Thông tư liên tịch 07/TTLN

Thông tư liên ngành 07/TTLN năm 1995 hướng dẫn trách nhiệm và phối hợp giữa hai ngành trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch thú y XK, NK, quá cảnh Việt Nam do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Hải Quan ban hành

Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh đã được thay thế bởi Thông tư liên tịch 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật thực vật thủy sản và được áp dụng kể từ ngày 01/04/2003.

Nội dung toàn văn Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/TTLN

Hà Nội , ngày 31 tháng 8 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - HẢI QUAN SỐ 07/TTLN NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA HAI NGÀNH TRONG VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HOÁ THUỘC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH THÚ Y XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VIỆT NAM

Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 15 tháng 2 năm 1993.
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 24-2-1990.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa hai ngành trong việc kiểm tra giám sát hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh Việt Nam quy định trong Thông tư này được hiểu như sau:

- Động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú ý và nguyên liệu làm thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, bệnh phẩm, chế phấm sinh học, vắc xin, giống vi sinh vật dùng trong thú y được quy định tại Quyết định số 607 NN-TY/QĐ ngày 9 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm về danh mục đối tượng kiểm dịch và Quyết định số 79 NN-TY/QĐ ngày 10 tháng 2 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm về danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, bao bì đóng gói, chứa đựng sản phảm động vật và hàng hoá khác thuộc đối tượng kiểm dịch thú y.

2- Những hàng hoá đã nêu ở mục I, Phần I của Thông tư này chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm dịch thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và đã hoàn thành thủ tục Hải quan.

3- Cấm xách tay qua cửa khẩu: thịt tươi, thịt muối, trứng sống, sữa tươi các sản phẩm động vật chưa được xử lý nhiệt theo quy định; vắc xin dùng trong thú y và chế phẩm sinh học thú y.

4- Các trường hợp miễn thủ tục kiểm dịch thú y và miễn xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thú y được quy định như sau:

- Hàng hoá là thực phẩm có nguồn gốc động vật đã được xử lý vệ sinh thú y (thực phẩm đóng hộp hoặc đã qua xử lý nhiệt), không dùng để kinh doanh, với số lượng hợp lý.

- Hàng hoá thuộc các trường hợp ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lênh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

II- TRÌNH TỰ KIỂM DỊCH, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y,KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN.

1- Hàng hoá thuộc đối tượng đã nêu trong mục 1 Phần I của Thông tư này, khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam, chủ hàng phải làm thủ tục kiểm dịch trước, sau đó chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

2- Nếu hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y phải đưa đến cơ sở cách ly kiểm dịch thì trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo địa điểm của cơ sở cách ly kiểm dịch để Hải quan biết.

III- TRÁCH NHIỆM CỦA TỪNG NGÀNH

1- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm:

a) Công bố theo từng thời kỳ và thông báo cho Tổng cục Hải quan các danh mục:

- Bệnh động vật phải công bố dịch

- Đối tượng kiểm dịch;

- Bệnh phải kiểm dịch;

- Chất độc hại phải kiểm tra;

- Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, bệnh phẩm; vắc xin, chế phấm sinh học, giống vi sinh vật dùng trong thú y được phép xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Danh mục hàng hoá kể trên phải được niêm yết công khai tại các cửa khẩu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y.

b) Thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách các cửa khẩu biên giới, ga bến cảng, bưu điện chưa có trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu hoạt động để hải quan cửa khẩu hỗ trợ việc kiểm tra giám sát hàng hoá đối tượng kiểm dịch thú y xuất, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam.

c) Thành lập trạm kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu. Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm:

- Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thú y, kiểm tra vệ sinh thú y và các giấy tờ khác có liên quan. Kiểm tra thực trạng hàng hoá; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y cho lô hàng hoá có giấy tờ hợp lệ và đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam.

- Xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền.

- Thông báo cho hải quan biết kết quả theo dõi kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch tại cơ sở cách ly kiểm dịch để Hải quan làm thủ tục.

2- Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc áp dụng Thông tư này cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Hải quan các cửa khẩu thực hiện.

IV- QUAN HỆ PHỐI HỢP

1- Hải quan cửa khẩu phối hợp với Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát hàng hoá thuộc đối tượng nêu tại mục 1, Phần I của Thông tư này.

2- Trong phạm vi thẩm quyền của từng ngành, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu và Hải quan cửa khẩu phối hợp tiến hành làm thủ tục và kiểm tra giám sát hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y tại phao số O.

3- Hải quan cửa khẩu và trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu 6 tháng một lần họp rút kinh nghiệm về quan hệ phối hợp công tác giữa hai cơ quan.

4- Tổng cục Hải quan và Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm hàng năm họp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và bàn các biện pháp phối hợp công tác giữa hai ngành.

V- XỬ LÝ VI PHẠM

1- Hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y nếu không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không có giấy tờ hoặc giấy tờ không hợp lệ theo quy định thì trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật thú y. Trong trường hợp hàng hoá theo quy định phải tiêu huỷ thì khi tiêu huỷ có sự tham gia của Hải quan.

2- Trong quá trình làm thủ tục hải quan, nếu Hải quan cửa khẩu phát hiện có vi phạm quy định về Hải quan thì lập biên bản và xử lý theo quy định hiện hành.

3- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong công tác kiểm dịch thú y đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thú y ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ.

Hải quan cửa khẩu, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong việc xử lý, xử phạt những vi phạm trong lĩnh vực kiểm dịch thú y, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch thú y.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Các đơn vị thuộc mỗi ngành có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc cần báo cáo về cơ quan cấp trên trực tiếp của mình đề nghiên cứu, hướng dẫn thêm.

Ngô Thế Dân

(Đã ký)

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/TTLN

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu07/TTLN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/08/1995
Ngày hiệu lực31/08/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/04/2003
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/TTLN

Lược đồ Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu07/TTLN
                Cơ quan ban hànhTổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
                Người kýPhan Văn Dĩnh, Ngô Thế Dân
                Ngày ban hành31/08/1995
                Ngày hiệu lực31/08/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/04/2003
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư liên ngành 07/TTLN hướng dẫn trách nhiệm phối hợp ngành kiểm tra, giám sát hàng hóa đối tượng kiểm dịch thú y xuất nhập khẩu, quá cảnh