Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1-1:2008

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-1:2015 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1-1 : 2008

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN - PHẦN 1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DO BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN

Development of standards - Part 1: Procedure for developing national standards by Technical committees

Lời nói đầu

TCVN 1-1 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 1-1 : 2008 thay thế TCVN 1-1:2003.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 1 Xây dựng tiêu chuẩn gồm hai phần:

- TCVN 1-1 : 2008, Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện.

- TCVN 1-2 : 2008, Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

 

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN - PHẦN 1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DO BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN

Development of standards - Part 1: Procedure for developing national standards by Technical committees

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (viết tắt là TCVN) do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn (sau đây gọi tắt là Ban kỹ thuật) thực hiện.

Tiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo để áp dụng đối với việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và/hoặc các tài liệu kỹ thuật khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1-2 : 2008, Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia;

TCVN 6450 : 2007 (ISO/IEC Guide 2 : 2004), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa;

TCVN 6709-1 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-1:2005), Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;

TCVN 6709-2 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-2:2005), Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 2: Chấp nhận tài liệu khác của ISO và IEC.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6450 : 2007 (ISO/IEC Guide 2 : 2004) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn (Technical committee)

Tổ chức tư vấn kỹ thuật về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn bao gồm các thành viên là các chuyên gia đại diện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia độc lập.

3.2. Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn (Sub-Technical committee)

Tổ chức trực thuộc ban kỹ thuật tương ứng để triển khai hoạt động trong chuyên ngành hẹp thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn của ban kỹ thuật.

Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn gồm một số thành viên của ban kỹ thuật và các chuyên gia bên ngoài ban kỹ thuật.

4. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

4.1. Quy định chung

4.1.1. Quy trình xây dựng TCVN được tiến hành theo trình tự bẩy bước với các tài liệu tương ứng được nêu trong Bảng 1.

4.1.2. Các tài liệu cần thực hiện nêu tại 4.1.1 phải được soạn thảo và trình bày theo TCVN 1 - 2 : 2008, TCVN 6709-1 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-1:2005) và TCVN 6709-2 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-2:2005) và các quy định hiện hành khác.

4.1.3. Chi tiết các bước thực hiện được nêu tại 4.2 dưới đây. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể rút ngắn các bước thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận và chất lượng của dự thảo TCVN.

Bảng 1 - Trình tự các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Các bước xây dựng TCVN

Kết quả

Tài liệu

Ký hiệu

Bước 1

Đề nghị xây dựng TCVN

Dự án xây dựng TCVN

(viết tắt là Dự án TCVN)

Dự thảo tiêu chuẩn đề nghị (nếu có)

DA TCVN

DT ĐN

Bước 2

Xét duyệt dự án TCVN và đưa vào kế hoạch xây dựng TCVN

Bản kế hoạch xây dựng TCVN

 

Bước 3

Biên soạn dự thảo Ban kỹ thuật

Dự thảo BKT

DT BKT

Bước 4

Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN

Dự thảo TCVN

DT TCVN

Bước 5

Thẩm định TCVN

Hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt

HS TCVN

Bước 6

Công bố TCVN

Quyết định công bố TCVN

 

Bước 7

Xuất bản và phát hành TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN

4.2. Các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

4.2.1. Bước 1: Đề nghị xây dựng TCVN

Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN. Đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN được trình bày dưới dạng dự án TCVN theo yêu cầu nêu trong Phụ lục A và có thể kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đề nghị (nếu có).

4.2.2. Bước 2: Xét duyệt dự án TCVN và đưa vào kế hoạch xây dựng TCVN

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (sau đây gọi là Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia) tổ chức việc xét duyệt dự án TCVN. Dự án TCVN được duyệt là căn cứ cho việc lập kế hoạch xây dựng TCVN.

4.2.3. Bước 3: Biên soạn dự thảo BKT

Ban kỹ thuật thực hiện các công việc sau:

- Lập và thông qua chương trình công tác để soạn thảo tiêu chuẩn (xem Phụ lục B);

- Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu hoặc kết quả thử nghiệm có liên quan, các thông tin về sản xuất, quản lý, sử dụng, nghiên cứu khoa học và công nghệ,…;

- Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc soạn thảo (nếu có);

- Biên soạn dự thảo Ban kỹ thuật;

- Viết bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn (xem Phụ lục C);

- Thư ký Ban kỹ thuật gửi dự thảo BKT kèm theo bản thuyết minh để lấy ý kiến thành viên Ban kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Thời hạn lấy ý kiến cho dự thảo BKT theo đúng chương trình công tác;

- Ban kỹ thuật tổ chức họp để thông qua dự thảo BKT. Việc thông qua dự thảo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Trường hợp dự thảo BKT không được ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên của Ban kỹ thuật nhất trí thì phải sửa chữa và lấy ý kiến lại trong Ban kỹ thuật cho đến khi dự thảo BKT được thông qua.

- Thư ký Ban kỹ thuật thu thập và xử lý các ý kiến góp ý, lập bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý (xem Phụ lục D), tổ chức sửa chữa, bổ sung dự thảo BKT và soạn thảo thành dự thảo TCVN và viết bản thuyết minh kèm theo dự thảo TCVN.

4.2.4. Bước 4: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN

4.2.4.1. Dự thảo TCVN và bản thuyết minh (đã được thông qua trong Ban kỹ thuật) được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến góp ý.

Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến được xác định trong dự án TCVN đã được xét duyệt.

Dự thảo TCVN có thể được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức tương tự để lấy ý kiến rộng rãi của các bên quan tâm.

Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo.

4.2.4.2. Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, lập bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý (xem Phụ lục D), tổ chức sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo TCVN.

4.2.4.3. Nếu các ý kiến góp ý hoàn toàn đồng ý với nội dung của dự thảo TCVN thì Thư ký Ban kỹ thuật báo cáo với Trưởng Ban kỹ thuật về kết quả xử lý và lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định trong Phụ lục E và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN để Trưởng Ban kỹ thuật thông qua.

4.2.4.4. Trong trường hợp có ý kiến chưa nhất trí, dự thảo TCVN được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề để tìm phương án xử lý.

Thành phần tham dự Hội nghị chuyên đề có thể bao gồm các thành viên của Ban kỹ thuật và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN lấy ý kiến và các chuyên gia khác, nếu thấy cần thiết.

Khi cần, có thể tiến hành việc thử nghiệm, lấy thêm số liệu hoặc gửi dự thảo TCVN đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến bổ sung và tổ chức hội nghị chuyên đề nhiều lần để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận cho đến khi dự thảo TCVN hoàn chỉnh.

Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý, tổ chức sửa chữa, bổ sung để hoàn chỉnh dự thảo TCVN. Sau đó, Thư ký Ban kỹ thuật tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định trong Phụ lục E và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN để Trưởng Ban kỹ thuật thông qua.

4.2.4.5. Hồ sơ dự thảo TCVN do Ban kỹ thuật thực hiện phải được thẩm tra theo các nội dung trong Phụ lục G trước khi trình thẩm định.

4.2.5. Bước 5: Thẩm định tiêu chuẩn quốc gia

4.2.5.1. Sau khi nhận được hồ sơ dự thảo TCVN, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức thẩm định theo đúng quy định hiện hành (nội dung thẩm định xem Phụ lục G).

4.2.5.2. Ban kỹ thuật có trách nhiệm bảo vệ dự thảo TCVN trước Hội đồng và có trách nhiệm xử lý dự thảo, hồ sơ dự thảo TCVN theo kết luận của Hội đồng (nếu có).

4.2.5.3. Sau khi hoàn thành các thủ tục thẩm định, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tiến hành việc cấp số hiệu tiêu chuẩn cho dự thảo TCVN.

4.2.6. Bước 6: Công bố tiêu chuẩn quốc gia

4.2.6.1. Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt (xem Phụ lục E).

Bản TCVN trình duyệt phải rõ ràng, chính xác, được trình bày theo đúng quy định.

4.2.6.2. Quyết định công bố TCVN được thông báo rộng rãi cho các bên liên quan.

4.2.7. Bước 7: Xuất bản và phát hành TCVN

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức việc xuất bản và phát hành TCVN đã được công bố.

4.3. Rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia

Các TCVN phải được rà soát định kỳ sau ba năm kể từ khi công bố hoặc sớm hơn khi cần thiết để đảm bảo sự phù hợp của TCVN với trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Rà soát TCVN là một nội dung trong kế hoạch xây dựng TCVN hàng năm.

Kết quả rà soát có thể là:

a) Kiến nghị giữ nguyên TCVN;

b) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN;

c) Kiến nghị hủy bỏ TCVN.

4.4. Sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia

4.4.1. Các bước sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN được thực hiện tương tự như đối với việc xây dựng TCVN (xem từ 4.2.1 đến 4.2.7).

4.4.2. Nội dung sửa đổi của TCVN được in rời cho đến khi tái bản TCVN đó.

4.5. Hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia

4.5.1. Các bước xem xét hủy bỏ TCVN được thực hiện tương tự như đối với việc xây dựng TCVN (xem từ 4.2.1 đến 4.2.7), với những nội dung chính như sau:

- Lập và xét duyệt kế hoạch xem xét hủy bỏ TCVN;

- Nghiên cứu nội dung TCVN, thuyết minh, giải trình những lý do và cơ sở cho việc hủy bỏ TCVN;

- Gửi bản TCVN và thuyết minh đi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Lập hồ sơ TCVN hủy bỏ;

- Thẩm định và công bố quyết định hủy bỏ TCVN.

4.5.2. Hồ sơ TCVN hủy bỏ gồm:

- Bản TCVN đề nghị hủy bỏ;

- Bản thuyết minh lý do hủy bỏ;

- Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến và công văn góp ý chính thức bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến góp ý;

- Biên bản các Hội nghị;

- Tờ trình Hồ sơ TCVN hủy bỏ;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

4.6. Lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

Hồ sơ dự thảo TCVN bao gồm các tài liệu được quy định trong Phụ lục E.

Hồ sơ dự thảo TCVN được lưu giữ và bảo quản tại Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

1. Tên tiêu chuẩn

2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn

3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị

Tên tổ chức (cá nhân) …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ................................. Fax: ....................................... E-mail: …………………………

Tên cơ quan chủ quản: (nếu có) ..................................................................................................

4. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước và ngoài nước

5. Lý do và mục đích xây dựng TCVN

- Tiêu chuẩn đáp ứng những mục tiêu nào sau đây:

+ Thông tin, thông hiểu

 □

+ Tiết kiệm

 □

+ An toàn sức khoẻ môi trường

 □

+ Giảm chủng loại

 □

+ Đổi lẫn

 □

+ Các mục đích khác (ghi dưới)

 □

+ Chức năng công dụng chất lượng

 □

 

 □

- Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không?

- Căn cứ

 □ có

 □ không

 

+ Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu phát triển KTXH của Nhà nước không?

 □ có

 □ không

 

+ Thuộc chương trình nào?

 

 

 

+ Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực):

 □ có

 □ không

 

6. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn

- Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (hoặc sửa đổi bổ sung):

+ Thuật ngữ và định nghĩa

+ Tiêu chuẩn cơ bản

+ Phân loại

+ Yêu cầu an toàn vệ sinh

+ Ký hiệu

+ Yêu cầu về môi trường

+ Thông số và kích thước cơ bản

+ Lấy mẫu

+ Yêu cầu kỹ thuật

+ Phương pháp thử và kiểm tra

+ Tiêu chuẩn về quá trình

+ Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

+ Tiêu chuẩn về dịch vụ

+ Các khía cạnh và yêu cầu khác

 

 

(ghi cụ thể ở dưới):

 

- Bố cục, nội dung các phần chính của TCVN dự kiến:

- Nhu cầu khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực tế:        □ có           □ không

(nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

7. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN

- Phương thức thực hiện:

+ Xây dựng mới

+ Sửa đổi, bổ sung

+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực …

+ Thay thế

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (bản chụp kèm theo)

8. Kiến nghị thành lập Ban kỹ thuật (hoặc Tiểu ban kỹ thuật)

9. Cơ quan phối hợp

- Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị:

- Ban kỹ thuật tiêu chuẩn có liên quan phải lấy ý kiến:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến:

10. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Biên soạn dự thảo TCVN

 

 

 

- Thu thập tài liệu

 

 

 

- Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc biên soạn tiêu chuẩn quốc gia

 

 

 

- Biên soạn dự thảo BKT

 

 

 

- Gửi lấy ý kiến dự thảo BKT

 

 

 

- Họp xem xét nội dung dự thảo BKT

 

 

 

- Biên soạn dự thảo TCVN

 

 

2

Lấy ý kiến dự thảo TCVN

 

 

3

Hội nghị chuyên đề

 

 

4

Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập hồ sơ dự thảo TCVN

 

 

5

Thẩm tra hồ sơ dự thảo TCVN

 

 

6

Gửi hồ sơ dự thảo TCVN để thẩm định

 

 

7

Thẩm định dự thảo TCVN

 

 

8

Lập hồ sơ TCVN trình duyệt

 

 

9

Trình duyệt và công bố

 

 

11. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến: ………………... trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: ...............................................................................................................

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ............................................................................................

(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: .............................................................................................................................

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

 

 

......., ngày    tháng    năm 200 ...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án TCVN
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Chương trình công tác của Ban kỹ thuật

 

BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN

TCVN/TC……..

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

Tên tiêu chuẩn:

1) …..

2) …..

Các bước công việc thực hiện
việc xây dựng dự thảo TCVN

Thời gian

Người chịu trách nhiệm

Thu thập, xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu hoặc kết quả thử nghiệm có liên quan, các thông tin về sản xuất, quản lý, sử dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ …; dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc biên soạn tiêu chuẩn quốc gia

 

 

Biên soạn dự thảo BKT

 

 

Gửi lấy ý kiến dự thảo BKT

 

 

Họp xem xét nội dung dự thảo BKT

 

 

Biên soạn dự thảo TCVN

 

 

Gửi lấy ý kiến dự thảo TCVN

 

 

Tổ chức hội nghị chuyên đề

 

 

Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập hồ sơ dự thảo TCVN

 

 

Thẩm tra

 

 

Trình thẩm định

 

 

 

 

Thư ký Ban kỹ thuật

Ngày     tháng     năm

Trưởng Ban kỹ thuật

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Yêu cầu đối với bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

C.1. Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn là tài liệu kèm theo dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và được gửi lấy ý kiến cùng với dự thảo tiêu chuẩn. Bản thuyết minh cần phải trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng.

C.2. Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm:

- Tên tiêu chuẩn, Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn;

- Tóm tắt tình hình đối tượng tiêu chuẩn, lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn;

- Giải thích nội dung của tiêu chuẩn: Nêu tóm tắt những chương, phần chính của tiêu chuẩn; giải thích những quy định trong tiêu chuẩn; nêu tính ưu việt và những điểm cần chú ý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý dự thảo;

- Mối liên quan của dự thảo tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước cũng như các quy định hiện hành, thông báo mức độ phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn với những văn bản đó;

- Các dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn có liên quan với dự thảo tiêu chuẩn. Khi đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế liên quan đến các tiêu chuẩn hiện hành, cần nêu rõ những tiêu chuẩn nào, chương mục nào hoặc điều nào cần thay đổi hoặc hủy bỏ cũng như thời hạn phải thực hiện việc thay thế này;

- Kiến nghị của ban kỹ thuật bao gồm các kiến nghị đối với cơ quan công bố tiêu chuẩn (ví dụ như kiến nghị thay thế hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn, tài liệu liên quan…).

C.3. Bản thuyết minh phải được Ban kỹ thuật thông qua trước khi gửi kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đi lấy ý kiến. Mỗi lần soạn thảo và gửi lấy ý kiến lại, phải có bản thuyết minh kèm theo trình bày nội dung tiếp thu hoặc xử lý các ý kiến góp ý và thuyết minh sự khác biệt so với dự thảo lần trước.

 

PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

Bản tiếp thu ý kiến dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

 

BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN

TCVN/TC ……

BẢN TIẾP THU Ý KIẾN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN

Sau khi lấy ý kiến lần … ngày … tháng … năm …

 

Số phần, điều của dự thảo tiêu chuẩn a)

Tên cơ quan, tổ chức, chuyên gia góp ý

Ý kiến góp ý b)

Ý kiến tiếp thu c)

 

 

 

 

 

 

 

a) Lần lượt từ đầu đến cuối tiêu chuẩn.

b) Ghi tóm tắt nhưng đầy đủ từng ý kiến góp ý.

c) Không ghi chung chung, nếu phải sửa lại dự thảo phải ghi rõ nguyên văn nội dung và hình thức sẽ sửa vào bản tiếp thu.

 

 

Ngày    tháng   năm
Thư ký Ban kỹ thuật

 

PHỤ LỤC E

(Quy định)

Yêu cầu về lập và quản lý hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

E.1. Việc lập và quản lý hồ sơ TCVN nhằm tập hợp một cách đầy đủ, có hệ thống tất cả các văn bản cần thiết, hình thành trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét duyệt, công bố tiêu chuẩn cũng như tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn sau này.

E.2. Việc lập hồ sơ TCVN phải đảm bảo sao cho hồ sơ có tính cập nhật và đầy đủ các văn bản cần thiết. Hồ sơ TCVN phải được lưu trữ theo đúng các quy định về lưu trữ hồ sơ và phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các văn bản trong hồ sơ không bị hư hỏng, thất lạc, sửa chữa.

E.3. Hồ sơ dự thảo TCVN bao gồm:

- Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng TCVN kèm theo dự án xây dựng TCVN đã được phê duyệt;

- Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo TCVN;

- Dự thảo TCVN (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo thuyết minh;

- Bản sao tài liệu gốc (tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật…) làm căn cứ chính để biên soạn dự thảo TCVN. Các báo cáo khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử, danh mục tài liệu tham khảo, dự thảo đề nghị của cơ quan đề nghị xây dựng tiêu chuẩn (nếu có);

- Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến và công văn góp ý chính thức bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến góp ý;

- Bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến cho các dự thảo TCVN;

- Biên bản các hội nghị;

- Báo cáo thẩm tra dự thảo TCVN;

- Dự thảo TCVN trình thẩm định.

E.4. Hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt gồm:

- Công văn đề nghị thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia;

- Phiếu thẩm định hồ sơ và dự thảo TCVN;

- Biên bản hội đồng thẩm định;

- Bản TCVN trình duyệt.

E.5. Hồ sơ TCVN gồm:

- Hồ sơ dự thảo TCVN;

- Hồ sơ TCVN trình duyệt;

- Quyết định công bố TCVN.

 

PHỤ LỤC G

(Quy định)

Nội dung thẩm tra, thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

G.1. Nội dung thẩm tra đối với hồ sơ và dự thảo TCVN

Nội dung này bao gồm:

- Đánh giá sự phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra ban đầu trong dự án TCVN;

- Nhận xét về tiến độ biên soạn dự thảo tiêu chuẩn theo kế hoạch đã định;

- Nhận xét về hồ sơ dự thảo TCVN (có phù hợp và đầy đủ theo quy định không?);

- Nhận xét về ý kiến góp ý cho dự thảo TCVN của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia được gửi lấy ý kiến góp ý;

- Nhận xét về dự thảo TCVN;

- Kết luận và kiến nghị.

G.2 Nội dung thẩm định đối với hồ sơ và dự thảo TCVN

Nội dung này bao gồm:

- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội;

- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài;

- Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hòa lợi ích của các bên có liên quan;

- Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

- Kết luận và kiến nghị.

 

PHỤ LỤC H

(Tham khảo)

Báo cáo quá trình biên soạn tiêu chuẩn quốc gia

 

BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN

TCVN/TC ……

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Tên tiêu chuẩn:

1) …..

2) …..

Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn năm:

Các bước công việc đã thực hiện:

Thời gian
(…... đến ..…)

Công việc đã thực hiện

Kết quả công việc

 

 

 

 

 

 


Thư ký Ban kỹ thuật

Ngày   tháng    năm
Trưởng Ban kỹ thuật

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

4.1. Quy định chung

4.2. Các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

4.3. Rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia

4.4. Sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia

4.5. Hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia

4.6. Lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục A (Quy định): Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục B (Tham khảo): Chương trình công tác của Ban kỹ thuật

Phụ lục C (Quy định): Yêu cầu đối với bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục D (Tham khảo): Bản tiếp thu ý kiến dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục E (Quy định): Yêu cầu về lập và quản lý hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục G (Quy định): Nội dung thẩm tra, thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia

Phụ lục H (Tham khảo): Báo cáo quá trình biên soạn tiêu chuẩn quốc gia

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1-1:2008

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1-1:2008
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN1-1:2008
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báoHết hiệu lực
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện

                  Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện