Công văn 1638/BHXH-BC

Công văn 1638/BHXH-BC về chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1638/BHXH-BC chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1638/BHXH-BC
V/v: chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; Thông tư số 48/2011/TT-BTC ngày 08/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 48/2011/TT-BTC); Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 15/4/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Thực hiện trợ cấp khó khăn:

1.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng (bao gồm cả những người trong thời gian tập sự, thử việc, nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội) thuộc biên chế của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mặt tại thời điểm 30/3/2011 có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống.

Các đối tượng nêu trên được trợ cấp khó khăn với mức 250.000 đồng/người theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2011/TT-BTC.

Mức trợ cấp khó khăn trên không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và không dùng làm cơ sở để tính bổ sung thu nhập (tiền lương tăng thêm).

Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn được bảo đảm từ nguồn chi quản lý bộ máy năm 2011 và hạch toán vào Mục 6, Tiểu mục 1 “Trợ cấp khó khăn thường xuyên” tại Mục lục ngân sách chi quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Phụ lục kèm theo Quyết định số 1258/QĐ-BHXH ngày 26/9/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy chế chi tiêu nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1.2. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp khó khăn như sau:

a. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người nghỉ hưu đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ), quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg này 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng và người lao động nghỉ việc đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Các đối tượng trên có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống được hưởng trợ cấp khó khăn với mức 250.000 đồng/người theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2011/TT-BTC.

b. Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp khó khăn với mức 100.000 đồng/người theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2011/TT-BTC.

Mức trợ cấp khó khăn nêu tại điểm a, b trên không dùng để tính đóng bảo hiểm y tế.

Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn được đảm bảo từ nguồn Ngân sách nhà nước và hạch toán vào số chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội do nguồn Ngân sách nhà nước đảm bảo năm 2011. Bảo hiểm xã hội các tỉnh tổng hợp số chi trợ cấp khó khăn vào nội dung chi khác của Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí chi BHXH do Ngân sách nhà nước đảm bảo (Mẫu B09b-BH ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội).

1.3. Bảo hiểm xã hội các tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động sử dụng dự toán được giao năm 2011 để kịp thời chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng theo đúng chế độ quy định. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ bổ sung kinh phí sau.

2. Chế độ báo cáo

Bảo hiểm xã hội các tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện trợ cấp khó khăn, báo cáo bằng văn bản và qua email (địa chỉ: [email protected]) về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Chi) trước ngày 10/5/2011 theo biểu mẫu kèm theo công văn này, cụ thể như sau:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh báo cáo theo mẫu số 01-TCKK và mẫu số 02-TCKK.

- Các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo theo mẫu số 01-TCKK.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo để các đơn vị biết, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng giám đốc (b/cáo);
- Các Phó TGĐ;
- Ban KHTC, Trung tâm thông tin;
- Lưu VT, BC (3).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Khương

 


Mẫu số 01-TCKK

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội tỉnh:…………

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG

(Theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Đơn vị (BHXH)

Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp khó khăn theo QĐ 471/QĐ-TTg có mặt tại thời điểm 30/3/2011
(người)

Nhu cầu kinh phí thực hiện QĐ 471/QĐ-TTg (nghìn đồng)

Số đề nghị bổ sung dự toán (nghìn đồng)

A

B

1

2

3

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

…..., ngày        tháng        năm 2011
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02-TCKK

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐƠN VỊ………..

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH

(Theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nội dung

Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp khó khăn theo QĐ 471/QĐ-TTg có mặt tại thời điểm 30/3/2011
(người)

Nhu cầu kinh phí thực hiện QĐ 471/QĐ-TTg (nghìn đồng)

A

B

1

2

 

TỔNG SỐ (I+II)

 

 

I

Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ 01/10/1995 trở về trước (1+….+9)

 

 

 

Trong đó:

 

 

1

Hưu quân đội

 

 

2

Hưu công nhân viên chức

 

 

3

Công nhân cao su

 

 

4

Trợ cấp mất sức lao động

 

 

5

Trợ cấp 91

 

 

6

Trợ cấp 613

 

 

7

Trợ cấp TNLĐ-BNN

 

 

8

Trợ cấp tuất ĐXCB

 

 

9

Trợ cấp tuất ĐXND

 

 

II

Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ 01/10/1995 trở về sau (1+2)

 

 

 

Trong đó:

 

 

1

Chi BHXH bắt buộc

 

 

1.1

Hưu quân đội

 

 

1.2

Hưu công nhân viên chức

 

 

1.3

Trợ cấp cán bộ xã

 

 

1.4

Trợ cấp TNLĐ-BNN

 

 

1.5

Trợ cấp tuất ĐXCB

 

 

1.6

Trợ cấp tuất ĐXND

 

 

2

Chi BHXH tự nguyện

 

 

2.1

Lương hưu

 

 

2.2

Trợ cấp tuất ĐXCB

 

 

2.3

Trợ cấp tuất ĐXND

 

 

 

 

…..., ngày        tháng        năm 2011
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối tượng thực hiện trợ cấp khó khăn không bao gồm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đồng thời hưởng trợ cấp ưu đãi người có công đã hưởng trợ cấp khó khăn theo đối tượng là người có công.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1638/BHXH-BC

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1638/BHXH-BC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2011
Ngày hiệu lực26/04/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1638/BHXH-BC chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1638/BHXH-BC chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1638/BHXH-BC
                Cơ quan ban hànhBảo hiểm xã hội Việt Nam
                Người kýNguyễn Đình Khương
                Ngày ban hành26/04/2011
                Ngày hiệu lực26/04/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 1638/BHXH-BC chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 1638/BHXH-BC chi trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg

                      • 26/04/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 26/04/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực