Quy chuẩn QCVN01-177:2014/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải

Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải


QCVN 01 - 177 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT CHÍNH GÂY HẠI CÂY NHÃN, VẢI

National technical Regulation on Surveillance method of Longan, Lychee pests

Lời nói đầu

QCVN 01 - 177 : 2014/BNNPTNT do Phòng Quản lý sinh vật gây hại rừng biên soạn, Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT CHÍNH GÂY HẠI CÂY NHÃN, VẢI

National technical Regulation on Surveillance method of Longan, Lychee pests

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra phát hiện sinh vật chính hại nhãn, vải; danh mc các sinh vật chính (phụ lục 1).

1.2. Đi tượng áp dụng

Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tchức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại nhãn, vải trên lãnh th Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Sinh vật hại (SVH)

Là những sinh vật hoạt động làm giảm số lượng, khối lượng, chất lượng cây trồng nông sản.

1.3.2. Sinh vật hại chính

Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.

1.3.3. Sinh vật hại chủ yếu

Là những sinh vật hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

1.3.4. Yếu tố điều tra chính

Là các yếu tố đại diện bao gồm giống, tuổi cây, địa hình.

1.3.5. Khu vực điều tra

Là vườn nhãn, vải đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.

1.3.6. Tuyến điều tra

Là tuyến được xác định theo một lịch trình ở khu vực điều tra nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của địa phương.

1.3.7. Điểm điều tra

Là điểm được bố trí ngẫu nhiên trong từng yếu tố điều tra.

1.3.8. Mu điều tra

Là số lượng cây hoặc các bộ phận của cây (lá, thân, cành, hoa, quả,...) trên đơn vị điều tra.

1.3.9. Mật độ sinh vật hại

Là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.

1.3.10. Tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại

Là số lượng cá thể bị hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số các cá thể điều tra trong quần thể.

1.3.11. Chỉ số bệnh hoặc chỉ số hại

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loại sinh vật hại được biểu thị bằng phần trăm (%) và tính theo phân cấp được quy định (phụ lục 2).

1.3.12. Sinh vật có ích (thiên địch)

Là kẻ thù tự nhiên của các loài sinh vật hại.

1.3.13. Điều tra định kỳ

Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của SVH cây trng và thiên địch.

1.3.14. Điều tra bổ sung

Là mở rộng điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trng và SVH đặc thù của các vùng sinh thái, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bổ và mức độ gây hại của SVH chủ yếu của địa phương đó.

1.3.15. Diện tích nhiễm sinh vật hạt

Là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại từ 50% trở lên theo mức quy định của quy chuẩn này về mật độ, tỷ lệ hại để thống kê diện tích.

1.3.16. Cành điều tra

Là đoạn cành có chiều dài 30 cm tính từ đầu lá, đầu hoa, đầu quả.

1.3.17. Hình chiếu tán cây

Là hình chiếu của tán lá chiếu vuông góc xuống mặt đất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Điều tra

- Điều tra đầy đủ chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.

2.1.2. Nhận định tình hình

- Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của sinh vật hại chính trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.

- Dự báo những loại sinh vật thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.

2.1.3. Thống kê diện tích

Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại, (nhẹ, trung bình, nặng) diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

2.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài vườn nhãn, vải

- Vợt côn trùng (phụ lục 3).

- Thước dây, thước gỗ điều tra, kính lúp cầm tay, thang chữ A, ống nhòm, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nilon các cỡ, túi xách tay điều tra;

- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;

- Bẫy đèn, bẫy bả, kính đeo mắt.

2.2.2. Thiết bị trong phòng thí nghiệm

- Kính lúp hai mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen;

- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;

- Máy tính với phần mềm có liên quan;

- Máy khuấy, máy lắc, máy rây.

2.2.3. Trang bị bảo hộ lao động

- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.

2.3. Phương pháp điều tra

2.3.1. Thời gian điều tra

- Điều tra định kỳ: 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.

- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước và trong cao điểm xuất hiện gây hại của từng loại sinh vật gây hại cây nhãn, vải.

2.3.2. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện theo giống, tuổi cây, địa hình.

2.3.3. Khu vực điều tra

- Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

2.3.4. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách đường biên ít nhất 1 hàng cây.

2.3.5. Số mẫu điều tra của một điểm và cách điều tra.

2.3.5.1. Sinh vật hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả)

Điều tra 4 hướng ở tầng giữa, mỗi hướng 2 cành (lá, hoa, quả)/1 cây/đim.

* Sâu đục cuống quả: Điều tra số quả bị hại, tính tỷ lệ % quả bị hại.

Riêng điều tra mật độ trưởng thành, chọn cành cấp 1, đoạn cành điều tra tính từ thân ra 100 cm, tính mật độ con trưởng thành/cành.

* Bọ xít: Điều tra mật độ trưởng thành và bọ xít non trên cành, tính mật độ con trưởng thành (non)/ cành.

* Sâu đo: Điều tra mật độ sâu trên cành, tính mật độ con/cành.

* Xén tóc: Điều tra số cành bị hại, tính tỷ lệ % cành bị hại.

* Ve sầu bướm nâu: Điều tra mật độ trưởng thành và sâu non trên cành, tính mật độ con trưởng thành và sâu non/cành.

* Sâu đục gân lá: Điều tra số lá (kép) bị hại, tính tỷ lệ (%) lá bị hại.

* Sâu cuốn lá: Điều tra mật độ sâu trên cành, tính mật độ con/cành.

* Nhện lông nhung: Điều tra số cành lá, cành hoa bị hại, tính tỷ lệ (%) cành lá, cành hoa bị hại.

* Bướm chích hút quả: Điều tra s quả bị hại, tính tỷ lệ % quả bị hại.

* Bệnh chổi rồng: Đếm số chồi bị bệnh, tính tỷ lệ % số chồi bị bệnh.

* Bệnh sương mai: Điều tra số lá, cành hoa, số quả bị hại, tính tỷ lệ % số lá, cành hoa và quả bị hại.

* Bệnh thán thư: Điều tra số lá, cành hoa, số quả bị hại, tính tỷ lệ % cành lá, cành hoa, số quả bị hại.

* Bệnh biến màu quả: Điều tra số quả bị hại, tính tỷ lệ % quả bị hại.

2.3.5.2. Sinh vật hại thân: Điều tra 3 cây/điểm.

* Sâu tiện vỏ: Điều tra số cây bị hại, tính tỷ lệ % cây bị hại.

2.3.5.3. Sinh vật hại rễ

Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 1 hố (kích thước theo phụ lục 3), là điểm giữa của bán kính hình chiếu tán.

2.3.6. Cách điều tra

2.3.6.1. Ngoài vườn nhãn, vải

- Quan sát từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây. Dùng vợt để thu bắt các loại côn trùng gây hại có hoạt động bay, nhảy trên bề mặt tán cây và sinh vật có ích hoạt động bay, nhảy trên mặt tán cây nhãn, vải.

Theo dõi mật độ, tỷ lệ hại, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của sinh vật hại.

- Thu mẫu đ theo dõi ký sinh: Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại cần xác định mật độ, tỷ lệ ký sinh của sinh vật có ích. Đối với các loại sinh vật có ích cần thu về phòng đtheo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng vả 50 quả trứng đối với trứng đơn.

- Đối vi các loại sinh vật hại hoặc sinh vật có ích mới cần phải thu mẫu để theo dõi, giám định hoặc gửi đến cơ quan chuyên môn để giám định.

2.3.6.2. Trong phòng

Theo dõi phân tích những mẫu sinh vật hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định các loài sinh vật ký sinh, tỷ lệ ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.

2.3.7. Các ch tiêu theo dõi, công thức tính

- Mật độ sinh vật hại (số lượng sinh vật hại/đơn vị mẫu điều tra)

Mật độ sinh vật hại

=

Tổng số sinh vật hại điều tra được

 

Tổng số đơn vị mẫu điều tra

- Tỷ lệ phát dục (%)

=

Tổng số cá thể ở từng pha

x 100

Tổng số cá thể điều tra

- Tỷ lệ hại (%)

=

Số đơn vị mẫu điều tra bị hại

x 100

Tổng số đơn vị mẫu điều tra

- Mật độ thiên địch (con/mẫu điều tra)

Mật độ thiên địch

=

Số thiên địch theo dõi được

 

Tổng số mẫu điều tra

- Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Số cá thể bị ký sinh ở từng pha

x 100

Tổng số cá thể theo dõi ở từng pha

- Chỉ số hại (%)

=

å[(N1 x 1) + … + (Nn x n)]

x 100

N x K

Trong đó:

N1: là số mẫu điều tra bị hại ở cấp 1

Nn: là số mẫu điều tra bị hại ở cấp n

N: là tổng mẫu điều tra

K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp

- Diện tích nhiễm sinh vật hại (ha)

Căn cứ để tính diện tích nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng, mất trắng) bao gồm:

- Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giống, tuổi cây, địa hình.

- S liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định mật độ, tỷ lệ để thống kê diện tích nhiễm.

+ Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại từ 50 đến 100% mức quy định.

+ Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại trên 100 đến 200% mức quy định.

+ Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại trên 200% mức quy định.

+ Diện tích mất trắng: Là tổng số diện tích cộng dồn sinh vật hại làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất).

+ Tổng số diện tích cây nhãn bị nhiễm sinh vật hại nào đó, tổng diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm trung bình, diện tích nhiễm nhẹ và diện tích bị mất trắng.

- Công thức tính diện tích bị nhiễm một loại sinh vật hại theo từng yếu tố điều tra:

X (ha) =

N x b

B

Trong đó:

X: là diện tích bị nhiễm sinh vật hại của một yếu tố điều tra.

N: là tổng diện tích trồng cây nhãn của yếu tố điều tra trên vùng điều tra.

B: là tổng số điểm điều tra.

b: là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại của yếu tố điều tra.

- Diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở từng mức (nhẹ, trung bình, nặng) được tính theo công thức sau:

Xi (ha) =

N x Ci

B

Trong đó:

Xi: là diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở mức i (nhẹ, trung bình, nặng) đối với yếu tố điều tra;

N: là tổng diện tích trồng cây nhãn, vải của yếu tố điều tra trên vùng điều tra;

B: là tổng số điểm điều tra

Ci: là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại ở cấp độ i (nhẹ, trung bình, nặng) đối với yếu t điều tra;

2.3.8. Sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo

- Sổ theo dõi dịch hại và thiên địch vào bẫy.

- S ghi chép s liệu điều tra sinh vật hại và sinh vật có ích định kỳ, bổ sung.

- Sổ theo dõi diễn biến diện tích nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng năm.

- Sổ theo dõi số liệu khí tượng.

- Các báo cáo thực hiện theo quy định chung của ngành Bảo vệ thực vật.

III. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại nhãn, vải trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại nhãn, vải trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật.

 

Phụ lục 1.

Danh mục sinh vật hại, giai đoạn, vị trí cây bị hại và mật độ, tỷ lệ hại làm cơ sở thống kê diện tích nhiễm

TT

Sinh vật hại

Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ, tỷ lệ hại

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bọ xít nâu (vi)

Tessaratoma papillosa Drury

Các gđ sinh trưởng

1 con trưởng thành/cành 5 con non/cành

2

Sâu đục gân lá

Conopomorpha litchiella Bradley

Các gđ sinh trưởng

25% lá

3

Nhện lông nhung

Eriophyes litchii Keifer

Các gđ sinh trưởng

25% cành hoa

25% cành lá

4

Rệp

Aspidiotus sp.

Các gđ sinh trưởng

25% cành

5

Rầy chng cánh vân nâu

Corngenapsylla sinica Yang & Li

Các gđ sinh trưởng

25% cành

6

Sâu hồng

Zeuzera coffea Nietner

cành

25% cành

7

Bọ Trĩ

Scirtothrips dorsalis

 

25% cành

8

Sâu đục cuống quả

Conopomorpha sinensis Bradley

Quả

1 con trưởng thành/cành 5% quả

9

Ve sầu bướm nâu

Ricania speculum

Các gđ sinh trưởng

2 con trưởng thành/cành

2 con non/cành

10

Ngài chích hút quả

Eudocima fullonia C.

Quả

5% số quả

11

Ruồi đục quả

Bactrocera dorsalis H

Quả

5% số quả

12

Sâu đo củi

Buzura suppessaria Guenee

Cành hoa
Các gđ sinh trưởng

0,5 con/cành hoa; 2 con/cành quả, cành lá

13

Sâu cuốn lá

Statherotis discana Felder & Rogenhofer

Các gđ sinh trưởng

2 con/cành lá

14

Sâu tiện vỏ

Arbela dea Swinhoe

Các gđ sinh trưởng

35% cây

15

Xén tóc

Agriona germari Hope

cành

25% cành

16

Bệnh sương mai

Phytophthora sp.

Cành hoa, quả non

25% cành lá

25% cành hoa, quả

17

Bệnh thán thư

Gloeosporium sp.

Cành lá, cành hoa, quả

25% cành lá

25% cành hoa, số quả

 

Phụ lục 2.

Phân cấp hại

Phân cấp hại được quy định thống nht theo thang 9 cấp đối với từng loài dịch hại như sau:

- Những loài bệnh hại trên thân, cành, lá, hoa.

Cấp 1: từ 1 đến 10% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;

Cấp 3: từ >10% đến 20% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;

Cấp 5: từ >20% đến 30% diện tích lá, thân cành, quả hoặc số hoa bị hại;

Cấp 7: từ >30% đến 40% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;

Cấp 9: từ >40% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại.

+ Đối với các loại dịch hại khác và các dịch hại do sinh vật chích hút có kích thước cơ thể nhỏ (rệp,...)

Cấp 1: nhẹ (Xuất hiện rải rác)

Cấp 2: trung bình (Phân bố dưới 1/3 diện tích lá,... bị hại)

Cấp 3: nặng (Phân bố trên 1/3 diện tích lá, ... bị hại)

+ Đi với các loài dịch hại gốc rễ:

Cấp hại

Tỷ lệ bị hại

Cấp 1 (nhẹ)

1/3 số rễ bị hại

Cấp 2 (trung bình)

> 1/3 - <2 3="" số="" rễ="" bị="">

Cấp 3 (nặng)

2/3 số rễ bị hại

 

Phụ lục 3.

Một số dụng cụ điều tra ngoài thực địa

- Vợt, hố điều tra, bẫy đèn;

Hố điều tra

Vợt côn trùng

Mu lắp đặt bẫy đèn dùng bóng Neon (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)

Ghi chú:

Đường kính nón trên 80 cm, cao 20 cm; đường kính nón dưới 60 cm, cao 30 cm; 4 tấm kính cao 62 cm, rộng 20 cm, dày 0,5 cm.

Hộp A, bên trong có một hộp nhỏ để đựng mẫu.

1. Vị trí lắp đui đèn; 2. Rãnh lắp kính sâu 1 cm, dài 20 cm

Mu bẫy đèn dùng bóng Neon dài 120 cm, tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN QCVN01-177:2014/BNNPTNT

Loại văn bảnQuy chuẩn
Số hiệuQCVN01-177:2014/BNNPTNT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/06/2014
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải
                Loại văn bảnQuy chuẩn
                Số hiệuQCVN01-177:2014/BNNPTNT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành05/06/2014
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải

                            Lịch sử hiệu lực Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải

                            • 05/06/2014

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực