Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6709-1:2007

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6709-1 : 2007

ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005

CHẤP NHẬN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀ TÀI LIỆU KHÁC CỦA ISO VÀ IEC THÀNH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA HOẶC TIÊU CHUẨN KHU VỰC - PHẦN 1 : CHẤP NHẬN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO VÀ IEC

Regional or national adoption of International Standards and other International Deliverables - Part 1: Adoption of International Standards

Lời nói đầu

TCVN 6709-1 : 2007 và TCVN 6709-2: 2007 thay thế TCVN 6709: 2000 (ISO/IEC Guide 21: 1999).

TCVN 6709-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 21-1: 2005.

TCVN 6709-1 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lương đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 6709-1 : 2007 là một phần của bộ tiêu chuẩn TCVN 6709 : 2007 (ISO/IEC Guide 21: 2005).

Bộ tiêu chuẩn gồm hai phần:

- Phần 1: Chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

- Phần 2: Chấp nhận Tài liệu khác của ISO và IEC.

0. Giới thiệu

0.1. Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp chấp nhận Tài liệu quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và bao gồm các phương pháp chỉ ra mức độ tương đương nhằm tạo sự nhất quán cho cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hay cơ quan tiêu chuẩn khu vực chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và chỉ ra mức độ tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Phương pháp chấp nhận các Tài liệu khác của ISO và IEC (như Quy định kỹ thuật, Quy chuẩn có tính phổ biến, Báo cáo kỹ thuật, Hướng dẫn, Đánh giá về xu hướng công nghệ, Thoả thuận Kỹ thuật về Công nghiệp, Thoả thuận tại Hội thảo Quốc tế) được đề cập trong TCVN 6709-2 (ISO/IEC Guide 21-2). Sự thống nhất rộng rãi hơn giữa các quốc gia trong việc chỉ ra sự tương đương và sự khác biệt sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin, tránh được những nhầm lẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

0.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận rộng rãi ở cấp quốc gia và khu vực, và được các nhà sản xuất, tổ chức thương mại, người mua hàng, người tiêu dùng, phòng thử nghiệm, cơ quan chức năng và các bên quan tâm khác áp dụng. Vì nói chung, các tiêu chuẩn phản ánh kinh nghiệm tốt nhất của công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu dùng, cơ quan lập quy trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu chung của các quốc gia khác nhau nên Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC tạo ra một trong những cơ sở quan trọng để loại bỏ những rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Điều này được thể hiện rõ trong Hiệp định về những rào cản kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức thương mại Thế giới [The Agreement on Technical Barriers to Trade of World Trade Organization (WTO TBT Agreement)], sau đây gọi là Hiệp định WTO TBT.

Cần cố gắng chấp nhận và sử dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC như là tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, và do đó loại bỏ những mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC càng nhiều càng tốt. Chỉ có xây dựng một cách tiếp cận toàn cầu mới tạo ra những lợi ích cho hoạt động tiêu chuẩn hóa một cách đầy đủ. Tuy nhiên, chấp nhận hoàn toàn cũng có thể không khả thi cho một số trường hợp vì các lý do an ninh quốc gia hay khu vực, bảo vệ sức khỏe hay an toàn của con người hoặc bảo vệ môi trường hoặc vì những vấn đề cơ bản về khí hậu, địa lý hay công nghệ. Hiệp định WTO TBT thừa nhận đây là những lý do chính đáng đối với các khác biệt quốc gia hay khu vực.

0.3. Việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực sẽ gặp khó khăn nếu có những khác biệt về quy định hoặc truyền thống của cấu trúc và cách trình bày giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận. Do vậy, nên áp dụng TCVN 1-2 (ISO/IEC Directives, Part 2) để biên soạn tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khu vực.

Đối với những trường hợp nêu tại 0.2, cố gắng làm giảm những khác biệt tới mức tối thiểu. Hơn nữa, khi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có những khác biệt so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì điều quan trọng là phải xác định rõ những khác biệt đó và nêu lý do khác biệt. Nếu Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận theo cách biên tập lại thì khó xác định những đặc biệt kỹ thuật do có sự khác nhau về cách trình bày tiêu chuẩn (như do khác nhau về cấu trúc và từ ngữ) của tiêu chuẩn gốc. Nói một cách khác, sự khác biệt đã được xác định rõ ràng sẽ có xu hướng dần mất, bởi lẽ chừng nào vẫn còn sự khác biệt thì chúng ta sẽ còn tiếp tục đề cập đến chúng, trong khi đó sự khác biệt được che giấu thậm chí không mất đi khi chưa đưa ra lý do thỏa đáng.

0.4. Cần phải cung cấp thông tin càng nhiều càng tốt về sự tương đương của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được chấp nhận từ Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (hoặc dựa vào Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC). Thông tin này nên được trình bày ở vị trí nổi bật trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (tốt nhất là ở trang bìa và lời nói đầu), trong danh mục tiêu chuẩn, catalô, ấn phẩm hàng năm và trên một số phương tiện thông tin khác. Khi viện dẫn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, ít nhất phải nêu số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn. Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực cụ thể (ví dụ, nếu chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC theo phương pháp chấp thuận) thì thông tin về sự tương đương phải được nêu trên những phương tiện thông tin đã liệt kê ở trên.

0.5. Mặc dù phạm vi của tiêu chuẩn này chỉ quy định việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, nhưng các phương pháp chấp nhận được mô tả và mức độ tương đương cũng có thể được áp dụng cho việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thành một tiêu chuẩn khu vực hay tiêu chuẩn quốc gia khác.

0.6. Các yêu cầu về bản quyền, khai thác bản quyền và bán tiêu chuẩn và các ấn phẩm khác có liên quan được quy định trong các văn bản pháp lý khác.

 

CHẤP NHẬN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀ TÀI LIỆU KHÁC CỦA ISO VÀ IEC THÀNH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA HOẶC TIÊU CHUẨN KHU VỰC - PHẦN 1 : CHẤP NHẬN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO VÀ IEC

Regional or national adoption of International Standards and other International Deliverables - Part 1: Adoption of International Standards

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp sau đây:

a) phương pháp xác định các mức độ tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC tương ứng (điều 4);

b) phương pháp chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (điều 5);

c) phương pháp chỉ ra các khác biệt kỹ thuật để dễ dàng nhận biết ngay mọi khác biệt (điều 6);

d) phương pháp ghi số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương với

Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (điều 7);

e) phương pháp chỉ ra mức độ tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực với

Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (điều 8).

Tiêu chuẩn này không đưa ra bất cứ qui tắc nào cho việc sử dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC trong sản xuất, thương mại, ban hành luật hay các hoạt động tương tự. Tiêu chuẩn này cũng không đề cập đến:

- chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thành Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

- chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực khác;

- chấp nhận tiêu chuẩn khu vực thành tiêu chuẩn quốc gia; hoặc

- chấp nhận quy định kỹ thuật hoặc chấp nhận thành quy định kỹ thuật.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004) Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004) và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1. Tiêu chuẩn (standard)

Tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn phải được dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm, và nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng.

[TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 5.2].

3.2. Tiêu chuẩn quốc tế (international standard)

Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế / tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận và có tính phổ biến.

[TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 5.2.1.1].

3.3. Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (International Standard)

Tiêu chuẩn được Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) hoặc Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC ban hành.

[ISO/IEC Directives, Part 2:2004, định nghĩa 3.3].

3.4. Tiêu chuẩn khu vực (regional standard)

Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa/tiêu chuẩn khu vực chấp nhận và có tính phổ biến.

[TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 5.2.1.2].

3.5. Tiêu chuẩn quốc gia (national standard)

Tiêu chuẩn được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến.

[TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 5.2.1.3].

3.6. Chấp nhận (adoption)

(Sự chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực)

Việc công bố hoặc ban hành một tài liệu qui chuẩn quốc gia hoặc khu vực dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC tương ứng, hoặc việc chấp thuận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có cùng vị thế như tài liệu qui chuẩn quốc gia với việc xác định rõ mọi khác biệt so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

CHÚ THÍCH 1: Chấp thuận theo TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 12.1.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "taking over" đôi khi được sử dụng giống như khái niệm "chấp nhận".

CHÚ THÍCH 3: Các điều kiện để chấp nhận một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành một tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, xem 4.1.

3.7. Thay đổi biên tập (editorial change)

(của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC)

Mọi thay đổi cho phép mà không làm thay đổi nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH: Danh mục các thay đổi biên tập cho phép được nêu ở 4.2.

3.8. Khác biệt kỹ thuật (technical deviation)

(của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC)

Mọi sự khác biệt giữa nội dung kỹ thuật của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

3.9. Thay đổi từ ngữ (change in word)

(Khi chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được viết bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của ISO/IEC)

Sự thay thế các từ hoặc cụm từ đơn trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực bằng các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa để phản ánh cách sử dụng ngôn ngữ thông dụng trong khu vực hoặc quốc gia đó.

Ví dụ: Sử dụng từ "elavator" thay cho "lift" ở một số nước.

3.10. Cấu trúc (structure)

(của tiêu chuẩn)

Thứ tự các điều, đoạn, bảng, hình vẽ, phụ lục.

3.11. Nguyên tắc thuận nghịch (vice versa principle)

Nguyên tắc trong đó mọi nội dung thoả mãn trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì thoả mãn trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và ngược lại, vì vậy tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì cũng có nghĩa là tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực .

4. Mức độ tương đương

4.1. Khái quát

Để so sánh tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC tương ứng, nếu muốn hiểu nhanh mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn này thì phải chỉ ra sự tương đương của chúng. Việc phân loại ba mức độ tương đương (xem từ 4.2 đến 4.4) là đủ và không cần mô tả chi tiết hơn vì sự đa dạng của các trường hợp. Việc so sánh phải được thực hiện theo từng điểm một và phải bao hàm cả phạm vi áp dụng và nội dung tiêu chuẩn để phát hiện ra các điều khoản có sự khác biệt.

Một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được coi là được chấp nhận khi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương (xem 4.2) hoặc tương đương có sửa đổi (xem 4.3) so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đó.

Chấp nhận hoàn toàn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC bảo đảm tính minh bạch, làm nền tảng thuận lợi cho thương mại. Cần lưu ý là ngay cả khi hai cơ quan tiêu chuẩn đưa ra các khác biệt hoặc dự thảo lại tiêu chuẩn mà họ cho rằng các khác biệt trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC là không đáng kể, thì vẫn có thể nảy sinh những vấn đề do những thay đổi này có thể tăng thêm và dẫn đến việc không chấp nhận được Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Do đó, chấp nhận hoàn toàn tránh được những vấn đề này.

4.2. Hoàn toàn tương đương

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC theo các điều kiện sau đây:

a) tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật, cấu trúc và từ ngữ (hoặc là một bản dịch hoàn toàn tương đương); hoặc

b) tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật và cấu trúc, mặc dù nó có thể có các thay đổi biên tập tối thiểu như sau:

- thay dấu phẩy thập phân thành dấu chấm thập phân;

- sửa lại lỗi in sai (như lỗi phiên âm) hoặc thay đổi đánh số trang;

- loại bỏ phần lời của một hay vài ngôn ngữ ra khỏi một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đa ngôn ngữ;

- đưa vào các sửa đổi hay đính chính kỹ thuật của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

- thay đổi tên gọi tiêu chuẩn cho nhất quán với bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hiện hành;

- thay cụm từ "Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này" thành cụm từ "Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này" hoặc "Tiêu chuẩn này";

- đưa vào các tài liệu tham khảo (ví dụ: phụ lục tham khảo mà không làm thay đổi, tăng thêm hoặc loại bỏ các điều khoản của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC); ví dụ về các tài liệu tham khảo này là khuyến cáo người sử dụng, hướng dẫn đào tạo hoặc các mẫu biểu hoặc báo cáo được đề xuất;

- không đưa vào nội dung thông tin mở đầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

- thay đổi từ ngữ như định nghĩa ở 3.9;

- để tham khảo, có thể bổ sung các giá trị đơn vị đo được tính toán lại trong trường hợp sử dụng hệ thống đo lường khác tại quốc gia chấp nhận tiêu chuẩn.

"Nguyên tắc thuận nghịch" được tuân thủ

CHÚ THÍCH: Mọi thay đổi trong trình bày tài liệu (ví dụ như đánh số trang, kiểu chữ và cỡ chữ .v.v...), đặc biệt là khi sử dụng phương tiện điện tử, không ảnh hưởng gì đến mức độ tương đương.

4.3. Tương đương có sửa đổi

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực tương đương có sửa đổi so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC trong các điều kiện sau. Cho phép có các khác biệt kỹ thuật, nếu các khác biệt đó được nhận biết và giải thích rõ ràng. Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có cấu trúc tương tự như Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Chỉ được phép có thay đổi cấu trúc tiêu chuẩn nếu dễ dàng so sánh cấu trúc và nội dung của hai tiêu chuẩn.

Để cho rõ ràng và dễ tra cứu thì một tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực chỉ nên chấp nhận một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Trong một vài trường hợp có thể chấp nhận một số Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành một tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Tuy nhiên, điều này chỉ thích hợp với người sử dụng tiêu chuẩn nếu có sự so sánh dễ dàng về nội dung giữa các tiêu chuẩn trong một danh mục để xác định và giải thích các thay đổi. Tiêu chuẩn tương đương có sửa đổi cũng có thể có các thay đổi cho phép của tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương.

"Nguyên tắc thuận nghịch" không được tuân thủ.

Các tiêu chuẩn tương đương có sửa đổi có thể gồm các trường hợp sau:

a) "Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có ít nội dung hơn"

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực chỉ áp dụng một phần nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có các yêu cầu ít khắt khe hơn, .v.v....

b) "Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có nhiều nội dung hơn"

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực bổ sung thêm các khía cạnh hoặc kiểu loại, có các yêu cầu khắt khe hơn, kể cả các phép thử bổ sung, .v.v...

c) "Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thay đổi một phần của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC"

Phần nội dung là hoàn toàn tương đương, nhưng giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có một số yêu cầu khác nhau.

d) "Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực quy định một lựa chọn thay thế"

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực quy định một điều khoản tương đương có thể sử dụng để thay thế cho các điều khoản nêu trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

Xem Phụ lục A về ví dụ danh mục các khác biệt kỹ thuật và giải thích về các khác biệt này.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có thể bao gồm toàn bộ nội dung Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC cùng với các điều khoản kỹ thuật bổ sung không có trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Trong trường hợp này, mức độ tương đương so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC là "tương đương có sửa đổi" hoặc là "không tương đương", tùy thuộc vào việc không hoặc có sự khác nhau được nêu rõ và các khác biệt kỹ thuật có được liệt kê và được giải thích hay không, mặc dù phần nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có thể không bị sửa đổi.

4.4. Không tương đương

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực không tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC về nội dung kỹ thuật và cấu trúc, và các thay đổi không được xác định rõ ràng. Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực không tương đương cũng gồm cả trường hợp khi chỉ có ít điều khoản hoặc ít điều khoản quan trọng của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được giữ lại trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này.

Mức độ tương đương này không được coi là chấp nhận.

5. Phương pháp chấp nhận

5.1. Khái quát

5.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC phải được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, tức là thành tài liệu cùng loại.

5.1.2. Điều này mô tả các phương pháp chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và có thể áp dụng cho cả hai mức độ tương đương đầu tiên (xem 4.2 và 4.3). Điều này cũng đưa ra một số chỉ dẫn liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó. Phương pháp ưu tiên được nêu trong 5.4 (xem thêm Phụ lục B về tóm tắt mối quan hệ giữa các mức độ tương đương và phương pháp chấp nhận/xuất bản).

5.1.3. Mọi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC theo bất kỳ phương pháp nào thì cũng phải bảo đảm nhận biết ra Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC một cách rõ ràng. Đối với việc chấp nhận Tiêu chuẩn Quốc tế bằng phương pháp xuất bản lại, việc nhận biết Tiêu chuẩn Quốc tế phải được thể hiện ở vị trí nổi bật như tại trang bìa, số hiệu tiêu chuẩn, tên gọi tiêu chuẩn (ít nhất là bằng một ngôn ngữ chính thức dùng trong Tiêu chuẩn Quốc tế đã được xuất bản), năm xuất bản và mức độ tương đương (xem Điều 4).

5.1.4. Khi chấp nhận Tiêu chuẩn Quốc tế, mọi sửa đổi và đính chính kỹ thuật hiện hành của Tiêu chuẩn Quốc tế đó phải được đưa vào tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

Các sửa đổi và đính chính kỹ thuật được ban hành sau thời điểm chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC phải được chấp nhận càng sớm càng tốt.

5.1.5. Đối với các bản tiêu chuẩn xuất bản bằng phương tiện điện tử thì cơ quan tiêu chuẩn có thể tìm phương pháp chấp nhận khác, không nêu ra trong tiêu chuẩn này, hoặc có thể kết hợp với các phương pháp hiện có. Trong trường hợp này, phương pháp được sử dụng không được nêu ra ở đây. Tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng các kiến nghị liên quan đến việc lựa chọn và chỉ ra sự tương đương.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các loại thông báo chấp nhận khác nhau được nêu ở Phụ lục C.

5.2. Phương pháp chấp thuận

5.2.1. Nếu cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực công bố Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có vị thế như tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thì phải phát hành một “thông báo chấp thuận”. Thông báo này có thể bao gồm thông tin hoặc hướng dẫn thích hợp cho sự công bố này. Thông báo chấp thuận chỉ được ban hành khi điều kiện tại 4.2 a) được tuân thủ. Mỗi thông báo chấp thuận chỉ đề cập đến một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (bao gồm mọi sửa đổi và/hoặc đính chính kỹ thuật).

5.2.2. Thông báo chấp thuận có thể cấp một số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực duy nhất cho mỗi Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp thuận. Cũng có thể sử dụng ngay số hiệu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

5.2.3. Thông báo chấp thuận có thể được công bố trong một tạp chí chính thức và/hoặc một tài liệu độc lập. Phần lời của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC không nhất thiết đính kèm với thông báo chấp thuận.

5.2.4. Phương pháp chấp thuận là một trong các phương pháp chấp nhận đơn giản nhất. Phương pháp này không đòi hỏi in lại phần lời của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Tuy nhiên, thông báo chấp thuận kèm theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, vì vậy bằng cách nào đó phải có sẵn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC hiện hành. Do vậy, nếu thông báo chấp thuận không có số hiệu riêng thì khó có thể truy tìm được Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC khi chấp nhận vào trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về bảo vệ bản quyền và bán tiêu chuẩn và các ấn phẩm khác có liên quan được quy định trong các văn bản pháp lý khác.

5.3. Xuất bản lại

5.3.1. Khái quát

Có ba phương pháp xuất bản lại: in lại (xem 5.3.2), dịch (xem 5.3.3) và biên soạn lại (xem 5.3.4). Tùy thuộc vào việc lựa chọn mỗi phương pháp xuất bản này, cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực phải quy định một cách thức nhận biết thích hợp trên trang bìa và toàn bộ các trang khác của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực khi chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

5.3.2. In lại

5.3.2.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được in thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực bằng cách như chụp lại, quét hoặc lấy từ một tệp dữ liệu điện tử. Ngoài ra, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có thể có các nội dung sau:

a) lời giới thiệu, lời nói đầu hoặc lời tựa của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (xem 5.3.2.2);

b) bản dịch phần lời của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (xem 5.3.3);

c) tên gọi khác (xem 4.2 và 5.3.2.4);

d) bản sửa đổi và/hoặc bản đính chính kỹ thuật (xem 5.1.3) của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

e) tài liệu tham khảo nằm trong lời nói đầu, chú thích, phụ lục của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (xem điều 6);

f) thay đổi biên tập hoặc khác biệt kỹ thuật (xem điều 6).

5.3.2.2. Lời giới thiệu, lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có thể chứa các thông tin hoặc hướng dẫn thích hợp cho việc chấp nhận tiêu chuẩn. Thông tin này thường có các nội dung sau:

a) số hiệu và tên gọi tiêu chuẩn gốc (cùng với năm xuất bản), ví dụ TCVN ISO 9001:2000 (ISO 9001:2000), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

b) cơ quan quốc gia hoặc khu vực chịu trách nhiệm đối với tiêu chuẩn này (ví dụ ký hiệu và tên gọi ban kỹ thuật);

c) chi tiết về thay đổi biên tập, nếu có;

d) trích dẫn các khác biệt kỹ thuật và các thay đổi về cấu trúc kèm theo giải thích hoặc các phụ lục cung cấp các thông tin liên quan, nếu có.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về nội dung lời giới thiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được nêu ở Phụ lục D.

5.3.2.3. Có thể bổ sung các khác biệt kỹ thuật và mọi thông tin, hướng dẫn, chú thích, .v.v... trực tiếp vào các điều được đề cập đến. Tuy nhiên, nội dung bổ sung này phải được phân biệt rõ so với tiêu chuẩn gốc.

5.3.2.4. Để phù hợp với các bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hiện có, tên gọi các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có thể khác với tên gọi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận. Tuy nhiên, tên gọi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC phải được nêu rõ trên trang bìa.

Việc giải thích về đổi tên gọi của tiêu chuẩn nên đưa vào lời giới thiệu, lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

5.3.2.5. Đính chính kỹ thuật và sửa đổi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thường được ban hành trước khi Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đó được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Khi chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, mọi sửa đổi và đính chính kỹ thuật hiện có đều phải đưa vào tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (xem 5.1.4).

CHÚ THÍCH: Phương pháp thích hợp để nhận biết các đính chính kỹ thuật và sửa đổi, xem 6.1.6.

Việc viện dẫn đến bất cứ sửa đổi nào, v.v... và việc giải thích cho các chỗ đánh dấu cần được đưa vào lời giới thiệu, lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

5.3.3. Biên dịch (in hoặc không in lại bản tiêu chuẩn gốc)

5.3.3.1. Nếu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực là bản dịch riêng biệt của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có thể được xuất bản dưới dạng đơn ngữ hoặc song ngữ. Trong cả hai trường hợp, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực đều có lời giới thiệu hoặc lời nói đầu (xem 5.3.2.2).

5.3.3.2. Nếu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được dịch từ Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và xuất bản dưới dạng đơn ngữ, được công bố là "hoàn toàn tương đương”, khi đó phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC gốc cũng có nghĩa là phù hợp với bản dịch theo nguyên tắc thuận nghịch.

5.3.3.3. Khi nội dung của tiêu chuẩn xuất bản song ngữ (một là ngôn ngữ chính thức của tổ chức quốc tế ban hành tiêu chuẩn đó và một là ngôn ngữ khác) thì có thể có một tuyên bố về hiệu lực của bản tiêu chuẩn gốc hoặc của bản dịch. Khi không có một tuyên bố như vậy thì cả bản tiêu chuẩn gốc và bản dịch đều có hiệu lực như nhau.

5.3.3.4. Cả bản tiêu chuẩn xuất bản đơn ngữ và bản tiêu chuẩn xuất bản song ngữ có thể có các chú thích về các thay đổi biên tập và/hoặc các khác biệt kỹ thuật hiện có liên quan đến Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Các chú thích này thường đặt ngay sau điều được đề cập đến và/hoặc nhấn mạnh trong lời nói đầu, lời giới thiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Mức độ tương đương tuỳ thuộc vào các thay đổi biên tập hoặc/và theo các khác biệt kỹ thuật được đưa vào.

5.3.3.5. Bản tiêu chuẩn xuất bản đơn ngữ phải chỉ rõ đã được biên dịch từ ngôn ngữ nào.

5.3.4. Soạn thảo lại

5.3.4.1. Nếu Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được xuất bản thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này không phải là bản in lại hoặc không phải là bản dịch hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì xuất bản tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này được coi là soạn thảo lại.

5.3.4.2. Nếu Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được soạn thảo lại thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thì tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải nêu rõ là soạn thảo lại, bất kể tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực đó có khác biệt hay không so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Nếu có khác biệt thì phải nêu lý do và các khác biệt đó phải được xác định rõ trong nội dung tiêu chuẩn bằng cách sử dụng một trong các phương pháp nêu ở Điều 6.

5.3.4.3. Mặc dù soạn thảo lại là phương pháp hợp thức để chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, nhưng vẫn có khả năng bỏ sót những khác biệt kỹ thuật quan trọng do các thay đổi trong cấu trúc hoặc từ ngữ gây khó khăn cho việc so sánh giữa Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và không dễ dàng xác định được mức độ tương đương. Biên soạn lại cũng gây khó khăn cho việc kiểm tra xác nhận mức độ tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực tại các nước khác.

5.4. Lựa chọn phương pháp chấp nhận

5.4.1. Nếu không có các thay đổi biên tập hoặc khác biệt kỹ thuật thì bất cứ phương pháp chấp nhận nào nêu trong 5.2 và 5.3 đều thích hợp, mặc dù việc in lại toàn bộ phần nội dung (xem 5.3.2) là phương pháp nên dùng cho những nước sử dụng một trong các ngôn ngữ chính thức của tổ chức ISO/IEC. Khi có một bản dịch đi kèm thì quốc gia đó phải cân nhắc đến sự ràng buộc của phần nội dung của bản tiêu chuẩn gốc với bản dịch.

5.4.2. Nếu phải thay đổi biên tập hoặc có khác biệt kỹ thuật không thể tránh khỏi thì nên dùng phương pháp in lại (xem 5.3.2) hoặc phương pháp dịch (xem 5.3.3) với việc đưa các khác biệt vào nội dung hoặc vào phụ lục. Để chỉ ra các khác biệt kỹ thuật và thay đổi biên tập, xem Điều 6.

5.4.3. Không nên dùng phương pháp soạn thảo lại tiêu chuẩn vì các lý do nêu ở 0.3 và 5.3.4.3.

CHÚ THÍCH: Phụ lục C cung cấp một số ví dụ giải thích các phương pháp chấp nhận khác nhau.

6. Phương pháp chỉ ra các khác biệt kỹ thuật và thay đổi biên tập

6.1. Khái quát

6.1.1. Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải bao gồm:

a) một giải thích trong lời nói đầu, lời giới thiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (theo 5.3.2.2), khi cần thiết;

b) một phụ lục mô tả mọi thay đổi biên tập và/hoặc khác biệt kỹ thuật đã thực hiện, lý do thực hiện và cách nhận biết chúng trong nội dung tiêu chuẩn.

6.1.2. Nếu có ít khác biệt kỹ thuật (và lý do có các khác biệt kỹ thuật này) hoặc thay đổi biên tập thì chúng có thể được nêu trong lời giới thiệu, trong lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

6.1.3. Các khác biệt cụ thể hoặc chỉ dẫn (với viện dẫn chéo phù hợp) có thể đưa vào lời giới thiệu, lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Mặt khác, có thể đưa chúng vào phần nội dung hoặc phụ lục riêng của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Khi in trên giấy, do khó khăn về mặt kỹ thuật trong việc đưa thêm nhiều nội dung, tốt nhất nên sử dụng phương pháp thay đổi đơn giản, nhưng rõ ràng.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ về lời giới thiệu và lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được nêu ở Phụ lục D.

6.1.4. Nếu mọi chú thích mang tính giải thích, thay đổi biên tập và/hoặc các khác biệt kỹ thuật trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực liên quan đến Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được đưa vào nội dung thì chúng phải được nhấn mạnh trong phần nội dung, như đóng khung ngay sau điều liên quan hoặc bằng một vạch đơn thẳng đứng bên lề hoặc đường gạch chân bằng dấu chấm cho phần nội dung liên quan.

Các chú thích này phải được nêu bằng các tiêu đề sau:

- “chú thích mang tính giải thích của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực” hoặc “giải thích của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực” nếu nội dung của chúng giới hạn ở các thay đổi biên tập, và/hoặc

- “khác biệt của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực” nếu nội dung của chúng không giới hạn ở các thay đổi biên tập.

6.1.5. Cách khác để chỉ ra các chú thích mang tính giải thích, thay đổi biên tập hoặc khác biệt kỹ thuật mà không đòi hỏi cắt bỏ hay ghép phần nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC là sử dụng một vạch đơn thẳng đứng (I) bên lề hoặc đường gạch chân bằng dấu chấm để chỉ ra phần nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đã được thay đổi. Khi đó, các chú thích, thay đổi, khác biệt của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được tập hợp trong một phụ lục đưa vào cuối tiêu chuẩn. Mỗi thay đổi được viện dẫn chéo đến điều,v.v... của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, thông thường các khác biệt mang tính quy định và các lý do của các khác biệt này được đưa vào một phụ lục và các chú thích tham khảo, hướng dẫn được đưa vào một phụ lục khác.

Chú thích: Xem Phụ lục D.

6.1.6. Thông thường, khi chấp nhận một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC sẽ có các sửa đổi và/hoặc đính chính kỹ thuật. Các sửa đổi và/hoặc đính chính kỹ thuật có thể được đưa vào phần nội dung hoặc đính kèm vào cuối tiêu chuẩn. Phần nội dung đã được sửa đổi phải được chỉ rõ trong phần nội dung chính của tiêu chuẩn bằng vạch kép thẳng đứng (II) bên lề. Điều này có ưu điểm là phân biệt được các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực (vạch đơn hoặc đường gạch chân bằng dấu chấm) với các thay đổi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

6.2. Viện dẫn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC khác

6.2.1. Nếu một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận có viện dẫn đến các Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC khác thì các viện dẫn này được giữ nguyên trong phần nội dung của tiêu chuẩn chấp nhận, không tính đến hiệu lực áp dụng của các Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đó đối với việc chấp nhận ở quốc gia hoặc khu vực hoặc vị thế của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực như thế nào. Nếu các tài liệu khác được thay thế cho tài liệu viện dẫn gốc thì các tài liệu này phải được xác định rõ trong một chú thích của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Điều này thông thường được trình bày trong lời giới thiệu, lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực.

CHÚ THÍCH: Các khuyến nghị này không cần thiết áp dụng cho các viện dẫn mang tính chất tham khảo, mặc dù các viện dẫn này cũng có ích.

6.2.2. Nếu Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thì Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này phải được nêu trong lời giới thiệu, lời nói đầu cùng với số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực này. Tương tự, khi không có các tài liệu quốc gia hoặc khu vực nào có hiệu lực thì cũng phải được chỉ rõ. Phương pháp thuận tiện để chỉ ra các mối quan hệ này là lập một danh mục trong lời giới thiệu, lời nói đầu cho thấy các số hiệu tiêu chuẩn viện dẫn tương ứng và mức độ tương đương của chúng. Các tài liệu được viện dẫn cần phải được viện dẫn chính xác khi chúng có trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Các ban kỹ thuật chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải xem xét lại toàn bộ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được viện dẫn để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này tương đương và có hiệu lực cho các mục đích của tiêu chuẩn đang được chấp nhận.

Nếu phát hiện sai lỗi trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì cần có một chú thích cuối trang trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực để cung cấp thông tin tham khảo chính xác và thông báo cho tổ chức quốc tế liên quan biết.

6.2.3. Khi một số Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn chưa được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực thì ở lời nói đầu, lời giới thiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải chỉ rõ các tài liệu được xem là có hiệu lực để thay thế nếu việc viện dẫn đến các Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này được coi là không thích hợp. Phải đưa ra thông tin về mọi khác biệt kỹ thuật của tài liệu quốc gia hoặc khu vực đó so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC mà chúng thay thế. Khi một tài liệu không phải là Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương được thay thế cho một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn mà tài liệu này được coi là có khác biệt kỹ thuật, do đó mức độ tương đương là “tương đương có sửa đổi”.

7. Phương pháp ghi số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC

7.1. Khái quát

Khi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương (xem 4.2) với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì phải làm cho người sử dụng tiêu chuẩn nhận ra ngay điều này chứ không phải là sau khi xem xét nội dung của tiêu chuẩn.

7.2. Ghi số hiệu

7.2.1. Nếu toàn bộ nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực theo cách in lại hoàn toàn, được viện dẫn (trong trường hợp có thông báo chấp thuận) hoặc được dịch hoàn toàn tương đương thì một trong hai hệ thống ghi số hiệu nêu trong 7.2.2 có thể được sử dụng.

7.2.2. Phương pháp được khuyến nghị để nhận biết việc chấp nhận hoàn toàn, bao gồm cả số hiệu Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (chữ cái và số) kết hợp hoặc liên kết với số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực [xem mục a) và b) dưới đây]. Tuỳ thuộc vào phương pháp đã chọn, để tăng thêm tính rõ ràng, năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và/hoặc của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải được bổ sung vào số hiệu tiêu chuẩn nếu có thể (xem Phụ lục E).

Các phương pháp ghi số hiệu sau đây được chấp nhận, phương pháp a) đang là phương pháp ưu tiên.

a) Chỉ kết hợp với các chữ cái của quốc gia hoặc khu vực.

Các chữ cái của quốc gia hoặc khu vực có thể tách rời số hiệu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC (chữ cái và số) bằng một dấu cách hoặc bất cứ ký hiệu thuận tiện nào, ví dụ như dấu gạch nối.

VÍ DỤ: Trường hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9001:2000 là hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC ISO 9001:2000 thì số hiệu của Tiêu chuẩn Việt Nam phải là:

TCVN ISO 9001:2000

Cách ghi số hiệu này thường được gọi là “ghi số hiệu đơn” cho dễ hiểu và cũng có thể nói rằng số hiệu của Tiêu chuẩn Việt Nam là ISO 9001:2000. Sử dụng phương pháp này giúp xác định được ngay và rõ ràng Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

b) Liên kết với số và chữ cái quốc gia và khu vực.

VÍ DỤ 1: TCVN 6499:1999

ISO 11263:1994

Cách ghi số hiệu này thường được gọi là “ghi số hiệu kép”. Số hiệu tiêu chuẩn dựa theo cách ghi số hiệu kép cũng có thể được viết thành một dòng bằng việc sử dụng một dấu cách để phân tách thành hai phần cấu thành của của số hiệu tiêu chuẩn.

VÍ DỤ 2: TCVN 6499:1999 ISO 11263:1994

CHÚ THÍCH: Phương pháp này đặc biệt có lợi nếu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực được ban hành thành một bộ gồm nhiều phần riêng mà chỉ có một số phần trong đó hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

Hai phương pháp ghi số hiệu đơn và ghi số hiệu kép chỉ thích hợp đối với trường hợp chấp nhận hoàn toàn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Đối với trường hợp chấp nhận tương đương có sửa đổi, chỉ cho phép có một số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, nghĩa là không áp dụng phương pháp hoặc a) hoặc b).

8. Phương pháp chỉ ra mức độ tương đương

8.1. Khái quát

Nên thiết lập một hệ thống nhận biết mức độ tương đương giữa Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực càng rõ ràng càng tốt cho người sử dụng tiêu chuẩn. Thông tin như vậy cần được nêu trong các danh mục tiêu chuẩn và trên các phương tiện thông tin khác.

8.2. Phân loại sự tương đương và cách viết tắt

Xem chi tiết Bảng 1.

Bảng 1

Tên gọi

Mô tả

Viết tắt

Hoàn toàn tương đương

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC nếu:

a) Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật, cấu trúc và từ ngữ, hoặc

b) Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật và cấu trúc, mặc dù có thể có các thay đổi biên tập tối thiểu được quy định tại 4.2.

"Nguyên tắc thuận nghịch" được tuân thủ.

IDT

Tương đương có sửa đổi

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực tương đương có sửa đổi so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC nếu các khác biệt kỹ thuật cho phép được xác định và giải thích rõ ràng. Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phản chiếu cấu trúc của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, nếu các thay đổi về cấu trúc là được phép thì cấu trúc đã thay đổi phải cho phép dễ dàng so sánh nội dung của hai tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn tương đương có sửa đổi cũng bao gồm các thay đổi được phép như tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương.

"Nguyên tắc thuận nghịch" không được tuân thủ.

MOD

Không tương đương

Tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực không tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC về nội dung kỹ thuật và cấu trúc, và mọi thay đổi đều không được xác định rõ ràng. Hiển nhiên không thấy rõ sự tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

Mức độ tương đương này không được gọi là chấp nhận.

NEQ

8.3. Cách chỉ ra mức độ tương đương của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực

Để chỉ ra mức độ tương đương, nên sử dụng hệ thống đã nêu trong 8.2. Tên gọi và cách viết tắt cho mức độ tương đương nên thể hiện sau tên gọi của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và số hiệu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, kể cả năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Nếu tên gọi của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực khác với tên gọi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC do dịch thuật hoặc do thay đổi để phù hợp với bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hiện hành (xem 5.3.2.1 và 5.3.2.4) thì tên gọi của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viết bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của ISO và IEC.

Phải sử dụng tên gọi và cách viết tắt sau đây:

- “Hoàn toàn tương đương” hoặc “IDT” đối với 4.2;

- “Tương đương có sửa đổi” hoặc “MOD” đối với 4.3;

- “Không tương đương” hoặc “NEQ” đối với 4.4.

Trong mọi trường hợp, năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực phải được đặt vào giữa số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và tên gọi của tiêu chuẩn đó.

VÍ DỤ 1: TCVN ISO 9001:2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu (ISO 9001:2000, IDT).

VÍ DỤ 2: TCVN IEC 60068-1:1990, Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Yêu cầu chung và hướng dẫn (IEC 60068-1:1988, IDT) *)

VÍ DỤ 3: TCVN 6342-1:1998, Bao cao su tránh thai - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật (ISO 4074-1:1996, MOD).

VÍ DỤ 4: TCVN 5678:1997, Gạo trắng - Yêu cầu kỹ thuật (ISO 1234:1995, Rice - Requirements, NEQ) *)

8.4. Cách chỉ ra mức độ tương đương trong danh mục tiêu chuẩn, catalô và các phương tiện thông tin khác

Trong các danh mục tiêu chuẩn, catalô, cơ sở dữ liệu, v.v... phải bổ sung vào số hiệu tiêu chuẩn năm xuất bản tương ứng của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

Khi sử dụng từ viết tắt nêu trong Bảng 1 thì các từ viết tắt này phải được giải thích rõ ràng bằng cách sử dụng mô tả trong 8.2.

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực phải đưa ra các quy định về số hiệu tiêu chuẩn để cụ thể hóa việc định dạng các cách chỉ ra sự tương đương khi áp dụng cơ sở dữ liệu.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Các ví dụ về danh mục các khác biệt kỹ thuật và giải thích các khác biệt*)

A.1. Khái quát

Nên bắt đầu với mọi tình huống liệt kê các khác biệt kỹ thuật bằng các từ “Bổ sung”, “Thay thế” hoặc “Bỏ”.

Các ví dụ sau đây minh họa các khác biệt kỹ thuật đối với các loại tiêu chuẩn tương đương có sửa đổi khác nhau (xem 4.3) có thể được liệt kê và giải thích như thế nào.

A.2. Các ví dụ

A.2.1. Trường hợp 4.3 a): Ví dụ về loại bỏ

Phạm vi áp dụng của ISO 10191:1995, Lốp xe chở khách - Kiểm tra xác nhận khả năng của lốp xe - Các phương pháp thử trong phòng thí nghiệm, đề cập đến các loại lốp xe tiêu chuẩn, cũng như loại lốp xe có tải gia cường/dư. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9999:1999 chỉ áp dụng với loại lốp tiêu chuẩn.

Điều

Sửa đổi

5.1.1.1 Bảng 1 - Áp suất hơi để thử độ bền  đối với loại lốp xe

Bỏ dòng: “có tải gia cường/dư”

5.4.1.1 Bảng 4 - Áp suất hơi để thử tốc độ cao

Bỏ cột: “có tải gia cường/dư” đối với áp suất hơi

Giải thích:

Tiêu chuẩn sản phẩm bao gồm các quy định kỹ thuật dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC ISO 4000-1 đưa ra toàn bộ các quy định kỹ thuật đối với lốp xe chở khách và không chỉ đối với phương pháp thử mà còn đối với cả các yêu cầu về tính năng kỹ thuật. Tuy nhiên, Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này bao gồm các yêu cầu đối với lốp có tải gia cường/dư, nhưng phần phương pháp thử của các yêu cầu này đã được loại bỏ trong Tiêu chuẩn Việt Nam.

A.2.2. Trường hợp 4.3. b): Ví dụ về bổ sung

ISO 6899:1994, Điều kiện chấp nhận của máy dập cơ khí - Thử độ chính xác, quy định các yêu cầu để thử nghiệm hình học đối với máy dập cơ khí. Trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9999:1999, các yêu cầu về thử nghiệm độ chính xác trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận mà không có thay đổi, nhưng việc thử nghiệm độ chính xác cho toàn bộ khe hở dọc của các bộ phận ghép nối, không có trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, được quy định bổ sung.

Điều

 Sửa đổi

4 Điều kiện thử và dung sai cho phép

Bổ sung: “các yêu cầu về thử nghiệm độ chính xác cho toàn bộ khe hở dọc của các bộ phận ghép nối” vào trong các hạng mục thử nghiệm

Giải thích:

Có sự bổ sung này vì độ chính xác của toàn bộ khe hở dọc của các bộ phận ghép nối là cần thiết để đảm bảo độ chính xác về kích thước của sản phẩm được sản xuất bằng máy dập cơ khí và để đảm bảo sự ổn định chất lượng của chúng.

A.2.3. Trường hợp 4.3. c): Ví dụ về thay thế

ISO 4524-2:1995, Lớp phủ kim loại - Phương pháp thử đối với lớp phủ vàng điện phân và vàng hợp kim - Phần 2: Thử nghiệm môi trường, quy định các điều kiện môi trường đối với thử ở môi trường công nghiệp tại nhiệt độ 25 oC và độ ẩm tương đối 75 % nhưng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9999:1999 thay đổi các điều kiện đó thành 40 oC và 80 %.

Điều

 Sửa đổi

5 Thử ở môi trường công nghiệp

Thay thế: “25 oC ± 2 oC” bằng “40 oC ± 1 oC” và “càng gần bằng 75 % càng tốt và nằm trong khoảng từ 70 % đến 80 %” với ”80 % ± 5 %”

Giải thích:

Tiêu chuẩn Việt Nam này sửa đổi các yêu cầu của phép thử gia tốc để phản ánh tốt hơn các điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.

A.2.4. Trường hợp 4.3. d): Ví dụ về các yêu cầu song song liên quan đến các phương pháp thử

Trong ISO 7619:1997, Cao su - Xác định độ cứng bằng máy đo độ cứng bỏ túi, việc đo độ cứng với máy đo độ cứng Shore được quy định đo loại D và loại A. Trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9999:1999, phạm vi đo bao gồm cả loại A và loại D và cũng quy định cho loại E giống một số phần của loại A.

Điều

 

Sửa đổi

4.1

Máy đo độ cứng Shore: loại A và loại D

Bổ sung loại E

4.1.1

Chân áp suất

Bổ sung: "phải là 5,4 mm ± 2 mm đối với máy đo độ cứng loại E" tính theo đường kính lỗ tâm

4.1.2

Máy đo độ lõm

Bổ sung từ ngữ và hình vẽ cho hình dạng và kích thước của máy đo độ lõm

4.1.4

Lò xo đã hiệu chuẩn

Bổ sung: "máy đo độ cứng loại E" cho phạm vi ứng dụng của công thức biểu diễn lực của lò xo loại A trong mục a)

7.3

 

Bổ sung vào cuối đoạn: "Đo với máy đo độ cứng loại E khi độ cứng được xác định bằng máy đo độ cứng loại A là ít hơn A20”

7.3

CHÚ THÍCH 2

Bổ sung: "Nên áp dụng khối lượng 1 kg đối với máy đo độ cứng loại E”.

Giải thích:

Máy đo độ cứng là các thiết bị đo độ cứng bằng cách đo độ sâu nhúng của một cái kim (máy đo độ lõm) cắm vào bề mặt cao su, với máy đo loại D được dùng đo cao su có độ cứng cao và loại A được dùng đo cao su có độ cứng bình thường. Trong Tiêu chuẩn Việt Nam này, đưa thêm các yêu cầu đối với máy đo loại E là một phương pháp được sử dụng cho cả loại cao su có độ cứng thấp.

A.2.5. Ví dụ về sự phối hợp các lựa chọn nêu trên

Phần nội dung của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC IEC 60335-2-61:1992 đã được CENELEC chấp thuận thành Tiêu chuẩn Châu Âu với các sửa đổi đã được thoả thuận dưới đây.

Điều

Sửa đổi

11

Gia nhiệt

11.8

Thay thế phần nội dung của chú thích 101 của Bảng 3 bằng: Vùng bao quanh trực tiếp là các bề mặt nằm trong khoảng 100 mm tính từ lưới lọc không khí thoát ra được đo theo chiều thẳng đứng phía trên miệng và trong khoảng 25 mm về các phía khác

19

Hoạt động không bình thường

19.13

Thay thế: "175 K" bằng "180 K" (ở hai chỗ)

19.101

Bổ sung sau đoạn thứ hai:

CHÚ THÍCH Z1: Thiết bị trộn khí bị hỏng có thể dẫn đến việc điều khiển không hoạt động

Đoạn thứ ba, chỉ sửa đổi bản tiếng Pháp.

Thay thế mục thứ nhất trong đoạn thứ 5 bằng:

- lưới lọc không khí thoát ra và vùng bao quanh trực tiếp

● 180 K, đối với máy sấy có lắp quạt khi lưới lọc không khí thoát ra đặt bên cạnh hoặc phía trước của máy sấy;

● 180 K trong 5 phút đầu và 155 K sau giai đoạn đó đối với các máy sấy khác.

22

Xây dựng

Bổ sung: 22.17 Bổ sung

Chỉ áp dụng các yêu cầu này sau khi lắp đặt thiết bị.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa mức độ tương đương và phương pháp chấp nhận/xuất bản

Mức độ tương đương

Phương pháp chấp nhận/xuất bản

Thay đổi cho phép

Thay đổi biên tập như quy định

Cấu trúc

Khác biệt kỹ thuật

Hoàn toàn tương đương

Chấp thuận (xem 4.2.a)

Không

Không

Không

 Xuất bản  lại (xem 4.2.b)  (in  lại,  dịch  hoàn  toàn  tương đương)

  Có

  Không

  Không

Tương đương có sửa đổi

 Xuất bản  lại (xem 4.3)

 Có

 Có a

b

Không tương đương

 Xuất bản  lại (xem 4.4)

 Có

 Có

 Có

a Có thể so sánh dễ dàng nội dung của hai tiêu chuẩn hoặc nếu có nhiều hơn một Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận thì có một danh mục xác định các thay đổi này.

b Khác biệt kỹ thuật được xác định và giải thích.

 

PHỤ LỤC C

(tham khảo)

Các ví dụ về thông báo chấp nhận *)

C.1. Khái quát

Các ví dụ trong Phụ lục này được soạn thảo không chỉ cho việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia mà còn cho việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn khu vực.

C.2. Ví dụ về thông báo chấp thuận

Chỉ dùng cho trường hợp chấp nhận hoàn toàn:

“Tiêu chuẩn quốc tế ISO 0000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN ISO 00000:1999. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997 và Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998 hiện có bán tại Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam”.

C.3. Ví dụ về thông báo chấp nhận đối với trường hợp in lại

CHÚ THÍCH: Các thông báo sau đây có thể được nêu riêng hoặc là một phần trong lời nói đầu của Tiêu chuẩn Việt Nam hay các hình thức giới thiệu khác.

C.3.1. In lại

VÍ DỤ 1: "Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997 (bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN ISO 00000:1998".

VÍ DỤ 2: “Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997 (bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận tương đương có sửa đổi thành Tiêu chuẩn Việt Nam với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN 9999:2000. Xem chi tiết các sửa đổi trong lời nói đầu của Tiêu chuẩn Việt Nam và nhận biết chúng trong phần nội dung tiêu chuẩn".

C.3.2. Dịch

VÍ DỤ 1: "Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương bằng phương pháp dịch với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN ISO 00000:1999".

VÍ DỤ 2: "Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương bằng phương pháp dịch với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN ISO 00000:1999. Bản tiếng Anh được in lại cùng với bản dịch".

VÍ DỤ 3: "Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận tương đương có sửa đổi thành Tiêu chuẩn Việt Nam với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN 9999:2000. Xem chi tiết các sửa đổi trong lời nói đầu của Tiêu chuẩn Việt Nam và nhận biết chúng trong phần nội dung tiêu chuẩn".

C.3.3. Biên soạn lại

"Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, được chấp nhận tương đương có sửa đổi thành Tiêu chuẩn Việt Nam với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN 9999. Tiêu chuẩn Việt Nam là bản biên soạn lại của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Xem chi tiết các sửa đổi trong lời nói đầu của Tiêu chuẩn Việt Nam và nhận biết chúng trong phần nội dung tiêu chuẩn".

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

Các ví dụ về nội dung lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia *)

D.1. Khái quát

Các ví dụ trong Phụ lục này được soạn thảo không chỉ cho việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia mà còn cho việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn khu vực.

D.2. Lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương

"Tiêu chuẩn Việt Nam này hoàn toàn tương đương với (bản tiếng Anh hoặc bản tiếng Pháp) của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 0000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998. Ban kỹ thuật TCVN/TC 00001 Các sản phẩm cho thị trường của Việt Nam chịu trách nhiệm đối với Tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này có các yêu cầu phù hợp với Luật sản phẩm của Việt Nam.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9999:1988, Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam - Yêu cầu, mà về mặt kỹ thuật đã trở nên lạc hậu do sự phát triển của quốc tế.

Trong Tiêu chuẩn này, có các thay đổi biên tập sau:

a) Trong tên gọi tiêu chuẩn, từ "toàn cầu" được đổi thành "toàn thế giới" để phù hợp với tên gọi của các Tiêu chuẩn Việt Nam khác;

b) Có phụ lục tham khảo để hướng dẫn cho người sử dụng.

Danh mục các Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC đã được viện dẫn trong ISO 0000:1997, gồm cả sửa đổi của nó, và nêu trong Phụ lục NA".

D.3. Lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận tương đương có sửa đổi

"Tiêu chuẩn Việt Nam này là tiêu chuẩn chấp nhận tương đương có sửa đổi (bản tiếng Anh hoặc bản tiếng Pháp) của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998. Ban kỹ thuật TCVN/TC 00001 Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam chịu trách nhiệm đối với Tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này có các yêu cầu phù hợp với Luật sản phẩm của Việt Nam.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9999:1988, Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam - Yêu cầu, mà về mặt kỹ thuật đã trở nên lạc hậu do sự phát triển của quốc tế.

Trong Tiêu chuẩn này, các sửa đổi cụ thể đã được thực hiện vì các yêu cầu luật pháp và các nhu cầu đặc thù của công nghiệp tại Việt Nam. Các khác biệt kỹ thuật này và các thông tin bổ sung đã được bổ sung trực tiếp vào các điều mà chúng viện dẫn đến và được đánh dấu bằng một kiểu chữ khác và ghi tiêu đề "khác biệt" hoặc "giải thích". Một danh mục đầy đủ về các sửa đổi cùng với sự giải thích chúng được nêu trong Phụ lục NA.

Trong Tiêu chuẩn này, có các thay đổi biên tập sau:

a) Trong tên gọi tiêu chuẩn, từ "toàn cầu" đã được đổi thành "toàn thế giới" để phù hợp với tên gọi của các Tiêu chuẩn Việt Nam khác;

b) Cụm từ "Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này" đã được thay thế bằng cụm từ "Tiêu chuẩn này".

Danh sách các Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn trong ISO 00000:1999, bao gồm cả bản sửa đổi của chúng, và được nêu trong Phụ lục NB".

D.4. Lời nói đầu của bản dịch hoàn toàn tương đương

"Tiêu chuẩn Việt Nam này là một bản dịch hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998. Ban kỹ thuật TCVN/TC 00001 Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam chịu trách nhiệm đối với Tiêu chuẩn này và bản dịch. Tiêu chuẩn này có các yêu cầu phù hợp với Luật sản phẩm của Việt Nam.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9999:1988, Sản phẩm cho thị trường Việt Nam - Yêu cầu, mà về mặt kỹ thuật đã trở nên lạc hậu vì sự phát triển của quốc tế.

Trong Tiêu chuẩn này, có các thay đổi biên tập sau:

a) dấu phẩy thập phân đã được thay thế bằng dấu chấm thập phân;

b) đưa vào một phụ lục tham khảo để hướng dẫn cho người sử dụng.

Danh mục các Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với các Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn trong ISO 0000:1997, bao gồm cả sửa đổi của chúng, và được nêu trong Phụ lục NA".

D.5. Lời nói đầu của bản dịch tương đương có sửa đổi

"Tiêu chuẩn Việt Nam này là một bản dịch của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Các yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998, cùng với một số sửa đổi kỹ thuật. Ban kỹ thuật TCVN/TC 00001 Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam chịu trách nhiệm đối với Tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này có các yêu cầu phù hợp với Luật sản phẩm của Việt Nam.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9999:1988, Sản phẩm cho thị trường Việt Nam - Yêu cầu, mà về mặt kỹ thuật đã trở nên lạc hậu vì sự phát triển quốc tế.

Trong tiêu chuẩn này, một số sửa đổi kỹ thuật đã được thực hiện do các yêu cầu của luật pháp và các nhu cầu đặc thù của công nghiệp tại Việt Nam. Các khác biệt kỹ thuật này và thông tin bổ sung đã được bổ sung trực tiếp vào các điều mục mà chúng viện dẫn đến và được đánh dấu bằng một kiểu chữ khác và ghi tiêu đề "khác biệt" hoặc "giải thích". Một danh mục đầy đủ về các sửa đổi cùng với sự giải thích chúng được nêu trong Phụ lục NB.

Trong Tiêu chuẩn này, có các thay đổi biên tập sau:

a) dấu phẩy thập phân đã được thay thế bằng dấu chấm thập phân;

b) đưa vào một phụ lục tham khảo để hướng dẫn cho người sử dụng.

Danh mục các Tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với các Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được viện dẫn trong ISO 0000:1997, bao gồm cả sửa đổi của chúng, và được nêu trong Phụ lục NB".

D.6. Lời nói đầu của tiêu chuẩn biên soạn lại

"Tiêu chuẩn Việt Nam này là tiêu chuẩn chấp nhận tương đương có sửa đổi (bản tiếng Anh hoặc bản tiếng Pháp) của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 00000:1997, Các sản phẩm để sử dụng trên thị trường toàn cầu - Yêu cầu chung, bao gồm cả Sửa đổi ISO 00000/Amd.1:1998. Ban kỹ thuật TCVN/TC 00001 Các sản phẩm cho thị trường Việt Nam chịu trách nhiệm đối với tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này có các yêu cầu phù hợp với Luật sản phẩm của Việt Nam.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9999:1988, Sản phẩm cho thị trường Việt Nam - Yêu cầu, mà về mặt kỹ thuật đã trở nên lạc hậu vì sự phát triển quốc tế.

Tiêu chuẩn này đã được soạn thảo lại nhằm đưa ra một cấu trúc phù hợp với cấu trúc của các Tiêu chuẩn Việt Nam khác trong bộ tiêu chuẩn này. Để so sánh, danh mục các điều trong Tiêu chuẩn Việt Nam và các điều tương đương trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được nêu trong phụ lục tham khảo NA.

Một số sửa đổi đã được thực hiện do các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu đặc thù của công nghiệp tại Việt Nam. Các khác biệt kỹ thuật này đã được tập hợp và đánh dấu bằng một dòng kẻ đơn bên lề. Danh mục đầy đủ các sửa đổi cùng với giải thích được nêu trong Phụ lục NB.

Trong Tiêu chuẩn này, có các thay đổi biên tập sau:

a) dấu phẩy thập phân đã được thay thế bằng dấu chấm thập phân;

b) cụm từ "Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC này" đã được thay thế bằng cụm từ "Tiêu chuẩn này".

 

PHỤ LỤC E

(tham khảo)

Các ví dụ về phương pháp ghi năm ban hành của tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương*)

E.1. Khái quát

Do chu kỳ soát xét tiêu chuẩn, điều quan trọng là tăng tính rõ ràng của sự chấp nhận hoàn toàn bằng cách kết hợp số hiệu của một tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực với việc xuất bản cụ thể thông qua việc bổ sung năm xuất bản tương ứng vào định danh/số hiệu đăng ký tiêu chuẩn (xem 7.2.2).

E.2.1 và E.2.2 xác định các lựa chọn hiện nay đang được sử dụng trong cách ghi số hiệu đơn. Tuy nhiên, cơ quan chấp nhận tiêu chuẩn nên quyết định giữa hai phương pháp ghi năm ban hành và tuân thủ theo, tức là cơ quan chấp nhận tiêu chuẩn không nên áp dụng đồng thời hai phương pháp. Phương pháp ghi năm ban hành theo cách ghi số hiệu kép được nêu trong E.3.

E.2. Cách ghi số hiệu đơn

E.2.1. Sử dụng năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC

Trong trường hợp này, năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được đưa vào số hiệu của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn khu vực chấp nhận, nghĩa là:

TCVN ISO 1234:1995

và không có năm xuất bản của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn khu vực.

VÍ DỤ: TCVN ISO 23115:1995 được xuất bản năm 1997 và hoàn toàn tương đương với ISO 23115:1995.

Thông tin liên quan đến năm ban hành của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn khu vực được ghi càng gần càng tốt với định danh/số hiệu đăng ký tiêu chuẩn trên trang bìa hoặc trang tiêu đề tiêu chuẩn, ví dụ:

TCVN ISO 1234:1995

(Tiêu chuẩn Việt Nam xuất bản năm 1997)

E.2.2. Sử dụng năm ban hành của tiêu chuẩn chấp nhận

Trong trường hợp này, năm ban hành của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn khu vực chấp nhận được thêm vào sau số hiệu của tiêu chuẩn đăng ký, nghĩa là:

TCVN ISO 1234:1997

và không có năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC.

VÍ DỤ: TCVN ISO 15045:1997 được xuất bản năm 1997 và hoàn toàn tương đương với ISO 15045:1993.

Thông tin liên quan đến năm ban hành của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC phải được ghi càng gần càng tốt với số hiệu của tiêu chuẩn đăng ký trên trang bìa hoặc trang tiêu đề, ví dụ:

TCVN ISO 1234:1997

(Tiêu chuẩn quốc tế ISO xuất bản năm 1993)

E.2.3. Lựa chọn

Trong khi phương pháp mô tả trong E.2.1 thể hiện đơn giản, rõ ràng tính chất hoàn toàn tương đương với xuất bản cụ thể của Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC, và giữa việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực khác nhau để sử dụng trong mọi ngữ cảnh thì phương pháp nêu trong E.2.2 đưa ra sự truy tìm nhanh chóng nguồn gốc cũng như thời điểm chấp nhận liên quan. Đây cũng là một yêu cầu mang tính pháp lý của cơ quan chấp nhận tiêu chuẩn.

E.3. Cách ghi số hiệu kép

Trong trường hợp này, khi tách riêng số hiệu của tiêu chuẩn chấp nhận thì đưa cả năm ban hành của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC vào sau số hiệu tiêu chuẩn, ví dụ:

TCVN 1234:1997

ISO 5678:1994

hoặc TCVN 1234:1997 ISO 5678:1994

Phương pháp này đem lại một sự phân định rõ ràng năm ban hành của tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương nhưng do số hiệu tiêu chuẩn khu vực hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam thường được viện dẫn trong một số ngữ cảnh nên sự liên đới với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có thể bị mất.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

0. Giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Mức độ tương đương

4.1. Khái quát

4.2. Hoàn toàn tương đương

4.3. Tương đương có sửa đổi

4.4. Không tương đương

5. Phương pháp chấp nhận

5.1. Khái quát

5.2. Phương pháp chấp nhận

5.3. Xuất bản lại

5.4. Lựa chọn phương pháp chấp nhận

6. Phương pháp chỉ ra sự khác biệt kỹ thuật và thay đổi biên tập

6.1. Khái quát

6.2. Viện dẫn Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC khác

7. Phương pháp ghi chỉ số hiệu các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC

7.1. Khái quát

7.2. Ghi số hiệu

8. Phương pháp chỉ ra mức độ tương đương

8.1. Khái quát

8.2. Phân loại sự tương đương và cách viết tắt

8.3. Cách chỉ ra mức độ tương đương của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực

8.4. Cách chỉ ra mức độ tương đương trong danh mục tiêu chuẩn, catalô và các phương tiện thông tin khác

Phụ lục A (tham khảo) - Các ví dụ về danh mục các khác biệt kỹ thuật và giải thích các khác biệt

Phụ lục B (tham khảo) - Mối quan hệ giữa mức độ tương đương và phương pháp chấp nhận/xuất bản

Phụ lục C (tham khảo) - Các ví dụ về thông báo chấp nhận

Phụ lục D (tham khảo) - Các ví dụ về nội dung lời nói đầu của tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục E (tham khảo) - Các ví dụ về phương pháp ghi năm ban hành của tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương



*) Ví dụ chỉ mang tính chất minh họa.

*) Trong Phụ lục này sử dụng các tiêu chuẩn hư cấu

*) Trong Phụ lục này sử dụng các tiêu chuẩn hư cấu

*) Trong phụ lục này sử dụng các tiêu chuẩn hư cấu

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6709-1:2007

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6709-1:2007
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6709-1:2007
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC