Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6698-1:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6698-1 : 2000

IEC 723-1 : 1982

LÕI CUỘN CẢM VÀ BIẾN ÁP DÙNG TRONG VIỄN THÔNG

PHẦN 1: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUNG

Inductor and transformer cores for telecommunications

Part 1: Generic specification

Lời nói đầu

TCVN 6698-1 : 2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 723-1 : 1982;

TCVN 6698-1 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

LÕI CUỘN CẢM VÀ BIẾN ÁP DÙNG TRONG VIỄN THÔNG

PHẦN 1: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUNG

Inductor and transformer cores for telecommunications

Part 1: Generic specification

MỤC 1. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình đánh giá chất lượng của lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông, các thử nghiệm và các phương pháp đo có thể lựa chọn theo các quy định kỹ thuật từng phần tương ứng và các quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống của các linh kiện này. Tiêu chuẩn này mô tả các quy tắc viết các quy định cụ thể còn để trống và đưa ra các đơn vị, ký hiệu và thuật ngữ tương ứng.

Các linh kiện thuộc đối tượng của quy định kỹ thuật này là các lõi từ được làm chủ yếu bằng oxít từ hoặc bột kim loại dùng trong các cuộn cảm tuyến tính và biến áp dùng cho thiết bị viễn thông và thiết bị điện tử có kỹ thuật tương tự.

Các thông tin khác về phương pháp thử nghiệm, điều kiện thực hiện thử nghiệm và các biện pháp phòng ngừa cần lưu ý trong khi sử dụng được cho trong IEC 367-1.

MỤC 2. QUY ĐỊNH CHUNG

2. Hệ thống tài liệu

2.1. Thứ tự xếp theo mức quan trọng

Khi không nhất quán do bất kỳ lý do gì thì các tài liệu phải được phân loại theo cấp thẩm quyền sau:

- quy định kỹ thuật cụ thể;

- quy định kỹ thuật từng phần;

- quy định kỹ thuật chung;

- quy định kỹ thuật cơ bản và các tài liệu khác được trích dẫn.

Thứ tự này cũng được áp dụng cho các tài liệu quốc gia tương tự.

2.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 27 Ký hiệu bằng chữ dùng trong kỹ thuật điện

IEC 50 Từ ngữ kỹ thuật điện quốc tế (kể cả chương 901: Từ tính)

IEC 68-1 Quy trình thử nghiệm môi trường cơ bản. Phần 1: Quy định chung

IEC 117 Ký hiệu bằng hình vẽ

IEC 133 Kích thước của lõi hình xuyến làm bằng ôxít sắt từ và các bộ phận cấu thành

IEC 205 Tính toán thông số hữu ích của các bộ phận từ

IEC 226 Kích thước của lõi chữ thập (lõi X) làm bằng ôxít sắt từ và các bộ phận cấu thành

IEC 367-1 Lõi dùng cho cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông. Phần 1: Phương pháp đo

IEC 367-2 Phần 2: Hướng dẫn dự thảo quy định kỹ thuật về tính năng

IEC 367-2A Bổ sung thứ nhất cho IEC 367-2 (1974)

IEC 410 Phương án lấy mẫu và quy trình kiểm tra định tính

IEC 424 Hướng dẫn cho quy định kỹ thuật về các giới hạn đối với các lỗi vật lý của các bộ phận làm bằng ôxít từ

IEC 431 Kích thước của lõi vuông (lõi RM) làm bằng ôxít từ và các bộ phận cấu thành

IEC 525 Kích thước của lõi hình trụ làm bằng ôxít từ hoặc bột sắt

QC 001001 (1981) Nguyên tắc cơ bản của hệ thống đánh giá chất lượng IEC đối với các linh kiện điện tử (IECQ)

QC 001002 (1981) Nguyên tắc về thủ tục của hệ thống đánh giá chất lượng IEC đối với các linh kiện điện tử (IECQ). Mục 1 và 2

ISO 3 Số ưu tiên – Dãy số ưu tiên

ISO 497 Hướng dẫn lựa chọn dãy số ưu tiên và dãy trị số làm tròn của dãy số ưu tiên

ISO 1000 Hệ đơn vị SI và khuyến cáo sử dụng bội số của đơn vị và các đơn vị khác

3. Đơn vị, ký hiệu và thuật ngữ

3.1. Quy định chung

Đơn vị, ký hiệu bằng hình vẽ, ký hiệu bằng chữ và thuật ngữ, nếu có thể, phải theo các tài liệu sau đây:

IEC 27;

IEC 50;

IEC 117

ISO 1000.

IEC 367-1 và IEC 367-2 gồm các thuật ngữ bổ sung và các ký hiệu bằng chữ có thể áp dụng cho lõi cuộn cảm và biến áp.

3.2. Bội số và ước số của đơn vị

Các phương trình được cho chỉ đối với đơn vị hệ SI. Trong các quy định kỹ thuật cụ thể, bội số và ước số thường sử dụng được cho trong chú thích 4 của điều 2, IEC 367-2. Ký hiệu tiêu chuẩn đối với các đại lượng dùng trong các phương trình được xác định trong chú thích 5 của điều 2, IEC 367-2.

4. Giá trị tiêu chuẩn và giá trị ưu tiên

4.1. Kích thước

Kích thước của lõi cuộn cảm và biến áp phải theo Tiêu chuẩn Việt Nam (IEC). Khi quy định kỹ thuật cụ thể trích dẫn theo Tiêu chuẩn Việt Nam (IEC) tương ứng thì phải nêu số hiệu của tiêu chuẩn, năm ban hành, các sửa đổi và bổ sung hiện hành.

4.2. Hệ số tự cảm

Đối với lõi có khe hở không khí, giá trị danh nghĩa của hệ số tự cảm phải được quy định bằng số tương ứng với một trong những số hạng trong dãy quy định của ISO 497.

Chú thích – Dãy số R5 trong ISO 497 là dãy ưu tiên.

Đối với lõi có cơ cấu điều chỉnh riêng biệt, các giá trị danh nghĩa được áp dụng khi không có cơ cấu điều chỉnh. Đối với lõi có cơ cấu điều chỉnh không riêng biệt, giá trị nhỏ nhất của hệ số tự cảm phải được coi là giá trị danh nghĩa.

5. Thông số hiệu dụng

Ít nhất hai năm thông số hiệu dụng và hệ số của lõi được xác định trong IEC 205 phải được cho đối với từng lõi trong quy định kỹ thuật cụ thể. Giá trị của các thông số hiệu dụng được dùng để đánh giá chất lượng phải là các giá trị đưa vào tiêu chuẩn kích thước đối với từng kiểu lõi thích hợp.

Chú thích - Nhà chế tạo có thể chỉ ra trong danh mục tra cứu các giá trị chuẩn xác hơn những giá trị chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể liên quan. Các giá trị này phải nằm trong giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất thuộc các kích thước quy định.

6. Giai đoạn đầu của quá trình chế tạo

Để đạt được mục đích quy định kỹ thuật của lõi cuộn cảm và biến áp làm bằng ôxít từ hoặc bột kim loại, giai đoạn đầu là ép chặt bột thành dạng đặc trước khi thiêu kết.

7. Quy trình lấy mẫu

Khi sử dụng IEC 410 để thử nghiệm các thuộc tính thì số lượng sản phẩm phải như số lượng được quy định trong phương pháp thử nghiệm tương ứng hoặc trong quy định kỹ thuật cụ thể. Nếu không có quy định nào khác thì mức chất lượng chấp nhận (AQL) phải tính theo phần trăm sản phẩm có khuyết tật.

8. Kiểm tra chấp nhận chất lượng

Để đạt được sự chấp nhận chất lượng nhà chế tạo phải cung cấp bằng chứng thử nghiệm về sự phù hợp với các yêu cầu của quy định kỹ thuật cụ thể trong ba lô liên tiếp khi kiểm tra theo từng lô và trên một lô đối với kiểm tra định kỳ. Phải sử dụng kiểm tra bình thường: đối với kiểm tra từng lô, phương án lấy mẫu có số chấp nhận không nhỏ hơn 1.

Bằng cách khác, mẫu đặc biệt có thể lấy từ các lõi có cùng hình dáng, kích thước và vật liệu. Mẫu này phải chịu tất cả các thử nghiệm trong nhóm 0 của danh mục thử nghiệm chất lượng cho trong quy định kỹ thuật cụ thể. Sau đó các mẫu này phải được chia thành các nhóm mẫu như chỉ ra trong quy định kỹ thuật từng phần, mỗi nhóm mẫu phải chịu một thử nghiệm trong số những thử nghiệm của các nhóm khác thuộc danh mục thử nghiệm chất lượng.

9. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng

Quy định kỹ thuật phải nêu những thử nghiệm cần được thực hiện trong mỗi lô kiểm tra và những thử nghiệm cần thực hiện cho việc kiểm tra định kỳ phù hợp với nguyên tắc của quy định kỹ thuật từng phần tương ứng.

Đối với công nghệ sản xuất liên tục các lõi, lô kiểm tra được xác định là toàn bộ các lõi có hình dạng và kích thước như nhau, được sản xuất từ một lô bột vật liệu, được ép và thiêu kết theo cùng một quá trình và không phụ thuộc vào hệ số tự cảm của sản phẩm đã hoàn thành. Công đoạn chế tạo cuối cùng của lô phải được thực hiện trong khoảng thời gian quy định mà thông thường không quá một tuần.

Mẫu được lấy ra từ lô kiểm tra phải chiếm tỷ lệ tương xứng với từng loại hệ số tự cảm nếu điều này có ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Bằng cách khác, khi các lõi đưa vào kho trung gian trước khi mài tạo khe hở không khí thì khái niệm về lô ở trên có hiệu lực với công đoạn đó. Để duy trì công đoạn chế tạo, các lõi có hình dáng và kích thước giống nhau nhưng từ các lô kiểm tra khác nhau trước khi lưu kho, có thể được gộp lại thành một lô kiểm tra sau các công đoạn chế tạo cuối cùng với điều kiện là:

- các lô lõi đã được loại bỏ do không thỏa mãn các yêu cầu của quy định kỹ thuật cụ thể tương ứng với các lõi ở công đoạn chưa tạo khe trước khi đưa chúng đến kho trung gian;

- tất cả các lõi đã ép và thiêu kết sử dụng cùng một quá trình công nghệ;

- công đoạn chế tạo cuối cùng đã được thực hiện trong một khoảng thời gian đã cho đối với lô kiểm tra mà thông thường không quá một tuần;

- cả hai lô kiểm tra ban đầu (trước khi đưa vào kho trung gian) và lô kiểm tra cuối cùng có thể truy tìm được;

Mẫu được lấy từ lô kiểm tra như vậy phải chiếm tỷ lệ tương xứng của lô ban đầu và với từng loại hệ số tự cảm nếu có ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

10. Giao hàng trễ

Về nguyên tắc, không áp dụng nguyên tắc về thủ tục giao hàng trễ đối với các lõi từ có chứa vật liệu sắt hoặc hoàn toàn là bột kim loại.

Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì các lõi có cơ cấu điều chỉnh được cố định bằng cách gắn keo được lưu giữ trong kho của nhà chế tạo hay nhà phân phối sau khoảng thời gian là 24 tháng kể từ khi xuất lô kiểm tra để phân phối phải kiểm tra lại phần cố định của cơ cấu điều chỉnh như chỉ ra trong thử nghiệm nhóm C nhưng mức kiểm tra chỉ là S4 (thử nghiệm bình thường). Trong trường hợp này, lô kiểm tra có thể chứa tất cả các lõi có bộ phận cố định cùng một thiết kế, cùng vật liệu, cùng kích cỡ đã được gắn theo cùng một công nghệ.

Nếu lô kiểm tra này thỏa mãn các điều kiện thử nghiệm lại thì chất lượng của lô được tiếp tục đảm bảo cho 24 tháng nữa.

11. Hồ sơ chứng nhận của lô được xuất

Hồ sơ chứng nhận của lô được xuất khi được nêu trong quy định kỹ thuật liên quan và khi có yêu cầu của người mua phải có ít nhất những thông tin đặc trưng đối với từng thử nghiệm kiểm tra từng lô một.

Nội dung của các hồ sơ chứng nhận này phải phù hợp với các yêu cầu cho trong các điều liên quan theo nguyên tắc về thủ tục của hệ thống đánh giá chất lượng của IEC đối với linh kiện điện tử.

MỤC 4. THỬ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

12. Kiểm tra bằng mắt và kiểm tra kích thước

12.1. Kiểm tra bằng mắt

Yêu cầu, chất lượng gia công, chất lượng bề mặt phải thỏa mãn khi xác định bằng cách kiểm tra bằng mắt. Việc cho phép những khuyết tật về hình thể phải căn cứ vào IEC 424. Lượng phần trăm chỗ khuyết tật cho phép phải được chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.

12.2. Ghi nhãn

Việc ghi nhãn phải như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể và phải dễ nhìn như xác định kiểm tra bằng mắt.

12.3. Kích thước sơ cấp

Kích thước này chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể là kích thước sơ cấp phải được kiểm tra và phải phù hợp với các giá trị công bố trong quy định kỹ thuật cụ thể. Khi có quy định dưỡng thì phải sử dụng dưỡng quy định theo quy trình đo và việc chấp nhận hay loại bỏ mẫu được quyết định hoàn toàn dựa trên kết quả của quy trình này.

12.4. Kích thước thứ cấp

Kích thước này trong quy định kỹ thuật cụ thể không chỉ ra như kích thước sơ cấp. Kích thước thứ cấp phải được kiểm tra và phải phù hợp với các giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13. Thử nghiệm điện và phương pháp đo

13.1. Quy định chung

Thử nghiệm này, các phương pháp đo và các lưu ý khi đo phải theo IEC 367-1.

Trong các trường hợp mà tần số đo hoặc các tần số đối với đặc tính cần quy định không được nêu trong đơn đặt hàng hay trong quá trình xem xét thì chúng phải được chọn theo dãy cho trong 4.4 của IEC 367-2, ví dụ:

1 – 3 – 10 … kHz

13.2. Điều kiện chung

Điều kiện môi trường phải theo điều 3 của IEC 367-1.

13.3. Đo độ tự cảm

13.3.1. Hệ số tự cảm hoặc thông số tự cảm khác của lõi phải được đo theo 7.3 của IEC 367-1, có lưu ý đến điều 4 của IEC 367-1.

Tần số đo gần đúng hoặc lớn nhất f và mật độ từ thông đỉnh hữu dụng lớn nhất Be trong quá trình đo phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Điện áp hiệu dụng hình sin lớn nhất U cần đặt vào cuộn dây đo có thể tính theo công thức:

U = 4,44 f NAe Be

Trong đó:

N – số vòng dây của cuộn dây đo

Ae – diện tích mặt cắt hữu dụng của lõi.

13.3.2. Hệ số tự cảm đo được phải tương ứng với giá trị danh định nằm trong dung sai quy định.

13.4. Sự không tương thích

13.4.1. Nếu không có quy định nào khác thì hệ số tương thích phải được xác định theo điều 8 của IEC 367-1 theo phương pháp điện (phóng điện của tụ điện) trong điều kiện ổn định từ tính và điều kiện đo độ tự cảm phải như quy định ở 13.3.1.

13.4.2. Sự không tương thích hay hệ số không tương thích không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.5. Sự biến đổi độ từ thẩm theo nhiệt độ

13.5.1. Nếu không có quy định nào khác thì hệ số nhiệt độ trung bình phải được quy định và được đo theo điều 9, phương pháp B của IEC 367-1 giữa nhiệt độ chuẩn là 25°C và một hoặc nhiều nhiệt độ khác được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Tần số đo gần đúng hoặc lớn nhất phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.5.2. Sai lệch độ tự cảm đo được tại từng nhiệt độ đo so với giá trị đo ở nhiệt độ chuẩn không được vượt quá giới hạn quy định.

13.5.3. Khi giới hạn tuyệt đối của hệ số nhiệt độ được quy định thì áp dụng phương pháp và yêu cầu ở 13.5.1; 13.5.2 và quy định kỹ thuật cụ thể phải quy định một số nhiệt độ đo trong phạm vi của từng dải mà trong dải đó có sử dụng một trong các hệ số nhiệt độ. Khi có nghi ngờ thì phải vẽ đường cong biến đổi độ tự cảm theo nhiệt độ của 3.2 và có thể là điều 4 phụ lục E của IEC 367-1 cho một hoặc nhiều lõi trong số mẫu. Nếu cần thì lặp lại phép đo ở các nhiệt độ đo bổ sung.

13.5.4. Ngoài ra, khi các giới hạn với dạng đường cong được quy định thì cần ưu tiên sử dụng phương pháp A hoặc B của điều 9, IEC 367-1 và vẽ đường cong biến đổi độ tự cảm theo nhiệt độ của từng mẫu. Ngoài yêu cầu thỏa mãn 13.5.2 (việc này có thể được kiểm tra trực tiếp trên đường cong theo đường giới hạn được vẽ theo 3.2 và có thể là điều 4 phụ lục E của IEC 367-1), độ dốc tại bất kỳ điểm nào của đường cong còn phải phù hợp với yêu cầu quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.6. Dải điều chỉnh tự cảm

13.6.1. Phép đo phải được thực hiện như quy định ở điều 10 của IEC 367-1.

13.6.2. Giới hạn trên đo được của dải điều chỉnh không được nhỏ hơn giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Giới hạn dưới đo được của dải điều chỉnh không được lớn hơn giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Không được có thay đổi về dấu của độ dốc giữa giới hạn trên và giới hạn dưới được quy định của dải điều chỉnh.

13.7. Tổn hao dòng từ dư và dòng xoáy

13.7.1. Thông số tổn hao quy định hoặc hệ số chất lượng phải được đo theo 11.1.4 của IEC 367-1 có lưu ý đến quy định ở điều 5 của IEC 367-1. Quy định kỹ thuật cụ thể phải quy định một hoặc nhiều tần số đo; trong quá trình đo tần số này phải không được sai lệch quá ±2% so với giá trị quy định. Mật độ từ thông hữu dụng đỉnh cho phép lớn nhất cũng phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể ngoại trừ giá trị lớn nhất bằng giá trị quy định để đo độ tự cảm theo 13.3.1.

13.7.2. Thông số tổn hao đo được không được vượt quá, hoặc hệ số chất lượng đo được không được nhỏ hơn giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.8. Tổn hao từ trễ

13.8.1. Thông số tổn hao từ trễ phải được đo theo 11.1.5 của IEC 367-1 có lưu ý đến quy định ở điều 5 của IEC 367-1. Quy định kỹ thuật cụ thể phải quy định tần số đo và hai giá trị mật độ từ thông hữu dụng đỉnh mà phép đo phải được thực hiện.

13.8.2. Thông số tổn hao đo được không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.9. Méo hài bậc ba

13.9.1. Hằng số vật liệu hài bậc ba phải được đo theo một trong các phương pháp quy định trong điều 12 của IEC 367-1. Quy định kỹ thuật cụ thể phải quy định tần số cơ bản và mật độ từ thông đỉnh đối với phép đo và phải đưa ra những chi tiết cụ thể của cuộn dây đo cần sử dụng.

13.9.2. Hằng số vật liệu hài bậc ba không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.10. Độ nhạy sốc từ

13.10.1. Độ nhạy sốc từ phải được đo theo điều 13 của IEC 367-1. Chi tiết cụ thể về cuộn dây thử nghiệm được sử dụng cho phép đo độ tự cảm trong quá trình thử nghiệm phải được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể. Nếu không có quy định nào khác thì tần số trong quá trình đo độ tự cảm phải như quy định trong 13.3.1.

13.10.2. Độ nhạy sốc từ đo được không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.11. Độ không ổn định của lõi do cơ cấu điều chỉnh gây ra

13.11.1. Việc xác định độ không ổn định của lõi do cơ cấu điều chỉnh gây ra phải được thực hiện theo điều 14 của IEC 367-1. Trong quy định kỹ thuật cụ thể phải quy định tần số gần đúng đối với phép đo độ tự cảm.

13.11.2. Độ không ổn định của lõi do cơ cấu điều chỉnh gây ra không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

13.12. Ảnh hưởng của từ trường tĩnh

Không quy định yêu cầu thử nghiệm.

Chú thích – Điều 15 của IEC 367-1 đưa ra phương pháp đo về sự ảnh hưởng của từ trường tĩnh.

14. Thử nghiệm cơ

14.1. Độ bền chịu nén của lõi

Đặt lực bằng hai lần lực kẹp quy định hoặc như các quy định khác trong quy định kỹ thuật cụ thể vào lõi giống như cách kẹp giữ được quy định (xem 4.3 của IEC 367-1) nhưng không được gây ra quá lực tức thời. Tải trọng được tăng từ “không” đến giá trị quy định trong khoảng 10 s. Không được có hư hỏng về cơ.

14.2. Cơ cấu điều chỉnh

14.2.1. Lực trượt

Lực được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể phải được đặt trong khoảng 10 s vào bộ phận cố định của cơ cấu điều chỉnh theo hướng dễ gây rời ra nhất đối với bộ phận cố định. Việc đặt lực vào bộ phận cố định phải phân bố trên diện tích bề mặt đủ lớn để tránh gây ra hỏng hóc của bộ phận này. Lực phải được tăng từ “không” đến giá trị quy định trong khoảng 10 s.

Lõi không được có hỏng hóc và bộ phận cố định của cơ cấu điều chỉnh không được lỏng ra khỏi lõi hoặc bị hỏng.

14.2.2. Mô men vặn đến khi dừng

Đối với cơ cấu điều chỉnh kiểu vít, mô men được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể phải được đặt trong 10 s vào chi tiết điều chỉnh đến vị trí vặn hết cỡ. Mô men này phải được tăng từ “không” đến giá trị quy định trong khoảng 1 s.

Cả lõi cũng như cơ cấu điều chỉnh không được hỏng hóc và bộ phận cố định của cơ cấu điều chỉnh không được lỏng ra khỏi lõi.

14.2.3. Mô men điều chỉnh

Không quy định yêu cầu thử nghiệm.

MỤC 5. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CỤ THỂ CÒN ĐỂ TRỐNG

15. Quy định chung

Dữ liệu cơ bản được thể hiện chi tiết trong các điều sau đây phải có trong các quy định kỹ thuật cụ thể. Phụ lục A và B của tiêu chuẩn này đưa ra các mẫu biểu ưu tiên để trình bày các dữ liệu này.

Phụ lục A chỉ ra mức độ cần thiết của các dữ liệu để nhận biết quy định kỹ thuật và cách thức thể hiện các lõi. Phụ lục này còn chỉ ra chỗ để bổ sung các dữ liệu theo yêu cầu đặt hàng riêng và xuất xưởng các lõi. Các chữ số trong dấu ngoặc chỉ số liệu được quy định trong các điểm từ 1 đến 9 được nêu trong điều 16 và 17.

Phụ lục B chỉ ra cách thức trình bày danh mục thử nghiệm và các yêu cầu kiểm tra.

Quy định kỹ thuật từng phần thích hợp cho nhánh phải được mô tả một cách chi tiết các dữ liệu cần thiết cần đưa vào.

16. Nhận dạng quy định kỹ thuật cụ thể

Việc nhận dạng quy định kỹ thuật cụ thể phải gồm:

1) Tên của tổ chức tiêu chuẩn quốc gia; quy định kỹ thuật cụ thể được soạn thảo theo thẩm quyền nào.

2) Số hiệu TCVN (IEC) của quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống có liên quan.

3) Số hiệu và tình trạng ban hành quy định kỹ thuật chung của quốc gia.

4) Số hiệu quốc gia của quy định kỹ thuật cụ thể, ngày ban hành và các thông tin khác mà hệ thống quốc gia yêu cầu.

17. Nhận dạng lõi

Việc nhận dạng lõi phải gồm:

5) Mô tả tóm tắt kiểu lõi, ví dụ: “Lõi sắt dạng trụ 18 mm x 11 mm”.

6) Mô tả tóm tắt loại vật liệu, có nghĩa là các đặc tính điện từ chính của vật liệu làm lõi.

7) Bản vẽ phác thảo cùng với các kích thước chính và/hoặc các trích dẫn từ các tài liệu quốc tế hoặc quốc gia tương ứng với phác thảo. Bản vẽ có các kích thước có thể được cho trong phụ lục của quy định kỹ thuật cụ thể.

8) Đối tượng áp dụng hoặc nhóm đối tượng áp dụng được đề cập bởi quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống, ví dụ: “Dùng trong các cuộn cảm, biến áp điều hưởng trong thiết bị dùng trong viễn thông, dùng trong công nghiệp, chuyên dụng và quân sự”.

9) Dữ liệu chuẩn cho thông tin về các tính chất quan trọng nhất của lõi. Các tính chất này cho phép so sánh giữa các kiểu lõi khác nhau được áp dụng chung hoặc tương tự.

18. Thông tin bổ sung

Các quy định kỹ thuật cụ thể phải gồm các thông tin bổ sung riêng cho lõi hoặc một dải lõi, như:

- ghi nhãn;

- sắp xếp thông tin;

- các tài liệu liên quan được trích dẫn trực tiếp trong quy định kỹ thuật cụ thể;

- các yêu cầu đối với hồ sơ thử nghiệm chứng nhận, nếu cần;

- xác định lô liên quan đến sự giống nhau về kết cấu.

19. Danh mục thử nghiệm

Danh mục thử nghiệm được nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể phải được chọn trong quy định kỹ thuật từng phần tương ứng.

 

PHỤ LỤC A

MẪU TRANG ĐẦU CỦA QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CỤ THỂ

(1)

Trang

(2)

của

Đánh giá chất lượng của lõi theo

(3)

 

(4)

Quy định kỹ thuật cụ thể đối với                    (5)

Loại vật liệu:                                                 (6)

(7)

(8)

 

 

(9)

 

 

Xem danh mục các phần quy định chất lượng liên quan của lõi chế tạo theo quy định kỹ thuật cụ thể này.

 

PHỤ LỤC B

MẪU DANH MỤC THỬ NGHIỆM

Kiểm tra nhóm A và B (theo từng lô)

Danh mục thử nghiệm No.

Trang         của

Nhánh

D hoặc ND

(Chú thích 1)

Kiểm tra (Chú thích 2)

Nhận xét

IL

AQL

Số điều của quy định kỹ thuật chung (IEC 723-1) và tên của thử nghiệm

Các điều kiện thử nghiệm

Các yêu cầu về tính năng

 

Nhánh A1

 

 

 

 

 

 

 

Nhánh A2

 

 

 

 

v.v...

 

 

 

 

 

Kiểm tra nhóm C (định kỳ)

Danh mục thử nghiệm No.

Trang        của

Nhánh

D hoặc ND

(Chú thích 1)

Kiểm tra (Chú thích 3)

Nhận xét

IL

AQL

Số điều của quy định kỹ thuật chung (IEC 723-1) và tên của thử nghiệm

Các điều kiện thử nghiệm

Các yêu cầu về tính năng

 

Nhánh C1

 

 

 

 

v.v...

 

 

Chú thích

1) D – Thử nghiệm phá hủy

ND – Thử nghiệm không phá hủy

2) IL – Mức kiểm tra

AQL – Mức chấp nhận chất lượng (IEC 410)

3) p – Khoảng thời gian trong tháng giữa các mẫu thử nghiệm định kỳ

n – Số mẫu chịu từng thử nghiệm

c – Số khuyết tật cho phép trong mỗi mẫu.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6698-1:2000

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6698-1:2000
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6698-1:2000
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6698-1:2000 (IEC 723-1:1982) về lõi cuộn cảm và biến áp dùng trong viễn thông - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành