Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6716:2013

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6716 : 2013

ISO 10298 : 2010

KHÍ VÀ HỖN HỢP KHÍ - XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ

Gas and gas mixture - Determination of toxicity of gas or gas mixture

Lời nói đầu

TCVN 6716:2013 thay thế TCVN 6716:2000 (ISO 10298:1995).

TCVN 6716:2013 hoàn toàn tương đương ISO 10298:2010.

TCVN 6716:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 58 Chai chứa khí biên soạn; Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHÍ VÀ HỖN HỢP KHÍ - XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ

Gas and gas mixture - Determination of toxicity of gas or gas mixture

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này liệt kê số liệu từ các tài liệu về tính cực độc thường gặp nhất của các khí để giúp phân loại khí và hỗn hợp khí.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

2.1. Nồng độ gây chết LC50 (lethal concentration LC50)

Nồng độ của khí (hoặc hỗn hợp khí) trong không khí được cung cấp cho một lần phơi nhiễm của một nhóm chuột bạch mới trưởng thành (chuột đực và cái) trong chu kỳ thời gian ngắn (24h hoặc ít hơn) làm một nửa số chuột đó bị chết trong vòng ít nhất 14 ngày.

2.2. Mức độc (toxicity level)

Mức độc của khí và hỗn hợp khí

CHÚ THÍCH 1: Trong TCVN 6551 (ISO 5145), Tính độc của khí và hỗn hợp khí được chia thành ba nhóm:

- Nhóm 1: không độc [khí LC50 > 5000 ppm (theo thể tích)]

- Nhóm 2: độc [khi 200 ppm <>50 ≤ 5000 ppm (theo thể tích)]

- Nhóm 3: rất độc [khi LC50 ≤ 200 ppm (theo thể tích)]

Trong đó

- LC50­ giá trị tương ứng với 1h phơi nhiễm trong khí;

- ppm (theo thể tích) chỉ phần triệu, tính theo thể tích.

CHÚ THÍCH 2: Trong GHS các mức độc hít phải gồm bốn hạng:

Hạng 1: Gây chết người nếu hít phải

0 ppm <>50 ≤ 100 ppm (theo thể tích)

Hạng 2: Gây chết người nếu hít phải

100 ppm <>50 ≤ 500 ppm (theo thể tích)

Hạng 3: Nhiễm độc nếu hít phải

500 ppm <>50 ≤ 2500 ppm (theo thể tích)

Hạng 4: Có hại nếu hít phải

2500 ppm <>50 ≤ 20000 ppm (theo thể tích)]

CHÚ THÍCH 3: Trong GHS, trị số LC50­ tương ứng với 4h phơi nhiễm. Do đó, trị số LC50 được trình bày trong Phụ lục A (xem 3.2.2) cần phải chia cho 2 (tức là ). Trong điều B.2 có sự giải thích về việc chia cho 2.

3. Xác định tính độc

3.1. Yêu cầu chung

Tính độc có thể được xác định theo phương pháp thử (3.2) đối với một hỗn hợp khí mà ở nó tồn tại các số liệu của khí thành phần hoặc thông qua phương pháp tính toán (3.3).

Vì lý do bảo vệ động vật, cần tránh các thử nghiệm tính độc bằng sự hít thở chỉ nhằm phân loại hỗn hợp khí, nếu như tính độc của từng khí thành phần đã có. Trong trường hợp này, tính độc được xác định phù hợp với 4.2.

3.2. Phương pháp thử

3.2.1. Tiến hành thử

Phải sử dụng phương pháp thử nghiệm đã được quốc tế công nhận như OECD TG 403[43], khi các số liệu mới về tính độc được xét đến và đưa vào trong tiêu chuẩn này.

3.2.1. Tính kết quả đối với khí sạch

Tính độc của khí sạch được liệt kê trong Phụ lục A, trong đó giá trị của LC50 tương ứng với 1h phơi nhiễm. Một số giá trị này được đánh giá phù hợp với Phụ lục B.

3.3. Phương pháp tính

Giá trị LC50 của hỗn hợp khí được tính bằng công thức sau:

LC50 =

Trong đó

Ci là số mol (phân tử gam) của thành phần độc thứ i trong hỗn hợp khí;

LC50i là nồng độ gây chết của thành phần độc thứ i [LC­50 < 5000="" ppm="" (theo="" thể="" tích)]="" tính="" bằng="" phần="" triệu="" theo="" thể="">

Sau khi tính được giá trị LC­50, hỗn hợp được phân loại phù hợp với 2.2.

CHÚ THÍCH: Hiệu ứng đồng thời không được xét đến ở phần trên, do thiếu các số liệu khoa học.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Giá trị LC50 đối với các khí độc và hơi độc dùng trong hỗn hợp khí

Bảng A.1 liệt kê giá trị LC50­ và tài liệu tham khảo cho từng khí một.

Bảng A.2 liệt kê giá trị LC50 và tài liệu tham khảo cho từng loại hơi.

Bảng A.3 quy định chỉ tiêu cho các khí oxi hóa.

Bảng A.1 Danh sách các khí với trị số LC50 và nguồn tài liệu

Khí

Tên thông dụng

Số CASa

Số UN

LC50b/1h

(theo thể tích)

Lưu ý

Tài liệu tham khảo (xem thư mục)

Amoniac

7664-41-7

1005

7338

 

(1)

Arsin

7784-42-1

2188

178

 

(62)

Arsenic pentaflorua

7784-36-3

3308

178

Tương tự như arsin

 

Bo triclorua

10294-34-5

1741

2541

 

(1)

Bo triflorua

7637-07-2

1008

864

 

(44)

Brom clorua

13863-41-7

2901

290

Được đánh giá từ clorin

 

Cacbon monoxit

630-08-0

1016

3760

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(6)

Cacbonyl florua

353-50-4

2417

360

 

(5)

Cacbonyl sunfua

463-58-1

2204

1700

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(7)

Clorin

7782-50-5

1017

293

 

(1)

Clorin pentaflorua

13637-63-3

2548

122

 

(8)

Clorin triflorua

7790-91-2

1749

299

 

(8)

Clorifloetylen

79-38-9

1082

2000

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(10)

Clometan

74-87-3

1063

5133

 

(54)

Cyanogen

460-19-5

1026

350

 

(11)

Cyclopropan

75-19-4

1027

220000

"Không độc" - LCLO - Xám

Được hiệu chỉnh theo thời gian

 

Cyanogen clorua

506-77-4

1589

80

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(12)

Deuteri clorua

7698-05-7

1789

3120

 

 

Deuteri selenua

13536-95-3

2202

51

Giống như hydro selenua

 

Deuteri sunfua

13536-94-2

1053

710

Tương tự hydro sunfua

 

Diboran

19287-45-7

1911

80

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(13)

Diclo silan

4109-96-0

2189

314

 

(52)

Dimetyl amin

124-40-3

1032

5290

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(67)

Dinitơ trioxit

10544-73-7

2421

57

Được tính toán từ sự phân ly thành NO­2

 

Etylen oxit

75-21-8

1040

2900

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(18)

Flo

7782-41-4

1045

185

 

(19)

German

7782-65-2

2192

620

 

(55)

Hexafloaxeton

684-16-2

2420

470

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(56)

Hydro bromua

10035-10-6

1048

2860

 

(51)

Hydro clorua

7647-01-0

1050

2810

 

(45)

Hydro iodua

10034-85-2

2197

2860

Tương tự như hydro bromua

 

Hydro selenua

07883-07-5

2202

51

 

(57)

Hydro sunfua

07783-06-4

1053

712

 

(1)

Hydro telurua

07783-09-7

3160

51

Tương tự như hydro selenua

 

Metyl bromua

74-83-9

1062

850

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(23)

Metyl mercaptan

74-93-1

1064

1350

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(24)

Ete metyl vinyl (bị cấm)

107-25-5

1087

> 40000

Nguồn chưa được kiểm chứng tại 64000 ppm

 

Monoetylamin

75-04-7

1036

16000

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(25)

Monometylamin

75-04-7

1061

7110

 

(46)

Khí hạt cải

 

 

4

LCLO - con người - Được hiệu chỉnh theo thời gian

(17)

Nitơ ­monoxit

10102-43-9

1070

115

Giống như nitơ dioxit

 

Nitơ dioxit

10102-44-0

1067

115

 

(28)

Nitơ triflorua

7783-54-2

2451

6700

 

(48)

Nitrosyl clorua

2696-92-6

1069

35

Được hiệu chỉnh theo thời gian LCLO chuột

(29)

Oxi diflorua

7783-41-7

2190

26

 

(8)

Ozon

10028-15-6

 

9

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(30)

Phosgen

75-44-5

1076

5

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(32)

Phosphin

7803-51-2

2199

20

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(64)

Phospho pentaflorua

07647-19-0

2198

261

Nhận được từ phân hủy với HF

-

Phospho triflorua

7783-55-3

3308

436

Nhận được từ phân hủy với HF

-

Selen hexaflorua

7783-79-1

2194

50

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(39)

Silan

7803-62-5

2203

19000

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(1)

Silic tetraflorua

7783-61-1

1859

992

 

(5)

Stibin

7803-52-3

2676

178

Tương tự arsin

-

Lưu huỳnh dioxit

7446-09-5

1079

2520

 

(35)

Lưu huỳnh tetraflorua

7783-60-0

2418

40

 

(36)

Sulfuryl florua

2699-79-8

2191

3020

 

(1)

Telu hexaflorua

7783-80-4

2195

25

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(39)

Tetrafloetylen

116-14-3

1081

2000

 

 

Trifloaxetyl clorua

354-32-5

3057

10

Giống như tricloaxetyl clorua

 

Trifloetylen

359-11-5

1954

2000

Được hiệu chỉnh theo thời gian Lấy từ clotrifloetylen

 

Trimetylamin

75-50-3

1083

7000

LCLO - Được hiệu chỉnh theo thời gian

(66)

Vonphram hexaflorua

7783-82-6

2196

160

Nhận được từ phân hủy với HF

 

Vinyl bromua (bị cấm)

593-60-2

1085

> 40000

 

 

Vinyl clorua (bị cấm)

75-01-4

1086

-

 

 

Vinyl florua (bị cấm)

75-02-5

1860

> 40000

 

(47)

a CAS = Chemical Abstract System

b Xem 3.2.2

c LCLO = Trị số thấp của nồng độ gây chết người.

Bảng A.2 - Danh mục các hơi độc hóa lỏng được với trị số LC50 và nguồn tài liệu

Khí

Tên thông dụng

Số CASa

Số UN

LC50b/1h (theo thể tích)

Lưu ý

Tài liệu tham khảo (xem thư mục)

Antimon pentaflorua

7783-70-2

1732

30

Xám

[2]

Arsenic triflorua

7784-35-2

1556

178

Tương tự như arsin

 

Bis (triflometyl) peoxit

927-84-4

 

10

Được thừa nhận (chất bảo vệ)

 

Bo tribromua

10294-33-4

2692

950

Thu được từ HBr và BF3

 

Bromin clorua

13863-41-7

2901

290

Được đánh giá từ clorin

 

Bromin pentaflorua

7789-30-2

1745

25

Được hiệu chỉnh theo thời gian và hiệu ứng

[4]

Bromin trflorua

7787-71-5

1746

180

Được đánh giá từ flo

[4]

Bromoaceton

598-31-2

1569

260

Tương tự như cloroaceton

 

Deuteri florua

14333-26-7

 

1100

 

 

Dibromdiflometan

1868-53-7

1941

27000

LCLO - Được hiệu chỉnh theo thời gian

 

Diclo (2-clovinyl) asin

 

 

8

Được ngoại suy từ tiêm tĩnh mạch

8

Dietylamin

109-89-7

1154

8000

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[67]

Dietyl kẽm

557-20-0

1366

Không độc

Được thừa nhận (chất bảo vệ)

[15]

Diphosgen

503-38-8

1076

2

Thu được từ phosgen (chất bảo vệ)

 

Etyldicloarsin

598-14-1

1892

7

LCLO - con người - Được điều chỉnh theo thời gian

[17]

Heptaflobutironitril

375-00-8

 

10

Được thừa nhận (chất bảo vệ)

 

Hydroxianua

74-90-8

1613

144

Được điều chỉnh theo thời gian

[59]

Hydro florua

7664-39-3

1052

1307

Trị số trung bình của 5 nghiên cứu

[61]

Iodua pentaclorua

7783-66-6

2495

120

Giống như CIF5

 

Metyl clorosilan

993-00-0

2534

2810

Được chỉnh theo đương lượng HCl

 

Metyldicloasin

593-89-5

1556

7

Tương tự với etyldicloroarsin

10

Metyl diclorosilan

75-54-7

1242

1785

 

[49]

Niken cacbonyl

13463-39-3

1259

20

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[27]

Pentaboran

19624-22-7

1380

10

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[31]

Pentaflobutyronitril

Không liệt kê

 

10

 

 

Pentaflopropionitril

422-04-8

 

10

Được thừa nhận (chất bảo vệ)

 

Perclorylflorua

7616-94-6

 

770

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[12]

Perflobut-2-en

360-89-4

 

12000

Không độc - LCLO - Được hiệu chỉnh theo thời gian

 

Phenylcarbaminclorua

622-44-6

1672

5

Tương tự như phosgen

-

Propylen oxit

75-56-9

1951

7140

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[60]

Silic tetraclorua

10026-04-7

1818

1312

 

[49]

Telu hexaflorrua

7783-80-4

2195

25

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[39]

Chì tetraetyl

78-00-2

1649

63

 

[37]

Tetraflohidrazin

10036-47-2

 

100

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[38]

Chì tetrametyl

75-74-1

 

800

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[65]

Tionyl clorua

7719-09-7

1836

500

 

[58]

Triclo silan

10025-78-2

1295

2780

 

[50]

Trietyl nhôm

97-93-8

 

Không độc

Được thừa nhận (chất bảo vệ)

 

Trietylboran

97-94-9

 

1400

Được hiệu chỉnh theo thời gian

[13]

Trifloacetonitril

353-85-5

 

500

Được hiệu chỉnh theo thời gian và hiệu ứng có được từ tricloacetonitril

 

Trimetylstibin

 

 

178

Giống như stibin

 

uran hexaflorua

7783-81-5

2978

25

Giống như telu hexaflorua

 

a CAS = Chemical Abstract System

b Xem 3.2.2

Bảng A.3 - Chỉ tiêu đối với khí có tính oxi hóa

Loại

Chỉ tiêu

1

Bất cứ loại khí nào có thể cung cấp oxi gây cháy hoặc góp phần làm cháy các vật liệu khác mạnh hơn so với không khí

CHÚ THÍCH: "Bất cứ loại khí nào có thể cung cấp oxi gây cháy hoặc góp phần làm cháy các vật liệu khác mạnh hơn so với không khí" có nghĩa là khí hoặc hỗn hợp khí sạch với công suất oxi hóa lớn hơn 23,5% như được xác định theo phương pháp quy định trong TCVN 6550:2013 (ISO 10156:2010).

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Lựa chọn giá trị LC50 cho từng loại khí

B.1. Quy định chung

Khi lựa chọn số liệu từ các tài liệu về tính độc xông cấp của các loại khí, khó khăn là kinh nghiệm. Điều đó giải thích cho ví dụ của các công bố những năm gần đây, mà nó không thể đạt được kết quả của phép thử tiêu chuẩn. Tuy nhiên số liệu của các nguồn báo cáo trở nên có giá trị đối với các chi tiết của nó trong việc xử lý và tổng hợp thông tin. Hơn nữa, rõ ràng là có sự thiếu toàn bộ các thông tin về tính độc xông cho nhiều loại khí. Vì thế cần phải cố gắng lớn trong việc phối hợp tất cả các thực tế đã có để bổ sung cho các tính chất độc của các khí.

B.2. Điều chỉnh thời gian

Trong phép thử tính độc xông, mối liên hệ liều lượng - sự phản ứng có thể được thể hiện bằng phương trình

W = c x t

Trong đó:

W là hằng số đặc trưng cho tác dụng đã xảy ra, nghĩa là số chết chiếm 50% số động vật bị phơi nhiễm;

c x t là liều đã dùng được biểu thị như là tích số của nồng độ và thời gian phơi nhiễm.

Phương trình này, được gọi là qui tắc Haber, có thể sử dụng được khi chu kỳ bán phân rã sinh học của một chất đang xem xét, càng kéo dài hơn thì càng hợp lý so với thời gian phơi nhiễm.

Đối với khí và hơi có tốc độ giải độc hoặc thải ra đáng kể trong thời gian đang xem xét, mối liên quan giữa nồng độ và thời gian được phát hiện và được miêu tả tốt hơn bằng phương trình:

W = c x t0,5

Khi ngoại suy từ 4h đến 1 h phương trình W = c x t0,5 dự đoán giá trị LC50 thấp hơn so với qui tắc Haber. Trên khía cạnh an toàn, nguyên tắc này được UN Transport Recommendations (Khuyến cáo chuyển giao của Liên Hợp Quốc) áp dụng trong việc thông qua hệ số chuyển 2 cho phép phân loại vật liệu trên cơ sở số liệu 1 h - LC50. Mặt khác qui tắc Haber dự đoán LC50 thấp hơn khí chuyển từ 1h đến 4 h - LC50. Sử dụng tất cả các số liệu có thể có về tính độc xông cấp dưới các chế độ phơi nhiễm khác nhau, cần sử dụng lời giải thích tổng quát hơn.

Việc sử dụng chu kỳ 1 h như là điểm đối chiếu,

- Đi lên từ các chu kỳ ngắn hơn, phép ngoại suy tuyến tính được ưu tiên hơn;

- Đi xuống từ các chu kỳ dài hơn, hệ số chuyển được sử dụng.

Tuy nhiên, kết quả thử đối với chu kỳ ngắn hơn 0,5 h không được dùng, vì nó được coi là không tin cậy.

B.3. Chọn động vật

Từ số liệu trên con người, nếu sẵn có, thường là không đủ để có được bất kỳ mối liên hệ nào giữa liều lượng - sự phản ứng, để nghiên cứu độc tính của các chất, động vật thí nghiệm được sử dụng là động vật máu nóng.

Trừ khi có chỉ thị ngược nhau, như là độ nhạy cảm quá cao hoặc quá thấp của chuột so với các động vật khác hay so với người, chuột là loài được ưu tiên trong phần lớn các phép thử tính độc thông thường. Vì vậy số liệu LC50 của chuột thường dễ tìm thấy. Nếu không có chuột, số liệu của động vật gần giống với chuột về khối lượng được dùng để đánh giá.

B.4. Điều chỉnh hiệu ứng

Thay cho LC50, thuật ngữ LCLO thường xuất hiện trong các tài liệu báo cáo và cơ sở dữ liệu. LCLO (trị số thấp nồng độ gây chết) được định nghĩa như là nồng độ thấp nhất của một chất trong không khí, khác với LC50, đại lượng được ghi chép trong các tài liệu tham khảo chính thức như là nguyên nhân gây chết ở người hoặc động vật.

Đáng tiếc, việc sử dụng định nghĩa này không đủ chắc chắn để khẳng định rằng liệu LC50 là nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị này hay không. Tuy nhiên, có vẻ hợp lý sử dụng đồng thời LCLO nếu như nó là thông tin về nồng độ xấp xỉ gây chết người. Để phân loại các khí, không yêu cầu độ chính xác cao hơn, nhưng công thức tính toán đối với hỗn hợp khí yêu cầu lấy giá trị LC50­ xác định. Giá trị LC khác được lấy thay cho LC50 khi mà thông tin bổ sung chứng tỏ nó đúng như vậy.

B.5. Sự đồng hóa

Một số chất được biểu thị với các đặc tính sinh lý đã biết khi có cấu tạo hóa học liên quan tương tự. Mối quan hệ hoạt động - cấu tạo phải được coi trọng hết mức có thể. Hơn nữa trong một vài ví dụ, ảnh hưởng tính độc lên đường hô hấp dựa trên các phản ứng cơ bản như là sự thủy phân các khí khác nhau khi có mặt của hơi ẩm đưa tới cùng nguyên tắc phản ứng.

B.6. Các cách áp dụng khác

Cách này chỉ có thể được dùng khi có một sự lựa chọn cuối cùng.

Đôi khi tính độc xông của các chất lỏng dễ bay hơi được đánh giá trên cơ sở triệu chứng ngoài đường tiêu hóa khác, đặc biệt là viêm bên trong màng bụng (i.p.), giá trị LD50. Có sự tương quan tương đối tốt giữa LC50 và LD50 i.p. càng có hệ thống hơn với các hoạt chất đề cập. Lấy các thuốc trừ sâu độc hại làm ví dụ, có thể thấy rằng một LD­50 i.p. tương ứng với một liều lượng theo khối lượng cơ thể trong các phép đo sol khí mà các con chuột hít vào trong thời gian 4h. Chẳng hạn một LD50 i.p. của 100 mg/kg có thể chấp nhận sự tương đương với 4h - LC50 của khoảng 1mg/lít không khí.

B.7. Kết luận

Việc lựa chọn một giá trị LC50 cho một chất khí riêng biệt đã tuân theo thuật toán logic được giới thiệu trên Hình C.1. Tiêu chuẩn đo nên dùng là LC50 CHUỘT nuôi trong 1h. Khi thiếu các dữ liệu có giá trị cho các thông số chính xác này thì các giá trị LC50 CHUỘT được chọn cho các thời gian khác với 1h nhưng gần với thời gian 1 h nhất, loại bỏ tất cả các số liệu ứng với thời gian nhỏ hơn 0,5 h. Nếu không có được các số liệu LC50 tin cậy đối với chuột RAT, cần chọn con vật tiếp sau là chuột MUS, sau đó theo thứ tự sau: thỏ, chuột bạch, mèo, chó, khỉ và động vật có vú. Nên dùng các dữ liệu đối với thời gian 1 h. Nếu không tìm thấy các số liệu tin cậy của LC50 đối với bất kỳ con vật nào thì cần tìm một giá trị LCLO có thể tin cậy được với việc dùng cùng một hệ thống cấp bậc các con vật.

Nếu không nhận được giá trị LC50 hoặc LCLO có thể tin cậy được, một giá trị được chọn tạm thời, dựa trên một, một sự kết hợp hoặc tất cả các điều kiện sau:

a) Sự phản ứng (phân hủy) của sản phẩm trong không khí;

b) Sự tương tự với sản phẩm tương đương LC50;

c) Sự so sánh với các mức nguy hiểm đã được công bố khác, và

d) Sự tương quan tới trị số LD50 i.p.

Hình B.1 - Lựa chọn thuật toán logic

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHÚ THÍCH: Tài liệu trích dẫn dưới đây bao gồm cả những loại đã có trong phiên bản trước đây của TCVN 6716 (ISO 10298) với những thay đổi như sau:

- Một số tài liệu (tham khảo [3], [16], [21], [22], v.v…) không còn dùng nữa trong các Bảng A.1 và A.2 của phiên bản này và được thay thế bằng các tài liệu mới, tuy nhiên các tài liệu cũ được giữ làm tư liệu;

- Những tài liệu tham khảo mới sử dụng trong các Bảng A.1 và A.2 được nêu ở phần cuối của danh sách này (tài liệu [44] đến [66]).

[1] VERNOT, E.H. et.al. Toxicol. Appl. Pharmacol., 42, 1977, pp. 417-423.

[2] CHEKUNOVA, M.P. and MINKINA, N.A. Higiena/Sanitariya, 35 (7), 1970, pp. 25-28.

[3] LEWY, G.A. A study of arsine poisoning. Q.J. Exper. Physiol., 34, 1947, pp. 47-67.

[4] Toxlit 65; (RTECS); HSDB.

[5] SCHEEL, L.D. et al. Toxicity of carbonyl fluoride, silicon tetrafluoride. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 29, 1968, pp. 41-48.

[6] ROSE, B.S. et al. Acute hyperbaric toxicity of carbon monoxide. Toxicol. Appl. Pharmacol., 17, 1970, pp. 752-760.

[7] Ber. Dtsch. Chem. Ges. Abt. B: Alhandlungen. 76, 299, 43.

[8] DARMER, K.L.Jr., HAUN, C.C, and MACEWEN, J.D.Am.Ind. Hyg. Assoc. J., 33, 1972, pp. 661- 668.

[9] DEICHMANN, W.B. Toxicology of drugs and chemicals, Academic Press, New York, 1969, p. 386.

[10] Fluor. Chem. Rev. 1, 197, 67.

[11] MCNERNEY, J.M. and SCHRENK, H.H. Acute toxicity of cyanogen. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 21, 1960, pp. 121-124.

[12] Toxic and Hazardous Industrial Chemicals Safety Manual, International Technical Information Institute, Tokyo Japan, 1977.

[13] ADAMS, R.M. Boron, Metalloboron compounds and Boranes, Wiley, New York, 1964, p. 693.

[14] J. Pathol. Bacteriol., 58, 411, 46.

[15] Chemical Hygiene Fellowship Report 49-112, Union Carbide Corp., USA.

[16] Am. Ind. Hyg. Assoc. J. 43, 411, 82.

[17] National Technical Information Service. PB 214-270.

[18] JACOBSON, K.H. et al. Toxicity of inhaled ethylene oxide and propylene oxide vapours. AMA Arch. Ind. Health, 13, 1956, pp. 237-244.

[19] KEPLINGER, M.L. and SUISSA, L.W. Toxicity of fluorine short-term inhalation. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 29, 1968, pp. 10-18.

[20] LEWIS, R.J. Registry of Toxic Effects of Chemical Substances, National Institute for occupational safety and health, Ohio, USA, 1978.

[21] BORZELLA, J.F. and LESTER, D. Acute toxicology studies of some perhalogenated ketones. Toxicol. Appl. Pharmacol., 6. 1964, p. 341.

[22] DUDLEY, H.C. and MILLER, J.N.J. Ind. Hyg. Toxicol., 23, 1941, p. 470.

[23] Br. J. Ind. Med.2, 24, 45.

[24] TANSY, H.F. et al. Acute toxicity studies of rats exposed to methyl mercaptan. J. Toxicol. Environ. Health, 8, 1981, pp. 71-88.

[25] SMYTH, H.F., CARPENTIER, C.P., WEIL, C.S. and POZZANI, U.C. AMA Arch. Ind. Hyg. Occup. Med., 10, 1954, pp. 61-68.

[26] MEZENTEEVA, N.V. 1956.

[27] Am. J. Clin. Pathol., 26, 107, 56.

[28] CARSON, T.R. et al. Response of animals inhaling nitrogen dioxide. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 23, 1962, pp. 457-462.

[29] PATTY Ind. Hyg. Toxicol., Vol. II, Toxicology 1963.

[30] DEICHMANN, W.B. Toxicology of drugs and chemicals, Academic Press, New York, 1969, p. 446.

[31] Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 19, 46, 58.

[32] RINEHART, W.E. and HATCH, T. Concentrationtime in sublethal exposures to phosgene. Am. Ind.Hyg. Assoc. J., 25, 1964, pp. 545-553.

[33] WARITZ, T.S. and BROWN, R.M. Acute and subacute inhalation toxicities of phosphine. Am. nd. Hyg. Assoc. J., 36, 1975, pp. 452-458.

[34] AMA Arch. Ind. Health, 13, 228, 56.

[35] NTIS PUBLICATION AD-A 148-952.

[36] J. Occup. Med., 18, 277, 62.

[37] Br. J. Ind. Med., 18, 277, 61.

[38] DEICHMANN, W.B. Toxicology of Drugs and Chemicals. Academic Press, New York, 1969, p. 580.

[39] KIMMERLE, G. Inhalation Toxicitat von Schwefelselen und Tellurhexafluorid. Arch. Toxikol., 18. 1960, pp. 140-144.

[40] Documentation of the Threshold Limit Values and Biological Exposure Indices, 5 th edn., 1986, Cincinnati, Ohio, USA. Am. Conf. of Gov. Ind. Hygienists Inc.

[41] Toxicologist, 4, 68, 84.

[42] MARHOLD, J.V. Sbornik Vysledku Toxikologickeho Vysetheni Latek a Phipravku, 1972.

[43] OECD, Guideline for testing of chemicals, Section 4: Health Effects Test No. 403: Acute Inhalation Toxicity.

[44] RUSCH, G.M., HOFFMANN, G.M., MCCONNELL, R.F. and RINEHART, W.E. Inhaltion toxity studies with boron trifloride. Toxicol. Appl. Pharmacol., 83, 1986, pp.69-78.

[45] HARTZELL, G.E., PACKHAM, S.C., GRAND, A.F.and SWITZER, W.G.Modeling of toxicological effects of fire gases: III. Qualification of post exposure lethality of rats from exposure to HCl. J Fire Sci, 3, 1985, pp. 195-207.

[46] Air producst and Chemicals, Monomethylamine, anhydrous International Research and Development Corporation, 1992, pp.214-530.

[47] PRODAN, L. SUCIU, I., PISLARU, V., ILEA, E. and PASCU, L. Experimental acute toxity of vinyl chloride (monochloroethylene), Ann Acad Sci, 246, 1975, pp. 154-158.

[48] VERNOT, E.H., HAUN, C.C., MACEWEN, J.D. and EGAN, G.F. Acute Inhalation Toxicology and Proposed Emargency Exposure Limits of Nitrogen trifluoride. Toxicol. Appl. Pharmacol., 26, 1973 pp.1-13.

[49] JEAN, P.A., GALLAVAN, R.H., KOLESAR, G.B. SIDDIQUI, W.H. Chlorosilane Acute Inhalation Toxicity and Development of an LC50 Prediction Mdel. Inhalation Toxicology, 18, 2006, pp.515-522

[50] Dow Corning Corp. Report Series No. I-0005-1665, dated Sept. 21, 1987 in IUCLID

[51] MACEWEN, J.D. and VERNOT, E.H., Toxic hazards Research Unit Annual Technical Report, 1972. ARML-TR-20 72-62, AD 755 358, Aerospace Medical Research Laboratory. Wight-Patterson Air Force Base, OH

[52] BUSHY RUN RESEARCH CENTER, A-199 (Dichlosilane) Acute vapor Inhalation ToxicityTest, Project report 49-122. 1986 NTIS/OTS0537477

[53] Acute ExpOsure GuidelineLevels (AEGLS) for methylchlorosilane. April 2009, US National Advisory Committee for AEGL.

[54] IZMEROV, N.F., et. al. Toxicometric parameters of Industrial Toxic Chemical Under Single Exposure. Moscow. Centre of International Projects, GKNT, 1982 in IUCLID

[55] Vrednie Chemicheskie veshestva.Neorganicheskie soedinenia elementov I-IV groopp (Hazardous substances containing I-IV group elements), Filov V.A., Chimia, 1988.

[56] E.I. DU PONT DE NEMOURS & CO. Inhalation toxicity of hexafluoroacetone compound in rats. Haskell laboratory report No. 46-62. Haskell laboratory for Toxicology and Industrial Hygiene, E.I. Dupont de Nemoures Co. Unpublished Report, 1962

[57] ZWART, A., ARTS, J.H.E., TEN BERGE, W.F. and APPLEMAN, L.M. Alternative Acute Inhalation Toxicity Testing by Determination of the Concentration - Time - Mortality relationship: Experimental Comparision with standard LC50 testing. Reg. Tox. and Pharm., 15, 1992, pp. 278-290.

[58] kinkead, E.R., and EINHAUST, R.L. Acute Toxicity of Thionyl Chloride Vapor for Rats, AF Aerospace Medical research laboratory, University of California, Irvine, Report # AFAMRL-TR84-069, Nov. 19,1984

[59] BALLANTYNE, B. The influence of exposure route and species on the acute letal toxicity and tissue concentrations of cianide. In: Development in the science and Practice of Toxicology, (eds. A.W.Hayes, R.C.Shnell, and T.S. Miya), New York, Elselvier, 1983. pp. 583-586

[60] ROWE, V.K., HOLLINGSWORTH, R.L., OYEN, F., MCCOLLISTER, D.D. and SPENCER, H.C. Toxicity of propylene oxide determinated on experimantal animals. A.m.a. Arch.Industr. health, 13, 1956, pp. 228-236 (which corresponds to the flowing, more detailed, report: Dow Chem. Co., Summary of exposures of laboratory animals to propylene oxide vapor, OTS 0206131)

[61] Acute explosure Guideline Levels for Selected Airborne Chemicals, Volume 4. Subcommitee on toxicology Board on Envirenmental Studies and toxicology, The National Academy Press, Washington DC, 2004.

[62] International Reasearch and Development Corp. Arsine* LC50 Acute inhalation toxicity evaluation in rats (60 min). 28 October 1985, Report no. 533-002, AT & T Bell laboratories

[63] International Reasearch and Development Corp. Anhydrous Dimethylamine: Acute inhalation Toxicity Evaluation Dimethylamine in Rats. Project no. 214-054 for Air Products, September 1992

[64] WARITZ, T.S. and BROWN, R.M. Acute and subacute inhalation toxicities of phosphine. Am.Ind. Hyg. Assoc.J., 36/1976, pp.462-468

[65] Documentation of the Tresold Limit values and Biological Exposure indice. 5th ed., 1986, Cincinnati. Ohio, USA. Am. Conf. of Gov. Ind. Hygienists Inc.

[66] International Reasearch and Development Corp. Thrimethylamine Anhudrous, Acute Inhalation ToxicityEvaluation on Trimethylamine in Rats. Project no. 214-055 for Air Products, Oct. 1992

[67] SMYTH, H.F. et. al Archives of Industrial Hygiene and Occupational Medicine 1951, Volume 4, pp. 119-122 in IUCLID

[68] TCVN 6551(ISO 5145) Chai chứa khí - Đầu ra của van chai chứa khí và hỗn hợp khí - Lựa chọn và xác định kích thước.

[69] TCVN 6550:2013 (ISO 10156:2010), Khí và hỗn hợp khí - Xác định khả năng cháy và khả năng oxy hóa để chọn đầu ra của van chai chứa khí.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6716:2013

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6716:2013
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcHóa chất
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN6716:2013
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báoCòn hiệu lực
              Lĩnh vựcHóa chất
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6716:2013 (ISO 10298 : 2010) về Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí