Thông tư liên tịch 04-LB/NH/BCNNhe

Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe năm 1962 vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường bằng cách vận động thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường vận động thanh toán không dùng tiền mặt


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-CÔNG NGHIỆP NHẸ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-LB/NH/BCNNhe

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 1962 

 

THÔNG TƯ 

VỀ VẤN ĐỀ CHO VAY THU MUA MÍA CHẾ BIẾN ĐƯỜNG BẰNG CÁCH VẬN ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất lương thực là chủ yếu, nhân dân đã chú trọng trồng trọt các loại cây công nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Mấy năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến đường ngày càng phát triển và mở rộng sản xuất. Hàng năm, ngoài khối lượng thu mua để dự trữ vật tư theo kế hoạch của Nhà nước, ngành công nghiệp chế biến đường còn bỏ ra một số tiền lớn để thu mua mía trong nhân dân.

Để đảm bảo thu mua và thanh toán kịp thời cho các hợp tác xã và cá thể bán mía cho ngành công nghiệp chế biến, đồng thời góp phần giải quyết những khó khăn về vật tư và tiền tệ hiện nay tiết kiệm sử dụng tiền mặt, tăng tích lũy vốn Nhà nước, mặt khác giúp đỡ cho các hợp tác xã quản lý tài vụ và chi tiêu đi vào kế hoạch, tránh tham ô, lợi dụng có thể xẩy ra, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công nghiệp nhẹ ra thông tư này hướng dẫn các Chi nhánh, Chi điếm ngân hàng và các xí nghiệp có thu mía nghiên cứu, thống nhất thi hành nhằm tăng cường việc thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt.

I. CHỦ TRƯƠNG PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ

1. Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho ngành công nghiệp sản xuất chế biến đường vay vốn để trả các chi phí thu mua mía theo thời vụ của các tổ chức hợp tác xã và những cá thể bán mía cho ngành công nghiệp sản xuất chế biến đường.

2. Ngành công nghiệp chế biến đường và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các ngành ở địa phương giải thích cho các hợp tác xã và cá thể bán mía cho ngành công nghiệp chế biến hiểu rõ về ý nghĩa của việc tiết kiệm chi tiêu tiền mặt, về lợi ích của việc chi trả không dùng tiền mặt và vận động họ gửi số tiền bán mía vào hợp tác xã vay mượn hoặc Ngân hàng Nhà nước. Trong khi mua bán, nên dùng hình thức thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, hoặc cả toàn bộ số tiền bán, hoặc  một phần lớn tùy theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Việc vận động gửi tiền vào hợp tác xã vay mượn và Ngân hàng Nhà nước, và việc thanh toán bằng chuyển khoản phải tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, tuyệt đối không được gò ép, mệnh lệnh. Khi nào hợp tác xã hay tư nhân muốn rút tiền ra thì Ngân hàng và hợp tác xã vay mượn phải phục vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng.

3. Nhằm phục vụ dễ dàng cho người bán, các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng, các hợp tác xã vay mượn, các xí nghiệp thu mua cần nghiên cứu cải tiến các giấy tờ giao dịch cho thích hợp và thuận lợi cho việc thực hiện chuyển khoản, thanh toán, gửi tiền, rút tiền để công tác thu mua tiến hành được tốt, nhưng đồng thời đảm bảo khỏi mất mát hoặc nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN

Để đảm bảo tốt chủ trương phối hợp trên, dưới đây nêu một số biện pháp cụ thể để các đơn vị ở các địa phương nghiên cứu áp dụng:

1. Là những đơn vị trực tiếp cho vay và thu mua, các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng và các xí nghiệp có thu mua mía để chế biến có trách nhiệm trực tiếp thi hành các chủ trương phối hợp nói trên.

2. Các xí nghiệp thu mua phối hợp cùng với chính quyền địa phương đề ra kế hoạch cụ thể để vận động nhân dân thỏa thuận bán mía cho ngành công nghiệp chế biến bằng hình thức chuyển khoản, không dùng tiền mặt, gửi tiền tiết kiệm vào các tổ chức hợp tác xã vay mượn hoặc các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng nơi gần nhất.

3. Các xí nghiệp chỉ nhận một phần tiền vay bằng tiền mặt để trả cho các tổ chức hợp tác xã hoặc cá thể bán mía trong những ngày chờ đợi giao hàng, hoặc để trả các chi phí khác như chi phí chặt, bó, bốc vác, vận chuyển, vv…

Trường hợp sau khi đã tích cực vận động giải thích kỹ những người bán không nhận chuyển khoản, các đơn vị thu mua có thể nhận vay tiền mặt ở Ngân hàng để trả một phần hay toàn bộ số tiền mà người bán yêu cầu, nhưng đơn vị thu mua cần thông báo cho các Chi điếm Ngân hàng hay hợp tác xã vay mượn tại địa phương người bán hàng biết để vận động họ gửi vào tiết kiệm.

4. Các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn cho các hợp tác xã vay mượn trong việc ghi chép sổ sách, theo dõi đối chiếu giấy tờ để đề phòng sự nhầm lẫn, tham ô, lợi dụng. Các hợp tác xã vay mượn phải thật sự đề cao ý thức phục vụ, giúp đỡ người có tiền gửi vào, lấy ra dễ dàng, và mặt khác, khi đến thời vụ thu hoạch, nhân dân có mía bán cho xí nghiệp thì phải tiến hành theo dõi thu các món nợ trước đây đã cho các tổ chức hợp tác xã và cá thể vay dùng vào chi phí sản xuất.

5. Khi trả tiền thu mua mía, các đơn vị thu mua chú ý thu hồi số tiền đã ứng trước cho nhân dân (nếu có) để hoàn trả lại vốn đã vay của Ngân hàng.

6. Để việc thanh toán được thuật tiện và tránh nhầm lẫn, các đơn vị thu mua phải đăng ký giới thiệu mẫu dấu và chữ ký của trưởng phòng tài vụ hoặc người được ủy nhiệm ký duyệt biên lai cho tất cả các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng và các hợp tác xã vay mượn nơi có bán mía và cho Ngân hàng nơi mình đóng.

Khi thu mua sẽ dùng 5 liên biên lai trong đó một liên gửi đến ngân hàng phục vụ cho mình để yêu cầu vay vốn và theo dõi.

Các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng và các xí nghiệp có thu mua mía phối hợp với các ngành trong địa phương mình để nghiên cứu áp dụng đầy đủ thông tư liên Bộ này cho sát với tình hình cụ thể  ở địa phương để giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường

Thông tư này chỉ nêu một số điểm chính về chủ trương, các Bộ sẽ có văn bản giải thích cụ thể cho các địa phương thi hành.

Q. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ
 
 


Ngô Minh Loan

Q. TỔNG GIÁM ĐỐC
 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


 

 
Tạ Hoàng Cơ

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04-LB/NH/BCNNhe

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu04-LB/NH/BCNNhe
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/01/1962
Ngày hiệu lực27/01/1962
Ngày công báo31/01/1962
Số công báoSố 2
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04-LB/NH/BCNNhe

Lược đồ Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường vận động thanh toán không dùng tiền mặt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường vận động thanh toán không dùng tiền mặt
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu04-LB/NH/BCNNhe
                Cơ quan ban hànhBộ Công nghiệp nhẹ, Ngân hàng Nhà nước
                Người kýTạ Hoàng Cơ, Ngô Minh Loan
                Ngày ban hành12/01/1962
                Ngày hiệu lực27/01/1962
                Ngày công báo31/01/1962
                Số công báoSố 2
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường vận động thanh toán không dùng tiền mặt

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 04-LB/NH/BCNNhe vấn đề cho vay thu mua mía chế biến đường vận động thanh toán không dùng tiền mặt

                            • 12/01/1962

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/01/1962

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 27/01/1962

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực