Thông tư 314-TTg

Thông tư 314-TTg năm 1957 về việc kiện toàn cơ quan tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 314-TTg kiện toàn cơ quan tư pháp


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 314-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 1957

 

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 314-TTG NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 1957 VỀ VIỆC KIỆN TOÀN CƠ QUAN TƯ PHÁP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi : Uỷ ban hành chính khu, Thành phố và Tỉnh

Việc kiện toàn các cơ quan tư pháp là một biện pháp rất cần thiết để đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân, tăng cường chế độ pháp trị, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.

Hội đồng Chính phủ trong phiên họp tháng 10 năm 1956 đã quyết nghị việc kiện toàn cơ quan tư pháp là một công tác quan trọng trong chương trình 1957 của Chính phủ.

Thi hành Nghị quyết trên, Uỷ ban hành chính các cấp trong bước đầu kiện toàn tư pháp đã thu được một số kết quả.

Nhưng hiện nay cơ quan tư pháp các cấp còn yếu và gặp khó khăn về mặt cán bộ và lãnh đạo. Về cán bộ thì còn thiếu nhiều, một số chưa an tâm công tác. Về mặt lãnh đạo thì Uỷ ban hành chính các cấp có lúc lơi lỏng trong sự lãnh đạo tư tưởng, chính sách, có lúc lại đi vào nghiệp vụ, bao biện, làm cho cơ quan tư pháp bị động. Ngoài ra, phương tiện làm việc (trụ sở, giấy bút, dẫn giải phạm nhân, v.v...) thì thiếu thốn, nhất là ở Toà án nhân dân huyện.

Tình trạng trên đã làm cho cán bộ tư pháp thiếu phấn khởi công tác, do đó hạn chế một phần hoạt động và tác dụng của ngành tư pháp trong công tác giữ gìn trật tự an ninh, trấn áp bọn phá hoại, bảo vệ chế độ pháp trị của chúng ta.

Để thực hiện Nghị quyết Hội đồng Chính phủ về việc kiện toàn cơ quan tư pháp các cấp, Thủ tướng Chính phủ đề ra một số việc cần thiết trước mắt, yêu cầu Uỷ ban hành chính các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình, tìm cách khắc phục khó khăn, thực hiện cho được tốt.

1- Trước hết cần bổ sung đủ cán bộ đã định trong biên chế năm 1956 cho ngành tư pháp. Về biên chế 1957, nói chung đối với nhiều ngành khác thì có thu hẹp, nhưng đối với ngành tư pháp thì biên chế năm 1956 chưa đủ nên được nới rộng thêm. Uỷ ban hành chính các cấp cùng cơ quan tư pháp các cấp sẽ nghiên cứu biên chế 1957 cho thích hợp và báo cáo lên Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp duyệt y.

Nguồn bổ sung cán bộ chủ yếu là cán bộ có thành tích trong ngành tư pháp, phải mạnh dạn đề bạt cán bộ tốt, có năng lực vào các chức vị lãnh đạo. Nếu cán bộ trong ngành còn thiếu thì điều chỉnh cán bộ ở ngành khác sang, nhưng cần chú ý chọn cán bộ có trình độ chính trị, văn hóa đủ để bảo đảm công tác tư pháp. Ở những Khu tự trị, các tỉnh có nhiều đồng bào thiểu số như Hoà Bình, Hải Ninh, Hà Giang, v.v... trong trường hợp không có cán bộ ở ngành khác điều chỉnh sang ngành tư pháp thì có thể tuyển dụng thêm một số cán bộ mới người địa phương (thiểu số).

Đi đôi với việc bổ sung cán bộ cho đủ biên chế, cần ra quyết nghị hoặc đề nghị lên Bộ Tư pháp ra nghị định chính thức cử các cán bộ phụ trách đã làm việc lâu để ổn định tổ chức, ổn định chức vụ và tư tưởng cho cán bộ; cần chú ý điều chỉnh ngạch bậc lương thích đáng, khen thưởng kịp thời, Uỷ ban hành chính các cấp cần có kế hoạch giúp cơ quan tư pháp lãnh đạo học tập chính trị, chuyên môn cho cán bộ được tốt, để nâng cao lập trường tư tưởng, chính sách; cần tăng cường đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, giữa cán bộ trí thức và cán bộ công nông, giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ chính trị.

2- Cơ quan tư pháp là một bộ phận quan trọng của bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, cho nên Uỷ ban hành chính cần cung cấp những phương tiện làm việc cần thiết, không nên để thiếu thốn, luộm thuộm, ảnh hưởng không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến sự tôn trọng chế độ pháp trị dân chủ của ta.

3- Về mặt lãnh đạo, Uỷ ban hành chính cần tăng cường lãnh đạo tư tưởng và lãnh đạo chính sách, cần giúp cho cán bộ tư pháp nắm được tình hình và đường lối xét xử trong từng thời gian mà không nên đi vào nghiệp vụ làm cho cơ quan tư pháp bị động; cần tôn trọng quyền hạn và nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định cho cơ quan tư pháp.

Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã có Thông tư số 772/TTg ngày 15 tháng 5 năm 1956 về việc kiện toàn các cơ quan tư pháp, nay xin nhắc lại, mong Uỷ ban hành chính các cấp thực hiện cho tốt.

 

Phan Kế Toại

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 314-TTg

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu314-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/07/1957
Ngày hiệu lực04/08/1957
Ngày công báo31/07/1957
Số công báoSố 31
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 314-TTg kiện toàn cơ quan tư pháp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 314-TTg kiện toàn cơ quan tư pháp
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu314-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýPhan Kế Toại
                Ngày ban hành19/07/1957
                Ngày hiệu lực04/08/1957
                Ngày công báo31/07/1957
                Số công báoSố 31
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 314-TTg kiện toàn cơ quan tư pháp

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 314-TTg kiện toàn cơ quan tư pháp

                          • 19/07/1957

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 31/07/1957

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 04/08/1957

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực