Công văn 2537/CT-CHK

Công văn 2537/CT-CHK năm 2014 tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị trong ngành hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2537/CT-CHK 2014 tăng cường phòng chữa cháy cứu nạn cứu hộ đơn vị ngành hàng không


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2537/CT-CHK

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BGTVT ngày 03/7/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong ngành Giao thông vận tải. Đồng thời để nâng cao khả năng ứng phó khi có sự cố cháy, nổ xảy ra theo phương châm "bốn tại chỗ" để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

- Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành phải tổ chức, phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị các nội dung của Luật Phòng cháy chữa cháy; Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/08/2012 về phê duyệt tổng thể cơ sở của lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy; Công điện 967/CĐ-TTg ngày 20/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm thường xuyên nhắc nhở, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đồng thời động viên cán bộ công chức, viên chức tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các biện pháp Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thường xuyên thông qua các hoạt động để tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức cơ bản về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để thực hiện, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, không để các thế lực, phần tử xấu lợi dụng chống phá.

2. Về phương tiện, trang thiết bị:

Tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng các hệ thống PCCC, các thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ đã trang bị, đồng thời bổ sung, sửa chữa và thay thế kịp thời những phương tiện, thiết bị còn thiếu hoặc hư hỏng không đảm bảo chất lượng, đảm bảo khi có cháy, nổ xảy ra thì bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả.

3. Về lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở:

Củng cố lực lượng PCCC tại chỗ, đảm bảo quân số thường trực 24/24h. Tăng cường bố trí lực lượng bảo vệ, tuần tra, canh gác, đặc biệt vào ngoài giờ làm việc và ban đêm để kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra, nhất là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các kho hàng, trụ sở làm việc và những nơi quan trọng khác. Đồng thời lãnh đạo các đơn vị, cơ sở cần tổ chức kiểm tra đột xuất vào các thời điểm ngoài giờ làm việc, ban đêm hoặc vào các thời điểm giữa các ca sản xuất, kịp thời chấn chỉnh ý thức chấp hành các nội quy, quy định về an toàn PCCC của CBCNV. Xử lý nghiêm và triệt để các trường hợp vi phạm an toàn PCCC.

4. Kiểm tra, rà soát nguồn nước và lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn ở từng đơn vị, cơ sở. Rà soát các phương án chữa cháy, bổ sung các tình huống cháy, nổ có thể xảy ra và tổ chức thực tập các phương án đó. Ở những nơi đông người thì tổ chức phương án thoát nạn, cứu người trong đám cháy.

5. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC và tổ chức thực hiện dứt điểm những tồn tại, thiếu sót vi phạm quy định về PCCC.

6. Các chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công các dự án, công trình trong phạm vi cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn PCCC, thiết bị PCCC theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

7. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi đơn vị mình quản lý, trước mắt cần đề ra kế hoạch triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này. Kịp thời khen thưởng thích đáng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được coi là một mặt công tác quan trọng của mỗi đơn vị và phải là một nội dung trong báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của mỗi đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nếu để xảy ra cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

8. Giao Cảng vụ Hàng không khu vực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy của các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay bao gồm cả các đơn vị thi công công trình, đồng thời tập hợp tình hình về kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hàng năm của các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay do mình quản lý về Cục Hàng không Việt Nam.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 


Nơi nhận:
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT;
- Tổng công ty: HKVN; Cảng HKVN; QLBVN
- Cảng vụ HKMB, MT, MN;
- Các Phòng; VP; TTHK; Trung tâm YTHK; Tạp chí HKVN;
- Lưu VT (H 25b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đinh Việt Thắng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2537/CT-CHK

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2537/CT-CHK
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/07/2014
Ngày hiệu lực15/07/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2537/CT-CHK

Lược đồ Công văn 2537/CT-CHK 2014 tăng cường phòng chữa cháy cứu nạn cứu hộ đơn vị ngành hàng không


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2537/CT-CHK 2014 tăng cường phòng chữa cháy cứu nạn cứu hộ đơn vị ngành hàng không
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2537/CT-CHK
                Cơ quan ban hànhCục Hàng không Việt Nam
                Người kýĐinh Việt Thắng
                Ngày ban hành15/07/2014
                Ngày hiệu lực15/07/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2537/CT-CHK 2014 tăng cường phòng chữa cháy cứu nạn cứu hộ đơn vị ngành hàng không

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2537/CT-CHK 2014 tăng cường phòng chữa cháy cứu nạn cứu hộ đơn vị ngành hàng không

                      • 15/07/2014

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/07/2014

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực