Công văn 3965/BGDĐT-KHTC

Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3965/BGDĐT-KHTC
V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2013

 

Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để triển khai công tác xây dựng kế hoạch năm 2014 một cách kịp thời, trong khi chờ đợi Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạm thời hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ triển khai xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2014 theo các nội dung sau:

I. Đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2012, ước thực hiện kế hoạch năm 2013:

1. Đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2012 và ước thực hiện năm 2013.

Yêu cầu đánh giá số lượng tuyển sinh các hệ đào tạo của trường theo nhóm ngành và các điều kiện thực hiện theo các biểu mẫu đính kèm, với các nội dung chính sau:

- Về quy mô hiện tại ;

- Về đội ngũ giảng viên;

- Về diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo;

- Về chỉ tiêu và kết quả thực hiện.

2. Đánh giá thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013

2.1 Đánh giá thực hiện dự toán thu phí, lệ phí.

Căn cứ vào kết quả thu 6 tháng đầu năm, đánh giá ước thực hiện tổng số thu năm 2013 và chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí, thu hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp khác...; nguồn thu thực tế so với dự toán được giao đầu năm (tăng, giảm, tỷ lệ %), số thu nộp ngân sách, số thu được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định (tỷ lệ % so với tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên).

- Số kinh phí trích từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác để tạo nguồn cải cách tiền lương.

- Kiến nghị về chế độ chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí, thu khác.

2.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (NSNN) phát triển sự nghiệp .

a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm (số dự toán đã rút đến 30/6/2013, so sánh với số dự toán được giao) và dự kiến thực hiện cả năm 2013 theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được giao: đào tạo theo Chương trình tiên tiến, thực hiện chính sách học bổng đối với học sinh dân tộc, các nhiệm vụ đặc thù được ngân sách hỗ trợ ...

b) Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2013, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách sau:

- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông t­ư hướng dẫn số 43/2006/NĐ-CP">71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính, thực hiện đánh giá việc tổ chức triển khai tại đơn vị: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.

- Những tồn tại về dự toán năm 2013 của đơn vị chưa được giải quyết, nêu lý do và đề xuất với Bộ.

d) Xây dựng dự toán chi vốn đối ứng, vốn vay và vốn viện trợ đối với các dự án ODA độc lập và các dự án ODA do các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ làm chủ dự án hoặc chủ tiểu thành phần dự án phải dựa trên cơ sở tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời phù hợp với tỷ lệ giải ngân vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của dự án được thực hiện năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm 2014. Không xây dựng vốn đối ứng quá cao; dự toán chi quản lý dự án phải quán triệt đầy đủ yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt trong hoạt động hội thảo, tập huấn, đào tạo và thuê dịch vụ chuyên gia tư vấn, xây dựng chính sách, quy chế, quy trình, xây dựng các loại chuẩn trong trường học,…. Các dự án phải tính toán, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoàn thành dứt điểm các hoạt động khi dự án kết thúc.

c) Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học:

- Đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:

+ Số lượng đề tài đang thực hiện, số lượng đề tài đã hoàn thành so với kế hoạch trong đó chi tiết theo từng loại: nhiệm vụ cấp nhà nước; Nhiệm vụ cấp Bộ (nhiệm vụ quỹ gen, chương trình KH&CN, đề tài cấp bộ, dự án sản xuất thư nghiệm, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, dự án thuộc chương trình giống, dự án nâng cấp tạp chí khoa học, nhiệm vụ hợp tác song phương, ...); Nhiệm vụ cấp cơ sở (Quỹ lương và hoạt động bộ máy, đề tài cấp cơ sở và các hoạt động khác)

+ Tình hình triển khai các dự án: dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu các phòng thí nghiệm.

- Tình hình thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 09/5/2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP

- Đánh giá việc chấp hành các chế độ, định mức chi nghiên cứu khoa học, chế độ báo cáo tài chính và quyết toán kinh phí.

- Đánh giá hiệu quả của các đề tài dự án: Việc ứng dụng các đề tài cấp nhà nước vào thực tiễn, hiệu quả đầu tư, sử dụng các thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu ...

- Tồn tại, khó khăn, vướng mắc theo các nội dung :

+ Số lượng các đề tài tồn đọng, đã quá hạn, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất hướng giải pháp xử lý dứt điểm.

+ Vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2013 thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Quá trình chuyển đổi các đơn vị nghiên cứu KHCN theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.

+ Đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Quyết định số 1926/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Thông t­ư liên tịch hướng dẫn số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 của Liên bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ: việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); việc thực hiện công khai tài chính tại đơn vị; những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.

g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế:

- Đánh giá tiến độ thực hiện theo từng dự án, kết quả giải ngân dự án, việc chấp hành các chế độ, định mức, chế độ báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí.

- Hiệu quả sử dụng kinh phí và tác động tích cực của việc thực hiện dự án. Các dự án còn tồn đọng, chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm.

h) Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao có đảm bảo kế hoạch và tiến độ cam kết trong năm 2013; tình hình thực hiện dự toán năm 2013; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất.

i) Chi chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Phân tích, so sánh giữa nguồn vốn đã được bố trí thực hiện với yêu cầu thực tế của từng dự án, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và tỷ lệ đạt được; đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí CTMTQG, những ưu điểm, tác động tích cực của việc thực hiện CTMTQG giáo dục - đào tạo và các CTMTQG khác đã triển khai.

II. Xây dựng Kế hoạch đào tạo và dự toán NSNN năm 2014

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Bám sát các quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 2/12/2011 và Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 sửa đổi điều 6 của Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT; Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT về Ban hành Quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học ĐH, CĐ, TCCN đối với học sinh hệ dự bị đại học. Cần lưu ý:

1.1. Xác định chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ dựa trên tổng số giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên, trong đó năng lực đào tạo được tính theo năng lực giảng viên cơ hữu tham gia hướng dẫn theo quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ tương ứng;

1.2. Chỉ tiêu chính quy (bao gồm cả chỉ tiêu liên thông, bằng hai theo hình thức chính quy) từ đại học trở xuống, được xác định trên cơ sở năng lực của nhà trường; Đối với các trường có đào tạo giáo viên, do số lượng đào tạo ngành sư phạm hiện đã vượt quá so nhu cầu của xã hội, chỉ tiêu sư phạm chính quy cần xác định phù hợp với nhu cầu thực tế của các địa phương trong đó chỉ tiêu sư phạm giảm tối thiểu 5% so với đăng ký năm 2013.

1.3. Chỉ tiêu VLVH tối đa bằng 50% số chỉ tiêu chính quy. Các trường có đào tạo giáo viên, chỉ tiêu VLVH được xác định theo nhu cầu thực tế của từng địa phương.

1.4. Chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học (nếu có) được xác định tối đa bằng 60% của năm 2012.

1.5. Các chỉ tiêu dự bị đại học, phổ thông dân tộc nội trú, năng khiếu về cơ bản giữ ổn định như năm 2013; chỉ tiêu dự bị đại học xác định dựa trên nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ, nhu cầu nhân lực cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo và chỗ ở nội trú cho học sinh.

1.6. Chỉ tiêu đào tạo từ xa

Do việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo từ xa năm 2013 thấp, đề nghị các đơn vị xác định chỉ tiêu từ xa năm 2014 không tăng hoặc giảm so với năm 2013

Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm 2014 và kiến nghị .

2. Xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2014

2.1. Mục tiêu và yêu cầu:

Dự toán NSNN năm 2014 cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thực hiện tiết kiệm đã đề ra; rà soát, sắp xếp các khoản chi ngân sách để triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước hiện hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán.

Xây dựng Dự toán NSNN năm 2014 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và giai đoạn 2011-2015 của ngành giáo dục; gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị.

2.2. Dự toán thu phí, lệ phí và thu khác

Các đơn vị xây dựng dự toán thu đầy đủ và chi tiết theo từng nguồn thu như sau:

- Các khoản thu thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được để lại chi theo chế độ, các đơn vị căn cứ số thực hiện thu năm 2012, ước thực hiện năm 2013, những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2014 để xây dựng dự toán thu cho phù hợp (căn cứ theo mức thu học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định cho năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015), mang tính tích cực và đảm bảo đúng chính sách, chế độ. Trong đó chi tiết theo từng loại: học phí chính quy, không chính quy (tại chức, văn bằng 2 dưới hình thức học tại trường hoặc liên kết với các địa phương, đơn vị; tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa theo chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh do nhà nước giao hoặc theo tiêu chí của Bộ hướng dẫn); lệ phí dự thi, dự tuyển.

- Các khoản thu sự nghiệp khác (gọi chung là thu khác), không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong đó chi tiết theo từng loại: thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, phí dịch vụ, học phí các loại hình đào tạo do trường tự tổ chức tuyển sinh, tự ký hợp đồng đào tạo cho cá nhân, các đơn vị theo hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng theo chuyên đề; lệ phí và thu sự nghiệp khác, đơn vị lập dự toán riêng (biểu 1a) không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

2.3. Dự toán chi NSNN phát triển sự nghiệp:

2.3.1. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo:

- Năm 2014 là năm đầu của chu kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp (2014-2016) theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2014 phải căn cứ vào việc đánh giá tình hình thực hiện, mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên năm 2013 và dự kiến nhiệm vụ kế hoạch phát triển đào tạo tăng hoặc giảm của năm 2014.

- Dự toán chi NSNN năm 2014 chi tiết theo từng nội dung (bao gồm cả chi từ nguồn NSNN giao và chi từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác được để lại đơn vị chi theo chế độ).

- Dự toán nguồn cải cách tiền lương: Các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định: nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) dành một phần nguồn thu được để lại theo chế độ, đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết (nếu có) sang năm 2014 để tiếp tục thực hiện.

- Xây dựng dự toán chi vốn đối ứng, vốn vay và vốn viện trợ đối với các dự án vay nợ và viện trợ phải dựa trên cơ sở tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời phù hợp với tỷ lệ giải ngân vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của dự án được thực hiện năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm 2014. Không xây dựng vốn đối ứng quá cao; dự toán chi quản lý dự án phải quán triệt đầy đủ yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Các dự án phải tính toán, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoàn thành dứt điểm các hoạt động khi dự án kết thúc.

2.3.2. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ:

- Đối với dự toán kinh phí hoạt động năm 2014 của tổ chức khoa học công nghệ được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục VI Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 của Liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.

- Đối với dự toán kinh phí năm 2014 chi cho các đề tài, dự án KHCN sử dụng vốn NSNN: Căn cứ xây dựng dự toán là nhiệm vụ nghiên cứu KHCN đã được Bộ phê duyệt cho các đề tài, dự án và các định mức chi kinh phí đã hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc lập, duyệt, cấp phát, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Danh mục đề tài nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước; Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ; Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp nhà nước; Danh mục các dự án khoa học và công nghệ có quy mô lớn hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ để hình thành sản phẩm quốc gia; Đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư dự kiến sẽ ký với các nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; Đề xuất các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp các tổ chức khoa học và công nghệ; Dự án sản xuất thực nghiệm cấp nhà nước; Đối với các Viện nghiên cứu đề nghị cần nêu rõ các sản phẩm khoa học đối với đội ngũ nghiên cứu hưởng lương từ sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

2.3.3. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường :

- Căn cứ xây dựng dự toán là các dự án, đề tài, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được Bộ phê duyệt, các định mức chi kinh phí được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 và số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/01/2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và lập dự toán công tác bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các dự án quan trắc tác động đối với môi trường, tăng cường năng lực quan trắc môi trường.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.3.4. Chi sự nghiệp kinh tế:

- Dự toán chi cho các dự án điều tra cơ bản, quy hoạch khảo sát chưa kết thúc năm 2013 kéo dài sang năm 2014.

- Đăng ký và xây dựng dự toán chi cho các dự án mới năm 2014 căn cứ vào Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

2.3.5. Chi chương trình mục tiêu quốc gia

- Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD&ĐT):

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2012-2015, Thông tư liên tịch số 40/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 10/4/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2012-2015 và ước thực hiện các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT năm 2013, các mục tiêu nhiệm vụ năm 2014 lập dự toán nhu cầu chi thực hiện các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT năm 2014:

+ Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn; Hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên, trường sư phạm.

Các đơn vị đề xuất nội dung, dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT năm 2014 theo từng mục tiêu nêu trên, thuyết minh rõ cơ sở tính toán, các dự án đã được phê duyệt chuyển tiếp hoặc triển khai mới.

- Chương trình mục tiêu quốc gia khác: Xây dựng dự toán trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt, chuyển tiếp và dự kiến thực hiện năm kế hoạch.

Các trường, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng kế hoạch theo các nội dung hướng dẫn trên và báo cáo đầy đủ theo các biểu mẫu liên quan đến hoạt động của đơn vị (File điện tử các biểu mẫu báo cáo có thể được lấy tại địa chỉ sau: www.moet.gov.vn ).

Để giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán thu chi ngân sách nhà nước báo cáo Bộ Tài chính đúng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) như sau:

- Các biểu mẫu yêu cầu tổng hợp vào 01 file lấy theo tên đơn vị và gửi qua thư điện tử trước ngày 25/6/2013 theo địa chỉ: [email protected] và địa chỉ: [email protected].

- Báo cáo xây dựng kế hoạch năm 2014 chính thức (bản in) gửi về Bộ trước ngày 30/6/2013.

Khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và hướng dẫn của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ sẽ có hướng dẫn bổ sung để các đơn vị thực hiện xây dựng bổ sung theo đúng tinh thần chỉ đạo của T hủ tướng.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ;
- Lưu VT, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỜNG
TH
Ứ TRƯỞNG




Phạm Mạnh Hùng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3965/BGDĐT-KHTC

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 3965/BGDĐT-KHTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 13/06/2013
Ngày hiệu lực 13/06/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước, Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 3965/BGDĐT-KHTC

Lược đồ Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách 2014


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách 2014
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 3965/BGDĐT-KHTC
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Ngày ban hành 13/06/2013
Ngày hiệu lực 13/06/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước, Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách 2014

Lịch sử hiệu lực Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách 2014

  • 13/06/2013

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 13/06/2013

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực