Điều ước quốc tế 171

Công ước 171 năm 1990 về làm việc ban đêm

Nội dung toàn văn Công ước 171 năm 1990 làm việc ban đêm


CÔNG ƯỚC SỐ 171

CÔNG ƯỚC

VỀ LÀM VIỆC BAN ĐÊM, 1990

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 6 tháng 6 năm 1990 trong kỳ họp thứ bảy mươi bảy, và

Ghi nhận những Quy định của các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế về làm việc ban đêm của trẻ em và thiếu niên, đặc biệt là những quy định trong Công ước và Khuyến nghị về Làm việc ban đêm của thiếu niên (trong những công việc phi công nghiệp), 1946; Công ước về Làm việc ban đêm của thiếu niên (trong công nghiệp) (xét lại) 1948, và Khuyến nghị về làm việc ban đêm của trẻ em và thiếu niên (trong nông nghiệp), 1921, và

Ghi nhận những quy định của các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế về làm việc ban đêm của phụ nữ, đặc biệt, những quy định trong Công ước về Làm việc ban đêm (phụ nữ) (xét lại), 1948; ngoài ra có Nghị định thư 1990; Khuyến nghị về Làm việc ban đêm của phụ nữ (nông nghiệp) 1921; và khoản 5 của Khuyến nghị về Bảo vệ thai sản, 1952, và Ghi nhận những quy định trong Công ước về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) 1958, và

Ghi nhận những quy định trong Công ước về Bảo vệ thai sản (xét lại) 1952, và

Sau khi dã quyết định chấp thuận một số đề nghị về làm việc ban đêm, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 26 tháng 6 năm 1990, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Làm việc ban đêm, 1990.

Điều 1

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Việc làm ban đêm” là chỉ tất cả những công việc được tiến hành trong một khoảng thời gian không ít hơn 7 giờ liên tục, bao gồm khoảng thời gian từ nửa đêm đến 5 giờ sáng, được cơ quan có Thẩm quyền quy định sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức mang tính đại diện nhất của Người sử dụng lao động và của Người lao động hoặc được quy định trong các thoả ước tập thể.

2. "Người làm việc ban đêm là chỉ những người lao động thực tế có thực hiện số giờ làm việc ban đêm vượt quá một giới hạn có thể. Giới hạn này được cơ quan có thẩm quyền ấn định sau khi đã tham khảo ý kiến của các tổ chức mang tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động hoặc ấn định trong các thoả ước tập thể.

Điều 2

1. Công ước này áp dụng cho mọi người lao động trừ những người làm việc trong ngành nông nghiệp chăn nuôi gia súc, đánh cá, Vận tải đường biển. đi lại bằng đường sông lạch.

2. Mỗi Nước thành viên Phê chuẩn Công ước này, sau khi tham khảo ý kiến có tổ chức mang tính đại diện nhất của người sử đụng lao động và của người lao động có thể Miễn trừ toàn bộ hoặc một phần những loại lao động trong phạm vi hạn chế khỏi sự áp dụng Công ước này để giải quyết một số vấn đề đặc biệt trong thực tế.

3. Mỗi Nước thành viên lợi dụng cơ hội được xác định trong Đoạn 2 Điều này. nhải xác định rõ trong báo cáo về việc áp dụng Công ước nàv theo Điều 22, Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, về những loại lao động cụ thể đã được loại trừ khỏi việc áp dụng Công ước này và lý do loại trừ; Đồng thời trong báo cáo này cũng phải miêu tả những biện pháp đã thực hiện để mở rộng dần những quy định của Công ước với những người lao động có liên quan.

Điều 3

1. Do tính chất làm việc ban đêm đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp riêng biệt như là một mức tối thiểu theo quy định từ Điều 4 đến Điều 10 đối với những người làm đêm, nhằm bảo vệ sức khoẻ của họ, giúp họ gặp gỡ Gia đình, thực hiện những trách nhiệm xã hội, tạo điều kiện nâng cao nghề nghiệp và Bồi thường một cách thích đáng với họ. Những biện pháp này cũng được áp dụng trong các lĩnh vực an toàn và bảo vệ thai sản đối với tất cả những người làm đêm.

2. Những biện pháp theo quy định của Đoạn 1 nói trên có thể được áp dụng dần dần.

Điều 4

1. Theo yêu cầu của mình những người lao động có quyền được Giám định sức khoẻ miễn phí và được nhận những lời khuyên làm thế nào để giảm bớt hoặc tránh được những vấn đề sức khoẻ liên quan đến công việc của họ:

a) Trước khi thực hiện một công việc như một người làm đêm;

b) Làm công việc đó trong những khoảng thời gian đều đặn;

c) Nếu họ phải chịu đựng những vấn đề sức khoẻ gây ra do việc làm đêm chứ không phải do các Yếu tố khác trong quá trình giám định đó.

2. Loại trừ những trường hợp không phù hợp với việc làm đêm được phát hiện qua việc giám định thì không được chuyển sang làm việc khác nếu không có sự đồng ý của họ và không được làm thiệt hại cho họ.

Điều 5

Những trợ giúp phù hợp ban đầu cho người làm đêm kể cả việc sắp xếp người lao động phải được tiến hành và khi cần thiết ở những nơi cần có sự điều trị phù hợp thì những sự trợ giúp này phải được thực hiện ngay lập tức.

Điều 6

1. Những người làm đêm đã được xác nhận là không phù hợp với việc làm đêm vì lý do sức khoẻ thì sẽ được chuyển sang làm việc tương tự phù hợp với họ vào bất cứ lúc nào có thể thực hiện được.

2. Nếu chuyển đến công việc đó vẫn không thể làm được thì những người này sẽ được nhận một khoản Trợ cấp như những người không có khả năng lao động hoặc không thể tìm được việc làm.

3. Những người làm đêm đã được xác nhận là tạm thời không phù hợp với việc làm đêm, sẽ được bảo vệ khỏi bị sa thải hoặc báo trước sa thải như những người không phải làm việc vì lý do sức khoẻ.

Điều 7

1. Phải tiến hành những biện pháp nhằm Bảo đảm rằng có thể cho phép người phụ nữ lựa chọn việc làm đêm nếu không thì họ sẽ phải làm công việc đó trong trường hợp:

a) Trước và sau khi sinh dẻ trong một khoảng thời gian ít nhất là mười sáu tuần và trong đó ít nhất là tám tuần trước khi sinh đẻ;

b) Theo Chứng nhận của y tế rằng vì sức khoẻ của người mẹ và đứa con có thể được nghỉ thêm một thời gian:

i) Trong thời gian mang thai;

ii) Trong trường hợp đặc biệt có thể được vượt quá khoảng thời gian sau khi sinh đẻ đã được quy định ở khoản a) nói trên. Khoảng thời gian vượt quá này sẽ được cơ quan có thẩm quyền quy định sau khi đã tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động.

2. Những biện pháp theo quy định lại Đoạn 1, Điều này bao gồm cả việc chuyển đổi sang làm việc ban ngày ở những nơi có thể chuyển được, quy định về trợ cấp Bảo hiểm xã hội hoặc kéo dài thời gian nghỉ thai sản.

3. Trong khoảng thơi gian đã được quy định tại Đoạn 1 Điều này:

a) Một lao động nữ không bị sa thải hoặc báo trước sa thải trừ khi có lý do hợp lý mà không liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ;

b) Thu nhập của lao động nữ phải được đảm bảo ở mức đủ để nuôi sống bản thân người mẹ và đứa con theo mức sống phù hợp. Việc duy trì mức thu nhập này được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp đã được quy định tại Đoạn 2. Điều này, bằng các biện pháp phù hợp khác hoặc bằng việc kết hợp các biện pa lo đó với nhau;

c) Lao động nữ sẽ không bị mất khoản trợ cấp căn cứ vào địa vị, thâm niên và sự thăng tiến khi những vấn đề trên vod ảnh hưởng đến vị trí làm đêm thường xuyên của họ.

4. Những quy định trong Điều này không làm giảm đi sự bảo vệ và những khoản trợ cấp có liên quan đến việc nghỉ thai sản của phụ nữ.

Điều 8

Mức bồi thường cho người làm đêm theo Thời gian làm việc được trả bằng tiền hoặc những khoản trợ cấp ương tự được Chấp nhận trên cơ sở tính chất việc làm đêm.

Điều 9

Phải đáp ứng những Dịch vụ xã hội phù hợp cho những người làm đêm và khi cần thiết cho cả những người làm công việc ban đêm.

Điều 10

1. Trước khi đưa ra danh mục các công việc về dịch vụ cho những người làm đêm, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của đại diện những người lao động có liên quan về những chi tiết cụ thể của bản danh mục này và cách thức tổ chức việc làm đêm một cách tốt nhất đối với toàn thể người lao động cũng như thực hiện các biện pháp sức khoẻ nghề nghiệp và các dịch vụ xã hội đã được quy định. Việc tham khảo ý kiến này phải được thực hiện một cách thường xuyên khi sử dụng lao động làm đêm.

2. Trong Công ước này, thuật ngữ "những người lao động" và thuật ngữ "những người đại diện" là chỉ những người được Pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia thừa nhận theo quy định của Công ước về Đại diện lao động, 1971.

Điều 11

1. Những quy định của Công ước này có thể được thực hiện thông qua luật pháp quốc gia, các thoả ước tập thể, các phán quyết của Trọng tài hoặc quyết định của toà án, hoặc thông qua sự kết hợp của các biện pháp nói trên hay bằng những phong tục tập quán phù hợp với điều kiện và thực tiễn quốc gia. Để không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp khác, những quy đính của Công ước này sẽ được thực hiện thông qua pháp luật quốc gia.

2. Khi những quy định của Công ước này được thực hiện thông qua luật pháp quốc gia thì những văn bản này phải được sự tham khảo ý kiến trước của các tổ chức mang tính đại điện nhất của người sử dụng lao động và người lao động.

Điều 12

Sự phê chuẩn chính thức Công ước này phải được thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.

Các Điều từ 13 đến 19

Những quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 171

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu171
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/06/1990
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật34 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 171

Lược đồ Công ước 171 năm 1990 làm việc ban đêm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công ước 171 năm 1990 làm việc ban đêm
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu171
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành26/06/1990
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật34 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công ước 171 năm 1990 làm việc ban đêm

                            Lịch sử hiệu lực Công ước 171 năm 1990 làm việc ban đêm

                            • 26/06/1990

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực