Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6424:1998

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6424 : 1998

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP -- XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SINH CÔNG BẰNG CON LẮC XẠ THUẬT

Industrial explosive matter – Ballistic mortar test

Lời nói đầu

TCVN 6424 : 1998 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 27/SC Vật liệu nổ C«ng nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SINH CÔNG BẰNG CON LẮC XẠ THUẬT

Industrial explosive matter – Ballistic mortar test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật, áp dụng cho vật liệu nổ công nghiệp.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thuốc nổ dạng lỏng và rời.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4586 : 1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng. TCVN 6174 : 1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu.

3 Nguyên tắc

Khi mẫu thuốc nổ được kích nổ, sản phẩm nổ sẽ tạo ra một công A1 đẩy quả lắc dịch chuyển về phía sau, bút ghi sẽ ghi lại chiều dài cung dịch chuyển của quả lắc. Đồng thời với sự dịch chuyển của quả lắc sản phẩm nổ còn tạo ra công A2 đẩy quả đạn (quả đạn được chứa trong ổ chứa đạn) bay về phía ngược chiều chuyển dịch của quả lắc với tốc độ V. Tổng giá trị công A1 và công A2 là công của thuốc nổ.

4 Dụng cụ

4.1 Ống giấy chuyên dụng có đường kính trong Ф = 30,5 mm ± 0,1 mm, dài 45 mm ± 0,1mm,, được cuộn từ giấy có độ dày từ 0,5 mm đến 1,5 mm, được dán cẩn thận và bao kín một đầu đảm bảo giữ tốt mẫu trong quá trình thí nghiệm.

4.2 Nắp đậy có đường kính trong 30,5 mm ± 0,1 mm được cắt từ giấy có độ dày 1 mm đến 1,5 mm. Dùng dụng cụ chuyên dùng tạo lỗ tròn ở tâm có đường kính 7,5 mm để tra kíp nổ.

4.3 Tủ sấy chân không, khoảng điều chỉnh nhiệt độ 0oC ÷ 300oC.

4.4 Chày gỗ chuyên dụng, đường kính 29,5 mm ± 0,1 mm.

4.5 Hệ thống con lắc xạ thuật BP- 01-01 để xác định công của thuốc nổ gồm: quả lắc, bom, quả đạn, bút ghi lại chiều dài cung dịch chuyển của quả lắc (xem hình 1).

4.6 Hòm cát chắn quả đạn.

4.7 Kíp nổ số 8 (kíp nổ điện hoặc kíp nổ thường).

4.8 Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01 g.

5 Cách tiến hành

Mọi thao tác trong quá trình thử nghiệm phải bảo đảm an toàn theo TCVN 4586 : 1997 và TCVN 6174 : 1997 .

5.1 Chuẩn bị mẫu

Nghiền mẫu thuốc trong cối đồng (hoặc sứ) qua rây 20 lỗ/cm2 và không qua rây 35 lỗ/cm2. Cân 10 g ± 0,01 g mẫu thuốc đã được nghiền, cho thuốc vào ống giấy và đậy nắp rồi dùng chày gỗ chuyên dụng nén nhẹ để mẫu thuốc đạt tỷ trọng khoảng 1,0 g/cm3 và tạo lỗ tra kíp. Chuẩn bị từ 3 mẫu đến 5 mẫu để tiến hành thử.

Với loại thuốc có mật độ rắc lớn hơn 1 g/cm2 thì tiến hành thử ở mật độ rắc. Với loại thuốc dạng Watergel, nhũ tương thì bỏ công đoạn nghiền mẫu.

5.2 Tiến hành đo

5.2.1 Cử người cảnh giới cho hệ thống hoạt động.

5.2.2 Tiến hành lắp mẫu thí nghiệm.

5.2.3 Rải dây điểm hoả từ buồng điểm hoả đến con lắc.

5.2.4 Lấy ống giấy có mẫu từ tủ sấy chân không và kíp số 8 đưa vào buồng thí nghiệm con lắc, lắp kíp nổ vào mẫu thuốc thí nghiệm. Tiếp theo lắp 2 nắp đậy vào ống thuốc, rồi đặt khối nổ thí nghiệm vào buồng nổ của bom.

Luồn dây của kíp nổ điện qua quả đạn, lắp khít đầu quả đạn vào ổ chứa đạn và dòng dây dẫn của kíp điện ra ngoài. Hai đầu dây của kíp nổ từ khi đưa vào quá trình thao tác luôn giữ trạng thái nối với nhau.

5.2.5 Đặt giấy ghi lên bàn ghi. Hạ bút ghi xuống, giữ quả lắc đứng yên, điều chỉnh bút ghi tỳ nhẹ lên vạch xuất phát của giấy ghi.

5.2.6 Nối 2 đầu dây điểm hoả vào hai đầu dây của kíp số 8. Sau đó đóng cửa buồng con lắc, vào phòng điểm hoả, kiểm tra thông mạch.

1 - Đầu đạn;

 5 - Thân con lắc;

2 - Thân bom;

 6 - Dây treo;

3 - Kíp nổ điện số 8;

 7 - Trục quay;

4 - Thuốc cần đo;

 8 - Thang đo (bàn ghi)

Hình 1 – Sơ đồ hệ thống con lắc xạ thuật BP – 01 – 01

5.2.7 Khi mọi động tác đã chuẩn bị xong, người chỉ huy cuộc thử nghiệm cho hiệu lệnh điểm hoả.

5.2.8 Mỗi mẫu tiến hành thử ba lần.

6 Tính kết quả

Công nổ (A) ứng với một gam thuốc nổ, tính bằng kilogam x mét được tính từ độ dài cung mà quả lắc đã dịch chuyển ghi trên băng giấy, theo công thức sau:

 A = M x L x (1 + ) x ( 1 – cos j) x

trong đó

M là khối lượng của quả lắc, tính bằng kilogam;

m là khối lượng của quả đạn, tính bằng kilogam;

L là chiều dài treo quả lắc, tính bằng mét;

j là góc lệch khi quả lắc dịch chuyển, tính bằng độ;

a là khối lượng thuốc nổ thí nghiệm, tính bằng gam. Khối lượng thuốc nổ thí nghiệm dùng với con lắc xạ thuật BP-0101 thì a = 10 g.

Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần thử.

7 Độ chính xác của phép đo công nổ

Công nổ

Sai số lớn nhất có thể chấp nhận giữa các kết quả, kGm/g

Độ lặp lại

Độ tái lập

0,044

0,044

7.1 Độ lặp lại

Những kết quả của phép thử hai lần tiến hành ở những thời điểm khác nhau do cùng một người làm trên cùng một thiết bị đo với những mẫu thử lấy cùng một mẫu không được sai lệch quá trị số nói trên.

7.2 Độ tái lặp

Kết quả thử trên cùng mẫu đại diện của lô tiến hành trong hai phòng thí nghiệm khác nhau không được sai lệch vượt quá trị số nêu trên.

8 Báo cáo kết quả

Biên bản thử gồm những mục sau đây:

a) Phương pháp sử dụng;

b) Các kết quả và cách tính kết quả;

c) Mọi hiện tượng bất thường ghi nhận được trong khi thử;

d) Mọi thao tác không nêu trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tuỳ ý.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Tính công nổ trên con lắc xạ thuật BP- 01-01

A.1 Thí dụ tính công nổ trên con lắc xạ thuật BP-01-01 với các thông số ban đầu:

M = 767 kg

m = 2,9 kg

L = 5,775 m

a = 10 g

Ta có:  A =

Vậy công nổ sẽ là:

A = 117 593, 59 (1 – cos j ), kGm/g

hoặc A = 1 153 122,7 ( 1 – cos j), Nm/g.

A.2 Tính công nổ tương đối trên con lắc xạ thuật BP-01-01 so với thuốc nổ TNT (%).

Công nổ tương đối của thuốc nổ thí nghiệm so với thuốc nổ TNT được tính bằng phần trăm, theo công thức:

A =  x 100

trong đó

A là công nổ tương đối, tính bằng phần trăm;

A là công nổ của mẫu thuốc kiểm tra trên con lắc xạ thuật BP-01-01, tính bằng Nm/g;

A0 là công nổ của thuốc nổ TNT trên con lắc xạ thuật BP-01-01, tính bằng Nm/g.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6424:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6424:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6424:1998
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6424:1998 về Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật