Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6439:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6439:2008 (ISO 4106 : 2004) về Mô tô - Quy tắc thử động cơ - Công suất hữu ích .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6439:1998

MÔ TÔ - QUY TẮC THỬ ĐỘNG CƠ - CÔNG SUẤT HỮU ÍCH
Motorcycles - Engine test code - Net power

Lời nói đầu

TCVN 6439:1998 hoàn toàn tương đương với ISO 4106:1993.

 

2

 
TCVN 6439:1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 - Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử công suất hữu ích của các động cơ được thiết kế cho mô tô, như đã định nghĩa trong TCVN 6211:1996 (điều 3.5) để đánh giá tính năng làm việc của chúng về các đường cong công suất - suất tiêu thụ nhiên liệu ở chế độ toàn tải là hàm số của tần số quay của động cơ.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ đốt trong lắp trên mô tô bao gồm:

- động cơ đốt trong (có mồi bằng tia lửa), trừ động cơ pittông tự do;

- động cơ pittông quay.

Các động cơ này có thể là loại không tăng áp hoặc tăng áp kiểu cơ khí hoặc kiểu tuabô.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2710:1998 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng.

TCVN 6211:1996 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

3. Định nghĩa

3.1 Công suất hữu ích: Công suất thu được trên một băng thử tại đầu trục khuỷu hoặc bộ phận tương đương1) ứng với tần số quay phù hợp của động cơ cùng với các thiết bị, thiết bị phụ được liệt kê trong bảng 1.

3.2 Mômen xoắn: Mômen xoắn đo được trong cùng các điều kiện như đã quy định trong 3.1.

3.3 Suất tiêu thụ nhiên liệu: Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho một đơn vị công suất ra trong một giờ. Lượng dầu bôi trơn phải được trừ đi khi động cơ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu.

3.4 Thiết bị phụ: Trang thiết bị được liệt kê trong bảng 1.

3.5 Thiết bị sản xuất chuẩn: Thiết bị do cơ sở chế tạo cung cấp để sử dụng động cơ vào từng điều kiện cụ thể.

1) Nếu việc đo công suất chỉ có thể được thực hiện với một hộp số thì công suất mất mát trên hộp số phải được cộng vào công suất đo được để ra công suất động cơ.

4. Độ chính xác của thiết bị và dụng cụ đo

4.1 Mômen xoắn

Hệ thống đo mômen xoắn bằng động lực kế phải có độ chính xác trong khoảng ±1% phạm vi của các giá trị của thang đo dùng cho phép thử. Hệ thống đo mômen xoắn phải được hiệu chuẩn có tính đến tổn hao do ma sát. Độ chính xác có thể là ±2% đối với phép đo được tiến hành ở công suất nhỏ hơn 50% công suất lớn nhất. Tuy nhiên, để đo mômen xoắn lớn nhất độ chính xác phải là ±1%.

4.2 Vận tốc động cơ (tần số quay)

Hệ thống đo vận tốc động cơ (tần số quay) phải có độ chính xác ± 0,5%.

4.3 Tiêu thụ nhiên liệu

Hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu phải có độ chính xác ±1%.

4.4 Nhiệt độ không khí nạp vào động cơ

Hệ thống đo nhiệt độ không khí phải có độ chính xác ±1 K.

4.5 Áp suất khí áp

Hệ thống đo áp suất khí áp phải có độ chính xác ± 70 Pa2)

4.6 Áp suất ngược trong hệ thống xả

Hệ thống đo áp suất ngược trong hệ thống xả phải có độ chính xác ± 25 Pa

Bảng 1 - Lắp đặt các thiết bị và thết bị và thiết bị phụ trong quá trình thử

TT

Thiết bị phụ

Được lắp để thử công suất hữu ích

1

Hệ thống nạp

Ống nạp

Hệ thống kiểm soát khí thải hộp cacte

Bộ lọc không khí Giảm thanh ống lọc

Thiết bị giới hạn vận tốc

Thiết bị điều khiển điện (nếu lắp)

 

Có thiết bị sản xuất chuẩn

2

Thiết bị nung nóng cảm ứng của ống nạp

Có, thiết bị sản xuất chuẩn, nếu có thể cần chỉnh thiết bị ở điều kiện có lợi nhất

3

Hệ thống xả

Ống xả

Ống nối

Giảm thanh

Ống đuôi

Cơ cấu tăng áp

Thiết bị điều khiển điện (nếu lắp)

 

 

 

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

4

Bơm nhiên liệu

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

5

Bộ chế hòa khí

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

6

Thiết bị phun nhiên liệu

Bộ lọc thô

Bộ lọc tinh

Bơm

Ống cao áp

Vòi phun

 

 

 

Có, thiết bị sản xuất tiêu chuẩn

7

Thiết bị làm mát bằng chất lỏng

Nắp động cơ

Bộ tản nhiệt

Quạt

Nắp quạt

Bơm nước

Bộ ổn nhiệt

 

Không lắp

Có, lắp thiết bị sản xuất chuẩn

nt

nt

nt

nt

8

Làm mát bằng không khí

Nắp

Quạt

Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ

 

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

9

Thiết bị điện

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

10

Thiết bị tăng áp (nếu lắp)

Máy nén được dẫn động trực tiếp từ động cơ và/hoặc bằng khí xả

Bộ làm mát không khí nạp

Bơm chất làm mát hoặc quạt

Thiết bị điều khiển lưu lượng chất làm mát (nếu lắp)

 

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

11

Thiết bị chống ô nhiễm

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

12

Bộ làm mát dầu bôi trơn (nếu lắp)

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

2) 1 bar = 105 Pa

5. Thử

5.1 Thiết bị phụ

Trong quá trình thử, các thiết bị phụ cần thiết để tạo cho động cơ quá trình làm việc đã định (bảng 1) phải được lắp trên băng thử ở các vị trí đúng như các vị trí của chúng trong quá trình làm việc đã dự định.

5.2 Điều kiện chỉnh định

Các điều kiện chỉnh định để thử xác định công suất hữu ích được nêu trong bảng 2.

Bảng 2 - Các điều kiện chỉnh định

1

Chỉnh định bộ chế hòa khí

Phù hợp với đặc tính kỹ thuật sản xuất của cơ sở chế tạo để chấp nhận công suất lớn nhất của động cơ

2

Chỉnh định hệ thống bơm phun cung cấp nhiên liệu

3

Chỉnh định thời điểm đánh lửa hoặc phun

5.3 Điều kiện thử

5.3.1 Thử công suất hữu ích bao gồm một lần chạy với bướm ga mở hoàn toàn và động cơ được trang bị như đã nêu trong 3.4.

5.3.2 Các số liệu về tính năng làm việc của động cơ phải được lấy ở điều kiện làm việc ổn định.

Khi hệ thống làm mát của băng kỹ thuật phải được lấy trong các điều kiện tối thiểu của một thiết bị nhưng không thể tạo ra từ các điều kiện làm việc ổn định bình thường thì có thể các điều kiện tối thiểu phải được đáp ứng bởi thiết bị làm mát:

v2 ≥ v1ϕ ≥ 0,25 m2

Trong đó:

v1 là vận tốc lớn nhất của xe;

v2 là vận tốc lớn nhất của không khí làm mát tại cửa ra của quạt;

ϕ là diện tích mặt cắt ngang của luồng không khí làm mát nếu v2 <>1 và/hoặc ϕ<0,25>2;

a) và nếu có thể ổn định được các điều kiện làm việc thì áp dụng phương pháp trong 5.3.2;

b) và nếu không thể ổn định được các điều kiện làm việc;

1) nếu v2 ≥ 120 km/h và ϕ ≥ 0,25 m2, thiết bị làm mát đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và có thể áp dụng phương pháp được mô tả trong phụ lục A

2) nếu v2 < 120="" km/h="" và/hoặc="">ϕ 0,25 m2, thiết bị làm mát không đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và thiết bị làm mát của thiết bị thử phải được cải tiến.

Động cơ phải được chạy, khởi động và làm nóng lên phù hợp với chỉ dẫn của cơ sở chế tạo. Buồng đốt của động cơ (mồi bằng) tia lửa có thể đóng cặn nhưng với số lượng hạn chế để tránh tạo thành vệt cháy đánh lửa. Các điều kiện thử như nhiệt độ không khí nạp phải được chọn càng gần với điều kiện chuẩn càng tốt để giảm tới mức nhỏ nhất hệ số điều chỉnh.

5.3.3 Nhiệt độ không khí nạp vào động cơ (không khí xung quanh) phải được đo tại điểm cách cửa vào bộ lọc không khí khoảng 0,15 m, hoặc nếu không có bộ lọc không khí, cách bầu chứa khí nạp khoảng 0,15 m.

Nhiệt kế hoặc cặp nhiệt ngẫu phải được che bảo vệ chống bức xạ nhiệt và được đặt trực tiếp trong luồng không khí, được bảo vệ chống nhiên liệu phun vào. Phải có đủ số lượng vị trí đặt dụng cụ đo để có được nhiệt độ trung bình đại diện của không khí nạp.

5.3.4 Các số liệu chỉ được ghi chép lại khi mômen xoắn, vận tốc động cơ và nhiệt độ đã đạt được mức ổn định tối thiểu là 30 s.

5.3.5 Vận tốc động cơ trong một lần chạy hoặc số chỉ thị không được sai lệch lớn hơn ±1% so với vận tốc quay đã chọn.

5.3.6 Các số liệu về tải trọng phanh, tiêu thụ nhiên liệu và nhệt độ không khí nạp phải được lấy đồng thời và trong mỗi lần lấy phải là giá trị trung bình của hai giá trị đã ổn định; đối với tải trọng phanh và tiêu thụ nhiên liệu, hai giá trị này không được sai khác nhau quá 2%.

5.3.7 Khi đo vận tốc động cơ và lượng tiêu thụ nhiên liệu bằng một máy đo liên hợp đồng bộ tự động, thời gian đo không được nhỏ hơn 10 s. Khi đo bằng tay, thời gian đo không được nhỏ hơn 20s.

5.3.8 Nhiệt độ chất lỏng làm mát đi ra của các động cơ dùng chất lỏng để làm mát phải được điều khiển ở 353 K± 3 K trừ khi cơ sở chế tạo có quy định khác.

Đối với động cơ làm mát bằng không khí, nhiệt độ tại một điểm do cơ sở chế tạo quy định phải được duy trì trong khoảng 0-20K so với giá trị nhiệt độ lớn nhất mà cơ sở chế tạo quy định.

5.3.9 Nhiệt độ nhiên liệu tại đường vào bơm phun hoặc bộ chế hòa khí phải được duy trì trong giới hạn do cơ sở chế tạo động cơ quy định.

5.3.10 Nhiệt độ dầu bôi trơn đo được trong bộ phận gom dầu hoặc tại đường ra bộ làm mát dầu nếu có phải được duy trì trong giới hạn do cơ sở chế tạo động cơ quy định.

5.3.11 Nhiệt độ (khí) xả phải được đo tại một điểm trong ống xả gần mép ra của cổ xả hoặc lỗ thông hơi.

5.3.12 Trong trường hợp còn có sự không thống nhất về nhiên liệu sử dụng, phải tiến hành thử với nhiên liệu tiêu chuẩn của CEC RF - 01 - A - 803)

3) ủy ban hợp tác Châu Âu về phát triển các phép thử tính năng kỹ thuật cho chất bôi trơn và nhiên liệu động cơ.

CEC RF - 08 - A - 85

(xem các phụ lục B và C)

5.3.13 Nếu không thể lắp được hệ thống xả tiêu chuẩn, phải tiến hành thử với một hệ thống xả cho phép đạt được đặc tính làm việc bình thường của động cơ phù hợp với các đặc tính do cơ sở chế tạo quy định. Đặc biệt là trong phòng thí nghiệm thử, hệ thống xả được trích ra tại điểm nối với hệ thống xả của băng thử, không được tạo ra trong ống xả, khi động cơ làm việc, một áp suất sai khác với áp suất khí quyển lớn hơn ±740 Pa (7,4 mbar), trừ khi cơ sở chế tạo có quy định đặc biệt về áp suất ngược trước khi thử, trong trường hợp này phải sử dụng áp suất thấp hơn trong hai áp suất trên.

5.4 Tiến hành thử

Ghi lại các số liệu ứng với số lượng các vận tốc quay làm việc đủ để xác định hoàn toàn đường cong công suất giữa các vận tốc quay thấp nhất và cao nhất của động cơ do cơ sở chế tạo quy định.

5.5 Các số liệu được ghi

Các số liệu ghi chép được nêu trong điều 7.

6. Xác định công suất hữu ích

6.1 Định nghĩa các hệ số a1a2

Các hệ số phải nhân với công suất đo được để xác định công suất động cơ trong điều kiện có tính đến hiệu suất của truyền động (hệ số a1) đã được dùng trong quá trình thử và trong điều kiện chuẩn của khí quyển được quy định trong 6.2.1 (hệ số a2)

Công suất điều chỉnh (nghĩa là công suất trong điều kiện chuẩn tại đầu trục khuỷu P0) được xác định theo công thức:

P0 = a1a2P

Trong đó

a1 là hệ số điều chỉnh đối với hiệu suất của truyền động;

a2 là hệ số điều chỉnh đối với điều kiện chuẩn của khí quyển (a2a hoặc a2b);

P là công suất đo được (công suất thứ nhất).

6.2 Điều kiện khí quyển

6.2.1 Điều kiện khí quyển chuẩn của khí quyển phải theo chỉ dẫn trong 6.2.11 đến 6.2.13.

6.2.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ chuẩn Te là 298 K (25oC).

6.2.1.2 áp suất

Áp suất (không khí khô) chuẩn Pc là 99 kPa

Chú thích 1 - áp suất (không khí khô) dựa trên áp suất tổng 100 kPa và áp suất hơi nước 1 kPa.

Pc = Pc1 - Pc2

trong đó

Pc1 là áp suất tổng chuẩn (100 kPa)

Pc2 là áp suất hơi nước chuẩn (1 kPa).

6.2.1.3 Áp suất tổng chuẩn

Áp suất tổng chuẩn Pc1 là 100 kPa (100 mbar), bỏ qua độ ẩm đối với các động cơ 2 kỳ.

Chú thích 2 - Trong phạm vi nhiệt độ từ 283 K đến 318 K có thể bỏ qua ảnh hưởng của độ ẩm đối với các giá trị của hệ số điều chỉnh (tuy nhiên trong một số trường hợp không thể bỏ qua được ảnh hưởng này) khi xét đến độ chính xác của các phép đo.

6.2.2 Nhiệt độ khí quyển khi thử

Nhiệt độ khí quyển, T (hoặc q theo oC) phải ở trong các giá trị sau trong quá trình thử.

283 K ≤ T ≤ 310 K (10oC ≤ q ≤ 45 oC)

6.3 Xác định các hệ số điều chỉnh công suất

6.3.1 Xác định hệ số a1

Khi điểm đo ở trên đầu ra của trục khuỷu, hệ số này bằng 1. Khi điểm đo không ở trên đầu ra của trục khuỷu, hệ số này được tính theo công thức:

trong đó

ht là hiệu suất của truyền động đặt giữa trục khuỷu và điểm đo;

Hiệu suất truyền động ht này được xác định bằng tích của các hiệu suất hi của mỗi yếu tố cấu thành truyền động:

ht = h1 x h2 x ... x hi

Hiệu suất h1 của mỗi yếu tố cấu thành truyền động được cho trong bảng 3.

Bảng 3 - HIệu suất của các yếu tố cấu thành truyền động

Yếu tố

Kiểu

Hiệu suất

Bánh răng

Bánh răng trụ thẳng

0,98

Bánh răng xoắn

0,98

Bánh răng côn

0,98

Xích

Con lăn

0,95

Xích êm

0,98

Đai

Có răng

0,95

Hình thang

0,94

Khớp nối thủy lực hoặc bộ biến đổi thủy lực

Khớp nối thủy lực

0,92

Bộ biến đổi thủy lực không khóa

0,92

6.3.2 Xác định hệ số a2

Phép thử có thể được thực hiện trong phòng có điều hòa không khí ở đó điều kiện khí quyển được điều khiển để bằng với điều kiện chuẩn.

6.3.2.1 Ký hiệu cho các hệ số điều chỉnh a2aa2b

T là nhiệt độ tuyệt đối, theo Kenvin, tại cửa nạp không khí vào động cơ.

Pd là áp suất khí quyển khô, theo kilopascal, nghĩa là áp suất khí áp tổng trừ đi áp suất hơi nước;

Pa là áp suất khí quyển tổng.

6.3.2.2 Động cơ 4 kỳ

Hệ số điều chỉnh a2a đối với động cơ 4 kỳ, được tính theo công thức:

Công thức này chỉ áp dụng nếu

0,93 ≤ a2a ≤ 1,05

Nếu hệ số điều chỉnh vượt quá các giới hạn này, phải ghi lại giá trị điều chỉnh thu được và điều kiện thử (nhiệt độ và áp suất) được trình bày chính xác trong biên bản thử.

6.3.2 Động cơ 2 kỳ

Hệ số điều chỉnh công suất a2b đối với động cơ 2 kỳ, được tính theo công thức:

Công thức này chỉ áp dụng nếu

0,96 ≤ a2b ≤ 1,04

Nếu hệ số điều chỉnh vượt quá các giới hạn này, phải ghi lại giá trị điều chỉnh thu được và điều kiện thử (nhiệt độ và áp suất) phải được trình bày chính xác trong biên bản thử.

7. Biên bản thử

(Điền "không" và những chỗ không dùng được hoặc loại bỏ)

7.1 Các số liệu về động cơ

7.1.1 Động cơ kiểu pittông

Dạng:...................................... Kiểu: .................................... Loạt số ....................................

Đường kính xylanh:................. mm Hành trình pittông: ............................................................ mm

Dung tích làm việc của một xylanh: ............................................................................................... mm

Số xylanh:............................................................................................................................................

Bố trí các xylanh: .................................................................................................................................

Dung tích làm việc tổng của các xylanh: .......................................cm3

Thứ tự đánh lửa: ..................................................................................................................................

Tỷ số nén..................................................... Số kỳ: 2 hoặc 44)

7.1.2 Động cơ Trocoit

Dạng:...................................... Kiểu: .................................... Loạt số ....................................

Epitrocoit hoặc hypotrocoit4)

Đường bao: trong hoặc ngoài4)

Số buồng đốt giữa roto và stato nghĩa là số buồng kín theo chu vi đối với roto hoặc stato: ................

Độ lệch tâm: ........................... mm       Bán kính sinh: ................................................................... mm

Chiều rộng làm việc:............... mm         Dung tích làm việc của một buồng đốt.............................. cm2

Số roto:...................................  Thứ tự đánh lửa:...............................................................

4) Gạch bỏ những chỗ không áp dụng được

Tỷ số nén:...............................  Số chu kỳ: 2 hoặc 44)

7.1.3 Tỷ số truyền động

Tỷ số truyền giảm tốc =

7.2 Cung cấp nhiên liệu

Bơm: ................................ Dạng: ............................ Kiểu: ............................ Loạt số: ......................

Lọc thô: có hoặc không 4)           Lọc tinh: có hoặc không 4)

7.3 Bộ chế hòa khí

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

Số: ........................................  Đặc tính chi tiết: ......................................................................

7.4 Bơm hoặc cơ cấu phun

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

Điều chỉnh tĩnh thời điểm phun: .......................................... Cơ cấu phun sớm:.................................

Mã số của cơ sở chế tạo: ....................................................................................................................

7.5 Vòi phun và đế vòi phun

Dạng:......................................  Kiểu: ....................................    Loạt số: ...........................

Áp suất đặt: ....................... kPa(mbar)  Ống có áp suất phun cao Chiều dài: ........................ mm

Đường kính trong: .......... mm

7.6 Bộ phân phối đánh lửa

Dạng:......................................  Kiểu: ....................................    Loạt số: ...........................

Điều chỉnh tĩnh thời điểm đánh lửa: .................................. Cơ cấu đánh lửa sớm: ..............................

Điều chỉnh thời điểm đánh lửa ở: ........................ pH      (do cơ sở chế tạo quy định)

Phạm vi lớn nhất của cơ cấu đánh lửa sớm:........................................................................................

Khe hở ngắt mạch của bộ phân phân phối:................................................................................... mm

7.7 Bugi (nến đánh lửa)

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

Số xy lanh:..............................  Khe hở điện cực: ............................................................... mm

7.8 Cuộn dây đánh lửa

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

Số: ....................................................

7.9 Bộ triệt nhiễu

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

7.10 Hệ thống nạp

Ống nạp:............................................. Mô tả: ...................................

Bộ lọc không khí: Dạng: ....................................... Kiểu: ............................ Loạt số:..........................

Bộ giảm thanh đường nạp: Dạng:......................... Kiểu: ............................ Loạt số:..........................

Độ giảm áp lớn nhất đường nạp ứng với lưu lượng tổng do cơ sở chế tạo quy định: ............ kPa (bar)

7.11 Cơ cấu tăng áp: có hoặc không4)

Mô tả hệ thống: ...................................................................................................................................

Dạng:..............................................................................          Kiểu: .......................................................

Hệ thống máy nén: Dạng: ..............................................            Kiểu: .......................................................

Hệ thống làm mát không khí nạp: Dạng: ........................  Kiểu: .......................................................

7.12 Van phân phối

Kiểu van phân phối:.....................................       Mô tả tóm tắt:........................................................

Chỉnh thời gian của van:..............................       Khe hở cần van (nóng hoặc lạnh)4) ................. mm

7.13 Hệ thống kiểm soát khí thải hộp cacte

Mô tả tóm tắt: ......................................................................................................................................

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

7.14 Hệ thống xả

Đường ống: tiêu chuẩn hoặc không tiêu chuẩn4)   Mô tả tóm tắt nếu không: ................................

Bộ giảm thanh: Dạng:....................         Kiểu:..................................... Loạt số: ...................................

7.15 Hệ thống làm mát

7.15.1 Chất lỏng

Tính chất của chất lỏng: ...................................... ..............................................................................

Bơm chất lỏng: Dạng: .................... Kiểu:................... Loạt số: ...............Tỷ số truyền:....................

Bộ ổn nhiệt:       Dạng:.................... Kiểu:................... Loạt số: ...............Chỉnh đặt: ........................

Bộ tản nhiệt:      Dạng:.................... Kiểu:................................. Loạt số: ..........................................

Van áp suất:      Dạng:.................... Kiểu:................................. Loạt số: ..........................................

Quạt:............... Dạng: .................... Kiểu:................................. Loạt số: ..........................................

Hệ thống truyền động quạt:....................................... Tỷ số truyền: ...................................................

Chụp quạt: có hoặc không 4)

7.15.2 Không khí

7.15.2.1 Làm mát bằng không khí cưỡng bức

Quạt:........... Dạng: ........................ Kiểu:................... Loạt số: ...............Tỷ số truyền:....................

Ống dẫn không khí (tiêu chuẩn): có hoặc không4) ...............................................................................

Quạt phụ của băng thử: có hoặc không4)

Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ: có hoặc không4)      Mô tả tóm tắt: ....................................................

7.15.2.2 Làm mát bằng không khí tự nhiên

Ống dẫn không khí (tiêu chuẩn): có hoặc không

7.16 Bộ làm mát dầu: có hoặc không4)

Dạng:......................................  Kiểu: .................................... Loạt số: ...................................

7.17 Thiết bị điện

Máy phát hoặc máy phát xoay chiều: Dạng: ............. Kiểu: ........................... Loạt số: .....................

7.18 Hệ thống chống ô nhiễm (mô tả tóm tắt): .................................................................................

7.19 Thiết bị thử khác

(Đánh số, mô tả tóm tắt nếu cần):

7.20 Điều kiện thử riêng

Áp suất khí áp tổng:................................................................. kPa (mbar)

Độ ẩm tương đối: ..................................................................... % (để thông tin)

4) Gạch bỏ những chỗ không áp dụng được

Nhiệt độ phòng thử nghiệm: .................................................... oC (để thông tin)

Nhiệt độ chất lỏng làm mát đi ra

do cơ sở chế tạo quy định: ...................................................... oC Nhiệt độ không khí làm mát động cơ

do cơ sở chế tạo quy định: ...................................................... oC Phạm vi nhiệt độ dầu nhờn do cơ sở

chế tạo quy định: ..................................................................... oC ...........................................oCmax

Phạm vi nhiệt độ nhiên liệu do cơ sở chế tạo quy định

Tại đường vào bộ chế hòa khí hoặc đường vào bơm phun:.......... oCmin .................................oCmax

Nhiêt độ khí xả (đo tại một điểm trong ống xả gần kề với cửa ra

của cổ xả hoặc lỗ thông hơi) do cơ sở chế tạo quy định: ............................... oC

Vận tốc quay không tải:.................................................................................. ph-1 (để thông tin)

Hệ thống trích khí xả trong phòng thí nghiệm: ................................ ....................................................

Áp suất quá mức hoặc bộ giảm áp lớn nhất: .................................. ± .......................... Pa lúc toàn tải

Lực kế................Dạng: .............................. Kiểu: ............................ Loạt số: ...................................

Hằng số: ....................................................

Thiết bị đo tiêu thụ nhiên liệu: loại trọng lực hoặc thể tích4)

7.21 Nhiên liệu và dầu bôi trơn

Nhiên liệu lỏng

Dạng:.................................... Kiểu: ..............................................Ôctan RON5) No: ...........................

Hàm lượng chì: ..................... g/cm3 ở: ..........................................oC

Chưng cất: Nhiệt độ tại đó thể tích chưng cất bằng: 10%..........50%..........90%............Điểm giới hạn

Tỷ trọng: ............................... .......................................................g/cm3 ở: ........................... oC

Năng suất tỏa nhiệt giới hạn dưới:................................................kJ/kg

Các nhiên liệu khác: Đặc tính: .............................................................................................................

Dầu bôi trơn: Dạng: ............................ Loại: ................................Độ nhớt SAE:.................................

Tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu - dầu bôi trơn: ...............................................................................................

7.22 Kết quả

Công suất hữu ích lớn nhất:..........................................................kW ở: ....................................... ph-1

Mô men xoắn hữu ích lớn nhất: ....................................................Nm ở: ....................................... ph-1

Suất tiêu thụ nhiên liệu:

- ở công suất hữu ích lớn nhất: ..............................................g/kW.h

- ở ở mô men xoắn hữu ích lớn nhất: .....................................g/kW.h

7.23 Trình bày các kết quả (công suất hữu ích)

Các đường đặc tính của momen xoắn, công suất điều chỉnh và công suất tiêu thụ nhiên liệu và các hàm của vận tốc động cơ

Vận tốc động cơ, ph-1

 

 

Vận tốc quay lực kế, ph-1

 

 

Tải trọng lực kế, N

 

 

Mô men xoắn trục khuỷu, N

 

 

Công suất đo được, kW

 

 

Áp suất khí áp tổng, kPa

 

 

Nhiệt độ không khí nạp, K

 

 

Hệ số điều chỉnh

 

 

Momen xoắn trục khuỷu điều chỉnh, Nm

 

 

Công suất điều chỉnh kW

 

 

Suất tiêu thụ nhiên liệu1), g/kW.h

 

 

Nhiệt độ làm mát động cơ2), K

 

 

Nhiệt độ dầu bôi trơn tại điểm đo, K

 

 

Nhiệt độ khí xả, K

 

 

Nhiệt độ không khí sau cơ cấu tăng áp, K

 

 

Áp suất sau cơ cấu tăng áp, kPa

 

 

1) Không điều chỉnh công suất.

2) Quy định điểm đo (gạch bỏ những chỗ không áp dụng)

- tại cửa ra chất lỏng làm mát

- tại điểm đầu ống

- tại các điểm khác nhau được quy định

8. Đơn vị và ký hiệu

8.1 Đơn vị

Đơn vị khối lượng: gam (g)

Đơn vị công suất: kilooat (kW).

Đơn vị mômen xoắn: Niutơn-met (N.m)

8.2 Ký hiệu

Khi các tính năng kỹ thuật (các đường cong công suất, momen xoắn và suất tiêu thụ nhiên liệu) của một động cơ nhiệt được xác định phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, cần có chỉ định về tiêu chuẩn của phương pháp đo được sử dụng như sau: "được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6439:1998 (ISO 4106)".

8.2.1 Công suất hữu ích được công bố và vận tốc động cơ tương ứng

Công suất hữu ích được công bố và vận tốc động cơ tương ứng là công suất và vận tốc động cơ mà cơ sở chế tạo chỉ định trong tài liệu bán hàng của mình đối với một kiểu động cơ. Chất lượng công bố "Công suất hữu ích và vận tốc động cơ " kèm theo từ "ISO"

Ví dụ:

Công suất hữu ích ISO:............................kW ở............................ph-1 [phù hợp với TCVN 6439:1998 (ISO 4106)]

hoặc nếu sử dụng phương pháp trong phụ lục A

Công suất hữu ích ISO:............................kW ở............................ph-1 [phù hợp với TCVN 6439:1998 (ISO 4106), phụ lục A].

8.2.2 Mômen xoắn hữu ích được công bố và vận tốc động cơ tương ứng

Mômen xoắn hữu ích được công bố và vận tốc động cơ tương ứng là mômen và vận tốc động cơ mà cơ sở chế tạo chỉ định trong tài liệu bán hàng của mình đối với một kiểu động cơ. Chất lượng công bố "mômen xoắn hữu ích và vận tốc động cơ kèm theo từ "ISO".

Ví dụ:

Mômen xoắn hữu ích ISO:..................................Nm ở....................................ph-1 [phù hợp với TCVN 6439:1998 (ISO 4106)]

hoặc nếu sử dụng phương pháp trong phụ lục A

Mômen xoắn hữu ích ISO:................................Nm ở...................................ph-1 [phù hợp với TCVN 6439:1998 (ISO 4106), phụ lục A].

8.2.3 Suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố và vận tốc động cơ tương ứng

Suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố và vận tốc động cơ tương ứng là suất tiêu thụ nhiên liệu và vận tốc động cơ tương ứng mà cơ sở chế tạo chỉ định trong tài liệu bán hàng của mình đối với một kiểu động cơ.

Chất lượng công bố: "Suất tiêu thụ nhiên liệu và vận tốc động cơ" kèm theo từ "ISO".

Suất tiêu thụ nhiên liệu ISO:.................................g/kW.h ở........................ph-1 [phù hợp với TCVN 6439:1998 (ISO 4106)].

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Điều kiện thử: phương pháp đo công suất động cơ có nhiệt độ tiêu chuẩn

A1 Thử công suất hữu ích phải được thực hiện với bướm ga mở hoàn toàn, động cơ được trang bị như đã quy định trong bảng 1.

A2 Các số liệu về tính năng kỹ thuật phải được lấy trong điều kiện động cơ hoạt động bình thường, có đủ không khí làm mát cung cấp cho động cơ.

Động cơ phải được chạy, khởi động và làm nóng lên phù hợp với chỉ dẫn của cơ sở chế tạo. Buồng đốt của động cơ mồi bằng tia lửa có thể có đóng cặn nhưng với lượng cặn được hạn chế để tránh tạo thành vệt cháy đánh lửa. Các điều kiện thử như nhiệt độ kỹ thuật khí nạp phải được chọn càng gần với điều kiện chuẩn càng tốt (xem 6.2.1) để giảm tới mức nhỏ nhất hệ số điều chỉnh.

A3 Nhiệt độ không khí nạp vào động cơ (không khí xung quanh) phải đo tại điểm cách cửa vào bộ lọc không khí tối đa là 0,15 m, hoặc nếu không có bộ lọc không khí, cách bầu chứa không khí nạp khoảng 0,15 m.

Nhiệt kế hoặc cặp nhiệt ngẫu phải được bảo vệ chống nhiệt bức xạ và được đặt trực tiếp trong luồng không khí, được bảo vệ chống nhiên liệu phun vào. Phải có đủ số lượng các vị trí đặt dụng cụ để có được nhiệt độ trung bình đại diện của không khí nạp.

A4 Vận tốc động cơ trong một lần chạy hoặc số chỉ thị không được sai lệch lớn hơn ±1% so với vận tốc quay đã chọn.

A5 Các số liệu về tải trọng phanh của động cơ thử phải được lấy theo tải trọng chỉ thị của lực kế khi nhiệt độ động cơ đạt tới nhiệt độ đã đặt trong khi vận tốc của động cơ giữ hầu như không đổi.

A6 Các số liệu về tải trọng phanh đo được, tiêu thụ nhiên liệu và nhiệt độ không khí nạp phải được lấy đồng thời và trong mỗi lần lấy phải là giá trị trung bình của hai giá trị thu được, đối với tải trọng phanh và tiêu thụ nhiên liệu hai giá trị này không được sai khác nhau quá 2%.

A7 Việc đo tiêu thụ nhiên liệu phải được bắt đầu sau khi vận tốc động cơ đã đạt tới giá trị quy định.

Khi đo vận tốc động cơ và lượng tiêu thụ nhiên liệu bằng một máy đo liên hợp đồng bộ tự động, thời gian đo không được nhỏ hơn 10 s.

Khi đo bằng tay, thời gian đo không được nhỏ hơn 20 s.

A8 Đối với các động cơ làm mát bằng chất lỏng, nhiệt độ chất lỏng làm mát đi ra từ động cơ được điều khiển trong khoảng ±5 K so với nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định.

Nếu cơ sở chế tạo không quy định nhiệt độ chất lỏng làm mát đi ra từ động cơ thì nhiệt độ này phải được điều khiển ở 353 ± 5 K.

A9 Đối với động cơ được làm mát bằng không khí, nhiệt độ của vòng đệm buji phải được điều khiển trong khoảng ± 10K so với nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định. Nếu không có quy định của cơ sở chế tạo, nhiệt độ này phải được điều khiển ở 483 K± 10 K.

Nhiệt độ của vòng đệm buji được gắn vào động cơ làm mát bằng không khí được đo bằng nhiệt kế cặp nhiệt điện.

Trong trường hợp động cơ có nhiều xy lanh, cho phép đo nhiệt độ của vòng đệm buji tại một xy lanh đại diện.

A10 Nhiệt độ nhiên liệu tại đường vào bơm phun hoặc bộ chế hòa khí phải được duy trì trong giới hạn do cơ sở chế tạo động cơ quy định.

A11 Nhiệt độ dầu bôi trơn đo được trong bộ phận gom dầu hoặc tại đường ra bộ làm mát dầu, nếu có, phải được duy trì trong giới hạn do cơ sở chế tạo động cơ quy định.

A12 Nhiệt độ khí xả phải được đo tại một điểm trong ống xả gần mép ra của cổ xả hoặc lỗ thông hơi.

A13 Trong trường hợp còn có sự không thống nhất về nhiên liệu sử dụng, phải tiến hành thử với nhiên liệu tiêu chuẩn của CEC:

CEC RF - 01 - A - 80

CEC RF - 08 - A - 85

(xem phụ lục B và C).

A14 Nếu không thể lắp được hệ thống xả tiêu chuẩn, phải tiến hành thử với một hệ thống xả cho phép đạt được đặc tính làm việc bình thường của động cơ phù hợp với các đặc tính do cơ sở chế tạo quy định. Đặc biệt là trong phòng thí nghiệm thử, hệ thống xả được trích tại một điểm nối với hệ thống xả của băng thử, không được tạo ra trong ống xả khi động cơ làm việc một áp suất sai khác với áp suất khí quyển lớn hơn ± 740 Pa (7,4 mbar), trừ khi cơ sở chế tạo có quy định đặc biệt về áp suất ngược trước khi thử, trong trường hợp này phải sử dụng áp suất thấp hơn trong hai áp suất trên.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Nhiên liệu tiêu chuẩn CEC RF - A - 80 cho động cơ mồi bằng tia lửa - Đặc tính kỹ thuật - Xăng bảo hiểm pha chì

Đặc tính kỹ thuật

Các giới hạn và đơn vị

Phương pháp thử 1)

Số ôctan nghiên cứu (RON)

Tỷ trọng tương đối 15oC/4oC

(trọng lượng riêng)

Áp suất hơi rerd

Chưng cất

Điểm bắt đầu sôi

10 % (thể tích)

50 % (thể tích)

90 % (thể tích)

Điểm kết thúc sôi

Chất lắng

Phân tích hydrocacbon

- Olefin

- Aromatic

- Bão hòa

Độ bền chống oxy hóa

Nhựa tồn đọng

Hàm lượng sunfua

Hàm lượng chì

- Tính chất tẩy rửa

- Tính chất ankyl chì

Tỷ số cacbon/hydrogen

98 min

 

0,748 ± 0,007

60 kPa ± 4 kPa (600 mbar ± 40 mbar)

 

32oC ± 8oC

50oC ± 8oC

100oC ± 10oC

160oC ± 10oC

195oC ± 10oC

1% (V/V) max

 

20% (V/V) max

45% (V/V) max

Cân bằng

480 ph min

4 mg/100 mm3 max

0,04% (m/m) max

0,25 g/dm3 ± 0,015 g/dm3

Mô tô hỗn hợp

Không quy định

Được ghi lại

ISO 5164

 

ISO 3675

ISO 3007

ISO 3405

 

 

 

 

 

 

ISO 3837

 

 

 

ISO 7536

ISO 6246

ISO 4260, ISO 8754

ISO 3830

Chú thích - Sự phối hợp của CEC RF - 01 - A - 80 chỉ dùng các vật liệu cơ bản qui ước của chuẩn Châu Âu, trừ các loại vật liệu đặc biệt như xăng pyrolisit, vật liệu không bền nhiệt, benzen thô cho động cơ.

1) Xem phụ lục D

 

PHỤ LỤC C

(tham khảo)

Nhiên liệu tiêu chuẩn CEC RF - A - 85 cho động cơ mồi bằng tia lửa - Đặc tính kỹ thuật - Xăng bảo hiểm không pha chì

Đặc tính kỹ thuật

Các giới hạn và đơn vị

Phương pháp thử 1)

Số ôctan nghiên cứu (RON)

Số ôctan động cơ

Tỷ trọng tương đối 15oC/4oC

(trọng lượng riêng)

Áp suất hơi rerd

Chưng cất

Điểm bắt đầu sôi

10 % (thể tích)

50 % (thể tích)

90 % (thể tích)

Điểm kết thúc sôi

Chất lắng

Phân tích hydrocacbon

- Olefin

- Aromatic

- Bão hòa

Độ bền chống oxy hóa

Nhựa tồn đọng

Hàm lượng sunfua

Sự ăn mòn đồng

Hàm lượng chì

Hàm lượng phopho

Tỷ số cacbon/hydrogen

 

Cấm dùng phương pháp oxy hóa

98 min

85 min

 

0,755 ± 0,007

60 kPa ± 4 kPa (600 mbar ± 40 mbar)

 

32oC ± 8oC

50oC ± 8oC

100oC ± 10oC

167,5oC ± 12,5oC

202,5oC ± 12,5oC

2% (V/V) max

 

20% (V/V) max

45% (V/V) max

Cân bằng

480 ph min

4 mg/100 mm3 max

0,04% (m/m) max

-1 max

Được ghi lại

0,0013 g/dm3 max

Được ghi lại

ISO 5164

ISO 5163

 

ISO 3675

ISO 3007

ISO 3405

 

 

 

 

 

 

ISO 3837

 

 

 

ISO 7536

ISO 6246

ISO 4260, ISO 8754

ISO 2160

ISO 3830

ASTM D3231

ASTM D3606, ASTM

D2267, ASTM D1319

1) Xem phụ lục D

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

THƯ MỤC

[1] ISO 2160:1985 Sản phẩm dầu mỏ - Sự ăn mài đồng - Thử bằng đồng.

[2] ISO 3007:1986 Sản phẩm dầu mỏ - Xác định áp suất hơi - Phương pháp Reid.

[3] ISO 3405:1998 Sản phẩm dầu mỏ - Xác định các đặc tính chưng cất.

[4] ISO 3675:1993 Dầu thô và sản phẩm lỏng của dầu mỏ - Xác định trong phòng thí nghiệm tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối - Phương pháp tỷ trọng kế

[5] ISO 3830:1981 Sản phẩm dầu mỏ - Xăng - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp iôt monclorua

[6] ISO 3837 Sản phẩm lỏng của dầu mỏ - Xác định mẫu hydrocacbon - Phương pháp hấp thụ có chữ báo huỳnh quang.

[7] ISO 4260 Sản phẩmdầu mỏ và hydrocacbon - Xác định hàm lượng sunfua - Phương pháp đốt cháy wickbald.

[8] ISO 5163:1990 Nhiên liệu động cơ máy bay - Các định đặc tính va đập - Phương pháp động cơ.

[9] ISO 5164:1990 Nhiên liệu động cơ - Xác định đặc tính va đập - Phương pháp nghiên cứu

[10] ISO 5164:1990 Sản phẩm dầu mỏ - Xăng động cơ và nhiên liệu máy bay - Xác định chất lắng - Phương pháp phun bay hơi.

[11] ISO 7636 Xăng - Xác định độ bền chống oxy hóa - Phương pháp cảm ứng theo chu kỳ.

[12] ISO 8754:1992 Sản phẩm dầu mỏ - Xác định hàm lượng sunfua - Phương pháp huỳnh quang tia X.

[13] ASTM D1319:1989 Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với mẫu hydrocacbon trong sản phẩm lỏng của dầu mỏ bằng phương pháp hấp thụ có chỉ báo huỳnh quang.

[14] ASTM D 2267:1988 Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với aromatic in xăng nhẹ và xăng máy bay bằng sắc ký khí ga.

[15] ASTM D3231:1988 Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với photpho trong xăng.

[16] ASTM D3606:1987 Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với benzen và toluen trong xăng động cơ đã tinh chế và xăng máy bay bằng sắc ký khí ga.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6439:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6439:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6439:1998

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6439:1998
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6439:1998 (ISO 4106:1993) về mô tô - quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành