từ 1 phút đến 5 phút ở tốc độ quay từ 500 vòng/phút đến 600 vòng/phút. Nếu không có máy li tâm, đặt bình cầu trên giá đỡ (6.7) ít nhất 30 phút cho đến khi thấy có lớp nổi trên bề mặt rõ rệt và phân biệt rõ với lớp chất lỏng. Nếu cần, làm mát bình cầu dưới dòng nước chảy.

8.5.6. Cẩn thận lấy nút ra, tráng nút và phía trong cổ bình bằng một ít dung môi hỗn hợp sao cho nước rửa chảy vào bình cầu.

Nếu mặt lớp phân cách thấp hơn chỗ thắt cổ bình, cần nâng cao lên một chút bằng cách nhẹ nhàng cho thêm nước theo thành bình (xem hình 1) để dung môi kết tủa được dễ dàng.

Chú thích – Trên hình 1 và 2 mô tả một trong ba loại bình được quy định trong ISO 3889 đã được chọn, nhưng điều này không có nghĩa là nó được ưu tiên hơn loại khác.

Hình 1 - Trước khi gạn

(8.5.6, 8.5.10, 8.5.11)

Hình 2- Sau khi gạn

(8.5.7, 8.5.10, 8.5.11)

8.5.7. Giữ bình chiết tại bầu nhỏ, cẩn thận gạn được càng nhiều càng tốt lớp nổi trên bề mặt vào bình nhận chất béo (8.4) có chứa một ít chất trợ sôi (6.10) trong trường hợp đối với bình nón thủy tinh (còn đối với đĩa kim loại thì tùy ý) tránh không gạn bất kỳ một tý chất lỏng nào vào bình (xem hình 2).

8.5.8. Tráng phía ngoài cổ bình chiết bằng một ít dung môi hỗn hợp, thu lấy nước rửa vào bình nhận chất béo và chú ý không để dung môi hỗn hợp tràn ra thành ngoài của bình chiết.

Nếu cần, có thể loại bỏ dung môi hoặc một phần dung môi khỏi bình nhận bằng cách chưng cất hoặc làm bay hơi như mô tả trong 8.5.12.

8.5.9. Thêm 5ml etanola (5.2) vào lượng chất chứa trong bình chiết, dùng etanola để tráng thành trong cổ bình và trộn như mô tả trong 8.5.2.

8.5.10. Thực hiện chiết lần hai bằng cách lặp lại các thao tác như mô tả trong 8.5.3 đến hết 8.5.7, nhưng chỉ dùng 15 ml ete dietyl (5.4) và 15 ml xăng nhẹ (5.5); dùng ete để tráng thành trong của cổ bình chiết.

Nếu cần, nâng cao mặt lớp phân cách đến giữa cổ bình (xem hình 1) để có thể gạn hết dung môi càng nhiều càng tốt (xem hình 2).

8.5.11. Thực hiện chiết lần ba, không cho thêm etanola, bằng cách lặp lại các thao tác như mô tả trong 8.5.3 đến hết 8.5.7, nhưng chỉ dùng 15 ml ete dietyl (5.4) và 15 ml xăng nhẹ (5.5); dùng ete để tráng thành trong của cổ bình chiết.

Nếu cần, nâng cao mặt lớp phân cách đến giữa cổ bình (xem hình 1) để có thể gạn hết dung môi càng nhiều càng tốt (xem hình 2).

Chú thích – Lần chiết thứ ba có thể bỏ qua đối với sữa có hàm lượng chất béo nhỏ hơn 0,5% (m/m).

8.5.12. Loại bỏ các dung môi (kể cả etanola) càng hoàn toàn càng tốt khỏi bình bằng cách chưng cất, hoặc loại khỏi cốc hay đĩa bằng cách cho bay hơi (xem 6.3), tráng thành trong của cổ bình bằng một ít dung môi hỗn hợp (5.6) trước khi bắt đầu chưng cất.

8.5.13. Đun nóng bình thu nhận chất béo (đặt bình nằm nghiêng để hơi dung môi thoát ra được) 1h trong lò sấy khô (6.4) ở nhiệt độ 1020C ± 20C. Lấy bình thu nhận chất béo ra khỏi lò, để nguội (không để trong bình hút ẩm, nhưng cần tránh nhiễm bẩn) tới nhiệt độ phòng cân (đối với bình thủy tinh tối thiểu 1h, đĩa kim loại tối thiểu 0,5h) và cân chính xác đến 0,1 mg.

Không lau bình ngay trước lúc cân. Dùng kẹp để đặt bình lên cân (đặc biệt, để tránh thay đổi nhiệt độ).

8.5.14. Lặp lại các thao tác như mô tả trong 8.5.13 cho đến khi khối lượng của bình thu nhận chất béo giảm chừng 0,5 mg hoặc ít hơn, hoặc tăng giữa 2 lần cân liên tục. Ghi khối lượng tối thiểu là khối lượng của bình thu nhập chất béo và của chất chiết được.

8.5.15. Cho thêm 25 ml xăng nhẹ vào bình thu nhận chất béo để kiểm tra xem chất chiết có tan hết hay không. Đun nóng nhẹ và khuấy dung môi cho đến khi toàn bộ chất béo tan hết.

Nếu chất chiết tan hết hoàn toàn trong xăng nhẹ, thì khối lượng của chất béo là hiệu số giữa khối lượng cuối cùng của bình chứa chất chiết (xem 8.5.14) và khối lượng ban đầu của bình (xem 8.4).

8.5.16. Nếu chất chiết không tan hết hoàn toàn trong xăng nhẹ, hoặc còn nghi ngờ hoặc đối với mục đích quy định hoặc trường hợp có tranh cãi, cần chiết hết chất béo khỏi bình bằng cách rửa liên tục với xăng nhẹ ấm.

Để cho vết của chất không tan lắng hết và cẩn thận gạn bỏ xăng nhẹ mà không làm mất đi chất không tan. Lặp lại thao tác này ba lần nữa, dùng xăng nhẹ để tráng phía trong cổ bình.

Cuối cùng, tráng phía trên cùng của bình bằng dung môi hỗn hợp sao cho dung môi không tràn ra ngoài bình. Loại bỏ hơi của xăng nhẹ khỏi bình bằng cách đun nóng bình 1h trong lò sấy (6.4) ở 1020C ± 20C, để nguội và cân theo mô tả từ 8.5.13 đến 8.5.14.

Khối lượng chất béo là hiệu số của khối lượng xác định được trong 8.5.14 và khối lượng cuối cùng này.

9. Biểu thị kết quả

9.1. Phương pháp tính và công thức

Hàm lượng chất béo, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

trong đó:

m0 là khối lượng của phần mẫu thử (8.2), tính bằng gam;

m1 là khối lượng của bình thu nhận chất béo và chất chiết xác định theo 8.5.14, tính bằng gam

m2 là khối lượng của bình thu nhận chất béo (xem 8.4), hoặc, trong trường hợp chất rắn không hòa tan thì khối lượng đó là của bình thu nhận chất béo và của tro không tan xác định theo 8.5.16. tính bằng gam;

m3 là khối lượng của bình thu nhận chất béo sử dụng trong thử mẫu trắng (8.3) và chất chiết xác định trong 8.5.14, tính bằng gam;

m4 là khối lượng của bình thu nhận chất béo (xem 8.4) sử dụng trong thử mẫu trắng (8.3), hoặc trong trường hợp chất rắn không hòa tan thì khối lượng đó là của bình nhận chất béo và của tro không tan xác định theo 8.5.16, tính bằng gam;

Ghi kết quả chính xác đến 0,01% (m/m).

9.2. Độ chính xác

Chú thích – Giá trị độ lặp lại và độ tái lập được biểu thị cho 95% mức có khả năng và được lấy từ kết quả thử nghiệm của liên phòng thí nghiệm phù hợp với ISO 5725. Độ chính xác của các phương pháp thử - Xác định độ lặp lại và độ tái lập bằng các phép thử của liên phòng thí nghiệm.

9.2.1. Độ lặp lại

Chênh lệch giữa hai kết quả thử riêng rẽ trên cùng một nguyên liệu thử do cùng một người phân tích trong một khoảng thời gian ngắn không được vượt quá các giá trị sau đây:

- đối với sữa nguyên liệu và sữa dạng lỏng đã chế biến: 0,02 g chất béo trên 100 g sản phẩm;

- đối với sữa có hàm lượng chất béo từ 0,5% đến 2% (m/m): 0,02 g chất béo trên 100 g sản phẩm.

- đối với sữa có hàm lượng chất béo ≤ 0,5% (m/m): 0,01 g chất béo trên 100 g sản phẩm.

9.2.2. Độ tái lập

Chênh lệch giữa hai kết quả riêng rẽ và độc lập trên cùng một nguyên liệu thử do hai người phân tích thực hiện trong các phòng thí nghiệm khác nhau không được vượt quá các giá trị sau đây:

- đối với sữa nguyên liệu và sữa dạng lỏng đã chế biến: 0,04 g chất béo trên 100 g sản phẩm;

- đối với sữa có hàm lượng chất béo từ 0,5% đến 2% (m/m): 0,03 g chất béo trên 100 g sản phẩm.

- đối với sữa có hàm lượng chất béo < 0,5%="" (m/m):="" 0,025="" g="" chất="" béo="" trên="" 100="" g="" sản="">

10. Các chú ý về cách tiến hành

10.1. Thử mẫu trắng để kiểm tra thuốc thử

Trong trường hợp thử mẫu trắng, bình kiểm tra khối lượng được sử dụng sao để các thay đổi trong điều kiện môi trường của phòng cân hoặc ảnh hưởng nhiệt độ của bình thu nhận chất béo không làm ảnh hưởng đến việc xem xét sự có mặt hay không có mặt của chất không bay hơi có trong phần chiết của thuốc thử. Bình này có thể được dùng như bình đối trọng trong trường hợp cân có hai đĩa cân. Mặt khác, chênh lệch khối lượng ngoài (m3 – m4 trong công thức ở 9.1) của bình kiểm tra phải được xem xét khi kiểm tra khối lượng của bình thu nhận chất béo dùng trong thử mẫu trắng. Do đó, sự thay đổi khối lượng ngoài của bình thu nhận chất béo, được điều chỉnh theo sự thay đổi khối lượng ngoài của bình kiểm tra, sẽ không tăng quá 0,5mg.

Rất hiếm khi dung môi có chứa chất bay hơi bị giữ lại nhiều trong chất béo. Nếu thấy sự có mặt của các chất như thế, cần tiến hành thử mẫu trắng đối với tất cả các thuốc thử và từng dung môi thì sử dụng bình chất béo với khoảng 1 g butterfat khan. Nếu cần, chưng cất lại các dung môi với sự có mặt của 1 g butterfat trong 100 ml dung môi. Chỉ dùng các dung môi này trong khoảng thời gian ngắn sau khi chưng cất lại.

10.2. Tiến hành thử mẫu trắng đồng thời với việc xác định

Giá trị thu được trong thử mẫu trắng, tiến hành đồng thời với việc xác định, có khối lượng ngoài của các chất chiết được từ phần mẫu thử (m1 – m2) đã được chỉnh lại cho sự có mặt của chất không bay hơi chiết được từ thuốc thử và cũng như đối với bất kỳ sự thay đổi nào của các điều kiện môi trường của phòng cân và một vài khác nhau về nhiệt độ giữa bình thu nhận chất béo và phòng cân của hai lần cân (8.5.14 hoặc 8.5.16).

Trong các điều kiện thích hợp (giá trị thấp trong thử mẫu trắng về thuốc thử, nhiệt độ cân bằng của phòng cân, thời gian làm đủ nguội cho bình đựng chất béo), giá trị này sẽ luôn luôn nhỏ hơn 0,5 mg và sau này có thể bỏ qua trong phần tính kết quả ở trường hợp xác định thông thường. Giá trị hơi lớn hơn (dương và âm) lên đến 2,5mg cũng thường gặp. Sau khi điều chỉnh các giá trị này, các kết quả sẽ đúng. Khi phải điều chỉnh giá trị lớn hơn 2,5 mg thì phải nêu lên trong phần báo cáo kết quả (điều 11).

Nếu giá trị thu được trong phần thử mẫu trắng thường lớn hơn 0,5 mg thì nên kiểm tra lại thuốc thử nếu như thuốc thử chưa được kiểm tra. Thuốc thử có lẫn tạp chất hoặc có vết thì cần phải thay thế hoặc làm sạch (xem chú thích ở điều 5 và 10.1).

10.3. Thử peroxit

Để thử peroxit, thêm 1 ml dung dịch kali iodua 100 g/l mới chuẩn bị vào 10 ml ete dietyl đựng trong ống đong nhỏ có nắp thủy tinh trước đó đã được tráng bằng ete. Lắc ống đong và sau đó để yên trong 1 phút. Không quan sát thấy màu vàng trong từng lớp.

Có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm thích hợp khác đối với peroxit.

Để đảm bảo cho ete dietyl không chứa peroxit, xử lý ete như sau ít nhất là ba ngày trước khi sử dụng:

Cắt lá kẽm thành những dải để ít nhất là chúng chạm được đến nửa chai đựng ete, dùng khoảng 80 cm2 lá kẽm cho 1 lít ete.

Trước khi sử dụng, nhúng toàn bộ các dải lá kẽm này 1 phút trong dung dịch chứa 10 g đồng (II) sunfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) và 2 ml axit sunfuric [98% (m/m)] đậm đặc trên lít. Rửa kỹ các dải này nhẹ nhàng bằng nước, rồi đặt các dải đã mạ đồng còn ướt này vào trong chai đựng ete và để chúng trong chai.

Có thể dùng các phương pháp khác với điều kiện là chúng không làm ảnh hưởng đến kết quả xác định.

10.4. Ete dietyl có chứa chất chống oxi hóa

Ete dietyl có chứa khoảng 1 mg chất chống oxi hóa trên kilogam có sẵn ở một số nước, đặc biệt dùng để xác định chất béo. Hàm lượng này không dùng cho mục đích đối chiếu.

Ở một số nước, có bán sẵn ete dietyl chứa hàm lượng chất chống oxi hóa cao hơn, thí dụ như lên đến 7mg/kg. Những ete như thế chỉ nên sử dụng đối với những xác định thông thường cùng với mẫu thử trắng bắt buộc tiến hành đồng thời với việc xác định để điều chỉnh những sai số hệ thống do lượng dư của chất chống oxi hóa gây ra. Đối với mục đích đối chiếu, loại ete như vậy phải luôn chưng cất trước khi sử dụng.

10.5. Etanola

Có thể sử dụng etanola đã biến tính với điều kiện là etanola đó không làm ảnh hưởng đến kết quả của việc xác định.

11. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phải chỉ rõ phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn, cùng với mọi chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả. Chỉ số trắng (m3 – m4, xem 9.1) phải được ghi lại nếu vượt quá 2,5 mg.

Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả các thông tin cần thiết về việc nhận biết hoàn toàn mẫu thử.

 

PHỤ LỤC

CÁCH TIẾN HÀNH KHÁC DÙNG ỐNG NGHIỆM CHIẾT CHẤT BÉO CÓ SI PHÔNG HOẶC CÓ NỐI VỚI CHAI RỬA
(xem hình 3 như một thí dụ)

A.0 Giới thiệu

Nếu sử dụng ống nghiệm chiết chất béo có si phông hoặc có nối với chai rửa thì tiến hành theo quy định trong phụ lục này.

A.1. Cách tiến hành

A.1.1. Chuẩn bị mẫu thử

Xem 8.1

A.1.2. Phần mẫu thử

Tiến hành theo quy định trong 8.2 nhưng dùng các ống chiết chất béo (xem 6.6).

Phần mẫu thử này phải cố gắng chuyển hoàn toàn vào đáy của ống chiết.

A.1.3. Thử mẫu trắng

Xem 8.3 và 10.2

A.1.4. Chuẩn bị bình thu nhận chất béo

Xem 8.4

A.1.5. Xác định

A.1.5.1. Thêm 2 ml dung dịch amoniac (5.1), hoặc một thể tích tương ứng của dung dịch amoniac đậm đặc hơn (xem chú thích ở 5.1), và lắc kỹ với phần mẫu thử đã xử lý trước ở trên đáy của ống nghiệm. Sau khi thêm amoniac, tiến hành xác định ngay.

A.1.5.2. Thêm 10 ml etanola (5.2) và lắc kĩ một cách nhẹ nhàng trên đáy của ống. Tốt hơn là thêm 2 giọt dung dịch đỏ Congo (5.3).

A.1.5.3. Thêm 25 ml ete dietyl (5.4), đậy nắp ống nghiệm bằng nút bần đã bão hòa nước (xem 6.6) hoặc bằng nắp làm bằng chất liệu khác đã làm ướt bằng nước (xem 6.6) và lắc mạnh ống nghiệm, nhưng không quá mạnh (để tránh tạo nhũ) bằng cách đảo chiều trong khoảng 1 phút. Nếu cần, làm mát ống nghiệm dưới dòng nước chảy, sau đó mở nút một cách cẩn thận, dùng chai rửa (6.8) tráng nút và cổ ống nghiệm bằng một ít dung môi hỗn hợp (5.6) sao cho nước rửa chảy vào ống nghiệm.

A.1.5.4. Thêm 25 ml xăng nhẹ (5.5), đậy ống nghiệm bằng nút bần hoặc nút khác đã thấm lại nước (bằng cách ngâm vào trong nước) và lắc nhẹ ống 30 giây như mô tả trong A.1.5.3.

A.1.5.5. Li tâm ống nghiệm đã đậy nút từ 1 phút đến 5 phút ở tốc độ quay từ 500 vòng/phút đến 600 vòng/phút. Nếu không có máy li tâm, đặt ống nghiệm trên giá đỡ (6.7) ít nhất 30 phút cho đến khi thấy có lớp nổi lên bề mặt rõ rệt và phân biệt rõ với lớp chất lỏng. Nếu cần, làm mát ống nghiệm dưới dòng nước chảy.

A.1.5.6. Cẩn thận tháo bỏ nút, tráng nút và phía trong ống nghiệm bằng một ít dung môi hỗn hợp sao cho nước rửa chảy vào ống nghiệm.

A.1.5.7. Lắp khớp nối si phông hoặc nối với chai rửa vào ống nghiệm và đẩy ống nối bên trong cho đến khoảng 4 mm cao hơn mặt tiếp xúc giữa các lớp. Ống nối phía bên trong phải song song với trục của ống chiết.

Cẩn thận gạn được càng nhiều càng tốt lớp nổi trên bề mặt của ống nghiệm vào bình nhận chất béo (8.4) có chứa một ít chất trợ sôi (6.10) trong trường hợp đối với bình cầu (còn đối với đĩa kim loại thì tùy ý) tránh bất kỳ một tý nào của lớp chất lỏng lẫn vào. Tráng phía ngoài khớp nối bằng một ít dung môi hỗn hợp, thu lấy nước rửa vào bình thu nhận chất béo.

A.1.5.8. Tháo khớp nối khỏi cổ của ống nghiệm, nâng nhẹ ống nối và tráng phần thấp hơn của ống nối bên trong bằng một ít dung môi hỗn hợp. Hạ thấp và chèn lại ống nối và chuyển nước rửa vào bình thu nhận chất béo.

Tráng rửa khớp nối bằng một ít dung môi hỗn hợp, cho nước rửa vào bình nhận chất béo. Tốt nhất là loại bỏ dung môi hoặc một phần dung môi khỏi bình nhận bằng cách chưng cất hoặc làm bay hơi như trong 8.5.12.

A.1.5.9. Tháo lại khớp nối khỏi cổ của ống nghiệm, nâng nhẹ ống nối và thêm 5 ml etanola vào lượng chứa trong ống nghiệm, dùng etanola để tráng thành trong của khớp nối và lắc đều như mô tả trong A.1.5.2.

A.1.5.10. Thực hiện chiết lần hai bằng cách lặp lại các thao tác như mô tả trong A.1.5.3 đến A.1.5.8, nhưng chỉ dùng 15 ml ete dietyl (5.4) và 15 ml xăng nhẹ (5.5); dùng ete để tráng thành trong của khớp nối. Trong suốt quá trình tháo khớp nối ra khỏi ống nghiệm sau lần chiết lần trước.

A.1.5.11. Thực hiện chiết lần ba, không cho thêm etanola, bằng cách lặp lại các thao tác như mô tả trong A.1.5.3 đến A.1.5.8, dùng 15 ml ete dietyl và 15 ml xăng nhẹ và tráng thành trong của khớp nối như mô tả trong A.1.5.10.

Chú thích – Lần chiết ba nên bỏ qua đối với sữa có hàm lượng béo nhỏ hơn 0,5% (m/m).

A.1.5.12. Tiến hành tiếp theo như mô tả trong 8.5.12 đến 8.5.16.

Kích thước bằng milimét

a) Nối với si phông

b) Nối với chai rửa

Hình 3 – Thí dụ về các ống chiết

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6508:1999

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6508:1999
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6508:1999

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6508:1999
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành