Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7861-2:2008

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ


TCVN 7861-2:2008

ISO 2710-2:1999

ĐỘNG CƠ ĐOT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - TỪ VỰNG - PHẦN 2: THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary - Part 2: Terms for engine maintenance

 

Lời nói đầu

TCVN 7861-2:2008 hoàn toàn tương đương ISO 2710-2:1999.

TCVN 7861-2:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7861 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Từ vựng, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7861-1:2008 (ISO 2710-1:2000) Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ.

- TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) Phần 2: Thuật ngữ dùng trong bảo dưỡng động cơ.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - TỪ VỰNG - PHẦN 2: THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary - Part 2: Terms for engine maintenance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến các đặc điểm của động cơ và các bộ phận của chúng liên quan đến các hoạt động bảo dưỡng.

Tiêu chuẩn này phân loại các thuật ngữ theo các lý do sử dụng chúng và định nghĩa các cách thức điển hình, hỏng hóc và quy trình bảo dưỡng động cơ.

2. Định nghĩa chính

2.1. Hỏng hóc

Sự hoạt động kém hoặc hỏng hóc sớm của một chức năng, một bộ phận hoặc của toàn bộ động cơ.

2.2. Kiểm tra

Việc đánh giá tình trạng của động cơ hoặc một bộ phận.

2.3. Bảo dưỡng

Thực hiện mọi biện pháp hoặc hành động để đảm bảo tuổi thọ làm việc của một động cơ.

3. Quy trình bảo dưỡng

3.1. Điều chỉnh

Quy trình để chỉnh đặt cơ cấu điều khiển thay đổi được của động cơ theo yêu cầu thông số kỹ thuật đúng của động cơ.

3.2. Quay trục

Phương pháp xoay động cơ để kiểm tra và bảo dưỡng.

3.3. Thử áp lực

Kiểm tra rò rỉ của một bộ phận nhờ sử dụng không khí, nước hoặc dầu áp suất cao.

4. Phương thức bảo dưỡng

4.1. Chi tiết mau hỏng

Chi tiết rẻ tiền thường được thay mới.

4.2. Kế hoạch bảo dưỡng

Bảng kê các nhiệm vụ bảo dưỡng cần thực hiện tại những khoảng thời gian đã định.

4.3. Đại tu

Hoạt động bảo dưỡng trong đó động cơ được tháo hoàn toàn và các chi tiết được kiểm tra và làm mới lại theo yêu cầu bằng chi tiết mới hoặc chi tiết phục hồi và sau đó động cơ được lắp lại để sử dụng.

4.4. Chi tiết thay thế

Chi tiết đơn lẻ hoặc cụm chi tiết được sử dụng để thay thế một chi tiết hoặc một cụm chi tiết bị mòn hoặc hỏng.

4.5. Xiết chặt lại

Xiết chặt các vít, bu lông và đai ốc sau một thời gian làm việc theo yêu cầu của nhà sản xuất động cơ.

4.6. Phục hồi

Đại tu các chi tiết đơn lẻ, các cụm chi tiết, hệ thống hoặc toàn bộ động cơ.

4.7. Chi tiết phục hồi

Chi tiết đơn lẻ hoặc cụm chi tiết được phục hồi bởi các quy trình gia công cơ khí.

4.8. Chạy rà

Cho chạy động cơ theo một chương trình hoặc kế hoạch phù hợp sau khi chế tạo hoặc đại tu để cải thiện điều kiện ma sát và kiểm tra sự rò rỉ.

4.9. Phụ tùng

Chi tiết đơn lẻ hoặc cụm chi tiết được giữ trong kho làm chi tiết thay thế.

5. Sự hỏng hóc của động cơ

5.1. Sự lọt khí không bình thường qua pít tông

Sự lọt quá nhiều khí cháy qua các vòng găng vào hộp trục khuỷu hoặc buồng khí quét.

5.2. Sự chùng dây đai

Sự võng của dây đai tại điểm giữa của nhánh dài nhất giữa hai puli dưới tác dụng của tải trọng.

5.3. Sự tắc bầu lọc nhiên liệu do lạnh

Sự tắc đường nhiên liệu qua bộ lọc nhiên liệu do sự tạo thành các tinh thể sáp ở nhiệt độ nhiên liệu thấp.

5.4. Sự dao động của máy nén

Sự phá vỡ lưu lượng ổn định của máy nén của bộ tua bô tăng áp gây ra sự biến thiên nhanh lưu lượng dòng chảy ở áp suất đó cho, gây ra tiếng ồn do xung ở đường nạp của bộ tua bô tăng áp.

5.5. Hỏng hóc do gián tiếp

Hỏng hóc của các chi tiết làm việc do sự hỏng hóc của các chi tiết khác gây ra.

5.6. Khói trong khí xả

Sự phát thải khói do nhiên liệu chưa cháy hết (khói đen) hoặc dầu bôi trơn bị cháy (khói xanh).

5.7. Rung giật

Sự thay đổi tốc độ động cơ không đều hoặc không kiểm soát được

- ở tần số thấp (dao động)

- ở tần số cao (rung giật).

5.8. Kẹt thủy lực (kẹt thủy tĩnh)

Hiện tượng động cơ không quay được do chất lỏng bị kẹt trong buồng cháy.

5.9. Lỗi lắp đặt

Sự hỏng hóc do lắp đặt không đúng.

5.10. Nhiên liệu hồi

Lưu lượng hồi về của nhiên liệu cấp thừa vì các mục đích làm mát.

5.11. Máy lịm dần (chết máy)

Sự chất tải làm cho tốc độ động cơ giảm tới một điểm nhất định, làm tăng mô men, và trong một số trường hợp đặc biệt có thể làm động cơ lịm đi hoặc chết máy.

5.12. Bỏ lửa

Hiện tượng không cháy hoặc cháy không hoàn toàn trong một hoặc nhiều xi lanh làm động cơ hoạt động không bình thường.

5.13. Quá nóng

Tình trạng động cơ khi nhiệt độ của chất làm mát hoặc của các bộ phận của động cơ cao một cách bất thường.

5.14. Cháy sau

Hiện tượng có ngọn lửa ở khí thải do quá trình cháy kém.

5.15. Mất cân bằng

Tình trạng xảy ra ở các chi tiết quay khi trọng tâm không trùng với tâm quay gây ra sự rung mạnh.

5.16. Sự nút hơi trong hệ thống nhiên liệu

Sự bay hơi một phần của nhiên liệu trong bộ chế hòa khí hoặc hệ thống phun nhiên liệu thường do quá nóng cục bộ hoặc nhiệt độ môi trường cao ngăn cản dòng chảy của nhiên liệu.

5.17. Sự nút hơi do nhiên liệu quá nóng trong hệ thống nhiên liệu

Hiện tượng động cơ hoạt động không ổn định do nhiên liệu sôi trong hệ thống nhiên liệu khi nhiệt độ môi trường cao.

6. Sự hỏng hóc các bộ phận

6.1. Sự mài mòn

Sự mất vật liệu bề mặt do các hạt cứng bên ngoài cào xước bề mặt.

6.2. Dạng mòn thành thớ

Dạng mòn bóng được tạo ra giữa hai chi tiết tiếp xúc trong giai đoạn làm việc ban đầu.

6.3. Cáu than

Sự tích tụ cáu than trên các chi tiết do sự cháy không hoàn toàn.

6.4. Ăn mòn do xâm thực

Sự mất vật liệu bề mặt do một chất lỏng có sự dao động áp suất cục bộ làm hình thành bọt hơi và phá hỏng bề mặt.

6.5. Cốc hóa bề mặt (cháy thành than)

Hiện tượng một phần diện tích bề mặt của chi tiết bị phủ một lớp muội than là sản phẩm của sự cháy cacbon.

6.6. Sứt mẻ

Sự phá hủy bề mặt do các hạt bị vỡ ra khi áp suất cục bộ cao.

6.7. Cặn cháy

Sự tích tụ phân tử cứng của sản phẩm cháy với cáu than.

6.8. Ăn mòn tiếp xúc

Sự phá hủy các bề mặt kim loại tiếp xúc do các phản ứng hóa học xảy ra trong khe hở.

6.9. Rỗ do ăn mòn

Sự ăn mòn bao gồm các lỗ và đốm nhỏ do cơ chế ăn mòn gây ra.

6.10. Ăn mòn điểm sương

Sự ăn mòn do sản phẩm cháy ngưng tụ trên các bề mặt có nhiệt độ thấp trong buồng đốt hoặc ống xả.

6.11. Ăn mòn điện phân

Sự ăn mòn do phản ứng điện phân của hai kim loại khác nhau có sự xen vào của các chất lỏng.

6.12. Vết nứt mỏi

Sự nứt trên một chi tiết sau khi chịu tác dụng của tải trong lặp lại kéo dài.

6.13. Vết gãy mỏi

Sự gãy chi tiết do sự phát triển của vết nứt mỏi.

6.14. Ăn mòn do ma sát

Sự ăn mòn do dịch chuyển tế vi giữa hai bề mặt tiếp xúc.

6.15. Gãy do mỏi ma sát

Sự gãy do mỏi được tăng cường bởi ma sát.

6.16. Sự tráng phủ

Sự điền đầy vào mặt tựa chính xác của vòng găng trên rãnh hoặc thành xi lanh khi cáu cặn do nhựa cháy điền đầy trên các rãnh bề mặt được mài khôn.

6.17. Nứt đường sợi tóc

Vết nứt rất nhỏ, khó nhìn thấy trên bề mặt.

6.18. Mất màu do nhiệt

Sự thay đổi màu của một chi tiết do quá nhiệt.

6.19. Mỏi chu trình cao

Sự nứt gãy kim loại do tải trọng có chu kỳ tần số cao ở vùng đàn hồi.

6.20. Đốm nóng

Sự quá nhiệt cục bộ do tiếp xúc với khí cháy hoặc khí thải.

6.21. Quét sơn (tráng men)

Hiện tượng một màng mỏng cặn dầu bôi trơn bị nhựa hóa trên bề mặt của một chi tiết (ví dụ, pít tông, van, v.v…).

6.22. Mỏi chu trình thấp

Sự nứt gãy kim loại do tải trọng có chu kỳ tần số thấp trong vùng đàn hồi.

6.23. Ma sát hỗn hợp

Ma sát giữa hai chi tiết do màng dầu bôi trơn bị phá vỡ gây ra sự tiếp xúc kim loại với kim loại.

6.24. Sự nhỏ giọt vòi phun

Sự nhỏ giọt nhiên liệu vào buồng cháy do trục trặc của vòi phun.

6.25. Cháy pít tông (cháy đen)

Sự đóng cặn cứng và đen trên pít tông, sinh ra ở nhiệt độ cao.

CHÚ THÍCH Quá trình tương tự như tráng men (xem mục quét sơn).

6.26. Tróc

Sự mất vật liệu bề mặt cục bộ do cấu trúc vật liệu yếu bởi tác động cơ khí hoặc hóa học.

6.27. Kẹt dính vòng găng

Sự bó cứng vòng găng trong rãnh vòng găng trên pít tông do sự đóng cặn của sản phẩm cháy.

6.28. Kẹt vòng găng

Sự kẹt một phần của vòng găng trên mặt ống lót xi lanh.

6.29. Dính vòng găng

Sự kẹt hoặc dính của vòng găng trong rãnh lắp vòng găng trên pít tông do sự đóng cặn.

6.30. Vết cào

Sự phá hỏng cơ học như vết cắt trên bề mặt dưới dạng các vết xước theo hướng chuyển động.

6.31. Kẹt

Sự phá hỏng giữa hai bề mặt bình thường chuyển động tương đối với nhau trong đó các chi tiết hoặc bộ phận tiếp xúc bị giữ chặt lại không chuyển động tương đối với nhau được.

6.32. Độ không đồng trục của các trục

Sai lệch hướng hoặc không trùng nhau của đường trục giữa các trục của hai cụm máy được lắp với nhau, ví dụ động cơ máy phát điện.

6.33. Nứt bề mặt

Sự hỏng hóc hoặc nứt nhỏ trên bề mặt.

6.34. Nứt do nhiệt

Vết nứt sâu không đều trên một phần bề mặt làm việc do ứng suất nhiệt.

CHÚ THÍCH Trên một ổ trượt thường kèm theo sự mất màu.

6.35. Mỏi do nhiệt

Sự hỏng hóc kim loại do chu trình nhiệt.

6.36. Vết tiếp xúc

Hình dạng dấu vết tiếp xúc của răng.

6.37. Rỗ đế van

Các vết lõm trên bề mặt đế van.

6.38. Dạng mọt

Dạng mòn bao gồm rãnh dạng sóng, dạng hang hoặc vết hằn.

6.39. Tốc độ mòn

Lượng mòn xác định được sau một số giờ hoạt động.

7. Sự biến tính của chất lỏng

7.1. Dầu xuống cấp

Dầu trong đó các chất phụ gia đã hết tác dụng và do đó dầu không còn tính chất bôi trơn và làm sạch.

7.2. Bùn dầu

Cặn của dầu bôi trơn xuống cấp và / hoặc các chất được dầu hấp thụ trong thời gian dài làm việc, các cặn và các chất này trông như bùn.

7.3. Chất làm mát xuống cấp

Chất làm mát trong đó các chất chống ăn mòn và phụ gia đã tiêu hủy hết.

8. Quy trình phục hồi

8.1. Đánh bóng

Việc xử lý bề mặt làm việc của ống lót xi lanh khi động cơ được lắp vòng găng mới để cải thiện các tính chất duy trì được dầu bôi trơn.

8.2. Loại bỏ khuyết tật

Phương pháp cơ khí cắt đi các khuyết tật nhỏ của bề mặt.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7861-2:2008

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7861-2:2008
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN7861-2:2008
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-2:2008 (ISO 2710-2:1999) về Động cơ đốt trong kiểu Pittông - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ bảo dưỡng động cơ