Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7917-2 : 2008

DÂY QUẤN – PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM –

PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC

Winding wires – Test methods –

Part 2: Determination of dimensions

Lời nói đầu

TCVN 7917-2: 2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60851-2: 1997 (IEC 60851-2: 1996, sửa đổi 1: 1997) và sửa đổi 2: 2003;

TCVN 7917-2: 2008 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4/SC1 Dây và cáp có bọc cách điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này nằm trong bộ TCVN 7917 (IEC 60851), là một trong dãy tiêu chuẩn đề cập đến sợi dây có cách điện dùng cho các cuộn dây trong thiết bị điện. Trong dãy có ba nhóm:

1) Dây quấn - Phương pháp thử nghiệm TCVN 7917 (IEC 60851);

2) Qui định đối với loại dây quấn cụ thể TCVN 7675 (IEC 60317);

3) Bao bì của dây quấn (IEC 60264).

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7917 (IEC 60851), Dây quấn - Phương pháp thử nghiệm, gồm các phần sau:

- TCVN 7917-1: 2008 (IEC 60851-1: 1996 và sửa đổi 1: 2003), Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 7917-2: 2008 (IEC 60851-2: 1997 và sửa đổi 2: 2003), Phần 2: Xác định kích thước

- TCVN 7917-3: 2008 (IEC 60851-3: 1997 và sửa đổi 2: 2003). Phần 3: Đặc tính cơ

- TCVN 7917-4: 2008 (IEC 60851-4: 2005), Phần 4: Đặc tính hóa

- TCVN 7917-5: 2008 (IEC 60951-5: 2004), Phần 5: Đặc tính điện

- TCVN 7917-6: 2008 (IEC 60851-6: 1996, sửa đổi 1: 1997 và sửa đổi 2: 2003), Phần 6: Đặc tính nhiệt

 

DÂY QUẤN – PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM –

PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC

Winding wires – Test methods –

Part 2: Determination of dimensions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm dưới đây:

Thử nghiệm 4: Kích thước.

Các định nghĩa, lưu ý chung về phương pháp thử nghiệm và toàn bộ danh mục của các phương pháp thử nghiệm dây quấn, xem trong TCVN 7917-1 (IEC 60851-1).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu, các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 7917-1: 2008 (IEC 60851-1: 1996 và sửa đổi 1: 2003), Dây quấn – Phương pháp thử nghiệm – Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 7917-5: 2008 (IEC 60851: 2004), Dây quấn – Phương pháp thử nghiệm – Phần 5: Đặc tính điện

3. Thử nghiệm 4: Kích thước

3.1. Thiết bị

3.1.1. Sợi dây tròn và sợi dây chữ nhật

Thiết bị được sử dụng phải có độ phân giải 2 mm hoặc nhỏ hơn để đo các sợi dây lớn hơn 0,200 mm còn đối với sợi dây đến và bằng 0,200 mm thì độ phân giải phải là 1 mm hoặc nhỏ hơn. Có thể sử dụng cả micrô mét tiếp xúc cơ khí và micrô mét quang không tiếp xúc. Nếu sử dụng micrô mét tiếp xúc cơ khí thì tỷ số giữa lực dùng để đo và đường kính đầu chặn phải theo dải nêu trong Bảng 1a và Bảng 1b. Dải đường kính của đầu đo và đầu chặn cũng được nêu trong Bảng 1a và Bảng 1b. Nếu phải sử dụng thiết bị đo quy định nào thì phải có thỏa thuận giữa người mua và nhà cung ứng.

Bảng 1a – Sợi dây tròn có tráng men

Loại dây quấn

Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn

mm

Đường kính đầu chặn

mm

P (N/mm) =

Lực dùng để đo (N)

Đường kính đầu chặn (mm)

Sợi dây tròn có tráng men

≤ 0,100

2 đến 8

0,01 ≤ P ≤ 0,16

0,100 < d="" ≤="">

5 đến 8

0,16 < p="" ≤="">

> 0,45

5 đến 8

0,32 < p="" ≤="">

Bảng 1b – Tất cả các loại dây quấn trừ sợi dây tròn có tráng men

Loại dây quấn

Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn

mm

Đường kính đầu chặn

mm

Lực dùng để đo

N

Sợi dây tròn có quấn băng cách điện

≥ 0,100

5 đến 8

1 đến 8

Sợi dây chữ nhật có tráng men và sợi dây chữ nhật có quấn băng cách điện

-

5 đến 8

2 đến 4

Sợi dây có bọc vật liệu sợi

-

5 đến 8

2 đến 4

Sợi dây có bọc giấy cách điện

-

5 đến 8

8 đến 14

3.1.2. Bó dây

Phải thực hiện phép đo với trục cuốn hình côn nhẵn bóng có các kích thước như chỉ ra trên Hình 1.

3.2. Quy trình

3.2.1. Kích thước ruột dẫn

3.2.1.1. Sợi dây tròn

CHÚ THÍCH: Xem Bảng 2.

3.2.1.1.1. Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn lớn hơn 0,063 mm đến và bằng 0,200 mm

Từ một đoạn dây thẳng, phải loại bỏ cách điện ở ba vị trí, cách nhau 1 m bằng phương pháp bất kỳ mà không làm hư hại ruột dẫn. Phải đo ở cả ba vị trí này.

Ghi vào báo cáo ba giá trị riêng rẽ. Giá trị trung bình biểu thị đường kính ruột dẫn.

3.2.1.1.2. Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn lớn hơn 0,200 mm

Từ một đoạn dây thẳng, phải loại bỏ cách điện bằng phương pháp bất kỳ mà không làm hư hại ruột dẫn. Phải thực hiện ba phép đo đường kính ruột dẫn trần tại các điểm phân bố đều trên chu vi ruột dẫn.

Ghi vào báo cáo ba giá trị riêng rẽ. Giá trị trung bình của chúng biểu thị đường kính ruột dẫn.

3.2.1.2. Sợi dây chữ nhật

Phải loại bỏ cách điện ở ba vị trí đã sử dụng trong phép đo ở 3.2.5.2 bằng phương pháp bất kỳ mà không làm hư hại ruột dẫn. Tại mỗi vị trí, phải đo cả hai kích thước của ruột dẫn.

Ghi vào báo cáo ba giá trị riêng rẽ đối với mỗi kích thước của ruột dẫn. Giá trị trung bình biểu thị chiều rộng ruột dẫn hoặc chiều dày ruột dẫn một cách tương ứng.

3.2.2. Độ không tròn của ruột dẫn

Độ không tròn của ruột dẫn là giá trị lớn nhất của hiệu sai số đọc bất kỳ của đường kính ruột dẫn tại mỗi mặt cắt. Phải thực hiện phép đo theo 3.2.1.1.

Phải ghi vào báo cáo độ không tròn của ruột dẫn.

3.2.3. Lượn tròn các góc của sợi dây chữ nhật

Với mục đích của thử nghiệm này, phải chuẩn bị một mặt cắt của sợi dây và sau đó kiểm tra bằng kính phóng đại thích hợp.

Ba đoạn dây thẳng phải được thả vào hỗn hợp nhựa thích hợp, không làm ảnh hưởng đến cách điện. Sau khi hóa cứng, màu của hỗn hợp nhựa phải tương phải với màu của cách điện.

Mẫu gồm ba đoạn dây đã gắn nhựa hóa cứng phải được cắt vuông góc với chiều dài đoạn dây và mặt cắt này phải được mài và đánh bóng cẩn thận bằng phương tiện thích hợp. Bề mặt được đánh bóng phải được kiểm tra bằng kính phóng đại để có nhận xét đúng về cung lượn tròn của các góc.

Phải ghi vào báo cáo tình trạng cung lượn tròn hợp với bề mặt phẳng của ruột dẫn. Tất cả các mép sắc, xù xì và nhô ra cũng phải được ghi vào báo cáo.

3.2.4. Độ tăng kích thước do có cách điện

Độ tăng kích thước do có cách điện là chênh lệch giữa kích thước ngoài và kích thước ruột dẫn.

3.2.4.1. Sợi dây tròn

Phải thực hiện phép đo theo 3.2.1.1 và 3.2.5.1. Chênh lệch giữa đường kính ngoài và đường kính ruột dẫn được ghi vào báo cáo là độ tăng đường kính.

3.2.4.2. Sợi dây chữ nhật

Phải thực hiện phép đo theo 3.2.1.2 và 3.2.5.2. Chênh lệch giữa chiều rộng bên ngoài và chiều rộng ruột dẫn phải được ghi vào báo cáo là độ tăng theo chiều rộng. Chênh lệch giữa chiều dày bên ngoài và chiều dày ruột dẫn phải được ghi vào báo cáo là độ tăng theo chiều dày.

3.2.5. Kích thước ngoài

3.2.5.1. Sợi dây tròn

3.2.5.1.1. Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn đến và bằng 0,200 mm

Phải thực hiện phép đo đường kính ngoài trên một đoạn dây thẳng, ở ba vị trí cách nhau 1 m.

Ghi vào báo cáo ba giá trị riêng rẽ. Giá trị trung bình biểu thị đường kính ngoài.

3.2.5.1.2. Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn lớn hơn 0,200 mm

Trên một đoạn dây thẳng, ở từng vị trí trong hai vị trí cách nhau 1 m, phải thực hiện ba phép đo đường kính ngoài tại các điểm phân bố đều quanh chu vi của sợi dây.

Ghi vào báo cáo sáu giá trị riêng rẽ. Giá trị trung bình biểu thị đường kính ngoài.

Để xác định đường kính ruột dẫn như nêu trong tiêu chuẩn liên quan, áp dụng bảng dưới đây:

Bảng 2 – Xác định đường kính ruột dẫn

Đường kính danh nghĩa của ruột dẫn

Phép đo

Điều

d ≤ 0,063 mm

Điện trở

3 (TCVN 7917-5
(IEC 60851-5))

d > 0,063 mm

Kích thước

3.2.1.1

CHÚ THÍCH: Theo thỏa thuận giữa người mua và nhà cung ứng, có thể thực hiện phép đo điện trở trong dãy đường kính danh nghĩa của ruột dẫn lớn hơn 0,063 mm đến và bằng 1,000 mm.

3.2.5.2. Sợi dây chữ nhật

Trên một đoạn dây thẳng, tại từng vị trí trong ba vị trí cách nhau ít nhất 100 mm, phải thực hiện một phép đo hai kích thước của sợi dây. Trong trường hợp kích thước của mẫu lớn hơn đường kính đầu đo của micrô mét, phải thực hiện các phép đo ở cả chính giữa bề mặt của mẫu và trên các mép. Nếu các giá trị này khác nhau thì chỉ ghi lại giá trị cao nhất.

Ghi vào báo cáo ba giá trị riêng rẽ cho từng kích thước của sợi dây. Giá trị trung bình biểu thị chiều rộng bên ngoài hoặc chiều dày bên ngoài một cách tương ứng.

3.2.5.3. Bó dây

CHÚ THÍCH: Phương pháp được thể hiện dưới đây cho các giá trị hữu ích trong thực tế nhưng không cho đường kính ngoài chính xác.

Đường kính ngoài là chiều rộng của một lớp quấn trên trục cuốn chia cho số vòng. Bó dây phải được quấn sát nhau trên trục cuốn như Hình 1 và với lực kéo căng tính bằng niutơn, lực này bằng 65 lần tổng mặt cắt danh nghĩa của các ruột dẫn tính bằng milimét vuông. Chiều rộng của một lớp quấn không được nhỏ hơn 10 mm đối với các bó dây có đường kính ngoài đến và bằng 0,5 mm và không nhỏ hơn 20 mm đối với các đường kính lớn hơn và phải được đo với độ chính xác bằng 0,5 mm.

Phải thực hiện một phép đo. Ghi vào báo cáo đường kính ngoài, được làm tròn đến 0,01 mm.

3.2.6. Độ tăng đường kính do lớp kết dính của sợi dây tròn có tráng men

Độ tăng đường kính do lớp kết dính là chênh lệch giữa đường kính ngoài khi có và không có lớp kết dính.

Đường kính ngoài của sợi dây phải được đo heo 3.2.5.1. Phải lặp lại phép đo sau khi loại bỏ lớp kết dính bằng dung môi hoặc chất tẩy thích hợp hoặc bằng phương pháp khác mà không làm hư hại lớp phủ bên dưới. Hiệu giữa hai giá trị trung bình phải ghi vào báo cáo là độ tăng đường kính do có lớp kết dính.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 – Trục cuốn hình côn

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................................

Lời giới thiệu .........................................................................................................................

1. Phạm vi áp dụng.................................................................................................................

2. Tài liệu viện dẫn .................................................................................................................

3. Thử nghiệm 4: Kích thước ..................................................................................................

3.1. Thiết bị ...........................................................................................................................

3.1.1. Sợi dây tròn và sợi dây chữ nhật ...................................................................................

3.1.2. Bó dây ........................................................................................................................

3.2. Quy trình ........................................................................................................................

3.2.1. Kích thước ruột dẫn .....................................................................................................

3.2.1.1. Sợi dây tròn...............................................................................................................

3.2.1.2. Sợi dây chữ nhật ......................................................................................................

3.2.2. Độ không tròn của ruột dẫn ...........................................................................................

3.2.3. Lượn tròn các góc của sợi dây chữ nhật .......................................................................

3.2.4. Độ tăng kích thước do cách điện ...................................................................................

3.2.4.1. Sợi dây tròn ..............................................................................................................

3.2.4.2. Sợi dây chữ nhật ......................................................................................................

3.2.5. Kích thước ngoài .........................................................................................................

3.2.5.1. Sợi dây tròn ..............................................................................................................

3.2.5.2. Sợi dây chữ nhật ......................................................................................................

3.2.5.3. Bó dây ......................................................................................................................

3.2.6. Độ tăng đường kính do lớp kết dính của sợi dây tròn có tráng men ..................................

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7917-2:2008

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7917-2:2008
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN7917-2:2008
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7917-2:2008 (IEC 60851 -2:1997/Amd. 2:2003) về dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 2: Xác định kích thước