Tiêu chuẩn Việt Nam TCVNISO/IECTS17021-4:2015

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015

ISO/IEC TS 17021-4:2013

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ - PHẦN 4: YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỰ KIỆN BỀN VỮNG

Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 4: Competence requirements for auditing and certification of event sustainability management systems

Li nói đầu

TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TS 17021-4:2013.

TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17021 (ISO/IEC 17021) với tên chung Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý, gồm các phần sau:

- TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Phần 1: Các yêu cầu

- TCVN ISO/IEC TS 17021-2:2013 (ISO/IEC TS 17021-2:2012), Phần 2: Yêu cầu về năng lc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường

- TCVN ISO/IEC TS 17021-3:2015 (ISO/IEC TS 17021-3:2013), Phần 3: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

- TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2013), Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững

- TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015 (ISO/IEC TS 17021-5:2014), Phần 5: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý tài sản

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17021 với tên chung Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems, còn các phần sau:

- ISO/IEC TS 17021-6:2014, Part 6: Competence requirements for auditing and certification of business continuity management systems

- ISO/IEC TS 17021-7:2014, Part 7: Competence requirements for auditing and certification of road traffic safety management systems

Lời giới thiệu

Tiêu chun này bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Cụ thể, tiêu chuẩn này làm rõ yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý sự kiện bền vững (ESMS) đối với năng lực của nhân sự tham gia vào các chức năng đánh giá chứng nhận quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, Phụ lục A.

Các nguyên tắc hướng dẫn tại điều 4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 là cơ s cho các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm với các bên quan tâm, bao gồm cả khách hàng của mình và khách hàng của tổ chức có hệ thống quản lý được chứng nhận, để đảm bảo rằng ch những chuyên gia đánh giá chứng t được năng lực thích hợp mới được phép tiến hành các cuộc đánh giá ESMS. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo tất cả các chuyên gia đánh giá ESMS có năng lực chung quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 và đoàn đánh giá có những năng lực cụ thể liên quan đến ESMS quy định trong tiêu chuẩn này.

Tổ chức chứng nhận cần xác định năng lực cần thiết của nhân sự trong đoàn đánh giá cụ thể đối với phạm vi của từng cuộc đánh giá ESMS. Việc lựa chọn đoàn đánh giá ESMS sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về sự kiện bền vững, tổ chức khách hàng và các địa điểm xảy ra những vấn đề này.

Các yêu cầu về năng lực đối với nhân sự khác tham gia vào hoạt động chứng nhận cũng được quy định trong tiêu chuẩn này.

Tổ chức chứng nhận cũng có thể tham gia vào các chương trình chứng nhận theo lĩnh vực không phải với vai trò là bên thứ ba. Trong những trường hợp nhất định, chủ chương trình chứng nhận có thể quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực. Bất kỳ tổ chức chứng nhận nào tham gia vào chương trình như vậy đều cần xem xét các yêu cầu này.

Các yêu cầu về năng lực nêu trong tiêu chuẩn này kết hợp với TCVN ISO 19011 cũng có thể dùng làm hướng dẫn cho bên quan tâm bất kỳ có nhu cầu xây dựng một bộ tiêu chí năng lực cho chuyên gia đánh giá nội bộ hoặc chuỗi cung ứng.

Trong tiêu chuẩn này từ:

- “phải” ch một yêu cầu;

- “cần/nên ch một khuyến nghị;

- “được phép chỉ sự cho phép;

- “có thể chỉ một khả năng hoặc năng lực.

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ - PHẦN 4: YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỰ KIỆN BỀN VỮNG

Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 4: Competence requirements for auditing and certification of event sustainability management systems

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đi với nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững (ESMS).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu

ISO 20121:2012, Event sustainability management systems - Requirements with guidance for use (Hệ thống quản lý sự kiện bền vững - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015; ISO 20121 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.

3.1

Đánh giá (audit)

Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng chứng đánh giá và đánh giá bằng chứng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện tiêu chí đánh giá.

CHÚ THÍCH 1: Cuộc đánh giá có th là đánh giá nội bộ (bên thứ nht) hoặc đánh giá bên ngoài (bên th hai hoặc thứ ba) và có thể là một cuộc đánh giá kết hợp (kết hợp hai hoặc nhiều lĩnh vực).

CHÚ THÍCH 2: Bng chứng đánh giátiêu chí đánh giá được định nghĩa trong TCVN ISO 19011.

[Nguồn: ISO 20121: 2012, 3.36]

3.2

Chuyên gia đánh giá (auditor)

Người tiến hành đánh giá (3.1).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, 3.6]

3.3

Năng lực (competence)

Khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được kết quả dự định.

[Nguồn: ISO 20121:2012, 3,30]

3.4

Chu kỳ quản lý sự kiện (event management cycle)

Các giai đoạn và hoạt động của một sự kiện (bao gồm các sản phẩm và dịch vụ liên quan), từ nghiên cứu, ý tưởng và hoạch định cho tới thực hiện, xem xét và hoạt động sau sự kiện.

[Nguồn: ISO 20121: 2012, 3,9]

3.5

Bên quan tâm (interested party)

Cá nhân hoặc tổ chức (3.7) có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưng hoặc tự cảm thấy mình b ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động.

CHÚ THÍCH: Đây có th là một cá nhân hoặc nhóm có lợi ích trong bất kỳ quyết định hoặc hoạt động của tổ chức.

[Nguồn: ISO 20121: 2012, 3.16]

3.6

Theo dõi (monitoring)

Xác định tình trạng của một hệ thống, một quá trình hoặc một hoạt động.

[Nguồn: ISO 20121: 2012, 3,34, được sửa đổi, Chú thích 1 đã được bỏ]

3.7

Tổ chức (organization)

Người hoặc một nhóm người có chức năng riêng, với trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ để đạt được mục tiêu của mình.

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm về tổ chức bao gồm, nhưng không giới hạn ở thương nhân độc quyền, công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, tổ chức chính quyền, hiệp hội, t chức từ thiện hay hc viện hoặc một phần hay sự kết hợp các tổ chức trên, có thể là công hoặc tư.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các tổ chức có nhiu hơn một đơn v vn hành, một đơn vị vận hành đơn lẻ có th được định nghĩa như là một tổ chức.

[Nguồn: ISO 20121:2012, 3.1]

3.8

Chuỗi cung ứng (supply chain)

Chuỗi các hoạt động hoặc các bên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức (3.7).

[Nguồn: ISO 20121:2012, 3.23]

3.9

Phát triển bn vững (sustainable development)

Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

[Nguồn: ISO 20121:2012, 3.3, được sửa đổi, Chú thích 1 và 2 đã được bỏ].

4  Yêu cầu chung về năng lực ESMS

4.1  Yêu cầu chung

Nhân sự tham gia vào hoạt động chứng nhận ESMS phải có trình độ năng lực bao gồm năng lực chung được quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, cũng như những kiến thức về ESMS quy định trong Bảng 1.

CHÚ THÍCH: Từng chuyên gia đánh giá trong đoàn đánh giá không nht thiết phải có năng lực như nhau, tuy nhiên, năng lực tổng th của đoàn đánh giá cn đủ để đạt được các mục tiêu đánh giá. Cách tiếp cận về năng lực tổng th này cũng có thể được áp dụng cho các chức năng chứng nhận khác.

Bảng 1 và nội dung nêu ở 4.2 đến 4.11 là những kiến thức và kỹ năng bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, Phụ lục A. Bảng 1 quy định các kiến thức ESMS cụ thể mà tổ chức chứng nhận quy định cho chức năng chứng nhận cụ thể. Các ô được đánh dấu “X” có nghĩa là tổ chức chứng nhận phải xác định các tiêu chí và mức độ chuyên sâu của kiến thức. Phạm vi và mức độ kiến thức cần thiết sẽ thay đổi theo chức năng chứng nhận liên quan khác nhau.

Bảng 1 bao gồm các yêu cầu năng lực cần thiết để chứng tỏ kiến thức và sự hiểu biết về ngành công nghiệp sự kiện, các chu trình quản lý sự kiện, các quá trình sự kiện cần thiết và tương tác giữa chúng, cũng như các ứng dụng cho một loạt các loại sự kiện trong các lĩnh vực khác nhau. Kiến thức bao gồm sự hiểu biết về thực hành tốt hiện thời.

Bảng 1 - Kiến thức cần thiết đối với các chức năng chng nhận ESMS

Kiến thức

Chức năng chứng nhận

Tiến hành xem xét đăng ký để xác định yêu cầu năng lực đoàn đánh giá, lựa chọn các thành viên trong đoàn đánh giá và xác định thời gian

Xem xét các báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận

Đánh giá

Thuật ngữ về sự kiện và sự kiện bền vững (4.2)

X

X

X

Bối cảnh bền vững (4.3)

X

X

X

Nguyên tắc phát triển bền vững (4.4)

 

X

X

Thiết kế, hoạch định và chuyển giao sự kiện bền vững (4.5)

 

 

X

Kỹ thuật nhận biết các vấn đề phát triển bền vững và đánh giá ý nghĩa của chúng (4.6)

X

X

X

Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác (4.7)

 

X

X

Đặc trưng về địa điểm (4.8)

X

 

X

Kiểm soát hoạt động (4.9)

 

 

X

Thước đo sự kiện bền vững, kỹ thuật theo dõi và đo lường (4.10)

 

 

X

Đánh giá kết quả thực hiện sự kiện bền vững (4.11)

 

X

X

4.2  Thuật ngữ v s kiện và sự kiện bền vững

Nhân sự tham gia vào các chức năng chứng nhận ESMS phải có kiến thức về các thuật ngữ, định nghĩa và khái niệm liên quan đến các vấn đề về sự kiện bền vững.

4.3  Bi cảnh bền vững

Nhân sự tham gia vào các chức năng chứng nhận ESMS phải có kiến thức về bối cảnh tổ chức vận hành các hoạt động sự kiện của mình, bao gồm nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm.

4.4  Nguyên tắc phát triển bn vững

Nhân sự xem xét các báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận và nhân sự tham gia đánh giá ESMS phải có kiến thức về các nguyên tắc phát triển bền vững áp dụng cho các hoạt động sự kiện.

4.5  Thiết kế, hoạch định và chuyển giao sự kiện bền vững

Nhân sự tham gia đánh giá chứng nhận ESMS phải có kiến thức về chu trình quản lý sự kiện và ứng dụng của nó để đạt được kết quả dự kiến của hệ thống quản lý sự kiện bền vững (ví dụ như kiến thức về cách thức hoạt động của ngành công nghiệp sự kiện).

4.6  Kỹ thuật nhận biết các vấn đề phát triển bền vững và đánh giá ý nghĩa của chúng

Nhân sự tham gia vào các chức năng chứng nhận ESMS phải có kiến thức về vấn đề phát triển bền vững liên quan đến các sự kiện và kỹ thuật nhận biết và đánh giá các vấn đề.

CHÚ THÍCH: Người xem xét đăng ký cần sự hiu biết về những vn đề phát triển bn vững đ đ quyết định mức độ phức tạp của phạm vi đánh giá và thành phn của đoàn đánh giá.

4.7  Yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác

Nhân sự xem xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận và nhân sự tham gia đánh giá ESMS phải có kiến thức để xác định xem tổ chức đã nhận biết và đánh giá sự tuân thủ của mình đối với tất c các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cu luật định và chế định có th được thể hiện như các yêu cầu pháp lý.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu khác có th bao gồm các thỏa thun mang tính tự nguyện ở cp quốc gia, quốc tế và trong lĩnh vực cụ th đối với các báo cáo sự kiện bền vững.

4.8  Đặc trưng về địa điểm

Nhân sự tiến hành việc xem xét đăng ký đ xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá, lựa chọn các thành viên trong đoàn đánh giá và xác định thời gian đánh giá và nhân sự tham gia vào đánh giá ESMS phải có kiến thức về các đặc trưng của địa điểm (bên trong, bên ngoài và ảo) tại đó diễn ra các hoạt động sự kiện có thể ảnh hưởng tới thiết kế, hoạch định và cung cấp của tổ chức liên quan đến sự kiện bền vững. Điều này có thể bao gồm địa điểm, việc tiếp cận giao thông công cộng và hoạt động giao thông khác, khoảng cách tới cộng đồng địa phương và nguồn nhân lực phù hợp và các tác động tiềm ẩn ngắn hạn và dài hạn của sự kiện tới khu vực xung quanh, kinh tế, hệ sinh thái và cộng đồng.

4.9  Kiểm soát hoạt động

Nhân sự tham gia vào đánh giá chứng nhận ESMS phải có kiến thức về việc sử dụng các kiểm soát hoạt động phù hợp với mức độ quan trọng của vấn đề phát triển bền vững của t chức, bao gồm cả việc sử dụng các chuỗi cung ứng (xem 3.8) để đạt được các mục tiêu và ch tiêu.

4.10  Thưc đo sự kiện bn vững, kỹ thuật theo dõi và đo lường

Nhân sự tham gia vào đánh giá chứng nhận ESMS phải có kiến thức về các thước đo tính bền vững, phương pháp phân tích, các kỹ thuật theo dõi và đo lường.

4.11  Đánh giá kết quả thực hiện sự kiện bền vững

Nhân sự xem xét các báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận và nhân sự tham gia vào đánh giá ESMS phải có kiến thức v đánh giá kết quả thực hiện, bao gồm các chỉ số đủ để xác định xem kết quả thực hiện sự kiện bền vững của tổ chức có đáp ứng các mục tiêu và chỉ tiêu do lãnh đạo của tổ chức thiết lập.

CHÚ THÍCH: ISO 14031 cung cp thêm thông tin về đánh giá kết quả thực hiện môi trường (EPE).

5  Yêu cầu năng lực cụ thể về sự kiện đối với đoàn đánh giá

5.1  Yêu cầu chung

Đoàn đánh giá phải được ch định và bao gồm các chuyên gia đánh giá (và các chuyên gia kỹ thuật, nếu cần), có năng lực tổng thể xác định bởi t chức chứng nhận như quy định tại điều này, phù hợp với phạm vi chứng nhận. Đoàn đánh giá phải có sự hiểu biết về chu trình quản lý sự kiện, bao gồm cả chuỗi cung ứng (xem 3.8).

Chuyên gia đánh giá riêng l phải có sự hiểu biết về các vấn đề sự kiện bn vững và các tác động liên quan của chúng nhưng không đòi hỏi có đủ kiến thức để đánh giá từng vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.

Sự cần thiết đối với một số hoặc tất cả các năng lực bổ sung cụ thể dưới đây liên quan đến sự kiện nêu ở 5.2 đến 5.4 phải được xác định trước khi đánh giá giai đoạn 2.

CHÚ THÍCH 1: Nhiu vn đề xuyên suốt các ch đề kinh tế, xã hội và môi trường. Có th bao gồm thực phm và đồ ung, quản lý, vận chuyển, lựa chọn địa điểm, lựa chọn nhà cung ứng, khả năng tiếp cận, an toàn động vật, tham nhũng, trách nhiệm với sản phm,...

CHÚ THÍCH 2: Rủi ro và mức độ phc tạp là những nội dung cần xem xét khác khi quyết định mức độ chuyên môn cần thiết cho những chức năng này.

CHÚ THÍCH 3: Phụ lục A bao gồm các ví dụ về các hoạt động chức năng sự kiện điển hình.

5.2  Môi trường

5.2.1  Khái quát

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các vấn đề môi trường nảy sinh t các hoạt động trước, trong và sau sự kiện, tại nơi các nguồn lực được sử dụng, vật liệu được lựa chọn và các phát thải được tạo ra và phát tán.

5.2.2  Phát thải và phát tán vào đt, nước và không khí

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về phát thải, phát tán và các tác động tiềm ẩn của chúng tới đất, không khí và nước do các hoạt động sự kiện và việc kiểm soát chúng (ví dụ như khí thi của phương tiện giao hàng và ảnh hưởng đến chất lượng không khí của địa phương, chất thải phải chôn lấp, cạn kiệt tài nguyên, xả thải và giảm chất lượng nước, thoát nước tạm thời, sử dụng vệ sinh di động khép kín, tiếng ồn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người).

5.2.3  Sử dụng tài nguyên

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các nguồn lực cần thiết để cung cấp cho sự kiện và cách thức chúng có thể được sử dụng hiệu qu (được bảo tồn) hoặc hiệu lực (ví dụ như năng lượng và ánh sáng hồng ngoại được kích hoạt, sử dụng nước xám cho x nước nhà vệ sinh, vận chuyển và sử dụng các loại xe sử dụng ít năng lượng (điện, khí đốt, dầu đi-ê-zen, nhiên liệu sinh học), ch sử dụng nước uống được cho vệ sinh cá nhân, lựa chọn vật liệu làm dụng cụ phục vụ thức ăn và đồ uống, biến đổi đa dạng sinh học với hệ thực vật và hệ động vật do ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng).

5.2.4  Theo dõi và đo lường

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về những kỹ thuật được sử dụng để theo dõi các vấn đề môi trường (ví dụ như tiêu thụ năng lượng/mỗi giờ hoạt động, tách biệt dòng chất thải và tái sử dụng/tái chế, ghi nhãn sn phẩm và vòng đời, quan trắc tiếng ồn liên tục hoặc lấy mẫu, lấy mẫu không khí và phân tích,...).

5.3  Kinh tế

5.3.1  Khái quát

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các vn đề kinh tế nảy sinh từ các hoạt động trước, trong và sau sự kiện bao gm các tác động kinh tế tới cộng đồng địa phương, khả năng hoàn vốn đầu tư cho các bên liên quan, vận dụng các đổi mi trong việc cung cp các sự kiện, các tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sự kiện.

5.3.2  Tác động kinh tế

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các tác động trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả hoàn vốn đầu tư hoặc các lợi ích cho nền kinh tế đa phương và các bên quan tâm từ sự kiện (ví dụ như lợi ích tài chính và các lợi ích khác cho cổ đông, nhà tổ chức, nhà thầu, đầu tư vốn dài hạn như một sân vận động bóng đá mới hoặc dòng tiền ngắn hạn cho nền kinh tế địa phương, trong đó có đề xuất việc làm địa phương hoặc khả năng thiệt hại kinh tế cho các nhà cung cấp địa phương,...).

5.3.3  Theo dõi và đo lường

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các kỹ thuật được sử dụng để theo dõi các vấn đề kinh tế (như phân tích chi phí-lợi nhuận, mức độ tăng giao dịch, bao gồm cả sử dụng tài nguyên trên đầu người, gia tăng sức mua, ...).

5.4  Xã hội

5.4.1  Khái quát

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các vn đề xã hội là kết qu từ các hoạt động trước, trong và sau sự kiện bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn lao động, an toàn và sức khe cộng đồng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, công bằng xã hội, hòa nhập, quyền bn địa, di sản, sự nhạy cảm văn hóa và tôn giáo.

5.4.2  Tiêu chuẩn và quy phạm hoạt động

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và lao động địa phương, giới tính và bình đẳng, nhân quyền và quyền bản địa, hòa nhập, các quyền tự do dân sự, công bằng xã hội, khả năng tiếp cận và quy phạm sức khỏe và an toàn và các tiêu chuẩn liên quan đến cung cấp các sự kiện (ví dụ như công bằng tiền lương và giờ làm việc, đ điều kiện làm việc, không có các lao động trẻ em, tự do ngôn luận, các công ưc của ILO về công bằng xã hội, lao động, máy móc, lối đi cho xe lăn, đánh số nổi trong thang máy, chính sách không phân biệt đối xử,...).

5.4.3  Cộng đồng

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các nhu cầu, mong muốn và mi quan tâm của cộng đồng địa phương và lực lượng lao động, gồm cả di sản, phong tục văn hóa và tính nhạy cảm tôn giáo (như tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn đêm khuya, bạo lực tiềm n, chỉ phục vụ đồ uống không cồn, địa điểm linh thiêng với người dân bản địa, thời gian cầu nguyện và cơ s vật chất,...).

5.4.4  Theo dõi và đo lường

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các kỹ thuật được sử dụng để theo dõi các vấn đề xã hội (ví dụ như các tiêu chuẩn lao động, mức lương, hợp đồng lao động, tỷ lệ thiệt hại thời gian do thương tật, tự do đoàn thể, xử lý khiếu nại, cơ hội bình đẳng,...).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ về các hoạt động chức năng điển hình của sự kiện

Bảng A.1 mang tính chất tham khảo và đưa ra ví dụ về các hoạt động chức năng điển hình của sự kiện và mô tả chúng.

Bảng A.1 - Ví dụ về các hoạt động chức năng điển hình của sự kiện

Các hoạt động chức năng

Mô t chức năng

Truyền thông và marketing

T rơi, bảng chỉ dẫn, kết hợp với các bên liên quan (bên trong và bên ngoài), sử dụng các phương tiện truyền thông mới, kết hợp với báo chí và truyền hình,...

Vận tải và logistic

Sự luân chuyển của người, hàng hóa, cơ sở hạ tầng và trang thiết b bao gồm cả những người tham gia và lực lượng lao động.

Điểm đến/địa điểm/nơi ăn ngh tại chỗ

Việc lựa chọn, bao gồm địa điểm, thông tin, cơ s vật chất, đặc điểm kỹ thuật và khả năng tiếp cận.

Quản lý nguồn cung ứng và chuỗi cung ứng (mua sắm)

Việc đánh giá và mua sắm tất cả các thành phần của sự kiện, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.

Lực lượng lao động

Việc quản lý và đào tạo của các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cung cp các sự kiện, bao gồm c các tình nguyện viên, các nhà thầu và người lao động.

Sản xuất sự kiện

Các quá trình liên quan trong việc thiết lập, cung cấp và chia nhỏ mục đích chính của sự kiện (ví dụ như thi đấu th thao, triển lãm thương mại, lễ hội âm nhạc).

Thức ăn và đồ uống

Cung cấp thức ăn và đồ uống cho ngưi tham gia sự kiện.

Quản lý địa điểm hoặc cơ s vật chất

Quản lý cơ sở hạ tầng sự kiện (ví dụ như quản lý cơ s vật cht, làm vệ sinh, rác thi,...).

Bán lẻ/ưu đãi/triển lãm/chủ gian hàng/ hoạt động tài trợ

Hoạt động thương mại và phi thương mại diễn ra trong sự kiện (ví dụ như các điểm bán hàng, dch vụ thông tin, gian hàng triển lãm, tiếp thị tài trợ).

Dịch vụ cho sự kiện

Dịch vụ cho người tham dự sự kiện (ví dụ bán vé, y tế, hỗ trợ di chuyển, ...).

An ninh

Các chính sách và thủ tục an ninh (bao gồm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật khi thiết kế hệ thống ứng phó khẩn cấp và sơ tán) và nhân quyền.

CHÚ THÍCH 1: Thường có một bộ phận chức năng kiểm soát hoạt động tổng thể và bộ phận chức năng này khác nhau giữa các sự kiện tùy thuộc vào tên gọi và v trí của bộ phận chức năng (ví dụ tên của các bộ phận chức năng bao gồm quản lý địa điểm, nhóm thực hiện, văn phòng sản xuất...).

CHÚ THÍCH 2: Kế hoạch ứng phó khẩn cấp/dự phòng bao gồm việc kết nối với các dịch vụ ng phó khẩn cấp, thường được quản lý bởi nhóm kiểm soát hoạt động.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

[2] TCVN ISO 14004, Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ

[3] TCVN ISO 14031, Quản lý môi trường - Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường - Hướng dẫn

[4] TCVN ISO 14040, Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ

[5] TCVN ISO/TR 14062, Quản lý môi trường - Tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sn phẩm

[6] TCVN ISO 14064 (toàn bộ các phần), Khí nhà kính

[7] TCVN ISO 14065, Khí nhà kính - Yêu cầu đối với t chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính s dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác

[8] TCVN ISO 14066, Khí nhà kính - Yêu cầu năng lực đối với đoàn thẩm định và đoàn kim định khí nhà kính

[9] ISO/TR 14069, Greenhouse gases - Quantification and reporting of greenhouse gas emissions for organizations -Guidance for the application of ISO 14064-1 (Khí nhà kính - Định lượng và báo cáo về phát thải khí nhà kính cho các tổ chức - Hướng dn về việc áp dụng ISO 14064-1)

[10] TCVN ISO 19011, Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

[11] TCVN ISO 26000, Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội

[12] TCVN ISO 31000, Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn

[13] TCVN ISO 50001, Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Li giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung về năng lực ESMS

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Thuật ngữ về sự kiện và sự kiện bền vững

4.3  Bối cảnh bền vững

4.4  Nguyên tắc phát triển bền vững

4.5  Thiết kế, hoạch định và chuyển giao sự kiện bền vững

4.6  Kỹ thuật nhận biết các vấn đề phát triển bền vững và đánh giá ý nghĩa của chúng

4.7  Yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác

4.8  Đặc trưng về địa điểm

4.9  Kiểm soát hoạt động

4.10  Thước đo sự kiện bền vững, kỹ thuật theo dõi và đo lường

4.11  Đánh giá kết quả thực hiện sự kiện bền vững

5  Yêu cầu năng lực cụ thể về sự kiện đối với đoàn đánh giá

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Môi trường

5.3  Kinh tế

5.4  Xã hội

Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về các hoạt động chức năng điển hình của sự kiện

Thư mục tài liệu tham khảo

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVNISO/IECTS17021-4:2015

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVNISO/IECTS17021-4:2015
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVNISO/IECTS17021-4:2015
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2015) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững