Tiêu chuẩn ngành 10TCN921:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 921:2006

(a)MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI – THIẾT BỊ RẮC THUỐC DẠNG HẠT TRỪ SINH VẬT HẠI HOẶC DIỆT CỎ – PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử trong phòng thí nghiệm đối với thiết bị rắc thuốc trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ dạng hạt, bao gồm loại tự hành hoặc thiết bị rắc lắp trên máy cơ sở.

1.2. Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp qui phù hợp với điều kiện ứng dụng để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 5681:1992 Thiết bị bảo vệ cây trồng - Từ vựng

ISO8524:1986 Thiết bị rắc thuốc trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ dạng hạt - Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Thuốc hạt

Chế phẩm/sản phẩm bảo vệ thực vật dạng hạt, thành phần gồm hoạt chất và chất mang, có kích thước trong khoảng từ 0,15mm đến 2,00 mm.

3.2. Thiết bị rắc thuốc

Thiết bị dùng để rắc thuốc hạt (xem điều 3.1) trên một diện tích rộng, thành hàng/dải băng hoặc theo khóm (vị trí) cây trồng riêng rẽ.

3.3. Máy cơ sở

Phương tiện (ví dụ: thiết bị gieo hạt), trên đó lắp đặt thiết bị hay cơ cấu rắc phù hợp để rắc thuốc.

3.4 . Cơ cấu rắc

Cơ cấu nhận, chuyển và phân phối hạt thuốc từ phễu chứa xuống mặt ruộng với tốc độ không đổi xác định trước (rắc trên một diện tích rộng, thành dải băng, theo từng khóm hoặc vào rãnh gieo nhờ ống cấp hạt).

3.5. Tốc độ rắc

Khối lượng hoặc thể tích thuốc hạt đi qua cơ cấu rắc trong một đơn vị thời gian.

3.6. Mức rắc

Khối lượng hoặc thể tích thuốc hạt được rắc trên một đơn vị chiều dài/diện tích bề mặt hoặc tại mỗi điểm (khóm).

3.7. Dung lượng phễu chứa

Tổng khối lượng/thể tích thuốc hạt mà phễu chứa được theo thiết kế.

CHÚ THÍCH : - Dung lượng của phễu chứa được xác định ở điều kiện bề mặt trên của lớp thuốc hạt trong phễu nằm ngang ứng với vạch dấu quy định của nhà chế tạo hoặc ngang dưới cạnh đỉnh thấp nhất của phễu 2 cm, nếu không có dấu hoặc chỉ dẫn của nhà chế tạo.

4. Điều kiện thử nghiệm

4.1. Thiết bị rắc thuốc hạt/mẫu thiết bị thử nghiệm

4.1.1. Thiết bị rắc thuốc hạt/mẫu thiết bị thử nghiệm phải do đại diện của cơ quan thử nghiệm lựa chọn theo thỏa thuận với nhà chế tạo/cung cấp trên nguyên tắc: lấy ngẫu nhiên 2% số sản phẩm trong lô hàng, nhưng không ít hơn 3 chiếc. Chỉ rõ cách lựa chọn mẫu thử trong báo cáo thử nghiệm (xem phụ lục-C).

CHÚ THÍCH :

- Nếu số mẫu thử nghiệm ít hơn 03, phải được các đại diện của nhà chế tạo/cung cấp, bên mua/sử dụng và cơ quan thử nghiệm thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;

- Cho phép sử dụng mẫu thiết bị thử nghiệm là một thiết bị rắc thuốc hạt nhiều hàng hoàn chỉnh hoặc sử dụng 03 thiết bị riêng biệt với đầy đủ toàn bộ phụ kiện kèm theo;

- Phải lắp đặt hoàn chỉnh mẫu thiết bị thử nghiệm đã chọn trên máy cơ sở theo quy định của nhà chế tạo trước khi tiến hành thử nghiệm.

4.1.2. Mẫu thiết bị thử nghiệm phải được lắp ráp hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo làm việc ổn định tại các chế độ thử nghiệm theo công bố của nhà chế tạo, có kèm theo đầy đủ các tài liệu với các thông tin kỹ thuật sau:

a) Dải vận tốc chuyển động tiến khi rắc thuốc, tính bằng km/h (hay m/s);

b) Loại cơ cấu rắc và các loại thuốc hạt có thể áp dụng (nếu thiết bị được trang bị nhiều cơ cấu rắc thay đổi được);

c) Các loại thuốc hạt mà thiết bị có thể rắc (chỉ rõ mã số, cơ cấu rắc tương ứng);

d) Danh mục phụ tùng/phụ kiện yêu cầu kèm theo phù hợp với loại thuốc hạt;

e) Tốc độ rắc lớn nhất và nhỏ nhất cho phép của mỗi cơ cấu rắc đối với từng loại thuốc hạt xác định;

f) Áp suất bánh hơi quy định đối với máy tự hành hay máy cơ sở, biểu thị bằng kPa.

h) Kết quả thử nghiệm của nhà chế tạo, nơi sử dụng và tài liệu liên quan khác (nếu có).

CHÚ THÍCH : - Tài liệu thuyết minh về cấu tạo, hướng dẫn sử dụng phải đính kèm với “Báo cáo kết quả thử nghiệm”.

4.1.3. Kiểm tra, ghi chép dữ liệu, đánh giá sơ bộ sự thỏa mãn hay không các tính năng và đặc tính kỹ thuật do nhà chế tạo công bố trước khi tiến hành thử, bao gồm các hạng mục trong điều 4.1.2 và các nội dung dưới đây:

a) Tình trạng kỹ thuật các cơ cấu rắc hạt, cơ cấu điều chỉnh mức rắc, hệ thống truyền động và các chi tiết, cơ cấu khác liên quan.

b) Chỉ rõ số liệu thử nghiệm do nhà chế tạo cung cấp đã được hiệu chỉnh hoặc chưa hiệu chỉnh về độ trượt của bánh xe chủ động để so sánh với kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm;

4.2. Thuốc hạt dùng trong thử nghiệm

4.2.1. Loại thuốc hạt/chế phẩm hạt thay thế

Phép thử được tiến hành với ít nhất 03 loại thuốc hạt khác nhau theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Nếu vì lý do an toàn, cho phép sử dụng các chế phẩm dạng hạt khác thay thế, nhưng không nhiều hơn 03 trong số các loại cho trong bảng-1.

Phải ghi rõ loại chế phẩm hạt sử dụng trong báo cáo kết quả thử nghiệm.

Bảng 1- Danh mục chế phẩm hạt mô phỏng thay thế thuốc hạt trong thử nghiệm

STT

Tên chế phẩm hạt mô phỏng thay thế

Đặc tính kỹ thuật chính của chế phẩm hạt thay thế

Ghi chú

Đặc điểm chính

Khối lượng riêng, g/cm3

Kích thước hạt của trên 85% khối lượng, mm

1

Đá bột

Chảy rời yếu, nhám, thô và cứng

Khoảng 0,4

1,0 đến 1,6

Chất lượng thông thường

2

Thạch anh

Chảy rời tốt, hạt tròn, vân hạt nhỏ, cứng và nặng

Khoảng 1,4

0,5 đến 1,0

 

3

Can xít (Calcite)

Cỡ hạt phân bố rộng, nặng và nhẵn

Khoảng 1,4

0,4 đến 1,0

Khoáng chất

4

Thạch cao

Chảy tốt, hạt tròn và nhẵn

Khoảng 0,9

0,4 đến 0,9

 

5

Chế phẩm hạt

Khác với các chất thử thay thế trên

Khác với các chất thử thay thế trên

Khác với các chất thử thay thế trên

Phù hợp, được cơ quan thử nghiệm và chế tạo xem xét chấp nhận

4.2.2. Đặc tính vật lý

Phải xác định các đặc trưng vật lý dưới đây của thuốc hạt/chế phẩm hạt thay thế sử dụng cho mục đích thử nghiệm. Ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm:

a) Tỷ lệ phân bố hạt theo kích thước, %;

b) Khối lượng riêng của đống thuốc hạt, g/mm3;

c) Độ ẩm , %;

d) Góc nghiêng (ma sát trong), độ;

e) Tên/loại chế phẩm hạt mô phỏng thay thế, nếu áp dụng.

4.3. Môi trường thử nghiệm

Theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủ nhiệt độ, độ ẩm không khí trong báo cáo thử nghiệm.

4.4. Phân loại thử nghiệm

4.4.1. Thử nghiệm bắt buộc và thử nghiệm bổ sung

Tùy thuộc vào mục đích và điều kiện tiến hành thử nghiệm, phân ra làm hai loại thử nghiệm

4.4.1.1. Thử nghiệm bắt buộc

Thử nghiệm nhằm đánh giá đặc tính làm việc của mẫu thiết bị rắc trên băng thử nghiệm.

4.4.1.2. Thử nghiệm bổ sung

Thử nghiệm nhằm đánh giá độ ổn định và tính năng sử dụng của mẫu thiết bị rắc đối với điều kiện canh tác thực tế trên đồng.

4.4.2. Thử nghiệm tĩnh tại và thử nghiệm di động

Theo phương pháp và đặc điểm tiến hành, phân biệt hai kiểu thử nghiệm sau

4.4.2.1. Thử nghiệm tĩnh tại

Cơ cấu rắc thuốc (phân phối) đặt tĩnh tại ở một vị trí và được tạo chuyển động bằng tốc độ làm việc thực tế, tương ứng với tốc độ tiến lý thuyết của thiết bị và cơ cấu rắc chuyển động không bị trượt.

4.4.2.2. Thử nghiệm di động

Thiết bị rắc thử nghiệm/cơ cấu rắc thuốc hạt chuyển động với tốc độ làm việc thực tế (ổn định, không đổi) trên bề mặt nền cứng, đồng nhất.

4.5. Thiết bị và dụng cụ đo

Trước khi tiến hành thử nghiệm, thiết bị và dụng cụ đo phải được hiệu chuẩn/kiểm tra đang trong thời gian hiệu lực, có dải đo và cấp chính xác phù hợp với yêu cầu đo.

5. Thử nghiệm bắt buộc

5.1. Quy định chung

Thử nghiệm bắt buộc nhằm xác định độ ổn định và đồng đều của tốcؠđộ rắcؠthuốc hạt trên đồng, bQoؠgồm cả haiؠkiểu thử nghiệm di độngؠvà tĩnhؠtạiؠ(xem phụ lục-A).

5.1.1. Thử nghiệm tĩnh tạiؠ

Thiết bị rắc được đặt tĩnh tại, cơ cấuؠrắc quay với vận tốc khôngؠđổi (ổnؠđịnh) tương ứng như khi thiết bị làm việc thực tế (không bị trượt), thuốc hạt sau khi rắc sẽ được thu trong các hộp đặt dưới cơ cấu rắc hoặc dưới các đường ống dẫn tương ứng

5.1.2. Thử nghiệm di động

Thiết bị rắc thuốc chuyển động với vận tốc không đổi (ổn định) bằng vận tốc làm việc thực tế (không bị trượt) trên nền cứng bằng phẳng (mặt băng thử nghiệm).

CHÚ THÍCH : - Trong phép thử nghiệm tĩnh tại, cơ cấu rắc có thể được truyền chuyển động quay bằng tay, bằng động cơ điện hay động cơ đốt trong.

5.2.Khoảng cách giữa cửa ra hạt với bề mặt ruộng

Căn chỉnh cơ cấu rắc phải đảm bảo khoảng cách từ cửa ra hạt đến mặt đất (các hộp thu gom hạt) theo qui định của nhà chế tạo.

5.3. Các chỉ tiêu thử nghiệm

5.3.1. Độ đồng đều tốc độ rắc

Thử nghiệm tiến hành trên thiết bị rắc thuốc ở trạng thái tĩnh tại, thực hiện đối với ít nhất 03 cơ cấu rắc để có số liệu so sánh tốc độ rắc thuốc giữa chúng. Hạt thuốc thử nghiệm rắc ra được thu vào các hộp đặt phía dưới mỗi cơ cấu rắc hoặc dưới các ống dẫn tương ứng.

CHÚ THÍCH : - Thiết bị rắc thuốc có trợ giúp bằng không khí, khi thử nghiệm phải được tháo khỏi cơ cấu rắc

5.3.2 . Độ phân bố đồng đều mức rắc

5.3.2.1 . Điều kiện thử

Thử nghiệm tiến hành trên thiết bị rắc di động, thực hiện với ít nhất 03 cơ cấu rắc. Hạt thuốc thử nghiệm rắc ra được thu gom vào các hộp đặt phía dưới mỗi cơ cấu rắc hoặc dưới các ống dẫn tương ứng. Tuân thủ các yêu cầu sau đây:

a) Hộp thu mẫu thuốc rắc thử nghiệm có kích thước phủ bì (dài x rộng x cao) khoảng (100 x 100 x 30) mm;

b) Hộp được làm bằng vật liệu chống tĩnh điện (thường bằng các loại vật liệu là các tông, bìa cứng), phủ vải nhựa (chất dẻo), sao cho ngăn ngừa hạt không nhảy lên để tránh tổn thất.

c) Độ nghiêng thành hộp phải phù hợp sao cho dễ gom hạt thuốc, nhưng tránh được các tạp chất rơi vào;

d) Đảm bảo hướng dòng thuốc hạt rắc ra từ các cơ cấu rắc thử nghiệm sao cho mỗi hộp chỉ thu gom thuốc hạt từ cơ cấu rắc thử nghiệm xác định, thuốc hạt rắc ra từ các cơ cấu khác đi chệch hướng không chảy vào hộp, không bị ùn tắc.

CHÚ THÍCH : - Thiết bị rắc thuốc có trợ giúp bằng không khí, khi thử nghiệm phải được̠tháo khỏi cơ cấu rắc

5.3.2.2. Bố trí hộp thu hạt thuốc̠thử̠nghiệm

a) Trường hợp rắc thuốc hạt theo điểm

Bố trí 30 hộp thu gom hạt thuốc thử nghiệm tại những khóm dự kiến rắc theo hướng chuyển động tiến của mẫu thiết bị rắc thuốc. Số lượng hộp cho mỗi khóm, cách xắp xếp các hộp tại mỗi vị trí được chọn phù hợp với diện tích điểm (khóm) tương ứng.

CHÚ THÍCH :-  Số lượng hộp thu gom hạt thuốc thử nghiệm n xác định theo điều 8.2.1, tại chỗ giao nhau số hộp phải được tính hai lần.

b) Trường hợp rắc thuốc hạt theo hàng

Bố trí 50 hộp thu gom hạt thuốc thử nghiệm tại mỗi hàng dự kiến rắc theo hướng chuyển động tiến của mẫu thiết bị rắc.

c) Trường hợp rắc thuốc theo dải băng

Bố trí 50 hộp thu gom hạt thuốc thử nghiệm tại mỗi băng dự kiến rắc theo hướng chuyển động tiến của mẫu thiết bị rắc. Độ rộng của hàng hộp đảm bảo phù hợp theo độ rộng của dải rắc thuốc.

d) Bố trí hộp hứng thuốc rắc thử nghiệm

Bố trí các hộp thu gom thuốc thử nghiệm theo sơ đồ trong hình-1. Độ rộng và độ dài diện tích thử nghiệm phải không nhỏ hơn 3 m. Mô tả cách bố trí hộp thu gom thuốc thử nghiệm trong báo cáo kết quả thử nghiệm.

Trong đó:

 v- vận tốc chuyển động tiến của thiết bị rắc thuốc, m/s;

 R- bán kính lăn của lốp tại mức tải trung bình, m.

 - Trong trường hợp máy rắc thuốc dẫn động bằng trục trích công suất (PTO), tốc độ của trục PTO hoặc tốc độ đầu vào của nguồn năng lượng nào khác phải được chọn theo quy định của nhà chế tạo và ghi trong báo cáo thử nghiệm.

5.4.4. Điều chỉnh mức rắc

Đối với mỗi loại thuốc hạt phải tiến hành thử tại 3 mức rắc:

1- Mức rắc nhỏ nhất do nhà chế tạo qui định;

2- Mức rắc lớn nhất do nhà chế tạo qui định;

3- Mức rắc trung bình (trung bình cộng của các mức rắc nhỏ nhất và lớn nhất);

CHÚ THÍCH : - Cho phép thử tại mức rắc gần nhất với mức rắc trung bình tính toán, nếu khó hoặc không điều chỉnh được mức rắc này và phải ghi chú điều này vào báo cáo thử nghiệm.

5.4.5. Chiều dài đường băng thử nghiệm

Chiều dài hiệu dụng của đường thử nghiệm được khuyến cáo bằng 5 m khi có thể, hoặc luôn phải tuân thủ điều kiện quy định trong điều 5.3.2.2- d).

5.4.6.  Đọc và ghi dữ liệu thử nghiệm

Chỉ đọc/ghi dữ liệu thử nghiệm khi thiết bị rắc đã làm việc ổn định (sau thời gian khởi động và trước mỗi lần dừng). Đối với các phép thử cụ thể:

a) Xác định tốc độ rắc: Phải cân riêng rẽ và ghi chép đầy đủ lượng hạt thuốc thu được trong các hộp hứng của từng cơ cấu rắc, mỗi cơ cấu ít nhất 03 lần và mỗi lần kéo dài ít nhất 15 s.

b) Xác định độ phân bố đồng đều mức thuốc rắc: Phải cân riêng rẽ và ghi chép đầy đủ lượng hạt thuốc thu được trong các hộp hứng sau khi thiết bị rắc đi qua các hộp với từng tốc độ tiến và tốc độ rắc tương ứng.

6. Qui trình thử nghiệm bắt buộc

Trong phụ lục-A qui định chương trình thử nghiệm bắt buộc cho các thiết bị rắc thuốc, tùy theo tính năng thiết bị và loại hạt để chọn các phép thử thích hợp.

6.1. Ảnh hưởng của vận tốc tiến, điều chỉnh tốc độ rắc và loại hạt (thử nghiệm No1)

Cần xác định xem liệu tốc độ tiến, sự điều chỉnh tốc độ tiến, điều chỉnh mức rắc hoặc loại hạt có ảnh hưởng gì đến tốc độ rắc và sự phân bổ hạt.

6.2. Ảnh hưởng của mức hạt trong phễu chứa (thử nghiệm No2)

Cần xác định xem liệu mức hạt trong phễu chứa có ảnh hưởng đến tốc độ rắc hoặc độ đồng đều tốc độ rắc do sự nén hạt hoặc chuyển tải.

7. Thử nghiệm bổ sung

Thử nghiệm bổ sung nhằm đánh giá ảnh hưởng của thiết bị rắc tới tính chất của thuốc hạt, ảnh hưởng của độ dốc/độ nghiêng của thiết bị khi làm việc tới chất lượng rắc thuốc (độ ổn định tốc độ rắc và độ đồng đều mức rắc), mức độ thuận lợi và vận hành chính xác, khả năng thích ứng.

 

 

PHỤ LỤC A

(Qui định)

CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM BẮT BUỘC

Chương trình thử nghiệm bắt buộc đối với thiết bị rắc thuốc trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ dạng viên được qui định trong bảng 2 – Phụ lục A.

Bảng 2- Chương trình thử nghiệm bắt buộc

Số TT

Đặc điểm/Nội dung thử

Kiểu thử

Mã số

Điều kiện thử

Mức hạt thuốc trong phễu

Tốc độ tiến

Tốc độ rắc

Loại hạt thuốc

1.

Vận tốc tiến, điều chỉnh tốc độ rắc và loại hạt thuốc

 

 

 

 

 

Tối đa ba loại hạt thuốc theo mục 4.2.1

1.0

Độ không đồng đều tốc độ rắc

Tĩnh

100

101

102

103

104

105

106

107

108

1/2

min

min

min

mean

mean

mean

max

max

max

min

mean

max

min

mean

max

min

mean

max

1.1

Độ không đồng đều mức rắc

Di động

110

111

112

113

114

115

116

117

118

1/2

min

min

min

mean

mean

mean

max

max

max

min

mean

max

min

mean

max

min

mean

max

2.

Mức hạt thuốc trong phễu (1)

 

 

 

 

 

2.0

Độ không đồng đều tốc độ rắc

Tĩnh

201

202 (2)

203

204

1/1

1/2

1/4

min(3)

mean

mean

mean

mean

mean

mean

mean

mean

CHÚ THÍCH:

1)- Trong trường hợp nhiều phễu, chỉ cần chọn một phễu để thử;

2)- Phép thử này phù hợp với phép thử 104; 

3)- Mức tối thiểu do nhà chế tạo qui định.

- Các ký hiệu  min, mean và max được hiểu là nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất.

 

PHỤ LỤC B:

(Tham khảo)

CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM BỔ SUNG

B.1. Khái quát chung

Thử nghiệm bổ sung do đơn vị thử nghiệm quyết định nhằm quan sát phát hiện các lỗi trong vận hành. Không thực hiện các phép thử bắt buộc có liên quan trong điều kiện thử nghiệm bổ sung.

B.2. Đánh giá tính tiện lợi khi sử dụng

B.2.1. Vận hành sử dụng

Đánh giá khả năng thuận tiện hay không thuận tiện trong vận hành, thao tác điều chỉnh, chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng; độ tin cậy của các cơ cấu nạp/xả hạt và làm sạch phễu chứa,…của thiết bị rắc thuốc trên máy cơ sở

B 1.2. Điều chỉnh

Đánh giá sự đầy đủ, rõ ràng và tiện lợi các tài liệu hướng dẫn sử dụng, các chỉ dẫn trên thiết bị,

Đánh giá tính thuận tiện, ổn định và tin cậy các cơ cấu điều khiển/điều chỉnh

B.1.3. Bảo dưỡng và làm sạch

Đánh giá tính thuận tiện trong bảo dưỡng hàng ngày và định kỳ, mức độ dễ dàng làm sạch hàng ngày và theo định kỳ. Các đặc trưng đặc biệt như thay thế phụ tùng, tính tiện lợi làm sạch hạt thuốc, chống ăn mòn…

B.2. Ảnh hưởng tới cơ lý tính hạt thuốc

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiết bị tới cơ lý tính hạt thuốc sau khi rắc

B.3. Ảnh hưởng của độ dốc

Xác định mức độ ảnh hưởng độ nghiêng làm việc của thiết bị rắc đến độ không đồng đều tốc độ rắc/độ không đồng đều mức rắc thuốc (Bảng 3, phụ lục-B)

B.4. Sử dụng cơ cấu rắc thuốc hạt trong điều kiện thực tế

Kiểm tra cơ cấu rắc đối với các loại thuốc hạt khác nhau trong điều kiện thực tế trên đồng

Bảng 3- Thử nghiệm ảnh hưởng của độ dốc

Số TT

Đặc điểm/Nội dung thử

Kiểu  thử

Mã số

Điều kiện thử

Độ dốc

Mức hạt thuốc trong phễu

Tốc độ tiến

Tốc độ rắc

Loại hạt thuốc

3.

Ảnh hưởng của độ dốc

 

 

 

 

 

 

Tối đa ba loại hạt thuốc theo mục 4.2.1

 

 

 

310

20% (khi lên dốc)

1/2

mean

max

3.1

Độ không đồng đều  tốc độ rắc

 

311

20% (1) (khi xuống dốc)

1/2

mean

max

 

 

 

312

20% (nghiêng sang phải)

1/2

mean

max

 

 

Tĩnh

313

20% (1) (nghiêng sang trái)

1/2

mean

max

3.2

Độ không đồng đều mức rắc

 

320

20% (khi lên dốc)

1/2

mean

max

 

 

 

321

20% (1) (khi xuống dốc)

1/2

mean

max

 

 

 

322

20% (nghiêng sang phải)

1/2

mean

max

 

 

 

323

20% (1) (nghiêng sang trái)

1/2

mean

max

CHÚ THÍCH : (1) Phụ thuộc vào loại cơ cấu rắc thuốc do cơ quan thử quyết định.

B.5. Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của môi trường

Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của môi trường thử (độ ẩm không khí, mưa,...) đối với thuốc hạt sử dụng của thiết bị rắc

B.6. Độ bền của kết cấu

Phản ánh đầy đủ các hư hỏng hoặc sự biến dạng của cơ cấu, chi tiết máy xuất hiện trong quá trình thử.

 

PHỤ LỤC C

(Qui định)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ  NGHIỆMTHIẾT BỊ RẮC THUỐC TRỪ SINH VẬT HẠI HOẶC DIỆT CỎ DẠNG VIÊN

Tên cơ sở đo lường thử nghiệm……………………………………………

Địa chỉ : ……………………………………………………………………

Điện thoại : ……………………….. Fax : …………………………………..

C.1. Khách hàng

Tên : …………………………………………………………………………

Địa chỉ : ……………………………………………………………………….

Điện thoại : ………………………..  Fax : ……………………………………..

C.2. Đối tượng đo thử nghiệm

C.2.1. Tên/mã hiệu ……………………………………………………………..

Nhà chế tạo: …………………………………………...................……………..

Nơi chế tạo: …………………………………………...................……………..

Năm chế tạo: …………………………………………...................……………..

C.2.2. Đặc tính kỹ thuật chính

Máy cơ sở:

- Loại/kiểu: ……………………  Số sêri: …………………………………

- Liên hợp kiểu:  dắt kéo                   nửa treo                treo trên máy kéo

Kiểu cơ cấu rắc: ……………………………………………………

Kiểu truyền động và tỷ số truyền: ………………………………………………

Vận tốc tiến (làm việc):  lớn nhất/nhỏ nhất: ……………………………….; km/h

Tốc độ quay lớn nhất/nhỏ nhất của cơ cấu rắc thuốc : ……………………., min-1;

Tần số rung lớn nhất/nhỏ nhất của cơ cấu rắc thuốc: ………….………………. Hz

C.2.3. Kích thước phủ bì

Chiều rộng:

+ Khi làm việc, m : ………………………………………………….

+ Khi di chuyển trên đường, m : ……………………………………..

Chiều cao khi di chuyển trên đường, m : ……………………………………

Chiều dài khi di chuyển trên đường, m: …………………………………….

Chiều cao gầm thiết bị khi di chuyển, m: ………………………………….

C.2.4. Đặc tính kỹ thuật khác

Khối lượng thiết bị rắc không chất tải (thuốc hạt), kg: ……………..

Khối lượng thiết bị rắc có chất tải (thuốc hạt), kg: ……………..

Cỡ lốp và đường kính bánh xe……………………………………….……

Bán kính lốp khi chất nửa tải, mm: ………………………………………

Áp suất bánh xe, N/m: ………………………………………………..

a) Phễu chứa thuốc

- Dung tích chứa hoặc khối lượng chứa, lít (kg): …………….

- Kích thước phễu, m : ……………………………………………. ………….

- Vật liệu chế tạo : ……………………………………………………………

- Đường kính cửa nạp thuốc, mm : …………………………………………..

- Thiết bị làm sạch thuốc (loại, đường kính), mm : ………………………….

b) Thiết bị khuấy (nếu có)

- Loại: ………………………………………………………………..

- Vật liệu chế tạo thùng chứa/cánh khuấy: ……………………………………

- Kích thước, mm : …………………………………………………………..

- Tốc độ quay, : …………………………………………………………min-1

- Tần số lắc (đảo): …………………………………………………….. Hz

- Vị trí: ………………………………………………………………..

c) Cơ cấu cấp hạt thuốc

- Loại: ……………………………………………………………………….

- Vật liệu chế tạo: ………..…………………………………………………..

- Kích thước cửa ra, mm : ………………………………………………….

- Vị trí: ……………………………………………………………………..

- Kiểu lựa chọn việc điều chỉnh tốc độ rắc: ………………………………..

- Kiểu cơ cấu điều khiển: …………………………………………………..

d) Cơ cấu điều chỉnh tốc độ rắc

- Loại (kiểu): …………………………………………………………

- Vị trí: …………………………………………………………………..

e) Ống dẫn hạt thuốc

- Vật liệu chế tạo: …………………………………………………………..

- Đường kính, mm : …………………………………………………………

f) Cơ cấu rắc thuốc (phân phối thuốc)

- Loại: …………………………………………………………………………

- Vật liệu chế tạo: ………………………………………………………………

- Kích thước, mm : ……………………………………………………………

g) Các phụ tùng khác của cơ cấu cấp liệu:

Mô tả: ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

Cơ cấu đặc biệt và phụ tùng kèm theo của thiết bị rắc: ……………………..

C.3. Điều kiện thử

C.3.1. Địa điểm: ……………………………………………………………

C.3.2. Thời gian

Bắt đầu :  …………………………….Kết thúc :……………….

C.3.3.  Môi trường

Nhiệt độ : ……0C;      Độ ẩm: ………….% ;  Áp suất khí quyển: ………    Pa;

Thời tiết:   ……………………………….. Tốc độ không khí: ………………m/s

C.3.4.  Thuốc hạt sử dụng trong thử nghiệm

Đặc tính thuốc hạt sử dụng trong thử nghiệm (bảng 4 – Phụ lục C)

Bảng 4- Các đặc tính vật lý thuốc hạt trong thử nghiệm thiết bị rắc

Kích thước mắt lưới sàng(1), mm

Loại thuốc hạt

Số 1: Ký/mã hiệu

Số 2: Ký/mã hiệu

Số 3: Ký/mã hiệu

Tỷ lệ phần trăm qua sàng, %

0,250

0,500

0,800

(0,840 hoặc 0,853)(2)

1,000

1,600

(1,680 hoặc 1,676)(2)

2,000

2,500

(2,830 hoặc 2,812)(2)

 

 

 

Khối lượng riêng, tự nhiên, kg/m3

 

 

 

Độ ẩm, % (m/m)

 

 

 

Góc ma sát, “0” (độ)

 

 

 

Độ ẩm khí quyển , %

 

 

 

Ngày và nơi thử

 

 

 

Tên người thử

 

 

 

CHÚ THÍCH  :

(1) - Bỏ qua kích thước lưới sàng không sử dụng. Đối với loại hạt thuốc mô phỏng, sử dụng  6 sàng liên tiếp nhau.

(2) - Theo tiêu chuẩn ASTM và tiêu chuẩn BSI

C.4. Kết quả thử

C.4.1. Thử nghiệm bắt buộc

C.4.1.1. Ảnh hưởng của loại hạt thuốc (bảng 4)

Phép thử số 100 đến 108 (Bảng 5)

C.4.1.2. Ảnh hưởng của vận tốc tiến

Phép thử số 100 đến 108 (Bảng 5 và Hình 2)

C.4.1.3. Ảnh hưởng của điều chỉnh tốc độ rắc

Phép thử số 100 đến 108 (Bảng 5 và Hình 2)

C.4.1.4. Ảnh hưởng của loại hạt thuốc tới độ không đồng đều mức rắc.

Phép thử số 110 đến 118 (Bảng 6)

C.4.1.5. Ảnh hưởng của tốc độ tiến tới độ không đồng đều mức rắc.

Phép thử số 110 đến 118 (Bảng 6)

C.4.1.6. Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tốc độ rắc thuốc tới độ không đồng đều mức rắc. Phép thử số 110 đến 118 (Bảng 6)

C.4.1.7. Ảnh hưởng của mức hạt trong phễu chứa. Phép thử số 201 đến 204 (Bảng 7)

C.4.2. Thử nghiệm không bắt buộc

Loại phép thử …………………………………………………………………

Điều kiện thử: …………………………………………………………………

Kết quả thử: ……………………………………………………………………

C.5. Nhận xét và kết luận

…………………………………………………………………………………

CHÚ THÍCH : - Nếu không đo được tốc độ rắc/tốc độ tiến trung bình của thiết bị trong thực tế, thì phải nêu rõ nguyên nhân

Bảng 5- Phép thử số 100 đến 108

Loại hạt thuốc: ………………………………………..

Kiểu thử và mã số phép thử: …………………………..

Mức thuốc trong phễu: … …………………………….

Vận tốc tiến (trung bình): ……………………………..

Tốc độ rắc đã điều chỉnh :

………………. …….

Độ ẩm môi trường: ……..%

Số hiệu cơ cấu rắc thuốc

Tốc độ rắc thuốc đo được

Tốc độ rắc trung bình  Vi của mỗi cơ cấu rắc (mg/s)

Độ lệch của Vi so với , (%)

1

mg/s

2

mg/s

3

mg/s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ rắc trung bình của các cơ cấu rắc, , mg/s

 

 

Độ không đồng đều tốc độ rắc

Độ không đồng đều tốc độ rắc, %

 

 

Độ lệch tương đối, %

 

 

Ngày và nơi thử nghiệm

Tên và người thử nghiệm

Bảng 6 – Phép thử số 110 đến 118

Loại hạt thuốc: ………………………………….

Kiểu thử và mã số phép thử: ..............................................……………………..

Mức thuốc trong phễu: ……………………………...................................

Vận tốc tiến: …………………………  .m/s (km/h)

 

Tốc độ rắc đã điều chỉnh: ……………........................................

Độ ẩm môi trường: ………………..%

 

Mã số  hộp (1)

Khối lượng và phần trăm (2) hạt thuốc trong hộp

Theo hướng đi

Vuông góc với hướng đi

Hàng đầu tiên

Hàng thứ 2

Hàng đầu tiên

Hàng thứ 2

mg

%

mg

%

mg

%

mg

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30 hoặc 50 đường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung bình , mg

 

 

 

 

Độ không đồng đều, , %

 

 

 

 

Độ lệch tương đối,  , %

 

 

Ngày và nơi thử

Tên người thử

CHÚ THÍCH :

1) Hoặc là vị trí các hộp

2) Phần trăm khối lượng so với hoặc

Với thiết bị rắc vung thuốc ,    và   sẽ được thay thế bằng   ,  và

Bảng 7 Phép thử số 201 đến 204

Loại hạt thuốc: ………………………………………..

Kiểu thử và mã số phép thử: …………………………..

Số hiệu cơ cấu rắc thuốc: …………………………….

Vận tốc tiến (trung bình): ……………………………..

Tốc độ rắc đã điều chỉnh (trung bình): ………........

Độ ẩm môi trường: ………%

Mức hạt trong phễu

Tốc độ rắc đo được

Tốc độ rắc trung bình (Vi) ở mỗi mức, mg/s

Độ lệch của Vi so với

1 mg/s

2 mg/s

3 mg/s

1/1

 

 

 

 

 

1/2

 

 

 

 

 

1/4

 

 

 

 

 

min(1)

 

 

 

 

 

Tốc độ rắc trung bình ở tất cả các mức , mg/s

 

 

Độ không đồng đều tốc độ rắc thuốc

Độ không đồng đều tốc độ rắc, %

 

 

Độ lệch tương đối, %

 

 

Ngày và nơi thử nghiệm

Tên và người thử nghiệm

CHÚ THÍCH: (1) - Mức nhỏ nhất theo qui định của nhà chế tạo

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN921:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN921:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2006
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN921:2006

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN921:2006
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành29/12/2006
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 921:2006 (a) về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi – Thiết bị rắc thuốc dạng hạt trừ sinh vật hại hoặc diệt cỏ – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            • 29/12/2006

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực