Thông tư 26-NV/TT

Thông tư 26-NV/TT năm 1957 thi hành chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ, nhân viên, công nhân được chọn cử đi học các trường chuyên nghiệp do Bộ Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 26-NV/TT thi hành sinh hoạt phí cán bộ nhân viên công nhân chọn cử đi học trường chuyên nghiệp


BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26-NV/TT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THI HÀNH CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CÔNG NHÂN ĐƯỢC CHỌN CỬ ĐI HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP

Sau khi Liên Bộ Nội vụ, Tài chính, Giáo dục, Lao động ban hành Nghị định số 152-NĐ/LB ngày 20/03/1957 về chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ, nhân viên, công nhân được chọn cử đi học các trường chuyên nghiệp và Bộ Nội vụ ra thông tư số 17-NV/TT ngày 30/03/1957 hướng dẫn thi hành, thì một số trường đã phản ảnh lên Bộ những khó khăn mắc mứu, Liên bộ đã nghiên cứu và ra Nghị định bổ sung số 522-NV/LB, ngày 22/08/1957. Nay Bộ Nội vụ dựa trên tinh thần và ý kiến của Liên bộ, giải thích và quy định cách áp dụng cụ thể.

LÝ DO CỦA VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG

Chế độ sinh hoạt phí quy định trong nghị định 152-NĐ/LB là dựa trên nguyên tắc “người đi học không được đài thọ như người đang công tác hay sản xuất” và trên tinh thần chiếu cố một phần đối với cán bộ, nhân viên, công nhân đủ tiêu chuẩn được chọn cử đi học trong hoàn cảnh khó khăn chung hiện nay. Nhưng trong những quy định cụ thể, còn có một vài điểm chưa sát như mức sinh hoạt phí ở các trường sơ cấp hoặc cách thi hành đối với một số đối tượng cụ thể. Vì vậy, Liên bộ sửa đổi và bổ sung cho được thích hợp hơn.

II. NHỮNG ĐIỂM SỬA ĐỔI BỔ SUNG

1. Về những đối tượng hưởng chế độ sinh hoạt phí:

Nói chung không có gì thay đổi so với Nghị định số 152-NĐ/LB nhưng trong Nghị định 522-NV/LB mới ra nhấn mạnh chỗ “đúng tiêu chuẩn” là có ý để kiểm tra và xác định lại những ai là đúng tiêu chuẩn được chọn cử đi học và ai không đúng, do đó giải quyết những thắc mắc do sự lộn xộn gây ra.

2. Về mức sinh hoạt phí:

- Ở các trường sơ cấp chuyên nghiệp, mức sinh hoạt phí trước định là 30.000 đ và 29.000 đ, nay sửa là 29.000 đ và 27.000 đ.

- Các mức sinh hoạt phí quy định đây đều là mức tối đa, chứ không phải mỗi trường mỗi cấp chỉ có một mức như trước; dưới mức này có thể có nhiều mức khác tùy theo tình trạng lương bổng của người cán bộ, nhân viên, công nhân lúc được cử đi học.

3. Về phụ cấp con:

Trước quy định: người đúng tiêu chuẩn được chọn cử đi học đã được hưởng phụ cấp con thì tạm thời vẫn tiếp tục hưởng theo chế độ chung; nay quy định rõ là: con nào đã được hưởng phụ cấp thì tạm thời vẫn tiếp tục được hưởng. Như vậy, những con nào đã được hưởng phụ cấp từ khi bố hay mẹ còn ở cơ quan hay xí nghiệp thì vẫn tạm thời tiếp tục được hưởng, còn những con chưa được hưởng phụ cấp hoặc mới đẻ khi bố hay mẹ đã đi học thì không được hưởng nữa và lấy thời gian ra Nghị định 152-NĐ/LB (20/03/1957) làm mốc để xét. Nếu sau 20/03/1957, nhà trường đã trả phụ cấp thêm cho đứa con nào thì nay cắt đi.

4. Về cách áp dụng:

Trường hợp lương cao hơn mức sinh hoạt phí tối đa thì hưởng mức sinh hoạt phí tối đa, lương thấp hơn thì giữ nguyên số tiền đó vào coi là sinh hoạt phí, chứ không hưởng theo mức sinh hoạt phí như quy định trong nghị định 152-NĐ/LB. Riêng trường hợp được chọn cử đi học trước ngày 20/03/1957 là ngày ra nghị định trên, đã hưởng chế độ nguyên lương trước đây thì mức lương có cao hơn mức sinh hoạt phí tối đa cũng vẫn được giữ số tiền đó và coi là sinh hoạt phí.

III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỂ ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 522-NV/LB

 Điểm mấu chốt để áp dụng tinh thần Nghị định 522-NV/LB là phân biệt đối tượng. Cơ sở để xét đối tượng (ai được chọn cử đi học, ai không) vẫn là những tiêu chuẩn đã được nêu ra  trong các Thông tư số 227-VP/CB ngày 02/06/1956, số 833-CB/4 ngày 30/06/1956 của Bộ Nội vụ nhắc lại trong Thông tư số 002-TT/LB ngày 27/01/1957 của Liên Bộ Nội vụ - Giáo dục. Ngoài các mặt lịch sử, chính trị, tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, có mặt thời gian công tác là quan trọng. Tinh thần Nghị định 152-NĐ/LB và 522-NV/LB cũng thống nhất như các văn bản đã nêu trên, nghĩa là: cán bộ, nhân viên, công nhân chính thức ở trong biên chế cơ quan từ cấp huyện hay xí nghiệp đã được 3 năm trở lên mới được chọn cử đi học, 3 năm đây là 3 năm công tác liên tục – hoặc có cách quãng nhưng phải có lý do chính đáng, không phải vì bị thải hồi hay đào nhiệm, v.v...

Trên tinh thần ấy, Bộ Nội vụ quy định cách áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau này:

1. Đối với những người đi học trước này 20/03/1957:

a) Trường hợp đúng tiêu chuẩn, có quyết nghị và giấy giới thiệu của cơ quan nói rõ: được chọn cử đi học thì thi hành ngay theo điều 5 Nghị định 522-NV/LB (giữ nguyên mức sinh hoạt phí bằng mức lương đang hưởng). Trường hợp chưa xếp bậc thì xúc tiến ngay việc định bậc lương dựa trên quá trình công tác và chức vụ cũ. Việc này, có khó khăn nhiều, nhưng cũng là làm một cách tương đối thôi để cán bộ có mức lương mà thi hành chế độ sinh hoạt phí. Nếu đã xếp rồi thì nói chung không điều chỉnh, trừ trường hợp có cơ quan nào đã điều chỉnh và gửi tới nhà trường thì cho lĩnh sinh hoạt phí theo mức lương đã điều chính. Còn vấn đề truy lĩnh thì theo thể lệ truy lĩnh chung.

b) Trường hợp có quyết nghị và giấy giới thiệu của cơ quan nói rõ: được chọn cử đi học nhưng chưa đủ tiêu chuẩn thời gian:

- Nếu đã ở trong biên chế trước ngày hòa bình lập lại (20/07/1854) thì thời gian công tác chưa đủ 3 năm cũng được hưởng sinh hoạt phí bằng mức lương đang hưởng.

- Ngoài ra, nếu không đủ thời gian 3 năm thì mặc dầu có quyết nghị và giấy giới thiệu đầy đủ cũng đều không được hưởng sinh hoạt phí mà chỉ xét cấp học bổng.

c) Trường hợp xét có thể đủ tiêu chuẩn, nhưng chỉ có giấy giới thiệu đến trường hay giấy thôi trả lương thì không được hưởng sinh hoạt phí mà hưởng học bổng. Trường hợp đặc biệt có thiếu sót về mặt giấy tờ, nhưng có cơ sở để nhận định rõ ràng là được chọn cử đi học thì Bộ có trường sẽ xét. Trong khi chờ xét, vẫn phải tạm thi hành chế độ học bổng, sau nếu xét đúng trường hợp được hưởng sinh hoạt phí sẽ được truy lĩnh. Khi xét căn cứ trên lý lịch, trên sự điều tra của nhà trường là chính.

d) Thanh niên xung phong được phiên chế thành đội ngũ, hưởng chế độ cung cấp đã phục vụ ở các công trường, các mặt trận thì cũng coi như cán bộ, nhân viên được chọn cử đi học và cũng thi hành theo các điều a, b, c, kể trên.

e) Cán bộ cải cách ruộng đất, có thể chia mấy trường hợp:

- Đã ở trong biên chế, khi đi cải cách ruộng đất vào chủ lực, khi về cơ quan, xí nghiệp, đã hay chưa xếp lương thì cũng theo các điều a, b, c.

- Chưa ở trong biên chế, khi đi cải cách ruộng đất vào chủ lực rồi được đi học, nêu đúng đối tượng thì được hưởng sinh hoạt phí tối đa không giữ mức lương chủ lực. Thời gian vào chủ lực được coi như ở trong biên chế.

g) Quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học hoặc đã chuyển sang các cơ quan, xí nghiệp rồi đi học và đã hưởng lương tạm thời theo các thông tư số 17-TT/LB ngày 11/08/1956 và 42-TT/LB ngày 18/12/1956 thì sẽ có quy định riêng, trong khi chờ đợi, ai được hưởng thế nào cứ tạm thời giữ thế ấy, trừ những người không đúng đối tượng được hưởng theo Thông tư 42-TT/LB thì điều chỉnh lại ngay (như người đi học tính từ ngày phục viên đến 01/10/1956 đã hay chưa quá 6 tháng mà đã chuyển theo chế độ mới của bộ đội thì nay điều chỉnh trở lại mức trước 01/10/1956 và tăng 5%). Thương bệnh binh ở trại cử đi học thì được hưởng chế độ sinh hoạt phí. Quân nhân đã phục viên về xã, thương bệnh binh đã về xã thì chỉ được xét cấp học bổng.

h) Nhân lực công trường kể cả nhân viên trong ban chỉ huy, nếu là nhân viên trước đã ở trong biên chế thì cũng áp dụng các điều trên, ngoài ra thì được xét cấp học bổng.

i) Nhân viên phụ động không kể thời gian phục vụ dài hay ngắn, chỉ được xét cấp học bổng.

k) Công chức lưu dụng được hưởng nguyên lương và đã được chọn cử đi học thì nay vẫn tạm giữ nguyên mức lương đó.

2. Đối với những người đi học sau ngày 20/03/1957:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định cần giới thiệu rõ với nhà trường biết người được giới thiệu đi học thuộc loại được hưởng sinh hoạt phí hay không. Gặp trường hợp thiếu sự giới thiệu cụ thể thì nhà trường chưa áp dụng chế độ nào và học sinh phải tự túc trong khi chờ xét. Quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học hoặc chuyển ngành rồi đi học, đúng tiêu chuẩn, cũng hưởng sinh hoạt phí tối đa ngay.

- Đối với những người đúng tiêu chuẩn, được chọn cử đi học trong thời gian từ 20/03/1957 đến ngày ban hành Nghị định 522-NV/LB, nếu lương thấp hơn mức sinh hoạt phí đã quy định trong nghị định 152-NV/LB, đã hưởng mức sinh hoạt đó thì từ ngày ban hành Nghị định 522-NV/LB sẽ trở lại lĩnh sinh hoạt phí bằng mức lương cũ. Nếu đi học trường chuyên nghiệp sơ cấp đã hưởng sinh hoạt phí 30.000 đ hay 29.000 đồng thì bắt đầu từ ngày ban hành Nghị định 522-NV/LB sẽ hưởng theo mức quy định lại là 29.000 đ và 27.000 đ.

3. Đối với cán bộ miền tập kết:

Trường hợp không đủ tiêu chuẩn được hưởng sinh hoạt phí mà chỉ được hưởng học bổng thì được cấp thêm trang phục và các quyền lợi khác như các học sinh miền tập kết khác.Về phụ cấp con thì vẫn được tạm hưởng theo quy định chung đối với cán bộ miền .

Ngoài những điểm trên, những quy định trong Thông tư số 17-NV/TT về một số loại trường lớp vẫn áp dụng. Cụ thể:

- Đối với cán bộ, nhân viên, công nhân đi học các trường bổ túc văn hóa công nông để rồi đi học các trường chuyên nghiệp thì được hưởng chế độ sinh hoạt phí: từ lớp 8 trở lên coi như ở trường chuyên nghiệp trung cấp. từ lớp 7 trở xuống coi như ở trường chuyên nghiệp sơ cấp.

- Đối với các trường phổ thông các cấp, các trường lớp bổ túc nghiệp vụ như y sĩ trung cấp đi bổ túc về vẫn là y sĩ trung cấp, giáo viên đi bổ túc trong vụ hè, các trường lớp học tập, chỉnh huấn chính trị, v.v... không thi hành chế độ sinh hoạt phí này.

Tình hình cán bộ, công nhân viên, công nhân đi học có nhiều trường hợp phức tạp. Vì vậy, việc thi hành Nghị định 522-NV/LB gặp nhiều khó khăn. Trong khi thi hành, chúng ta cố gắng bớt những trường hợp đảo lộn, tránh những cách giải quyết cầu toàn và tìm cách nào hợp với tinh thần chính sách mà ít có mâu thuẫn nhất. Như vậy tức là khi áp dụng các điều quy định trên, còn có thể có mâu thuẫn và bất hợp lý tồn tại, nhất là đối với những trường hợp đã hưởng nguyên lương, nguyên sinh hoạt phí, v.v... không tránh khỏi chênh lệch. Đề nghị các cơ quan, các trường chú ý làm cho cán bộ, nhân viên, công nhân đi học nhận thấy những khó khăn phức tạp đó, nắm được tinh thần chính sách, thông cảm với cách giải quyết một số trường hợp cụ thể trong thời kỳ chuyển từ chế độ nguyên lương sang chế độ sinh hoạt phí.

Để việc thi hành Nghị định 522-NV/LB có kết quả tốt, đề nghị các Bộ có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các trường, nhất là về việc kiểm tra đối tượng được hưởng chế độ sinh hoạt phí. Trong khi thi hành, nếu có trường hợp nào còn nhập nhằng, chưa có quy định cụ thể, đề nghị các Bộ bàn với Bộ Nội vụ để giải quyết.

Thông tư này thay thế cho Thông tư 17-NV/TT ngày 30/03/1957.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




Phan Kế Toại

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 26-NV/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu26-NV/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/08/1957
Ngày hiệu lực13/09/1957
Ngày công báo11/09/1957
Số công báoSố 37
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 26-NV/TT

Lược đồ Thông tư 26-NV/TT thi hành sinh hoạt phí cán bộ nhân viên công nhân chọn cử đi học trường chuyên nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Thông tư 26-NV/TT thi hành sinh hoạt phí cán bộ nhân viên công nhân chọn cử đi học trường chuyên nghiệp
            Loại văn bảnThông tư
            Số hiệu26-NV/TT
            Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
            Người kýPhan Kế Toại
            Ngày ban hành29/08/1957
            Ngày hiệu lực13/09/1957
            Ngày công báo11/09/1957
            Số công báoSố 37
            Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
            Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
            Cập nhật16 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Thông tư 26-NV/TT thi hành sinh hoạt phí cán bộ nhân viên công nhân chọn cử đi học trường chuyên nghiệp

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 26-NV/TT thi hành sinh hoạt phí cán bộ nhân viên công nhân chọn cử đi học trường chuyên nghiệp

                  • 29/08/1957

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 11/09/1957

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 13/09/1957

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực