Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7590-2-8:2006

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7590-2-8 : 2006

IEC 61347-2-8 : 2006

BỘ ĐIỀU KHIỂN BÓNG ĐÈN - Phần 2-8 : YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI BALÁT DÙNG CHO BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG

Lamp controlgearl – Part 2-8 : Particular requirements for ballasts for fluorescent lamps

Lời nói đầu

TCVN 7590-2-8 : 2006 thay thế TCVN 6478 : 1999 (IEC 920:1990);

TCVN 7590-2-8 : 2006 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 61347-2-8 : 2006 (IEC 61347-2-8: 2000 with amendment 1: 2006);

TCVN 7590-2-8 : 2006 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất  lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

BỘ ĐIỀU KHIỂN BÓNG ĐÈN-

PHẦN 2-8 : YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI BALÁT DÙNG CHO BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG

Lamp controlgear –

Part 2-8 : Particular requirements for ballasts for fluorescent lamps

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với balát, trừ kiểu điện trở, để sử dụng với nguồn điện xoay chiều điện áp đến 1 000 V, tần số 50 Hz hoặc 60 Hz, mắc với bóng đèn huỳnh quang có catốt nung nóng trước hoặc không nung  nóng trước, làm việc có hoặc không có tắcte hoặc thiết bị khởi động và có công suất tiêu thụ danh định, kích thước và các đặc tính như quy định trong IEC 60081 và 60901.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các balát hoàn chỉnh và áp dụng cho các bộ phận cấu thành của chúng như cuộn cảm, biến áp và tụ điện. Các yêu cầu cụ thể đối với balát có bảo vệ nhiệt nêu trong phụ lục B.

Tiêu chuẩn này đề cập đến các balát dùng cho bóng đèn hoạt động bình thường ở tần số công nghiệp, còn các balát điện tử được cấp nguồn xoay chiều làm việc ở tần số cao không thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này. Chúng được quy định trong IEC 61347-2-3.

Tụ điện có điện dung lớn hơn 0,1 mF được đề cập trong IEC 61048 và IEC 61049.

Tụ điện có điện dung nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 mF được quy định trong IEC 60384-14.

Yêu cầu tính năng của balát được quy định trong TCVN 6479 (IEC 60921).

2. Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn này áp dụng các tài liệu viện dẫn nêu trong điều 2 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), và tài liệu viện dẫn dưới đây:

TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu an toàn

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa ở điều 3 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với các định nghĩa sau đây:

3.1. Độ tăng nhiệt danh định của cuộn dây balát (rated temperature rise of a ballast winding)

t

Độ tăng nhiệt được nhà chế tạo ấn định trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này

CHÚ THÍCH: Các quy định đối với nguồn cung cấp điện và điều kiện lắp đặt của balát được nêu trong phụ lục H.

3.2. Công suất ngắn mạch (của nguồn điện áp) (short-circuit power (of a voltage source))

Tỷ số giữa bình phương điện áp tạo ra tại các đầu ra của nguồn (trong điều kiện mạch hở) và trở kháng trong của nguồn (tính từ các đầu nối đó)

4. Yêu cầu chung

Áp dụng các yêu cầu trong điều 4 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với các yêu cầu dưới đây:

4.1. Tụ điện và các linh kiện khác

Tụ điện và các linh kiện khác lắp trong balát phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn IEC tương ứng.

4.2. Balát có bảo vệ nhiệt

Balát có bảo vệ nhiệt phải phù hợp với các yêu cầu của phụ lục B.

5. Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

Áp dụng các yêu cầu của điều 5 trong TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với các yêu cầu dưới đây:

5.1. Thử nghiệm điển hình được thực hiện trên mẫu thử nghiệm gồm tám balát. Bảy balát dùng để thử nghiệm độ bền và một balát để thử nghiệm tất cả các phép thử khác. Các điều kiện phù hợp để thử nghiệm độ bền, xem điều 13.

Ngoài ra, sáu balát được yêu cầu để thử nghiệm xung điện áp cao theo điều 15 dưới đây, cho các balát được thiết kế dùng trong mạch điện có xuất hiện xung điện áp cao trong balát. Các balát này không được hỏng trong quá trình thử nghiệm.

5.2. Các thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện quy định trong phu lục H của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1). Nói chung, tất cả các thử nghiệm được thực hiện cho từng loại balát hoặc trong trường hợp có một dãy các balát giống nhau thì thử nghiệm được thực hiện cho từng công suất danh định trong dãy hoặc chọn đại diện của dãy đó theo thỏa thuận với nhà chế tạo. Được phép giảm bớt số lượng mẫu đối với thử nghiệm độ bền theo điều 13, kể cả việc sử dụng hằng số S khác với 4 500, theo phụ lục E, hoặc thậm chí cho phép bỏ qua các thử nghiệm này khi các balát có kết cấu giống nhau nhưng có các đặc tính khác được đưa đến đồng thời để chấp nhận hoặc khi biên bản thử nghiệm của nhà chế tạo hoặc cơ quan có thẩm quyền khác được phòng thử nghiệm chấp nhận.

6. Phân loại

Áp dụng các yêu cầu của điều 6 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

7. Ghi nhãn

Balát tạo thành bộ phận không tách rời được của đèn điện thì không cần phải ghi nhãn.

7.1. Nội dung ghi nhãn bắt buộc

Balát, trừ ba lát tổ hợp, phải được ghi nhãn rõ ràng và bền theo 7.2 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), với nội dung ghi nhãn bắt buộc như sau:

- các điểm a), b), e), f), g), và r) trong 7.1 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với các điểm:

- giá trị đỉnh của điện áp được tạo ra, nếu giá trị này vượt quá 1 500 V, các mối nối phải chịu điện áp này cũng phải được ghi nhãn như vậy.

Xung tạo bởi tổ hợp tắcte chớp sáng và balát được bỏ qua đối với yêu cầu này.

7.2. Thông tin cần thiết, nếu thuộc đối tượng áp dụng

Ngoài nội dung ghi nhãn bắt buộc nêu trên, các thông tin sau đây, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải đươc ghi trên balát hoặc trong catalô hoặc tài liệu tương tự của nhà chế tạo:

- các điểm c), h), i), j), k), o), p) và q) trong 7.1 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với điểm:

- trong trường hợp một balát có hai cụm riêng biệt trở lên, (các) phần tử điện cảm để khống chế dòng điện, phải ghi nhãn có các nội dung thiết yếu về (các) cụm và/hoặc tụ điện cần thiết khác này;

- trong trường hợp balát điện cảm dùng với tụ điện nối tiếp riêng biệt không phải là tụ điện triệt nhiễu rađiô, lặp lại việc ghi nhãn điện áp danh định, điện dung và dung sai điện dung.

7.3. Các thông tin khác

Nhà chế tạo có thể cung cấp thông tin không bắt buộc sau, nếu có :

- độ tăng nhiệt danh định của cuộn dây ghi sau ký hiệu ∆t, giá trị tăng theo bội số của 5 oC.

8. Bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện

Áp dụng các yêu cầu của điều 10 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

9. Đầu nối

Áp dụng các yêu cầu của điều 8 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

10. Yêu cầu đối với nối đất

Áp dụng các yêu cầu của điều 9 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

11. Khả năng chịu ẩm và cách điện

Áp dụng các yêu cầu của điều 11 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

12. Độ bền điện

Áp dụng các yêu cầu của điều 12 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

13. Thử nghiệm độ bền nhiệt của cuộn dây

Áp dụng các yêu cầu của điều 13 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

14. Phát nóng balát

Balát, kể cả bề mặt lắp đặt balát, không được đạt tới nhiệt độ làm phương hại đến an toàn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm của các điều từ 14.1 đến 14.4.

14.1. Trước thử nghiệm, kiểm tra và đo

Trước khi thử nghiệm phải kiểm tra và đo các điểm sau:

a) balát khởi động và làm việc với (các) bóng đèn một cách bình thường;

b) đo điện trở của từng cuộn dây ở nhiệt độ môi trường, nếu có yêu cầu.

14.2. Điện áp trên tụ điện

Ở tần số danh định, điện áp trên tụ điện được lắp trong balát phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong điểm a) và b) dưới đây. Các yêu cầu này không áp dụng cho tụ điện trong tắcte hoặc thiết bị khởi động hoặc các tụ điện có điện dung danh nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 mF. Cũng không áp dụng các yêu cầu trong điểm b) đối với tụ điện tự phục hồi.

a) Ở điều kiện bình thường, khi balát được thử nghiệm ở điện áp nguồn danh định của balát, điện áp trên tụ điện không được vượt quá điện áp danh định của tụ điện;

b) Ở điều kiện không bình thường (xem 14.3) khi balát được thử nghiệm ở 110 % điện áp nguồn danh định của balát, điện áp trên tụ điện không được lớn hơn điện áp thử nghiệm tương ứng của tụ điện được cho trong bảng 1.

Bảng 1 – Điều kiện không bình thường – Điện áp thử nghiệm tụ điện

Loại tụ

Điện áp danh định Un

Điện áp giới hạn

Bất kỳ

Điện áp danh định nhỏ hơn hoặc bằng 240 V, 50 Hz hoặc 60 Hz và nhiệt độ danh định lớn nhất không lớn hơn 50 oC

1,25 Un

Không tự phục hồi

Các thông số đặc trưng khác, 50 Hz hoặc 60 Hz

1,50 Un

Tự phục hồi

Các thông số đặc trưng khác, 50 Hz hoặc 60 Hz

1,25 Un

14.3. Thử nghiệm phát nóng balát

Khi balát được thử nghiệm theo các điều kiện của phụ lục H và các thông tin cho trong phụ lục J, nhiệt độ không được vượt quá các giá trị tương ứng cho trong Bảng 2 đối với thử nghiệm trong điều kiện bình thường và không bình thường, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

CHÚ THÍCH: Điều kiện mạch điện không bình thường được trình bày chi tiết trong phụ lục D của IEC 60598-1.

Bảng 2 – Nhiệt độ lớn nhất

Bộ phận

Nhiệt độ lớn nhất, oC

Làm việc bình thường ở 100% điện áp danh định

Làm việc bình thường ở 106% điện áp danh định

Làm việc không bình thường ở 110% điện áp danh định

Cuộn dây balát có công bố độ tăng nhiệt t

 

 

 

Cuộn dây balát có công bố nhiệt độ trong điều kiện không bình thường

a)

 

b)

Vỏ của balát liền kề với tụ điện, nếu có (lắp trong vỏ của balát)

 

 

 

- không công bố nhiệt độ

- có chỉ ra tc

 

50

 

Các bộ phận được làm từ:

 

tc

 

- gỗ ép tẩm nhựa phênol

 

110

 

- khoáng vô cơ tẩm phênol và ép

 

145

 

- nhựa urê

 

90

 

- nhựa melamin

 

100

 

- giấy ép tẩm nhựa

 

110

 

- cao su

 

70

 

- vật liệu nhựa nhiệt dẻo

 

c)

 

a) Đo độ tăng nhiệt của cuộn dây trong điều kiện bình thường ở 100 % điện áp danh định, nghĩa là kiểm tra giá trị công bố để cung cấp thông tin dùng cho thiết kế đèn điện là không bắt buộc và phép đo này chỉ thực hiện khi có ghi nhãn trên balát hoặc có quy định khác trong catalo.

b) Phép đo này chỉ bắt buộc đối với mạch điện có thể tạo ra điều kiện không bình thường. Nhiệt độ giới hạn được công bố của cuộn dây trong điều kiện không bình thường phải không được cao hơn giá trị tương ứng với số ngày bằng ít nhất là hai phần ba thời gian thử nghiệm độ bền lý thuyết (xem bảng 3).

c) Đo nhiệt độ của vật liệu nhựa nhiệt dẻo, không phải loại được dùng cho cách điện của cuộn dây, vật liệu này cung cấp bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện hoặc đỡ các bộ phận này. Giá trị đo được dùng để thiết lập điều kiện thử nghiệm của 18.1 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

Nếu vật liệu hoặc phương pháp chế tạo được sử dụng khác với chỉ dẫn trong bảng thì chúng không được làm việc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép đối với vật liệu đó.

Không được vượt quá nhiệt độ trong bảng này khi balát làm việc ở nhiệt độ môi trường công bố lớn nhất, nếu có. Nhiệt độ môi trường lớn nhất đối với balát, nếu không công bố, phải được coi là hiệu giữa nhiệt độ ghi nhãn tw và độ tăng nhiệt của cuộn dây t đo được ở 100 % điện áp danh định.

Bảng 3 – Nhiệt độ giới hạn của các cuộn dây trong điều kiện làm việc không bình thường và ở 110 % điện áp danh định đối với balát phải chịu thử nghiệm độ bền trong thời gian 30 ngày

Hằng số S

Nhiệt độ giới hạn, oC

S4,5

S5

S6

S8

S11

S16

đối với tw = 90

171

161

147

131

119

110

95

178

168

154

138

125

115

100

186

176

161

144

131

121

105

194

183

168

150

137

126

110

201

190

175

156

143

132

115

209

198

181

163

149

137

120

217

205

188

169

154

143

125

224

212

195

175

160

149

130

232

220

202

182

166

154

135

240

227

209

188

172

160

140

248

235

216

195

178

166

145

256

242

223

201

184

171

150

264

250

230

207

190

177

CHÚ THÍCH: Nếu không có quy định khác được ghi trên balát thì áp dụng nhiệt độ giới hạn quy định trong cột S4,5.

Đối với các balát chịu thử nghiệm độ bền trong thời gian nhiều hơn 30 ngày, nhiệt độ giới hạn phải tính theo công thức 2 trong điều 13 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1) nhưng với tuổi thọ thử nghiệm khách quan bằng hai phần ba thời gian thử nghiệm độ bền lý thuyết (tính bằng ngày).

14.4. Sau thử nghiệm phát nóng, balát phải được để nguội đến nhiệt độ phòng và sau đó phải phù hợp với các điều kiện sau:

a) nhãn của balát vẫn phải đọc được rõ ràng;

b) balát không được hỏng khi chịu thử nghiệm điện áp theo điều 12. Tuy nhiên, điện áp thử nghiệm được giảm xuống còn 75 % điện áp trong TCVN 7590-1 (IEC 61347-1) nhưng không nhỏ hơn 500 V.

15. Thử nghiệm xung điện áp cao

Balát được ghi nhãn phù hợp với yêu cầu bổ sung 7.1 phải chịu thử nghiệm theo 15.1 hoặc 15.2 dưới đây.

Balát kiểu cuộn cảm đơn giản phải chịu được thử nghiệm trong 15.1

Balát không phải balát kiểu cuộn cảm đơn giản phải chịu được thử nghiệm theo 15.2. Nhà chế tạo phải công bố sản phẩm phải chịu thử nghiệm nào.

15.1. Từ sáu balát theo 5.1, ba balát phải chịu thử nghiệm khả năng chịu ẩm và thử nghiệm độ bền điện được quy định trong các điều 11 và 12.

Ba balát còn lại được gia nhiệt trong lò đến khi đạt đến nhiệt độ tw ghi nhãn trên balát.

Ngay sau các thử nghiệm điều kiện ban đầu này, cả sáu mẫu phải chịu thử nghiệm xung điện áp cao.

Balát được thử nghiệm cùng với một biến trở và một áptômát phù hợp có thời gian đóng trong khoảng từ 3 ms đến 15 ms (không kể thời gian nảy) – ví dụ loại thiết bị đóng cắt chân không H16 hoặc VR 312/412 – được nối tới nguồn điện một chiều, điều chỉnh dòng điện và thao tác áptômát, điện áp xung sẽ cảm ứng trong balát. Dòng điện sau đó được điều chỉnh chậm, tăng lên sao cho điện áp đỉnh đạt giá trị ghi trên nhãn balát. Phép đo điện áp xung được thực hiện trực tiếp ở các đầu nối của balát theo phụ lục I và hình I.1

CHÚ THÍCH 1: Nếu dùng aptômát điện tử có thời gian đóng rất ngắn, cần đề phòng sự xuất hiện điện áp xung cảm ứng rất cao.

Ghi lại giá trị của dòng điện một chiều mà tại đó điện áp khởi động đạt được. Balát sau đó làm việc với dòng điện này trong 1 h, trong thời gian này cứ mỗi phút cho gián đoạn dòng điện mười lần, mỗi lần 3 s.

Ngay sau khi thử nghiệm, cả sáu balát phải chịu được thử nghiệm khả năng chịu ẩm và thử nghiệm cách điện quy định trong các điều 11 và 12.

CHÚ THÍCH 2: Đối với mạch thử nghiệm có tụ điện mắc nối tiếp, tụ điện này phải được nối tắt.

15.2. Không nối bóng đèn ở phía đầu ra của balát, điều chỉnh điện áp cung cấp để đạt được điện áp xung do tắcte và balát phát ra với giá trị ghi trên nhãn balát. Cuộn dây phát nóng catốt của balát được mang tải với điện trở giả.

Sau đó cho balát làm việc trong các điều kiện này nhưng không có bóng đèn trong thời gian là 30 ngày.

Số lượng balát, xử lý trước thử nghiệm và các điều kiện sau thử nghiệm giống như được mô tả trong 15.1.

Balát được ghi nhãn để không sử dụng với bộ mồi có cơ cấu làm trễ thời gian, cũng phải chịu thử nghiệm này nhưng với thời gian gồm 250 chu kỳ đóng/ngắt, giữ thời gian ngắt ít nhất 2 min.

16. Điều kiện sự cố

Không áp dụng các yêu cầu của điều 14 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

17. Kết cấu

Áp dụng các yêu cầu của điều 15  của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

18. Chiều dài đường rò và khe hở không khí

Áp dụng các yêu cầu của điều 16 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1), cùng với yêu cầu dưới đây:

Trong balát lõi hở, emay hoặc vật liệu tương tự tạo thành cách điện của sợi dây và chịu điện áp thử nghiệm theo mức 1 hoặc mức 2 của IEC 60317-0-1 (điều 13) được coi là thêm 1 mm vào các giá trị ghi trong bảng 3 và bảng 4 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1) giữa sợi dây emay của các cuộn dây khác nhau hoặc từ sợi dây emay tới vỏ, lõi sắt, vv… Tuy nhiên, chỉ áp dụng điều này khi chiều dài đường rò và khe hở không khí từ 2 mm trở lên không kể lớp emay.

19. Vít, bộ phận mang dòng và các mối nối

Áp dụng các yêu cầu của điều 17 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

20. Khả năng chịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện

Áp dụng các yêu cầu của điều 18  của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1) trừ điều 18.5.

21. Khả năng chống gỉ

Áp dụng các yêu cầu của điều 19  của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

22. Điện áp ra không tải

Áp dụng các yêu cầu của điều 20 của IEC 61347-1.

 

Phụ lục A

(quy định)

Thử nghiệm để xác định bộ phận dẫn là bộ phận mang điện có thể gây ra điện giật

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục A  của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục B

(quy định)

Yêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển bóng đèn có bảo vệ nhiệt

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục B của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục C

(quy định)

Yêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển bóng đèn điện tử có phương tiện bảo vệ chống quá nhiệt

Không áp dụng các yêu cầu của phụ lục C  của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục D

(quy định )

Yêu cầu để thực hiện thử nghiệm phát nóng bộ điều khiển bóng đèn có bảo vệ nhiệt

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục D của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục E

(quy định)

Sử dụng hằng số S khác 4 500 trong thử nghiệm tw

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục E của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục F

(quy định)

Hộp chống gió lùa

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục F của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục G

(quy định)

Giải thích việc rút ra giá trị xung điện áp

Không áp dụng các yêu cầu của phụ lục G của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục H

(quy định)

Các thử nghiệm

Áp dụng các yêu cầu của phụ lục H của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

Phụ lục I

(quy định)

Phương pháp lựa chọn điện trở phi tuyến

I.1. Quy định chung

Để tránh thay đổi điện áp trong quá trình đo xung điện áp, một số điện trở phi tuyến trong mạch mắc nối tiếp được nối song song với balát cần thử nghiệm.

Do liên quan năng lượng, loại điện trở phi tuyến nhỏ nhất là đủ cho mục đích này.

Điện áp được tạo ra bên trong balát không chỉ phụ thuộc vào điện cảm của nó, dòng điện một chiều, điện dung C2 mà còn phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị đóng cắt chân không vì một phần năng lượng tích lũy trong balát sẽ giải phóng qua tia lửa điện xuất hiện ở thiết bị đóng cắt.

Bởi vậy cần phải chọn điện trở phi tuyến cùng với thiết bị đóng cắt để dùng cho mạch điện.

Do thực tế là trên điện trở phi tuyến có dung sai mà có thể bổ sung hoặc bù lại cho nhau nên việc lựa chọn riêng biệt là cần thiết đối với mỗi loại balát cần thử nghiệm.

I.2. Lựa chọn điện trở phi tuyến

Đầu tiên điều chỉnh dòng điện chạy qua balát thử nghiệm để điện áp trên C2 cao hơn xấp xỉ 15 % đến 20 % điện áp thử nghiệm dự kiến.

Sau đó điện áp được giảm đến giá trị dự định bằng các điện trở phi tuyến mắc nối tiếp.

Nên chọn hai hoặc ba điện trở phi tuyến điện áp cao để phần lớn điện áp thử nghiệm sẽ đặt lên chúng và một hoặc hai điện trở phi tuyến điện áp thấp hơn để phần điện áp còn lại đặt lên chúng. Sau đó, điều chỉnh điện áp thử nghiệm bằng cách thay đổi dòng điện qua balát.

Giá trị xấp xỉ đối với điện áp của một điện trở phi tuyến có thể được chọn từ đặc tính dòng điện điện áp cho trong tờ dữ liệu điện trở phi tuyến có liên quan (ví dụ giá trị điện áp ở I = 10 mA).

Ký hiệu:

1. Ampemét để đo dòng điện một chiều

2. Volmét tĩnh điện với điện dung riêng không vượt quá 30 pF để đo điện áp xung

3. Thiết bị bảo vệ đối với nguồn cung cấp

4. Nguồn cung cấp cho cơ cấu đóng ngắt tùy chọn.

C1 = 0,66 mF

C2 = 5 000 pF

C3 = 50 pF

D1 = Điốt ZD22

D2 = Điốt IN4004

D3 = Điốt (6 cái) BYV96E

P Mẫu thử nghiệm

R1 Điện trở điều chỉnh được (xấp xỉ bằng 100 W)

R2 Điện trở điều chỉnh được: R 2 ³ điện trở balát x 20

S Chuyển mạch chân không

Va Điện trở phi tuyến (để lựa chọn, xem phụ lục I)

Hình I.1 – Mạch thử nghiệm balát, dùng cho bóng đèn có cơ cấu khởi động trong

 

Phụ lục J

(quy định)

Giải thích nhiệt độ balát

CHÚ THÍCH: Phụ lục này không đưa ra bất kỳ một đề xuất mới nào mà chỉ phản ánh các yêu cầu hiện hành.

Mục đích của các yêu cầu nhiệt độ balát là để xác nhận rằng balát hoạt động an toàn trong suốt tuổi thọ dự kiến của nó.

Tuổi thọ của balát được xác định bởi chất lượng cách điện sợi dây liên quan với kết cấu balát.

Đặc tính nhiệt của balát được đặc trưng bởi các khía cạnh sau :

a) Độ bền;

b) Phát nóng balát;

c) Bố trí thử nghiệm.

Sự giải thích dưới đây áp dụng cho balát loại dây quấn.

J.1. Độ bền

Trước hết xác lập nhiệt độ công bố tw của cuộn dây balát biểu thị nhiệt độ tại đó balát có tuổi thọ mong muốn ít nhất là 10 năm làm việc liên tục. Quan hệ giữa cuộn dây và tuổi thọ balát có thể được tính từ công thức sau (xem hình 1):

log L = log L0 + S(-)

Trong đó:

L – Tuổi thọ thử nghiệm khách quan tính bằng ngày, 30 ngày là tiêu chuẩn nhưng nhà chế tạo có thể yêu cầu thời gian thử nghiệm lâu hơn ở nhiệt độ thấp hơn tương ứng;

L0 = 3 652 ngày (10 năm);

T – nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết (t + 273) K;

Tw – nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định (tw + 273) K;

S - hằng số phụ thuộc vào thiết kế của balát và cách điện cuộn dây được sử dụng. Nếu không có yêu cầu ngược lại thì hằng số S lấy bằng 4 500 nhưng nhà chế tạo có thể công bố sử dụng giá trị khác nếu điều này được lý giải bằng các thử nghiệm liên quan.

Vì vậy, thử nghiệm độ bền có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với 10 năm ở nhiệt độ của cuộn dây cao hơn liên quan. Thời gian thử nghiệm độ bền tiêu chuẩn là 30 ngày nhưng cho phép thời gian thử nghiệm dài hơn, đến 120 ngày.

J.2. Phát nóng balát

Balát được thiết kế để lắp đặt bên trong đèn điện phải được kiểm tra để chứng tỏ rằng nhiệt độ ấn định của cuộn dây balát (tw) trong điều kiện không bị vượt quá trong điều kiện làm việc bình thường theo tiêu chuẩn đèn điện.

Ngoài ra, trong điều kiện làm việc không bình thường như là ngắn mạch tắcte trong mạch bóng đèn huỳnh quang, đèn điện phải được kiểm tra để thấy rằng giới hạn tương ứng được ghi nhãn trên balát không được vượt quá. Giới hạn này được quy định là nhiệt độ ứng với tuổi thọ bằng hai phần ba thời gian thử nghiệm đối với thử nghiệm độ bền balát. Yêu cầu này được dựa trên và rút ra từ các bảng nhiệt độ giới hạn và nhiệt độ thử nghiệm lý thuyết đối với balát phải chịu thời gian thử nghiệm độ bền là 30 ngày và trên cơ sở thừa nhận rằng một balát có tw 90 là tương đương về yêu cầu cho balát không ghi nhãn nhiệt độ, với các lớp được ngăn cách bằng giấy.

Thông tin trên có nghĩa là nhiệt độ giới hạn trong điều kiện làm việc không bình thường là nhiệt độ, ví dụ, phù hợp với khoảng thời gian tuổi thọ 20 ngày đối với balát phải chịu thử nghiệm độ bền 30 ngày. Sự liên hệ này dựa trên cơ sở giới hạn truyền thống đối với nhiệt độ giới hạn của cuộn dây và nhiệt độ thử nghiệm khách quan đối với thử nghiệm độ bền. Tuy nhiên nhà chế tạo có quyền ghi nhãn nhiệt độ thấp hơn.

Việc kiểm tra trong đèn điện dựa vào giá trị giới hạn ghi trên balát. Điều này ngụ ý rằng, nếu nhà chế tạo chọn thử nghiệm độ bền lâu hơn ở nhiệt độ thấp hơn tương ứng, thì nhiệt độ cho phép lớn nhất trong điều kiện không bình thường được giảm tương ứng.

J.3. Bố trí thử nghiệm

Trước đây, nhiệt độ balát được kiểm tra trên một balát được bố trí thử nghiệm mô phỏng giá đỡ đèn điện (xem hình J.1), được sửa đổi nhiều lần để có kết quả tái lặp. Bố trí thử nghiệm gần đây có balát đặt trên các khối gỗ (xem hình H.1 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1)). Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít hoặc không có tương quan giữa nhiệt độ đo được trên balát trong bố trí thử nghiệm này và nhiệt độ thực tế khi balát được lắp đặt trong đèn điện cụ thể. Vì vậy, phép đo độ phát nóng balát theo cách bố trí thử nghiệm này được bỏ qua và thay bằng một phép đo thực tế hơn nhiều dựa trên nhiệt độ cuộn dây cho phép lớn nhất tw.

Từ đó, thử nghiệm phát nóng balát đã được sửa đổi để thể hiện điều kiện nặng nề nhất trong đèn điện mà nhà chế tạo balát cho phép thông qua giá trị công bố tw. Sau đó các bộ phận của balát được kiểm tra với balát làm việc trong lò cho đến khi đạt đến nhiệt độ cuộn dây ghi nhãn.

Vì vậy, kiểm tra xem nhiệt độ cuộn dây balát không vượt quá được thực hiện trong đèn điện. Sau đó, đo nhiệt độ cuộn dây balát trong điều kiện bình thường cũng như không bình thường và so sánh với giá trị ghi nhãn.

Balát lắp trong được thiết kế để lắp đặt bên trong vỏ bọc không phải là đèn điện như cột điện, hộp hoặc tương tự cũng phải thử nghiệm trong bố trí thử nghiệm như Hình H.1 của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1). Như quy định đối với balát trong. Vì các balát này không được lắp bên trong đèn điện, sự phù hợp với giới hạn nhiệt độ như quy định trong tiêu chuẩn đèn điện cũng phải được kiểm tra trong bố trí thử nghiệm.

Balát độc lập được thử nghiệm trong góc thử nghiệm. Góc thử nghiệm bao gồm ba tấm gỗ được bố trí mô phỏng hai bức tường và trần của một gian phòng (xem hình J.2).

Tất cả các phép đo được thực hiện trong hộp chống gió lùa như mô tả trong phụ lục F.

Kích thước bằng milimét

Hình J.1 – Nắp đậy thử nghiệm dùng cho thử nghiệm phát nóng balát

Kích thước bằng milimét

Hình J.2 – Góc thử nghiệm dùng cho thử nghiệm phát nóng balát

 

Phụ lục K

(quy định )

Yêu cầu bổ sung đối với balát điện từ lắp trong đèn điện có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

Áp dụng các yêu cầu trong phụ lục I của TCVN 7590-1 (IEC 61347-1).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

IEC 60384-14, Fixed capacitors for use in electronic equipment – Part 14 : Sectional specification: Fixed capacitors for electromagnetic interference suppression anh connection to the supply mains (Tụ điện cố định dùng trong thiết bị điện tử - Phần 14 : Quy định theo mục: Tụ điện cố định để triệt nhiễu điện từ và nối nguồn với nguồn lưới)

IEC 61048, Capacitors for use in tubular fluorescent and other discharge lamp circuits – General and safety requirements (Tụ điện dùng trong mạch điện bóng đèn huỳnh quang dạng ống và các bóng đèn phóng điện khác – Yêu cầu chung và yêu cầu an toàn)

IEC 61049, Capacitors for use in tubular fluorescent and other discharge lamp circuits – Performance requirements (Tụ điện dùng trong mạch điện bóng đèn huỳnh quang dạng ống và các bóng đèn phóng điện khác – Yêu cầu về tính năng)

IEC 61347-2-3, Lamp controlgear – Part 2-3: Particular requirements for a.c supplied electronic ballasts for fluorescent lamps (Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với balát điện tử nguồn điện xoay chiều dùng cho bóng đèn huỳnh quang)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Yêu cầu chung

5. Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

6. Phân loại

7. Ghi nhãn

8. Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện

9. Đầu nối

10. Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ

11. Khả năng chịu ẩm và cách điện

12. Độ bền điện

13. Thử nghiệm đồ bền điện của cuộn dây

14. Phát nóng balát

15. Thử nghiệm xung điện áp cao

16. Điều kiện sự cố

17. Kết cấu

18. Chiều dài đường rò và khe hở không khí

19. Vít, bộ phận mang dòng và các mối nối

20. Khả năng chịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện

21. Khả năng chống gỉ

22. Điện áp ra không tải

Phụ lục A (quy định) – Thử nghiệm để xác định bộ phận dẫn là bộ phận mang điện có thể gây điện giật

Phụ lục B (quy định) – Yêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển bóng đèn có bảo vệ nhiệt

Phụ lục C (quy định) – Yêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển bóng đèn điện tử có phương tiện bảo vệ chống quá nhiệt

Phụ lục D (quy định) – Yêu cầu khi tiến hành thử nghiệm phát nóng bộ điều khiển bóng đèn có bảo vệ nhiệt

Phụ lục E (quy định) – Sử dụng hằng số S khác 4 500 trong thử nghiệm tw

Phụ lục F (quy định) – Hộp chống gió lùa

Phụ lục G (quy định) – Giải thích việc rút ra giá trị xung điện áp

Phụ lục H (quy định) – Các thử nghiệm

Phụ lục I (quy định) – Phương pháp lựa chọn điện trở phi tuyến

Phụ lục J (quy định) – Giải thích nhiệt độ balát

Phụ lục K (quy định) – Yêu cầu bổ sung đối với balát điện từ lắp trong đèn điện có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

Tài liệu tham khảo

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7590-2-8:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7590-2-8:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2006
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN7590-2-8:2006
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành29/12/2006
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7590-2-8:2006 (IEC 61347-2-8 : 2006) về Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                            • 29/12/2006

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực