Thông tư 1303BCN/VP

Thông tư 1303 BCN/VP năm 1946 về sự ích lợi của rừng và sự cần thiết bảo vệ lâm phận quốc gia do Bộ Nội vụ và Bộ Canh Nông ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 1303 BCN/VP quản lý rừng


BỘ NỘI VỤ-BỘ CANH NÔNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1303 BCN/VP

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 1946 

 

THÔNG TƯ

Ít lâu nay đã xẩy ra nhiều chuyện đáng tiếc là nhân dân không hiểu sự ích lợi của rừng và sự cần thiết bảo vệ lâm phận quốc gia nên đã phá phách rừng núi cùng lạm dụng khai thác bất chấp cả thể lệ lâm chính.

Nhân dân và đồng bào thiểu số nên nhớ kỹ rằng rừng núi có 2 nhiệm vụ quan trọng là nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh tế, thể là chưa nói đến những sự ích lợi khác.

Về phương diện xã hội, rừng ngăn ngừa nạn hồng thuỷ, bằng cách giảm bớt tốc lực và sức mạnh của giòng nước. Nếu đắp đê là để cho nước lụt khỏi tràn vào ruộng, thì giữ rừng là tránh cho nạn lụt khỏi xẩy đến; ngoài ra rừng còn giữ gìn đất đai khỏi bị nước sói đều hoà khí hậu cùng thời tiết, ngoài việc giảm sức tàn phá của nạn lụt còn tránh được nạn hạn hán một phần nào.

Về phương diện kinh tế, rừng là một kho tài sản của quốc gia cung cấp nguyên liệu cho mọi ngành kinh tế, mọi ngành sinh hoạt cho đời sống hàng ngày của nhân dân. Những lâm sản là của quốc gia; sở Lâm chính thay quốc gia quản lý kho tài sản ấy và thu tiền vào quỹ chung, và nếu ta có bổn phận nộp thuế, nộp đảm phụ quốc phòng, nếu ta sốt sắng ủng hộ tiền của để tranh thủ độc lập, thì ta lại có bổn phận trả các món tiền về lâm chính; hơn nữa, tiền ấy cũng vào quỹ quốc gia, mà ở đây khi nộp tiền thì ta đã nhận một số lâm sản, thật ra là ta mua lâm sản của quốc gia.

Rừng mỗi khi bị đốt phá thì hàng năm chưa chắc đã phục hồi lại được, thì trong thời gian ấy không làm trọn nhiệm vụ xã hội, để nạn hồng thuỷ và nạn hạn hán sẽ khốc liệt thêm quá đáng. Rừng, nếu bị lầm khai thác tất nhiên ngày một hao mòn và nguyên liệu ngày một ít rồi ngày kia ta phải nhập cảng lâm sản của ngoại quốc thì tai hại làm sao.

Vì vậy thể lệ lâm chính có mục đích bảo vệ rừng núi và mỗi năm chỉ khai thác phần thặng dư, và giữ nguyên vẹn kho tài sản truyền cho hậu thế.

Những thể lệ lâm chính do người Pháp đặt ra, cũng có đôi phần gay gắt, nhưng thật ra cũng chỉ có mục đích bảo vệ rừng núi cho nó làm tròn nhiệm vụ nói trên.

Trong một thời gian ngắn sẽ có một thể lệ tháo theo tinh thần mới, nhưng từ đây đến đó nhân dân phải theo những điều chính của thể lệ cũ, cấm ngặt việc đốt phá vô ý thức, việc khai thác lạm dụng, và nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh của nha Lâm chính, sở này có nhiệm vụ thay mặt quốc gia, và hiện thời đã theo một chính sách mới, họp với tinh thần mới.

Dưới đây xin nhắc lại những điểm chính của thể lệ lâm chính mà nhân dân cùng đồng bào thiểu số phải tuân theo và luôn luôn theo của nhân viên lâm chính.

Sẽ bị tịch thu sản vật, truy tố và trừng phạt theo thể lệ lâm chính hiện hành (người chính phạm cũng như người tòng phạm):

1) những ai chặt cây hay lấy bất cứ sản vật gì trong rừng mà không có giấy phép của sở Lâm chính và trốn tránh không trả những món tiền bán khoán (nguyên gọi là thuế kiểm lâm);

2) những ai, dù có giấy phép mà chặt những cây không đúng phân tấc đã định;

3) những ai chặt cây cấm;

4) những ai làm than, củi không có giấy phép hay có mà trốn tránh không trả tiền bán khoán;

5) những ai mang lâm sản đi mà không có giấy má chứng minh hẳn hoi;

6) những ai khai thác nhựa cây khi cây ấy chưa đủ kích thước đã định, dù họ đã có giấy phép khai thác (giấy chỉ cho khai thác cây đủ kích thước);

7) những ai đặt những doanh nghiệp hay chế tạo lâm sản (lò than, vôi, gạch, xưởng củi…) trong rừng hay cách rừng từ hai cây số trở lại mà không có giấy phép;

8) những ai đốt nương không có giấy phép hay những miền mà tập tục ấy bị cấm ngặt. Ủy ban làng phải báo cho nha Lâm chính nếu không thì bị trách nhiệm về các khoản bồi thường;

9) những ai đốt rừng hay gây những vụ cháy rừng. Ủy ban làng phải ngăn cấm và báo cho nha Lâm chính, nếu không thì bị trách nhiệm về những khoản bồi thường.

Những tội phạm (chính phạm và tòng phạm) sẽ do nha Lâm chính làm biên bản đưa ra tòa án, và sẽ bị phạt tiền, phạt tù hay phải bồi thường, theo thể lệ đã ấn định từ trước.

Những thể lệ trên này là thể lệ tối thiểu để bảo vệ rừng rú trong khi chờ đợi một bộ lâm pháp đầy đủ.

Các cơ quan hành chính phải hợp tác với sở Lâm chính để thi hành đúng. Toàn thể nhân dân và đồng bào thiểu số phải tuyệt đối tuân theo.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ





Huỳnh Thúc Kháng

THAY MẶT BỘ TRƯỞNG BỘ CANH NÔNG
THỨ TRƯỞNG




Bồ Xuân Luật

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1303BCN/VP

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu1303BCN/VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoSố 28
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1303BCN/VP

Lược đồ Thông tư 1303 BCN/VP quản lý rừng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 1303 BCN/VP quản lý rừng
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu1303BCN/VP
                Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ, Bộ Canh Nông
                Người kýHuỳnh Thúc Kháng, Bồ Xuân Luật
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoSố 28
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 1303 BCN/VP quản lý rừng

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 1303 BCN/VP quản lý rừng