Công văn 8400/TCHQ-PC

Công văn 8400/TCHQ-PC năm 2014 trả lời vướng mắc vượt thẩm quyền của Cục Hải quan địa phương do Tổng cục Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 8400/TCHQ-PC 2014 vướng mắc vượt thẩm quyền Cục Hải quan địa phương


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 8400/TCHQ-PC
V/v trả lời vướng mắc vượt thẩm quyền của các Cục Hải quan địa phương

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng về việc chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp năm 2014, Văn phòng đã điện fax yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền của đơn vị. Qua báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tổng số có 49 nội dung vướng mắc của doanh nghiệp vượt thẩm quyền giải quyết của đơn vị.

Tổng cục đã tổng hợp, giải đáp các vướng mắc gửi các đơn vị để thực hiện và hướng dẫn cho doanh nghiệp (Phụ lục đính kèm).

Quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua đơn vị nghiệp vụ liên quan đến nội dung vướng mắc) để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Tổng cục trưởng (thay b/c);
- Các đ/c PTCT (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT, PC (02b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

TÀI LIỆU

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA CÁC CỤC HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo công văn số 8400 ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Tổng cục Hải quan)

Câu 1. Cục Hải quan Nghệ An

1. Doanh nghiệp X cử ông A đi học lớp khai hải quan điện tử, giấy chứng nhận khai hải quan được cấp cho Doanh nghiệp X hay cấp cho ông A đó? Trường hợp giấy chứng nhận được cấp cho ông A thì sau này, khi ông A không làm việc cho Doanh nghiệp X nữa thì ông A được cấp chứng nhận này có được khai hải quan cho các Doanh nghiệp khác không? Và Doanh nghiệp X có phải cử người khác đi học khai hải quan nữa không?

2. Biện pháp nào để cơ quan Hải quan biết rằng Doanh nghiệp khai hải quan đó đã được cấp chứng chỉ đào tạo?

Trả lời

Theo quy định tại Điểm d Điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ, Điểm b Khoản 6 Điều 6 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 và Điểm c Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, trong đó quy định: “người khai hải quan điện tử được đào tạo qua các cơ sở đào tạo quy định tại Điều 6 Thông tư số 80/2011/TT-BTC ngày 09/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 14/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 của Chính phủ quy định về Điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan và có khả năng sử dụng thành thạo Hệ thống khai hải quan điện tử, trường hợp không đáp ứng được Điều kiện trên, người khai hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua đại lý làm thủ tục hải quan”.

Đối tượng tham gia các khóa học là cá nhân thì sau khi hoàn thành khóa học cá nhân đó được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan điện tử là Điều kiện để người khai hải quan thực hiện khai hải quan điện tử cho doanh nghiệp. Tư cách pháp nhân trên tờ khai hải quan vẫn là doanh nghiệp.

Về chính sách tuyển dụng, cử người tham gia khóa học để khai hải quan cho doanh nghiệp tùy thuộc vào việc quản lý, sự thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động.

2. Cơ quan Hải quan thực hiện biện pháp kiểm tra chứng chỉ đào tạo theo quy định.

Câu 2. Cục Hải quan Long An

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC thì một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại do Cục Hải quan tỉnh Long An tổ chức ngày 25/3/2014 thì quy định này gây khó khăn trong trường hợp 01 lô hàng của công ty thường xuyên có nhiều hóa đơn cho 01 Bill.

Trả lời

Điểm c Khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định “Một tờ khai chỉ khai báo cho một hóa đơn”. Đây là quy định mang tính hỗ trợ người khai hải quan trong việc tính toán trị giá tính thuế và tính tổng số thuế khi Hệ thống VNACCS căn cứ thông tin hóa đơn để tự động phân bổ trị giá tính thuế và tính thuế của từng dòng hàng trên tờ khai.

Do loại hình chế xuất không bị quản lý bởi chính sách thuế và trị giá tính thuế, Tổng cục Hải quan tiếp thu ý kiến góp ý của Công ty và hướng dẫn khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Một mặt hàng có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn thương mại của một người bán hàng, cùng Điều kiện giao hàng, giao hàng một lần và có một vận đơn thì người khai hải quan được khai trên một tờ khai hải quan. Tại tiêu chí “Số hóa đơn” thể hiện một số hóa đơn, các số hóa đơn còn lại thể hiện tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 3. Cục HQ Quảng Ngãi, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

Vướng mắc thực hiện quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 và Công văn số 1767/BTC-TCHQ ngày 11/2/2014 của Bộ Tài chính

Theo phản ánh vướng mắc nêu tại công văn số 185/HQQNG-NV ngày 25/2/2014 thì: “Điểm a Mục 1 công văn số 1767/BTC-TCHQ có quy định về địa Điểm tập kết hàng hóa là “kho, bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp được cơ quan Hải quan công nhận đủ Điều kiện giám sát hải quan” nhưng không quy định cấp nào có thẩm quyền công nhận các địa Điểm này và cơ quan Hải quan quản lý như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2014/TT-BTC thì “khai hải quan đối với hàng xuất khẩu thực hiện sau khi đã tập kết đầu đủ hàng hóa tại địa Điểm do người khai hải quan thông báo”. Theo công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/3/2014 thì người khai hải quan có văn bản thông báo kho, bãi địa Điểm tập kết hàng xuất khẩu về Tổng cục Hải quan để được cấp mã địa Điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến. Trong trường hợp hàng hóa được tập kết tại kho bãi của doanh nghiệp chưa được cơ quan Hải quan cấp mã địa Điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến thì cơ quan Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai mã địa Điểm lưu giữ hàng hóa theo Mã tạm của Chi cục nơi mở tờ khai. Đề nghị các Cục Hải quan nghiên cứu kỹ văn bản số 3925/BTC-TCHQ để thực hiện.

Câu 4. Cục HQ Quảng Bình

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy năng lực tài chính để đầu tư cho cơ sở hạ tầng (máy móc, thiết bị) cho con người (cán bộ nghiệp vụ làm thủ tục hải quan) còn rất hạn chế và gặp khó khăn nhất trong thời Điểm suy thoái này. Hiện tại, ngành Hải quan đang triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, muốn thành công, rất cần sự hợp tác của các đối tác doanh nghiệp.

Đề xuất: Chính phủ cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp cả về đầu ra (thị trường)

Trả lời

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, cụ thể như sau:

- Cung cấp phần mềm khai báo miễn phí về Hệ thống VNACCS/VCIS cho doanh nghiệp.

- Tổ chức đào tạo tập huấn miễn phí về Hệ thống VNACCS/VCIS cho tất cả doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS thông qua cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp, thông qua điện thoại, website,...

Câu 5. Cục Hải quan Hà Nội

- Thủ tục hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS mới được áp dụng do vậy còn nhiều bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện: tờ khai xuất không có tiêu chí để kiểm tra xuất xứ hàng hóa; đối với tờ khai chuyển phát nhanh, doanh nghiệp khai theo mã phương tiện vận chuyển là đường hàng không, hệ thống yêu cầu điền số hiệu chuyến bay nhưng doanh nghiệp chuyển phát nhanh không cung cấp; tờ khai sau thông quan chưa thực hiện hủy được ....

- Tờ khai có hàng chờ mang về bảo quản không in được thông báo thuế cho doanh nghiệp do chưa thực hiện CEA/CEA dẫn đến doanh nghiệp nộp thuế nhưng số thuế không nhập máy được do không cập nhật được biên lai vào máy.

Trả lời

Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hủy tờ khai theo đúng quy định tại Khoản III.2 Mục 2 Phần I Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ Đối với hồ sơ hủy hợp lệ thì thực hiện thêm những công việc sau đây:

1. Thu hồi bản in Tờ khai hải quan điện tử có xác nhận của cơ quan Hải quan (trong trường hợp cơ quan Hải quan đã xác nhận Thông quan/Giải phóng hàng), lưu cùng bộ hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

2. Sử dụng nghiệp vụ CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS và chức năng “Cập nhật thông tin tờ khai hủy sau CEA/CEE” trên Hệ thống e-Customs để ghi nhận và chuyển tờ khai sang trạng thái hủy.

3. Chuyển thuế từ tờ khai hủy sang tờ khai khai lại (nếu có):

Căn cứ giấy đề nghị Điều chỉnh thuế theo mẫu C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính do người khai hải quan nộp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện:

3.1. Kiểm tra thông tin trên giấy nộp tiền và giấy đề nghị Điều chỉnh thuế, nếu hợp lệ sử dụng nghiệp vụ RCC xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho tờ khai khai lại.

3.2. Chuyển Giấy nộp tiền và giấy đề nghị Điều chỉnh thuế theo mẫu C1-07 cho bộ phận kế toán để Điều chỉnh tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Câu 6. Cục Hải quan Thanh Hóa

1. Khó khăn về địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Về thực tế:

Tại địa bàn Cục Hải quan Thanh Hóa được giao quản lý, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp nhỏ với quy mô hoạt động rất bé, lại không thường xuyên. Hơn nữa, các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam chưa có địa Điểm kiểm tra tập trung. Nếu địa Điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình, hoặc kho công trình, nơi sản xuất của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí được đề cập tại Mục 1 công văn số 1767/BTC-TCHQ ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính (“Kho, bãi tập kết hàng hóa phải có tường rào ngăn cách, có cổng, cửa để khóa, niêm phong và có camera theo dõi”), thì rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu kho, bãi tập kết hàng hóa không có tường rào ngăn cách, không có cổng, cửa để khóa, niêm phong và không có camera để theo dõi, thì rất khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quản , nhất là phòng, chống gian lận thương mại; phòng chống việc hoàn khống thuế VAT đối với những doanh nghiệp m ăn gian dối.

- Về các nội dung được đề cập trong các văn bản hiện hành:

Khoản 8 Điều 63 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính về Điều kiện thành lập đối với địa Điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình, hoặc kho công trình, nơi sản xuất của doanh nghiệp không quy định cụ thể các tiêu chí.

Tuy nhiên, tại Điểm a Mục 1 công văn số 1767/BTC-TCHQ ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định kho bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp được cơ quan Hải quan công nhận đủ Điều kiện giám sát hải quan phải đảm bảo các Điều kiện: Kho, bãi tập kết hàng hóa phải có tường rào ngăn cách, có cổng, cửa để khóa, niêm phong và có camera theo dõi.

Tại Điểm a Mục 1 công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/02/2014 của Bộ Tài chính đề cập: “đối với một số mặt hàng yêu cầu phải được lưu giữ trong Điều kiện môi trường đặc biệt…., thì không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ tại một địa Điểm...”

Tại Điểm b Mục 1 công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/02/2014 của Bộ Tài chính đề cập: “Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao hoặc... thì không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai hải quan...”

Từ các quy định trên, dẫn đến cách hiểu: Về địa Điểm tập kết hàng hóa đề cập tại Điểm a và Điểm b Mục 1 công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính có phải đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định đề cập tại Điểm a Mục 1 công văn số 1767/BTC-TCHQ ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính hay không? (Kho, bãi tập kết hàng hóa phải có tường rào ngăn cách, có cổng, cửa để khóa, niêm phong và có camera theo dõi).

Những khó khăn, vướng mắc về địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Cục Hải quan Thanh Hóa đã báo cáo nhưng chưa được Tổng cục Hải quan có ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22, Điều 23 Thông tư 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công thì: Thủ tục hải quan áp dụng như thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Thông tư này.

Như vậy, loại hình cho trường hợp trên là xuất, nhập nguyên liệu, sản phẩm gia công chuyển tiếp cho hợp đồng khác (NGC18, NGC19, XGC18, XGC19) và trình tự thủ tục thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 20, hay cả thủ tục và loại hình đều thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 (XGC13, NGC13).

3. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 27 Thông tư 13/2014/TT-BTC “Thủ tục bán nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn tại thị trường Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này”

Đối với đầu nhập thì mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh tại chỗ nhưng đầu xuất thì mở theo loại hình nào?

Khi thực hiện Thông tư 117/2010/TT-BTC thì chỉ mở tờ khai nhập tại chỗ, sau đó sao y 01 bản làm báo cáo hồ sơ thanh Khoản, còn lượng nguyên liệu dư của hợp đồng gia công theo dõi trên máy không triệt tiêu được. Tuy nhiên, với quy định tại Thông tư 13/2014/TT-BTC thì thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa ... được thực hiện trước khi thanh Khoản hồ sơ nên khó khăn trong việc kiểm tra số liệu.

Với chương trình quản lý gia công thì việc mở tờ khai xuất theo loại hình XGC-TC (XGC13) chỉ cho xuất khẩu sản phẩm gia công chứ không cho xuất khẩu nguyên liệu mặc dù chương trình điện tử vẫn cho chọn nguyên liệu xuất khẩu nhưng khi thanh Khoản thì phần nguyên liệu này không được tất toán.

4. Về thời hạn thực hiện hợp đồng gia công:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2014/TT-BTC: “Trường hợp một hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lực trên một năm thì có thể tách thành nhiều phụ lục hợp đồng để thực hiện...” và Điểm a3 Khoản 1 Điều 25: “Đối với hợp đồng gia công tách ra phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh Khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh Khoản hợp đồng gia công”.

Vậy, trường hợp ban đầu doanh nghiệp chỉ thông báo hợp đồng gia công có thời hạn một năm nhưng sau đó có phụ lục hợp đồng không tách phụ lục mà chỉ gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng gia công thêm 1 hoặc nhiều năm nữa thì có thanh Khoản theo từng năm không? Trường hợp thanh Khoản theo từng năm thì cách quản lý trên hệ thống phần mềm như thế nào?

Trả lời

1. Khó khăn về địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Về nội dung này Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời số 4174/TCHQ-GSQL ngày 17/4/2014 về việc vướng mắc kho bãi.

2. Về thủ tục hải quan: thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 13/2014 ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính.

Về mã loại hình: sử dụng mã loại hình : NGC18, NGC19, XGC18, XGC 19 (như đã áp dụng tại Thông tư 117/2010/TT-BTC).

3. Đối với đầu xuất: Mã loại hình thực hiện theo hướng dẫn tại tại Phụ lục II Quyết định số 02/QĐ-TCHQ ngày 02/01/2013 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, sử dụng mã loại hình xuất gia công kinh doanh (XGC03).

Đối với đầu nhập: Mã loại hình thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Quyết định số 02/QĐ-TCHQ ngày 02/01/2013 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, sử dụng mã loại hình nhập gia công kinh doanh (NGC03).

4. Về phụ lục hợp đồng: Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 13/2014 ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính, trường hợp gia hạn thời hạn hiệu lực của HĐGC phải được thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và phụ lục hợp đồng là một bộ phận không tách rời của HĐGC.

Về thanh Khoản phụ lục hợp đồng gia công: căn cứ quy định tại Điểm a3 Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 13/2014 ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính, thời hạn thanh Khoản phụ lục thực hiện như đối với thanh Khoản HĐGC, thanh Khoản theo năm.

Về quản lý việc thanh Khoản phụ lục hợp đồng gia công trên hệ thống phần mềm: thực hiện như quy định đối với quản lý thanh Khoản hợp đồng gia công.

Câu 7. Cục Hải quan Hà Tĩnh

Từ năm 2013 đến nay, một số doanh nghiệp tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đã có công văn gửi Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hướng dẫn thủ tục nhập khẩu rượu từ Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo vào nội địa. Đơn vị đã phản ánh vướng mắc trên với Tổng cục Hải quan, và được hướng dẫn chờ có văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương về vướng mắc đã nêu trên.

Tuy nhiên, đến nay Bộ Công thương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc các doanh nghiệp có được làm thủ tục nhập khẩu rượu từ Khu phi thuế quan vào nội địa hay không?

Quan Điểm của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh: Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định Doanh nghiệp không được m thủ tục nhập khẩu rượu từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam. Vì vậy, quan Điểm của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh mặt hàng rượu được phép m thủ tục nhập khẩu từ Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo vào nội địa Việt Nam.

Trả lời

Về việc này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2537/TCHQ-GSQL ngày 13/5/2013 trao đổi với Bộ Công thương. Tại công văn số 5094/BCT-XNK ngày 12/6/2013 và công văn số 7181/BCT-XNK ngày 13/8/2013 Bộ Công thương trả lời một số vướng mắc liên quan đến Nghị định 94/2012/NĐ-CP song chưa trả lời về vướng mắc nhập khẩu rượu từ khu phi thuế quan vào nội địa. Đồng thời Bộ Công thương có ý kiến đang tổng hợp ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan và sẽ có văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu rượu. Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục có công văn đề nghị Bộ Công thương hướng dẫn việc nhập khẩu rượu từ khu phi thuế quan vào nội địa.

Câu 8. Cục Hải quan Cần Thơ

1. Tại Điều 19 quy định thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký 01 lần theo quy định của pháp luật. Căn cứ Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 thì thời hạn hiệu lực của tờ khai là 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, trong khi đó, quy định tại Khoản 2, Điều 44 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký 01 lần theo hiệu lực hợp đồng.

Đề xuất: Thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký 01 lần: thực hiện theo quy định Khoản 2, Điều 44 Thông tư số 128/2013/TT-BTC

2. Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 quy định: Thương nhân có trách nhiệm khai rõ tên, loại, số hiệu phương tiện tàu bay mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khai hải quan. Thực tế rất khó thực hiện khi đăng ký tờ khai một lần, tái xuất nhiều lần, lý do: tại thời Điểm đăng ký tờ khai, hãng hàng không chưa xác định được tên, loại phương tiện để khai báo.

Đề xuất: Trường hợp chưa xác định được tên, loại, số hiệu phương tiện để khai báo khi đăng ký tờ khai thì thương nhân sẽ thực hiện kê khai tên, loại, số hiệu phương tiện trên Hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu xuất kho.

3. Tại Điểm b, Khoản 5, Điều 3: “Đối với lô hàng kiểm tra thực tế thì công chức Hải quan căn cứ kết quả giám định về khối lượng, trọng lượng, chủng loại lô hàng ...... thực hiện xác nhận trên tờ khai hải quan để thông quan lô hàng”. Theo đó, quy định này được hiểu tất các lô hàng xăng dầu được phân luồng đỏ thì phải căn cứ chứng thư giám định.

Đề xuất: Sửa đổi, bổ sung “Đối với lô hàng kiểm tra thực tế thì công chức Hải quan căn cứ vào khối lượng, trọng lượng được xác định theo Khoản 3 Điều 3, chứng thư giám định chủng loại lô hàng và kết quả ... thực hiện xác nhận trên tờ khai hải quan để thông quan lô hàng. Riêng đối với xăng dầu cung ứng (tái xuất) theo Khoản 3, 4 Điều 2 thì căn cứ theo chứng thư giám định chủng loại hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của doanh nghiệp (trừ xăng dầu cung ứng cho tàu bay)”.

4. Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 11: Trong Đơn đặt hàng (Order) phải khai “định mức khối lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế”, thực tế định mức này phụ thuộc vào tuổi của tàu, lượng hàng hóa chở trên tàu,...do đó, việc khai báo nội dung này của thương nhân trong đơn đặt hàng, cơ quan Hải quan không kiểm soát và quản được.

Đề xuất: Trong Đơn đặt hàng (Order) thương nhân không phải khai “định mức khối lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế”, thương nhân tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với số lượng xăng dầu đã được cung ứng.

5. Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20: Việc cung ứng xăng dầu cho tàu bay của các doanh nghiệp quản lý khai thác tàu bay Việt Nam và nước ngoài chủ yếu thông qua hợp đồng đã ký kết, trong khi đó theo quy định tại Điều này thì doanh nghiệp quản lý khai thác tàu bay phải nộp thêm đơn đặt hàng (Order). Việc sử dụng đơn đặt hàng (Order) chỉ thực hiện cho các chuyến bay đột xuất, không thường xuyên.

Đề xuất:

- Trường hợp thương nhân có Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp đồng thì không cần nộp Đơn đặt hàng (Order).

- Đơn đặt hàng (Order) của doanh nghiệp quản lý khai thác tàu bay hoặc cơ trưởng. Trong đơn đặt hàng thương nhân không cần khai báo “định mức khối lượng xăng dầu bay chuyến quốc tế”. Thương nhân tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với số lượng xăng dầu đã được cung ứng:

6. Tại Tiết a. 3, Điểm a, Khoản 1, Điều 3 quy định “Sau khi thương nhân hoàn thành việc bơm xăng dầu theo quy định, công chức Hải quan không phải thực hiện niêm phong kho và giao chủ hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng xăng dầu cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu”. Mặt hàng xăng dầu ngoài việc có kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, thương nhân có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan.

Đề xuất: “Sau khi thương nhân hoàn thành việc bơm xăng dầu theo quy định, công chức Hải quan niêm phong bồn bể chứa xăng dầu, trừ trường hợp bồn bể có kết nối liên hoàn với nhau không niêm phong được thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về giữ nguyên trạng xăng dầu cho đến lô hàng đủ Điều kiện thông quan và hoàn thành nghĩa vụ thuế”.

7. Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 10, thông tư số 139/2013/TT-BTC thì “Xăng dầu tái xuất được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu đó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tái xuất” và tại Điều 6 Quyết định số 01/2008/QĐ-BCT ngày 03/01/2008 của Bộ Công thương quy định “Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu theo 01 lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập”.

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có nhiều Công ty thành viên và các Công ty thành viên này thực hiện tạm nhập, tái xuất xăng dầu theo ủy quyền của Tập đoàn (tờ khai tạm nhập và tờ khai tái xuất đều do Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đứng tên người xuất khẩu, người nhập khẩu và ủy quyền cho các Công ty thành viên ký tên khai báo thủ tục hải quan).

Trường hợp Công ty TNHH MTV xăng dầu Tây Nam Bộ (là Công ty thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) đăng ký tờ khai tạm nhập xăng dầu theo ủy quyền của Tập đoàn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ; sau khi lô hàng được thông quan, Công ty thành viên khác trực thuộc Tập đoàn có được sử dụng tờ khai tạm nhập này và lấy nguồn xăng dầu cùng chủng loại tại hệ thống kho nội địa khác để đăng ký tờ khai tái xuất tại đơn vị Hải quan quản lý kho nội địa hay không?

Trả lời

1. Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu bay, hiệu lực của tờ khai thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 44 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

2. Ngày 17/12/2013, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 1282/GSQL-GQ3 v/v vướng mắc liên quan tới thủ tục hải quan đối với XK, TNTX xăng dầu tàu bay theo Thông tư số 139/2013/TT-BTC theo đó:

- Khai báo trên tờ khai xuất khẩu đối với trường hợp thương nhân xuất khẩu hoặc tái xuất xăng dầu cho nhiều hãng hàng không:

Thương nhân thực hiện khai trên Phụ lục tờ khai xuất khẩu (tương tự như trường hợp khai báo đối với lô hàng có từ 04 (bốn) mặt hàng trở lên hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/2/2012 của Bộ Tài chính).

- Khai báo tên, loại, số hiệu phương tiện tàu bay trên tờ khai tái xuất:

Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Thông tư số 139/2013/TT-BTC Trường hợp có thay đổi thông tin thì thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

3. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan Hải quan căn cứ Chứng thư giám định về khối lượng, Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, Chứng thư giám định về chủng loại xăng dầu. Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 139/2013/TT-BTC thì căn cứ Chứng thư giám định về chủng loại hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân (trừ trường hợp cung ứng xăng dầu cho tàu bay).

4. Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 139/2013/TT-BTC (quy định thương nhân phải khai rõ định mức xăng dầu sử dụng chặng nội địa, chặng quốc tế và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức khai báo).

5. Đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Thông tư số 139/2013/TT-BTC.

6. Theo quy định tại Điểm a.3, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 139/2013/TT-BTC trường hợp bơm xăng dầu tạm nhập vào bồn bể đang chứa xăng dầu nhập khẩu cùng chủng loại (kể cả trường hợp bồn bể có kết nối liên hoàn với nhau), công chức Hải quan không phải thực hiện niêm phong kho và giao chủ hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng xăng dầu cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu.

Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu nhập khẩu và hoàn thành nghĩa vụ về thuế, thương nhân mới được phép đưa xăng dầu vào sử dụng.

7. Trường hợp Công ty TNHH MTV Xăng dầu Tây Nam Bộ đăng ký tờ khai tạm nhập xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ thì chỉ Công ty này được sử dụng tờ khai tạm nhập đã mở để đăng ký tờ khai tái xuất.

Liên quan nội dung vướng mắc nêu trên, Tổng cục Hải quan đã ban hành các công văn hướng dẫn số 8103/TCHQ-GSQL ngày 26/12/2013 hướng dẫn về thủ tục tái xuất xăng dầu.

Câu 9. Cục Hải quan Lào Cai, Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, Cục Hải quan Cần Thơ, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Quảng Ninh

Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2014. Nghị định này quy định các Bộ, ngành với chức năng, nhiệm vụ được phân công sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Bộ Công thương ban hành Thông tư 187/2013/NĐ-CP mua bán hàng hóa quốc tế">04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định còn các Bộ, ngành khác chưa ban hành thông tư hướng dẫn để thực hiện. Kiến nghị các Bộ, ngành nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn chuyên ngành.

Trả lời

Ngày 27/12/2013 Bộ Tài chính đã có công văn số 18100/BTC-TCHQ đề nghị các Bộ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và phối hợp với Bộ Tài chính trong việc công bố mã số HS theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

Câu 10. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

1. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp có vướng mắc như sau:

- Ngày 12/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014; tại Điểm 7, Khoản 9 Điều 1 quy định như sau: “Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này”.

- Ngày 27/01/2014, Tổng cục Hải quan có công văn số 1047/TCHQ-GSQL về việc thực hiện Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung hướng dẫn: “Trong thời gian chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thì căn cứ quy định Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP nêu trên để hướng dẫn DNCX khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, xuất khẩu”.

- Hiện nay, các doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung đang thực hiện quyền xuất nhập khẩu, nhưng chưa kịp thành lập chi nhánh theo quy định tại Điểm 7, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ; theo đề xuất của các doanh nghiệp trong thời gian chưa thực hiện kịp thủ tục thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất, đề nghị được tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung đối với hàng hóa mua bán tại Việt Nam để trách ách tắc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ngày 20/02/2014 Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã có công văn số 514/HQHCM-GSQL gửi Tổng cục Hải quan báo cáo vướng mắc khi thực hiện công văn số 1047/TCHQ-GSQL và đề xuất: Trước mắt, để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trong thời gian chưa thành lập kịp các chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất, cho phép các doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, được thực hiện các thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung đến hết ngày 31/3/2014, trong thời gian này các doanh nghiệp phải liên hệ với Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP Hồ Chí Minh để thành lập chi nhánh theo đúng quy định tại Điểm 7 Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

- Ngày 04/3/2014 Tổng cục Hải quan có công văn số 2179/TCHQ-GSQL với nội dung: Đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện đúng quy hướng dẫn tại công văn số 1047/TCHQ-GSQL ngày 27/01/2014. Nếu thực hiện theo quy định của Nghị định 164/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp thuộc 02 khu chế xuất sẽ bị ngưng trệ, các doanh nghiệp có rất nhiều phản ứng gửi đến cơ quan Hải quan.

Hiện nay, Bộ Tài chính chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 164/2013/NĐ-CP cho nên các doanh nghiệp đều bị động trong việc sản xuất kinh doanh. Để có thời gian chuẩn bị, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp thuộc 02 Khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung được kéo dài thực hiện quy định tại Điểm 7, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ đến ngày 30/6/2014 trong khi chờ hướng dẫn cụ thể tại Thông tư.

2. Về địa Điểm làm thủ tục Hải quan:

Rất nhiều doanh nghiệp vướng mắc về địa Điểm làm thủ tục Hải quan theo Khoản 1 Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC (10/9/2013), trong đó yêu cầu Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và m thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh Mục đã đăng ký tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất;

Theo ý kiến của nhiều Doanh nghiệp: Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do nếu phải chuyển đổi đăng ký TKHQ về nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất:

+ Phải tổ chức lại bộ máy nhân sự của DN (vốn trước kia đã hoạt động ổn định và có hiệu quả)

+ Phát sinh thêm rất nhiều chi phí do phải m thủ tục chuyển hàng hóa về địa Điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu (nếu hàng phải kiểm tra). Điều này ảnh hưởng nhiều đến giá bán hàng hóa, làm giảm lợi nhuận của DN.

+ Mất thời gian và công sức hơn tính từ thời Điểm mở TKHQ cho đến lúc thông quan, đặc biệt đối với các TKHQ luồng đỏ (DN phải cử người lên TP để đặt chỗ thuê tàu cũng như nhận lệnh giao hàng …..).

+ Các Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức sản xuất, tiến độ giao hàng và nhất uy tín của DN trong các giao dịch thương mại.

Điều này không phù hợp với Điều 1. Chính sách về hải quan của Luật Hải quan (được sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo Điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.

Ý kiến đề xuất của doanh nghiệp: Được mở tờ khai hải quan tại bất kỳ Cục Hải quan nào mà doanh nghiệp thấy thuận tiện, không phân biệt nơi có cơ sở sản xuất, trụ sở chính hay chi nhánh có chức năng làm thủ tục hải quan.

3. Công tác quản của các cơ quan chuyên ngành còn chồng chéo, khi doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành (hàng không đạt chất lượng, không đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm...) thì cơ quan quản lý chuyên ngành không xử phạt mà chuyển về cơ quan Hải quan để xử phạt. Kiến nghị: Khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực quản lý của mình, cơ quan quản lý chuyên ngành xử phạt và thông báo cho cơ quan Hải quan để hoàn tất hồ sơ.

4. Về công tác giám sát:

- Đường truyền Hệ thống thông quan điện tử chậm, không ổn định, thường xuyên báo lỗi: tại bộ phận giám sát hàng hóa XK, NK chuyển cửa khẩu không thấy được thông tin tờ khai, dẫn đến việc xử lý thông tin tờ khai chậm trễ, gây bức xúc cho người khai hải quan do phải chờ đợi việc xác minh thông tin lẫn công chức thừa hành thực thi nhiệm vụ phải lưu giữ hồ sơ chờ cập nhật dữ liệu sau khi hệ thống thông suốt dễ dẫn đến việc thông tin không cập nhật kịp thời, thất lạc hồ sơ....;

Đội Giám sát hiện đang thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát đối với tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống thông quan điện tử phiên bản 4. Tuy nhiên, đơn vị nhận thấy Hệ thống không có chức năng tổng hợp số liệu báo cáo và báo cáo chi tiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Do đó, gây khó khăn cho đơn vị trong công tác thống kê, báo cáo khi có yêu cầu của các cấp, các ngành (hiện nay đơn vị phải tự thiết kế phần mềm nhập máy thủ công để theo dõi, phục vụ báo cáo, vừa mất thời gian nhập dữ liệu vừa không đảm bảo tính chính xác).

- Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu thực tế lệch trọng lượng so với khai báo do dung sai giữa cân của chủ hàng/người khai hải quan với cân của Công ty kinh doanh kho bãi tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất dẫn đến việc phải khai báo sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho người khai hải quan. Đặc biệt là các trường hợp thời gian làm thủ tục xuất hàng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ, không liên lạc được với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (nơi đăng ký tờ khai).

* Kiến nghị:

Đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu:

- Thực hiện việc nâng cấp đường truyền hệ thống một cách thường xuyên, liên tục để đảm bảo thông suốt, tránh ách tắc.

- Cần thiết kế thêm trên Hệ thống thông quan điện tử chức năng thống kê số liệu báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu để đảm bảo công tác báo cáo được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

- Cần hệ thống, thống kê và cập nhật thường xuyên để cung cấp danh bạ điện thoại tất cả các đơn vị m thủ tục hải quan trên toàn quốc (kể cả số điện thoại liên lạc ngoài giờ hành chính) để thuận tiện liên lạc, phối hợp giải quyết các vụ việc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.

Trả lời

1. Về Điểm 7 Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ:

Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4184/TCHQ-GSQL ngày 18/04/2014 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời gian thực hiện đến hết ngày 30/06/2014.

2. Về địa Điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng NSXXK đã được quy định tại Điều 36 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 và đã được Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 11/11/2013, công văn số 16236/BTC-TCHQ ngày 22/11/2013 và Tổng cục Hải quan tại công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 11/11/2013.

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng các quy định, hướng dẫn trên.

4. Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của đơn vị để có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành.

5. Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của đơn vị để tiếp tục nghiên cứu, xem xét, sửa đổi bổ sung.

Câu 11. Cục HQ Lạng Sơn

Quá trình thực hiện Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC và các biểu mẫu có liên quan, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận thấy những khó khăn, vướng mắc:

Tại tiết b.1, Điểm b, Khoản 2 Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa Điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa Điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

Tại tiết b.3, Điểm b, Khoản 2 Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa; Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa Điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa Điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

- Tuy nhiên công văn của các Cơ quan kiểm tra chuyên ngành đồng ý, đề nghị Chi cục cho phép Doanh nghiệp mang hàng về kho bảo quản đến khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành. Trong trường hợp này Chi cục sẽ bàn giao cho DN hay cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành?

- Tại Chi cục Hải quan Ga ĐSQT Đồng Đăng có trường hợp hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp không bốc dỡ tại cửa khẩu mà được chuyển thẳng theo đường sắt về Ga Yên Viên mới thực hiện bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển khác để đưa về kho của Doanh nghiệp. Trường hợp này Chi cục sẽ thực hiện niêm phong và bàn giao như thế nào?

- Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 chưa ban hành Biểu mẫu Biên bản bàn giao để thực hiện Điều 27.

Trả lời

1. Về đơn vị nhận bàn giao: theo quy định tại Điểm b.1.3 và b.3.2 Khoản 2 Điều 27 thì cơ quan Hải quan lập biên bản bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đưa về địa Điểm kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan Hải quan tại địa phương chưa tổ chức họp thống nhất nội dung phối hợp bàn giao trách nhiệm giám sát hàng hóa và chưa ký kết quy chế thì chưa có cơ sở để thực hiện.

Đề nghị đơn vị đơn vị xem xét khả năng phối hợp giữa cơ quan Hải quan với cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại địa phương để tổ chức họp thống nhất và ra quy chế phối hợp. Khi có quy chế phối hợp thì thực hiện theo quy chế.

2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu qua ga Đồng Đăng nhưng về đến ga Yên Viên mới bốc dỡ hàng hóa đưa về kho doanh nghiệp thì việc niêm phong và bàn giao thực hiện theo một trong 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại Hải quan cửa khẩu Đồng Đăng thì Chi cục Hải quan của khẩu Đồng Đăng thực hiện niêm phong hàng hóa (hoặc container) và làm thủ tục bàn giao cho Chi cục Hải quan giám sát địa Điểm bảo quản hàng hóa theo quy định;

- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại Hải quan Yên Viên thì Chi cục Hải quan cửa khẩu Yên Viên thực hiện niêm phong hàng hóa (hoặc container), làm thủ tục bàn giao cho Chi cục Hải quan giám sát địa Điểm bảo quản hàng hóa.

- Mẫu biên bản bàn giao: áp dụng tương tự đối với hàng chuyển cửa khẩu (mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 kèm theo Thông tư 128/2013/TT-BTC).

Câu 12. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại công văn số 12485/BTC-TCT của Bộ Tài chính ngày 18/9/2013 về việc tăng cường công tác quản lý thuế, hải quan liên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền; công văn số 875/BTC-TCT ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền: Hiện nay, các Cục thuế địa phương chỉ thực hiện hoàn thuế đối với các tờ khai xuất khẩu phân luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa) đã được cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa và xác nhận kiểm tra có ghi đầy đủ thông tin: tên hàng, số lượng, chủng loại, phương tiện vận tải chuyên chở, ... không chấp nhận hoàn thuế đối với các tờ khai xuất khẩu luồng xanh, luồng vàng (không có thông tin ghi chép về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan).

Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan thuế: cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT đối với các tờ khai xuất khẩu phân luồng xanh và luồng vàng.

Về việc nhập khẩu mặt hàng ôxít magie (MgO) sử dụng cho lò luyện thép: mặt hàng MgO có mã số HS 2519.90 thuộc danh Mục hàng hóa nhập khẩu theo quyết định 818/QĐ-BYT ngày 05/03/2007 của Bộ Y tế. Do đó phải thực hiện thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để sử dụng vào Mục đích khác thì phải có công văn cam kết Mục đích sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu mặt hàng này với số lượng lớn về sử dụng cho lò luyện thép nên gặp nhiều khó khăn do phải chứng minh và cam kết Mục đích sử dụng cho mỗi lần đăng ký tờ khai nhập khẩu.

Trả lời

Về vấn đề này, Cục Giám sát quản lý đã có công văn số 390/GSQL-GQ1 ngày 07/4/2014 trả lời.

Câu 13. Cục HQ Bà Rịa-Vũng Tàu

Địa Điểm mang hàng về bảo quản theo Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC

Theo phản ánh của doanh nghiệp: Để được mang hàng hóa về bảo quản tại kho trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp phải thực hiện liên hệ với cơ quan chuyên ngành hoặc địa Điểm kho phải được cơ quan Hải quan kiểm tra, công nhận đủ Điều kiện giám sát và thì trên thực tế không phải kho của doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được yêu cầu của cơ quan Hải quan. Thực hiện theo quy định hiện nay đã kéo dài thời gian thông quan và gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp (các doanh nghiệp này luôn có ý thức chấp hành pháp luật và từ trước đến nay chưa có vi phạm).

Trả lời

Về Điều kiện kho, bãi của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan nêu tại công văn 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 có quy định hai trường hợp: (1) có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa; hoặc (2) Có camera nối mạng với cơ quan Hải quan. Do đó, đa số kho bãi của các doanh nghiệp hiện nay có thể đáp ứng được quy định tại trường hợp (1) nêu trên, đề nghị đơn vị xem xét để hướng dẫn và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.

Câu 14. Cục Hải quan Đắk Lắk

Vướng mắc về hóa chất làm vật liệu nổ:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp thì: “Tiền chất nổ là nguyên liệu nổ trực tiếp để sản xuất thuốc nổ, bao gồm các chất amoni nitrat (NH4NO3)... Kalinitrat (KNO3)….”.

Tuy nhiên, đối với chất Kalinitrat (KNO3) cũng được dùng để m nguyên liệu chính để sản xuất phân bón (Phân bón rễ Potasium nitrate KNO3, đây loại phân đã nằm trong Danh Mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 65/2011/TT-BNNPTNT) và được phân loại áp mã vào nhóm hóa chất 2827 và nằm trong danh Mục hóa chất phải khai báo theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008.

Như vậy, mặt hàng này sẽ thực hiện áp dụng chính sách theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP hay Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

Trả lời

- Hiện tại việc quản lý vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2013 của Chính phủ, Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009, Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 21/9/2012, Thông tư số 45/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương.

- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP thì “Tiền chất thuốc nổ là nguyên liệu trực tiếp để sản xuất thuốc nổ bao gồm các chất amoni nitrat (NH4NO3),... Kalinitrat (KNO3)...”. Việc quản lý tiền chất thuốc nổ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định này, trong đó có nội dung “tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp”, chỉ thực hiện việc miễn trừ cấp phép XNK tiền chất thuốc nổ “phục vụ cho Mục đích giảng dạy, nghiên cứu, thử nghiệm với khối lượng nhỏ hơn 5kg/năm”.

- Thủ tục cấp Giấy phép XK, NK VLNCN, tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định tại tiết 3 Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 26/2009/TT-BCT: “Trong thời gian 5 ngày m việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất tiến hành kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép XK, NK, VLNCN, tiền chất thuốc nổ... nêu rõ lý do”. Hồ sơ cấp Giấy phép XK, NK VLNCN, tiền chất thuốc nổ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp">23/2009/TT-BCT.

- Căn cứ pháp lý: Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ, Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương.

- Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP thì “trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công Thương”. Hóa chất phải khai báo thuộc Phụ lục V Danh Mục hóa chất phải khai báo được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP Thủ tục khai báo hóa chất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2011/TT-BCT.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan”.

Do vậy, đối với trường hợp Kalinitrat (KNO3) vừa thuộc khái niệm tiền chất thuốc nổ theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP vừa thuộc danh Mục hóa chất phải khai báo theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP thì vẫn phải đảm bảo chính sách quản lý mặt hàng theo đúng quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Theo đó, khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy phép của các Bộ, ngành liên quan để làm cơ sở cho phép thông quan hàng hóa.

Trường hợp vẫn còn vướng mắc, đề nghị đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Hóa chất - Bộ Công thương) để có ý kiến đối với trường hợp cụ thể này. Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan Hải quan sẽ xem xét để xử lý thủ tục hải quan theo đúng quy định.

Câu 15. Cục Hải quan Đắk Lắk

1. Về địa Điểm tập kết hàng hóa:

Thực hiện công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/3/2014 về tập kết hàng hóa xuất khẩu.

+ Xác định Điều kiện DN không phải tập kết đủ hàng:

Tiết b Điểm 1 công văn này có nêu: Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao hoặc khối lượng lớn như gia công, sản xuất xuất khẩu….. không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai hải quan.

Các tiêu chí để xác định không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai báo hải quan mang định tính nhiều hơn là định lượng, dẫn đến việc cơ quan Hải quan khó xác định thế nào là đặc thù kinh doanh, thế nào là lượng hàng lớn.

- Doanh nghiệp thông báo địa Điểm tập kết hàng hóa về TCHQ để cấp mã khai VNACCS, thủ tục như thế nào chưa được hướng dẫn. Địa Điểm tập kết có được hiểu tương đồng là địa Điểm kiểm tra hàng hóa hay không?”

2. Về xử kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất:

Theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BTC thì trường hợp quá hai tháng kể từ khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên nhưng không có sản phẩm xuất khẩu thuộc trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất. Tuy nhiên quy định về xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất chưa quy định cách thức xử đối với trường hợp kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất xác định DN có cơ sở sản xuất, đảm bảo các Điều kiện sản xuất theo quy trình, tuy nhiên vì lý do cụ thể nào đó mà DN chưa tiến hành xuất khẩu thì có tạm dừng m thủ tục tiếp tục cho DN nhập khẩu.

3. Hiện nay việc kiểm dịch thực vật đang thực hiện theo Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 8 năm 2012 ban hành Danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù ban hành từ năm 2012 nhưng đến nay Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn chưa công bố bảng mã HS của danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khi đó phạm vi các vật thể thuộc diện kiểm dịch rất nhiều, hầu như bao trùm các loại hàng hóa có nguồn gốc thực vật, Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cả cơ quan Hải quan và cả phía doanh nghiệp do không xác định được loại hàng hóa nào phải thực hiện kiểm dịch, loại hàng hóa nào không phải kiểm dịch. Do đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm công bố bảng mã HS của danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Về việc kiểm tra chất lượng: hiện nay Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 Ban hành danh Mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng còn hiệu lực do chưa có văn bản nào bãi bỏ. Đồng thời, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành cũng đã được ban hành và có hiệu lực. Như vậy thực hiện theo Luật hay theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg Bên cạnh đó, theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành thì Bộ Lao động và thương binh xã hội không được quy định kiểm tra hàng hóa trong khâu nhập khẩu? vậy hàng hóa phải quản lý trong khâu sản xuất của Bộ này thì có thực hiện quản lý trong khâu nhập khẩu hay không? Đề nghị hướng dẫn rõ.

Trả lời

1. Về việc này Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4351/TCHQ-GSQL ngày 22/4/2014 hướng dẫn thực hiện về việc cấp mã địa Điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu.

2. Điểm b1 Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính “Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các Điều kiện sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu thương nhân có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng m thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đảm bảo các Điều kiện về cơ sở sản xuất phù hợp với mặt hàng gia công và giải trình của thương nhân trong bản giải trình cơ sở sản xuất”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp quá hai tháng kể từ khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình cụ thể với cơ quan Hải quan lý do chưa đưa hàng hóa vào sản xuất và phải có văn bản cam kết đưa hàng hóa vào sản xuất trong một thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đã đưa hàng hóa đã nhập khẩu vào sản xuất.

3. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15/8/2012, ban hành kèm theo đó là Danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và quá cảnh của Việt Nam theo mã số HS.

4. Liên quan đến vướng mắc này, ngày 24/11/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 16101/BTC-TCHQ trao đổi với Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngày 21/3/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 952/BKHCN-TĐC gửi các Bộ, ngành về việc xây dựng văn bản hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Câu 16. Cục HQ Quảng Trị

Khu thương mại kinh tế đặc biệt Lao Bảo (gọi tắt là KTM Lao Bảo) là Khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 26/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2014. Tuy nhiên, đối với các nội dung được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, đến thời Điểm hiện nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể đã dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai thực hiện một số quy định tại Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời

Dự thảo Thông tư hướng dẫn Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ do Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Hải quan đã tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư. Trong khi chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg đề nghị đơn vị thực hiện theo công văn số 1207/BTC-CST ngày 23/01/2014 của Bộ Tài chính.

Câu 17. Cục HQ Quảng Ninh

1. Cho phép tạm nhập qua các lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu:

- Tại Điểm a Khoản 8 Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có quy định:

“Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.

Việc tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu, địa Điểm khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”

- Đồng thời tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa, cũng có hướng dẫn: “Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định”.

Với các nội dung quy định nêu trên, thì hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không được phép tạm nhập qua các lối mở trong khu kinh tế cửa khẩu. Thực tế tại Quảng Ninh có các lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu (Bắc Phong Sinh; Ka Long). Trong những năm qua, thực hiện công văn số 1420/TTg-KTTH ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông quan hàng hóa XNK biên mậu, các lối mở này được thông quan các loại hàng hóa xuất nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất). Hàng hóa làm thủ tục tạm nhập qua các lối mở nêu trên và tái xuất qua cửa khẩu cảng Hải Phòng hoặc cảng Cái Lân.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép tạm nhập hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh Mục hàng hóa cấm, tạm ngừng và kinh doanh tạm nhập tái xuất có Điều kiện, qua các lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu có đủ lực lượng Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và có cơ sở kỹ thuật đảm bảo quản lý nhà nước.

(Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 424/HQQN-GSQL ngày 24/02/2014 báo cáo Tổng cục Hải quan và công văn số 712/HQQN-GSQL ngày 24/3/2014 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

2. Đề nghị công bố cảng Vạn Gia:

Khu chuyển tải Vạn Gia đã được Cục Hàng hải Việt Nam công bố tại Quyết định số 302/QĐ-PCHH ngày 07/06/1996. Tại Quyết định có cho phép Khu chuyển tải Vạn Gia được tiếp nhận tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài có trọng tải dưới 10.000 DWT vào neo đậu để bốc dỡ hàng hóa. Nhưng đến nay, khu chuyển tải Vạn Gia chưa được Bộ Giao thông Vận tải công bố là cảng biển.

Theo các quy định hiện hành, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh vướng mắc trong việc xác định Khu chuyển tải Vạn Gia có phải cửa khẩu hay không để áp dụng các quy định liên quan đến thủ tục một số loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 665/HQQN-GSQL ngày 19/3/2014 báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải sớm công nhận Khu chuyển tải Vạn Gia là cảng biển. Đồng thời đã có công văn số 712/HQQN-GSQL ngày 24/3/2014 báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép Khu chuyển tải Vạn Gia được áp dụng các cơ chế chính sách, quy định về thủ tục hải quan như đối với cửa khẩu cảng biển.

3. Vướng mắc kiểm dịch đối với cây trồng mang theo bầu đất tạm nhập tái xuất:

Thực hiện công văn số 2316/TCHQ-GSQL ngày 07/03/2014 của Tổng cục Hải quan về việc kiểm dịch thực vật hàng hóa XK. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 585/HQQH-GSQL ngày 11/3/2014 báo cáo Tổng cục Hải quan vướng mắc:

Tại Điểm 4, công văn số 1038/BVTV-KD ngày 15/07/2009 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn việc tạm nhập tái xuất đối với cây trồng có mang theo bầu đất quy định: Cây trồng mang theo bầu đất chỉ được lưu giữ trên lãnh thổ Việt Nam trong 10 ngày tính từ ngày hoàn tất thủ tục tạm nhập tại cửa khẩu đầu tiên. Nhưng trong nội dung công văn 1038/BVTV-KD trên không quy định trường hợp quá 10 ngày mà chưa tái xuất được thì hướng xử lý như thế nào?

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp cây trồng mang theo bầu đất tạm nhập quá 10 ngày theo quy định mà chưa tái xuất được thì xử lý như thế nào. Cục Giám sát quản lý về hải quan đã có công văn số 389/GSQL-GQ1 ngày 04/04/2014 hỏi ý kiến của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng đến nay chưa có văn bản trả lời.

Trả lời

1. Cho phép tạm nhập qua các lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu: Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiến nghị với Bộ Công thương (đơn vị chủ trì) về việc cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh Mục hàng hóa cấm, tạm ngừng và kinh doanh tạm nhập tái xuất có Điều kiện được tạm nhập qua các lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu để có ý kiến chỉ đạo.

2. Đề nghị công bố cảng Vạn Gia: Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tham mưu với UBND tỉnh Quảng Ninh kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải (đơn vị chủ trì) về việc công bố các cửa khẩu cảng biển, đồng thời Tổng cục Hải quan sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh về việc công bố cảng Vạn Gia là cảng biển quốc tế.

3. Đến thời Điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan chưa nhận được văn bản trả lời của Cục Bảo vệ thực vật về nội dung công văn số 389/GSQL-GQ1 ngày 04/4/2014 về việc tạm nhập, tái xuất cây trồng có mang theo bầu đất. Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương khi có văn bản trả lời của Cục Bảo vệ thực vật.

Câu 18. Cục Hải quan Bình Phước

1. Về vướng mắc của doanh nghiệp.

Đối với các mặt hàng khi làm thủ tục nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam phải kiểm dịch thực vật, cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam yêu cầu người khai hải quan xuất trình Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch Campuchia, sau đó cơ quan kiểm dịch Việt Nam mới cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng nhập khẩu.

Theo Điều 20 Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 khi đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu thì sẽ bị xử phạt. Nếu vi phạm lần thứ 3 trở lên buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong vòng 30 ngày kể từ khi có quyết định của cơ quan kiểm dịch thực vật.

Hiện tại một số mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Lộc Thịnh thuộc diện phải có Giấy kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch Campuchia nhưng người khai hải quan không xuất trình được, do đó người khai hải quan không làm được thủ tục nhập khẩu.

2. Về phía đơn vị Hải quan, đơn vị có vướng mắc như sau:

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Cửa khẩu phụ Tân Tiến và cửa khẩu Lộc Thịnh. Cửa khẩu phụ Tân Tiến được thành lập theo Quyết định số 60/2004/QĐ-UBND ngày 15/7/2004 của UBND tỉnh Bình Phước về việc thành lập cửa khẩu Tân Tiến (Bình Phước) đối diện cửa khẩu Chay Kh Leng (Karatie) và Cửa khẩu Lộc Thịnh được thành lập theo Quyết định số 2098/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 về việc đổi tên và nâng cấp cửa khẩu phụ Tà Vát thành cửa khẩu chính Lộc Thịnh, tỉnh Bình Phước. Đối với cửa khẩu Lộc Thịnh chiều dài tính từ Barie kiểm soát đến trụ sở Đội Nghiệp vụ Lộc Thịnh là 5 km vượt quá địa bàn hoạt động kiểm soát hải quan. Tính đến thời Điểm hiện tại 02 cửa khẩu trên chưa có văn bản nào quy định địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu Tân Tiến và cửa khẩu chính Lộc Thịnh. Đơn vị kiến nghị bổ sung vào Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ địa bàn hoạt động của cửa khẩu phụ Tân Tiến và cửa khẩu chính Lộc Thịnh.

Trả lời

1. Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với lô vật thể nhập khẩu bao gồm:

“Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương (bản chính)”

Do vậy, vướng mắc của doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan, đề nghị đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được giải quyết.

2. Vướng mắc về địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu phụ Tân Tiến và cửa khẩu Lộc Thịnh, kiến nghị bổ sung vào Nghị định 107/2002/NĐ-CP của Chính phủ địa bàn hoạt động của cửa khẩu phụ Tân Tiến và cửa khẩu phụ Lộc Thịnh: Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước và sẽ báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2002/NĐ-CP quy định về địa bàn hoạt động hải quan.

Câu 19. Cục Hải quan Quảng Trị

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã và đang làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng rượu vào KTM Lao Bảo. Theo quy định tại công văn 7181/BCT-XNK ngày 13/8/2013 của Bộ Công thương về việc thực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất kinh doanh rượu và dán tem rượu nhập khẩu bán hàng miễn thuế thì rượu nhập khẩu vào khu phi thuế quan để bán hàng miễn thuế theo quy định cho khách tham quan du lịch phải được dán tem miễn thuế. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có Thông tư số 160/2013/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước thì kể từ ngày 01/01/2014, sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm.

Theo hướng dẫn tại Công văn số 1207/BTC-CST ngày 23/01/2014 của Bộ Tài chính về việc thực hiện cơ chế, chính sách áp dụng đối với khu kinh tế cửa khẩu thì mặt hàng rượu vẫn được nhập khẩu miễn thuế vào KTM Lao Bảo, thuộc danh Mục không bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch đưa về nội địa.

Để giải quyết thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng rượu vào KTM Lao Bảo, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cũng đã có 02 công văn số 201/HQQT-NV ngày 18/02/2014 và 334/HQQT-NV ngày 18/3/2014 báo cáo Tổng cục Hải quan về vướng mắc việc thực hiện dán tem rượu nhập khẩu từ nước ngoài vào KTM Lao Bảo, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được hướng dẫn thực hiện (gửi kèm 02 công văn 201/HQQT-NV và 334/HQQT-NV).

Trả lời

Vướng mắc của đơn vị, Tổng cục Hải quan đã trả lời tại công văn số 4412/TCHQ-GSQL ngày 23/4/2014.

Câu 20. Cục Hải quan Đắk Lắk

Vướng mắc trong việc quản lý phân bón, hóa chất:

Tại Chi cục phát sinh hàng hóa NK là Phân bón rễ các loại, mã số khai báo 3105 (các mặt hàng này đã nằm trong Danh Mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam).

Tuy nhiên, khi lấy mẫu để PTPL thì các mặt hàng này theo kết quả phân tích phân loại, thuộc Chương 28 (chương hóa chất), nhóm 2827, 2833 và 2834, sẽ vướng mắc trong việc thực hiện, như sau:

- Nếu căn cứ vào tên hàng Doanh nghiệp khai báo theo tên gọi của hàng hóa nhập khẩu là Phân bón thì hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý về phân bón).

- Nếu căn cứ vào mã số HS theo kết quả phân tích phân loại thì hàng hóa có tên gọi không phù hợp (nếu khai báo phân bón, vì phân bón thuộc chương 31); đồng thời hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành về quản lý về hóa chất. Vì hàng hóa nhập khẩu thuộc Chương 28, nhóm 2827, 2833, 2834 nằm trong danh Mục hóa chất phải khai báo theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008.

Vướng mắc:

- Như vậy đối với các mặt hàng như nêu trên thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý về phân bón) hay thuộc diện quản lý chuyên ngành về quản lý về hóa chất; hay đồng thời áp dụng quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải khai báo hóa chất nhập khẩu theo Nghị định nêu trên.

- Thời Điểm xuất trình Giấy khai báo hóa chất: ngay khi làm thủ tục hay xuất trình làm cơ sở thông quan (tức làm thủ tục trước, xuất trình mới thông quan). Tuy nhiên, hiện nay đang vướng về Giấy phép khai báo hóa chất: Doanh nghiệp phải xuất trình bản chính Giấy phép khai báo hóa chất mới được làm thủ tục hải quan; Để tạo thuận lợi cho DN tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, đề nghị cho phép doanh nghiệp xuất trình Giấy khai báo hóa chất làm cơ sở THÔNG QUAN HÀNG HÓA.

Trả lời

1. Vướng mắc trong việc quản lý phân bón, hóa chất:

- Chính sách quản lý mặt hàng phân bón: Căn cứ Điều 27 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì mặt hàng phân bón không có trong danh Mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì khi nhập khẩu thương nhân phải có giấy phép của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

- Chính sách quản lý mặt hàng hóa chất phải khai báo: Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Nghị đinh số 26/2011/NĐ-CP thì “trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương”. Hóa chất phải khai báo thuộc Phụ lục V Danh Mục hóa chất phải khai báo được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP Thủ tục khai báo hóa chất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2011/TT-BCT.

- Chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan”.

Do vậy, đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu khai báo theo trình bày của đơn vị là phân bón rễ các loại (thuộc danh Mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam), tuy nhiên khi lấy mẫu phân tích phân loại thì hàng hóa thuộc chương 28 (chương hóa chất) vừa thuộc chính sách quản lý theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT vừa thuộc danh Mục hóa chất phải khai báo theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP thì vẫn phải đảm bảo chính sách quản lý mặt hàng theo đúng quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Theo đó, khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy phép của các Bộ, ngành liên quan để làm cơ sở cho phép thông quan hàng hóa.

Trường hợp vẫn còn vướng mắc thì đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành để có ý kiến đối với trường hợp cụ thể cùng một mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều đơn vị chủ quản. Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan Hải quan sẽ xem xét để xử lý thủ tục hải quan theo đúng quy định.

2. Về kiến nghị của đơn vị đối với thời Điểm xuất trình Giấy khai báo hóa chất: Liên quan đến vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3328/TCHQ-GSQL ngày 18/6/2013 đề nghị Bộ Công thương giải quyết vướng mắc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên sau nhiều lần liên hệ Bộ Công thương vẫn chưa có công văn trả lời cho nội dung trên. Hiện tại, thủ tục hải quan nhập khẩu cụ thể đối với hóa chất phải xuất trình Giấy khai báo hóa chất thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 619/TCHQ-GSQL ngày 28/1/2013 của TCHQ. Theo đó, “...khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất, doanh nghiệp phải xuất trình 01 bản chính Giấy xác nhận khai báo hóa chất do Bộ Công thương cấp. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc phát sinh liên quan đến Giấy xác nhận khai báo hóa chất, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Bộ Công thương (Cục Hóa chất) để được xem xét, giải quyết.

Câu 21. Cục HQ Đà Nẵng

Hiện nay Cục Hải quan TP Đà Nẵng còn có một vướng mắc và một số vướng mắc đã báo cáo Tổng cục Hải quan tại công văn số 1612/HQĐNg-GSQL ngày 30/8/2013 về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, số 534/HQĐNg-GSQL ngày 26/3/2014 về việc xuất khẩu máy bay phi mậu dịch, số 596/HQĐNg-GSQL ngày 04/4/2014 về định lượng nhập khẩu xe ô tô dưới dạng quà biếu, tặng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của Tổng cục Hải quan, nội dung cụ thể các vướng mắc như sau:

1. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu:

1.1. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm thì thực phẩm là quà biếu, tặng không thuộc trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.

Trong khi đó tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng, hàng hóa là thực phẩm nhập khẩu theo dạng quà biếu, tặng gửi qua dịch vụ bưu chính hầu hết có số lượng nhỏ, trị giá trong định mức miễn thuế theo Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ. Khi thực hiện theo quy định trên thì phải kéo dài thời gian thông quan để chờ hoàn thành thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, theo phản ánh của Trung tâm Khai thác và Vận chuyển bưu điện Đà Nẵng (thay mặt chủ hàng thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm) thì thủ tục và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm còn nhiều vướng mắc vì liên quan đến nhiều cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định. Hồ sơ yêu cầu từng lô hàng phải có hóa đơn nhưng đối với bưu phẩm, bưu kiện là quà biếu, tặng thì không thể có được hóa đơn hàng hóa.

Trường hợp này, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan về việc không quy định phải có xác nhận kết quả kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của cơ quan chức năng đối với hàng quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế.

1.2. Đối với hàng hóa TN-TX là lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc men y tế cung ứng cho tàu biển du lịch, nếu yêu cầu loại hàng này phải làm thủ tục xin phép chuyên ngành về an toàn thực phẩm thì sẽ gây rất nhiều khó khăn ách tắc về thủ tục, thời gian chờ đợi thông quan sẽ kéo dài, hàng có thể bị hỏng vì không có kho bảo quản.

Đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các mặt hàng TN-TX nêu trên không phải xin phép các cơ quan quản lý chuyên ngành khi m thủ tục tạm nhập.

2. Xuất khẩu máy bay MiG-21BIS theo đề nghị của Nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân):

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự thuộc danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay Bộ Quốc phòng chưa công bố danh Mục cụ thể và ghi mã HS.

Như vậy, đối với trường hợp chiếc máy bay MiG-21BIS, số hiệu 5202 do Liên Xô trước đây cung cấp, đã loại khỏi trang bị, nay được Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng cho Bộ Quốc phòng Thái Lan để trưng bày tại Bảo tàng Quân đội Thái Lan, được Nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân) phục hồi nguyên trạng, lắp giá bệ và các loại tên lửa, bệ phóng cấp 5 (đã hủy nổ) có được xuất khẩu hay không? Thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu như thế nào?

3. Định lượng nhập khẩu xe ô tô theo chế độ quà biếu, tặng:

- Công ty TNHH Phương Nhật My, địa chỉ: Lô 1 (51Z) Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Ngành nghề kinh doanh: bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.

Ngày 07/01/2014, Công ty đã được Cục Hải quan TP Đà Nẵng cấp giấy phép nhập khẩu 01 xe ô tô (đã được sử dụng) theo dạng quà biếu, tặng theo ý kiến của Tổng cục Hải quan. Chiếc xe này Công ty được đối tác nước ngoài (Công ty Luxury Autos) gửi tặng. Công ty đã nhận xe và hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.

- Nay Công ty trình bày lại được một đối tác nước ngoài khác (Công ty Prestige Trading) gửi tặng 01 chiếc xe ô tô để m quà biếu.

- Theo quy định hiện hành thì tổ chức, cá nhân tại Việt Nam được nhập khẩu xe ô tô (bao gồm xe ô tô chưa qua sử dụng và xe ô tô đã qua sử dụng) theo dạng quà biếu, tặng, tuy nhiên không quy định số lượng xe, số lần được nhập khẩu và thời Điểm giữa các lần nhập khẩu.

- Hiện nay việc nhập khẩu ô tô chở người loại 09 chỗ ngồi trở xuống chưa qua sử dụng để kinh doanh của các doanh nghiệp bị giới hạn bởi các quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công thương. Do đó doanh nghiệp có khả năng lợi dụng chính sách nhập khẩu xe theo chế độ quà biếu, tặng để nhập khẩu ô tô, không phải thực hiện quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT.

Ngoài ra tại cảng Đà Nẵng hiện đang lưu giữ một số xe ô tô tồn đọng từ cuối năm 2012 đến nay chưa có người đến nhận. Tất cả số xe này đều là xe hạng sang, có giá trị cao (Lexus, Camry, Mercedes, BMW…), không loại trừ khả năng là xe không đủ Điều kiện nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương được các doanh nghiệp hợp thức hóa hồ sơ để chuyển sang nhập khẩu theo hình thức quà biếu, tặng.

Do vậy, để đảm bảo quản lý chặt chẽ đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, Cục Hải quan TP Đà Nẵng kính báo nội dung trên và đề nghị Tổng cục Hải quan cho ý kiến đối với trường hợp của Công ty TNHH Phương Nhật My có được tiếp tục nhập khẩu xe ô tô theo dạng quà biếu, tặng do Công ty Prestige Trading gửi tặng không?

Trả lời

1. Kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu

Tổng cục Hải quan sẽ kiến nghị các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc không quy định phải có xác nhận kết quả kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của cơ quan chức năng đối với hàng quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế; đồng thời bổ sung các mặt hàng TN-TX (VD: lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc men…) không phải xin phép cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm khi làm thủ tục tạm nhập.

2. Về vướng mắc tại công văn số 596/HQĐNg ngày 26/03/2014 về việc xuất khẩu tàu bay phi mậu dịch. Việc này, Bộ Tài chính đã có công văn 5493/BTC-TCHQ ngày 26/4/2014 gửi Bộ Quốc phòng về nội dung việc xuất khẩu tàu bay theo hình thức phi mậu dịch trong đó có nội dung:

“Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu thuộc phụ lục I (đính kèm Nghị định). Theo đó, mặt hàng tàu bay MiG 21-BIS xuất khẩu thuộc Điểm I, Mục I hàng hóa cấm xuất khẩu của Danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu, đề nghị Bộ Quốc phòng có văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc cho tặng tàu bay MIG21-BIS số hiệu 5202 (đã loại khỏi trang bị). Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục xuất khẩu tàu bay nêu trên”.

3. Về vướng mắc định lượng nhập khẩu xe ô tô theo chế độ quà biếu, tặng:

Về việc nhập khẩu ô tô theo dạng quà biếu, tặng, ngày 07/5/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2413/TCHQ-GSQL trao đổi với Bộ Công Thương (đồng thời báo cáo Bộ Tài chính) để có biện pháp quản lý phù hợp.

Theo đó, Bộ Công Thương có công văn số 6075/BCT-XNK ngày 10/7/2013 trả lời Tổng cục Hải quan và đề nghị căn cứ các chính sách quản lý nhập khẩu mặt hàng ô tô, xem xét báo cáo để bổ sung quy định việc chứng minh rõ đối tượng và giới hạn về số lượng, trị giá xe ô tô nhập khẩu cho đối tượng tiếp nhận quà biếu, tặng. Tuy nhiên, về mặt pháp lý hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về số lượng, trị giá xe ô tô mỗi tổ chức tại Việt Nam được nhập khẩu theo hình thức quà biếu, tặng. Đồng thời nếu áp dụng biện pháp giới hạn về số lượng, trị giá đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô dưới dạng quà biếu, tặng là không có đầy đủ cơ sở pháp lý vì theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TT-TCHQ ngày 29/5/2001 của Tổng cục Hải quan không giới hạn về số lần cấp phép đối với xe ô tô nhập khẩu theo hình thức quà biếu, tặng.

Ngày 9/5/2013, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã có chỉ đạo “Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách thuế , Vụ Pháp chế - BTC nghiên cứu về việc thu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT”. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản ngày 28/5/2013 gửi Văn phòng - BTC (gửi kèm) đề nghị Văn phòng Bộ chuyển Vụ Chính sách thuế chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp xử lý theo ý kiến của Lãnh đạo Bộ.

Với các lý do nêu trên, trong khi Thông tư số 02/2001/TT-TCHQ chưa được thay thế và việc theo dõi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô quà biếu, tặng cho doanh nghiệp vẫn đang phải thực hiện quản lý bằng phương thức thủ công (hồ sơ giấy), do đó:

- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1163/TCHQ-GSQL ngày 07/3/2013, công văn số 7651/TCHQ-GSQL ngày 12/12/2013 để xem xét, thực hiện thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô theo dạng quà biếu, tặng theo đúng quy định.

- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng có văn bản thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để Cục Thuế theo dõi, tính thuế chiếc xe ô tô đã được cấp giấy phép nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng theo quy định.

Để làm rõ việc sử dụng xe ô tô đã được đơn vị cấp giấy phép nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng, Cục trao đổi, làm việc với Cục Thuế địa phương liên quan đến doanh nghiệp đã được Cục cấp giấy phép về thuế thu nhập doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra lại việc tính thuế đối với chiếc xe nêu trên đảm bảo đúng quy định, tránh lợi dụng. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết thì báo cáo về Tổng cục Hải quan để được xử lý kịp thời.

Câu 22. Cục HQ Bình Định

Ngày 24/01/2014 Cục Hải quan tỉnh Bình Định có công văn số 90/HQBĐ-NV báo cáo Tổng cục Hải quan vướng mắc về hồ sơ hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (Xin gửi kèm theo công văn số 90/HQBĐ- NV nêu trên).

Trả lời

Ngày 18/2/2014 Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1559/TCHQ-GSQL gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương đề nghị 02 Bộ làm rõ một số nội dung liên quan vướng mắc của vụ việc. Tuy nhiên, hiện nay Tổng cục Hải quan vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương về vướng mắc nêu trên để làm cơ sở hướng dẫn Hải quan địa phương thực hiện thống nhất. Khi nhận được ý kiến trả lời của 02 Bộ quản lý chuyên ngành trên, Tổng cục Hải quan sẽ có công văn chỉ đạo Cục Hải quan Bình Định thực hiện.

Câu 23. Cục Hải quan Lào Cai, Cục Hải quan Lạng Sơn, Cục Hải quan Quảng Bình, Cục Hải quan Đồng Tháp, Cục Hải quan Đồng Nai

- Vướng mắc trong quá trình thực hiện công văn số 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 của Bộ Tài chính;

- Vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong hồ sơ hải quan loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ;

- Vướng mắc về việc kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng rời, hàng xá nhập khẩu đưa về bảo quản.

Trả lời

Về các vướng mắc này, Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu trình Bộ Tài chính có ý kiến chỉ đạo trong thời gian tới.

Câu 24. Cục Hải quan Thanh Hóa

Doanh nghiệp gia công xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm bị lỗi khách hàng trả về để tái chế sau đó sẽ tái xuất trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên Điều 55 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp phải nộp tiền thuế nhập khẩu đối với hàng tái nhập, sau khi xuất khẩu thì được hoàn thuế/ không thu thuế, Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay.

Trả lời

Về nội dung này, Bộ Tài chính đã có công văn 5682/BTC-TCHQ ngày 29/4/2014 hướng dẫn. Đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện theo công văn này.

Câu 25. Cục Hải quan Long An, Cục Hải quan An Giang, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh

1. Về thời hạn nộp thuế tự vệ:

Công ty Cổ phần thực phẩm An Long được Cục Hải quan tỉnh Long An áp dụng thời gian ân hạn nộp thuế tự vệ 275 ngày theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đối với mặt hàng dầu cọ olein tinh luyện theo hướng dẫn tại công văn số 8249/TCHQ-TXNK ngày 31/12/2013 của Tổng cục Hải quan, về việc thuế tự vệ.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 2592/TCHQ-TXNK ngày 13/3/2014 thì thời hạn nộp thuế tự vệ là trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với tất cả các loại hình nhập khẩu thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung.

Công ty Cổ phần thực phẩm An Long đã có văn bản số 40/AL ngày 29/3/2014 gửi Cục Hải quan tỉnh Long An, kiến nghị xem xét thời hạn nộp thuế, không thu và hoàn thuế tự vệ đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu. Theo đó, khi Công ty đăng ký tờ khai nhập khẩu sản xuất xuất khẩu (mặt hàng dầu cọ olein tinh luyện) thì cùng một tờ khai sẽ có 02 thời hạn nộp thuế, cụ thể: thuế nhập khẩu ân hạn 275 ngày theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 42 và thuế tự vệ nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc bảo lãnh ngân hàng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế có sửa đổi, bổ sung. Đây là một bất hợp lý. Cục Hải quan tỉnh Long An đã có báo cáo, kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử (đính kèm công văn số 634/HQLA-NV ngày 10/4/2014 và văn bản số 40/AL ngày 29/3/2014 của Công ty Cổ phần thực phẩm An Long).

2. Về việc thanh Khoản hoàn/không thu thuế tự vệ:

Theo công văn số 2015/BTC-TCHQ ngày 17/02/2014, về việc hoàn thuế tự vệ thì các Khoản tiền thuế tự vệ phải nộp khác và doanh nghiệp đã nộp theo quyết định chính thức của Bộ Công thương thì không được xét hoàn trả theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo trình bày của Công ty Cổ phần thực phẩm An Long thì mặt hàng dầu cọ olein tinh luyện dùng làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, không tiêu dùng nội địa nên không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Bản chất của thuế tự vệ là phần tăng thêm của thuế nhập khẩu. Đồng thời, thuế tự vệ được nộp vào tài Khoản tiền gửi của cơ quan Hải quan như thuế nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu. Do đó, nếu không thanh Khoản (hoàn/không thu) thuế tự vệ trong trường hợp này là một thiệt thòi cho Doanh nghiệp, không khuyến khích xuất khẩu, không phù hợp quy định tại Điểm a2, Khoản 2, Điều 95 Thông tư số 128/2013/TT-BTC Điểm a Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung.

(Vấn đề này đơn vị cũng đã báo cáo TCHQ tại công văn số 634/HQLA- NV ngày 10/4/2014)

Tương tự như vướng mắc tại Khoản 1, 2 trên nhưng đối với thuế chống bán phá giá của Công ty Cổ phần quốc tế Đại Dương OSS nhập khẩu mặt hàng thép thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá theo công văn số 1230/BTC-TCHQ ngày 23/01/2014 của Bộ Tài chính; phía doanh nghiệp không thống nhất nộp thuế chống bán phá giá trước khi thông quan hàng hóa, do doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định tại Khoản 7 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTCĐiểm a, Điểm c Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung.

Trả lời

Đến nay, nội dung vướng mắc về thời hạn nộp thuế tự vệ, hoàn/không thu thuế tự vệ đã được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thống nhất tại công văn số 8300/BTC-CST ngày 23/6/2014 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan, theo đó: “Việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời Điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, hoàn thuế, ...) trong các trường hợp liên quan như hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất... được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.” (công văn này thay thế công văn số 2015/BTC-TCHQ ngày 17/2/2013 của Bộ Tài chính). Do đó, đề nghị Cục Hải quan Long An, An Giang, Tp. Hồ Chí Minh thực hiện.

Câu 26. Cục Hải quan Cần Thơ

Về việc trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc danh Mục miễn thuế:

- Tại Điểm b1, Khoản 2, Điều 102 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định “Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như Điểm a.1 Khoản 2 Điều này; cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế đối chiếu với các quy định hiện hành để cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hóa đã nhập khẩu miễn thuế vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế...”

- Thực tế hàng hóa nhập khẩu thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện (Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải) thì việc trừ lùi hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh Mục miễn thuế theo số lượng không thể thực hiện được, vì các lý do sau:

- Đây là các dự án được thực hiện theo hợp đồng EPC, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp trọn gói đến khi hoàn thành dự án.

- Chủ dự án không biết trước được số lượng tổng của mỗi bộ thiết bị/cụm linh kiện khi đăng ký danh Mục. Hàng hóa mỗi lần nhập khẩu chỉ là một phần của bộ thiết bị/cụm linh kiện và mỗi bộ thiết bị có hàng nghìn chi tiết, linh kiện phải tháo rời để vận chuyển về Việt Nam thành nhiều lần. Chủ dự án chỉ biết được số lượng của chi tiết tại lần nhập khẩu lô hàng hiện tại, mà không biết được số lượng tổng thể để thực hiện Điều chỉnh Danh Mục miễn thuế theo quy định tại Điểm b2, Khoản 4, Điều 101 Thông tư số 128/2013/TT-BTC Do đó, cơ quan Hải quan không có số lượng tổng để trừ lùi theo từng lần nhập khẩu.

Nhằm tạo Điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ dự án trọng Điểm cấp quốc gia được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, Cục Hải quan thành phố Cần Thơ kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, cho phép trừ lùi trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh Mục miễn thuế đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3, cũng như các dự án tương tự (nếu có phát sinh sau này), với Điều kiện doanh nghiệp phải nộp các chứng từ sau:

- Cam kết nhập khẩu hàng hóa đúng theo danh Mục đã đăng ký, không nhập khẩu hàng hóa vượt trị giá dự kiến.

- Bản sao y biên bản nghiệm thu từng lô hàng nhập khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan.

- Bản sao y bộ hồ sơ nghiệm thu cấp quản lý nhà nước trước khi đưa tổ máy vào vận hành.

Trả lời

Vướng mắc về trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh Mục miễn thuế của của Cục Hải quan Cần Thơ đã được Tổng cục Hải quan trả lời tại công văn số 5854/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2014, đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện.

Câu 27. Cục Hải quan Cần Thơ

Vướng mắc về thời Điểm thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thực hiện dự án ưu đãi đầu tư

- Tại Điểm b.1, Khoản 2 quy định: “Thời hạn quyết toán: Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh Mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan Hải quan.

Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh Mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan Hải quan thì chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan Hải quan nơi đăng ký Danh Mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế theo quy định tại Điều này”.

Như vậy, trường hợp dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa nhập khẩu hết hàng hóa thuộc Danh Mục miễn thuế, nhưng đã thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định, sau đó doanh nghiệp có được tiếp tục sử dụng Danh Mục để nhập khẩu số hàng hóa còn lại thuộc Danh Mục miễn thuế không và cơ quan Hải quan có xem xét, giải quyết miễn thuế đối với trường hợp này?

- Tại Khoản 5 quy định: “Các Dự án thực hiện đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từ ngày 01/01/2006 đến trước thời Điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện quyết toán với cơ quan Hải quan thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, chủ dự án phải thực hiện nộp quyết toán việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại Điều này”.

Tuy nhiên, đối với trường hợp dự án vẫn chưa nhập khẩu hết hàng hóa thuộc danh Mục đã đăng ký và chưa đi vào hoạt động thì có phải thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định tại Khoản 5 nêu trên không?

Trả lời

1. Đối với trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán nhưng chưa nhập khẩu hết hàng hóa thuộc Danh Mục miễn thuế: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4166/TCHQ-TXNK ngày 17/4/2014 trả lời Cục Hải quan tỉnh Long An theo hướng: Số hàng hóa đã đăng ký Danh Mục hàng hóa miễn thuế nhưng chưa nhập khẩu sẽ được tiếp tục miễn thuế nếu:

- Doanh nghiệp xuất trình được Giấy chứng nhận đầu tư Điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng ý cho Doanh nghiệp gia hạn tiến độ thực hiện dự án;

- Doanh nghiệp cam kết nhập khẩu số hàng hóa miễn thuế còn lại theo đúng Danh Mục hàng hóa miễn thuế, đúng tiến độ được gia hạn và thực hiện quyết toán phần hàng hóa còn lại theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 103 “Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan”.

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra sau thông quan để xác định số hàng hóa đã nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp có sử dụng đúng Mục đích cho dự án ưu đãi đầu tư đã được cấp Danh Mục miễn thuế hay không. Trường hợp nếu phát hiện doanh nghiệp đã nhập khẩu nhiều hơn số lượng thực tế và sử dụng hàng hóa miễn thuế sai Mục đích thì thực hiện truy thu thuế và xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ nghiên cứu hướng dẫn tại công văn 4166/TCHQ-TXNK để thực hiện.

2. Đối với trường hợp dự án chưa nhập khẩu hết hàng hóa thuộc Danh Mục đã đăng ký và chưa đi vào hoạt động, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ xác định thời Điểm doanh nghiệp đăng ký Danh Mục hàng hóa miễn thuế để xác định:

+ Trường hợp dự án đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2014 có hiệu lực thì thời hạn quyết toán thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 103 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

+ Trường hợp dự án đăng ký Danh Mục hàng hóa miễn thuế ở thời Điểm Thông tư 128/2013/TT-BTC có hiệu lực thì doanh nghiệp phải quyết toán theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Cục Hải quan Cần Thơ kiểm tra tiến độ triển khai dự án quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trường hợp chậm tiến độ thì doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng nhận đầu tư Điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng ý cho doanh nghiệp gia hạn tiến độ thực hiện dự án; văn bản cam kết nhập khẩu số hàng hóa miễn thuế còn lại theo đúng Danh Mục hàng hóa miễn thuế, đúng tiến độ được gia hạn và thực hiện quyết toán phần hàng hóa còn lại theo thời hạn quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 103 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Câu 28. Cục Hải quan Cần Thơ

Vướng mắc khai báo đơn vị tính trên hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng để sản xuất hàng xuất khẩu

- Căn cứ quy định tại Mục I Chương 2 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì: Việc khai báo đơn vị tính thực hiện theo Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.

Tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì mặt hàng vải, da nhân tạo có đơn vị tính là “kg”.

- Thực tế mặt hàng vải, da nhân tạo nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu nếu khai báo theo đơn vị tính “kg” rất khó thực hiện do định mức tính bằng “kg” cho ra số định mức rất nhỏ (nhiều số thập phân) và có thể không cân được trọng lượng của định mức vải do số lượng định mức cho một đơn vị sản phẩm quá ít.

Đề xuất: Đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, cho phép quy đổi lượng hàng trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu theo đơn vị tính tại Bảng thông báo định mức và phải thống nhất với đơn vị tính trên bộ hồ sơ hải quan theo quy định giống như hàng gia công (Điểm c, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài).

Trả lời

Về nguyên tắc “Đơn vị tính” trên hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Trước mắt, Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của đơn vị về khó khăn trong việc xác định số “kg” đối với định mức mặt hàng vải, da nhân tạo nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, một số trường hợp không thể cân được trọng lượng của định mức vải do số lượng định mức cho một đơn vị sản phẩm quá ít. Tổng cục Hải quan sẽ trình Bộ xử lý như quy định đối với hàng gia công tại Điểm c, Khoản 1, Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài chính. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ, TCHQ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Câu 29. Cục Hải quan Cần Thơ

Vướng mắc về xác nhận tờ khai bị mất

Thực hiện quy định tại Điểm b, Khoản 10, Điều 127 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan phải đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận chưa giải quyết hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai bị mất và đề nghị không thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai bản gốc doanh nghiệp khai báo bị mất. Việc này tốn rất nhiều thời gian cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra và xác nhận phản hồi cho Chi cục Hải quan nơi m thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất.

Trả lời

Khoản 10 Điều 127 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính đã bổ sung quy định về việc cho phép doanh nghiệp được sao và sử dụng tờ khai sao y bản chính từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế trong trường hợp doanh nghiệp không nộp được bản chính tờ khai hải quan người khai hải quan lưu do bị mất tờ khai. Quy định này nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoàn thuế, doanh nghiệp vẫn có thể được xét hoàn thuế nếu bị mất tờ khai hải quan vì cơ quan Hải quan đã lưu 01 bản tờ khai của doanh nghiệp.

Câu 30. Cục Hải quan Cần Thơ

Đề nghị các Bộ ngành có liên quan ban hành Danh Mục hoặc tiêu chí xác định dự án thuộc Danh Mục lĩnh vực ưu đãi thuế nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

Trả lời

Về việc đề nghị các Bộ, ngành có liên quan ban hành Danh Mục hoặc tiêu chí xác định dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, ngày 20/5/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6226/BTC-TCHQ gửi: Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ đề nghị các đơn vị có trách nhiệm ban hành các tiêu chí hoặc Danh Mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư để làm cơ sở miễn thuế cho dự án đầu tư tương ứng theo từng lĩnh vực cụ thể quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Bộ Tài chính.

Ngày 18/12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BKHCN hướng dẫn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.

Câu 31. Cục Hải quan Đắk Lắk

Xác định đối tượng miễn thuế nhập khẩu

Theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì, tiêu chí nhận biết tài sản cố định trên 30 triệu đồng. Trường hợp DN nhập khẩu khẩu thiết bị, máy móc nguyên giá một thiết bị, máy móc nhỏ hơn 30 triệu về lắp sử dụng kết hợp với một tài sản cố định khác thì có đáp ứng tiêu chí tài sản cố định nhập khẩu triển khai dự án đầu tư hay không:

VD: Doanh nghiệp nhập khẩu Quạt công nghiệp về lắp đặt vào hệ thống nhà kinh dùng trong nông nghiệp. Một nhà kính thường sử dụng 10 đến 30 chiếc quạt, một chiếc quạt trị giá dưới 30 triệu; về phân loại không thỏa mãn nguyên tắc lắp sẵn giao ngay cùng với nhà kính nhập khẩu có đáp ứng Điều kiện miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định hay không.

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính thì một trong những tiêu chí xác định tài sản cố định là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Do đó, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc nguyên giá một thiết bị, máy móc nhỏ hơn 30 triệu về lắp sử dụng kết hợp với một tài sản cố định khác thì không đáp ứng tiêu chí là tài sản cố định theo quy định.

Câu 32. Cục Hải quan Đắk Lắk

Mặt hàng lâm sản chưa qua chế biến ở khâu nhập khẩu áp dụng mức thuế suất 5% theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 hay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

VD: mặt hàng vỏ thông nhập khẩu để m giá thể trồng cây. Áp dụng mức thuế đối với mặt hàng này có 3 cách hiểu khác nhau:

- Một cho rằng: vỏ thông thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC Vì: mức thuế 5% chỉ áp dụng đối với lâm sản chưa quan chế biến ở khâu kinh doanh thương mại trừ các loại hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 4 TT 219/2013/TT-BTC;

- Hai cho rằng Vỏ thông thuộc đối tượng chịu mức thuế 5% vì: Vỏ thông không phải sản phẩm rừng trồng nên áp 5 % theo quy định tại 7 Điều 10: lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại. Việc áp 5% thuế suất GTGT đối với mặt hàng này ở khâu nhập khẩu thống nhất với mức thuế suất thuế GTGT ở khâu KD thương mại.

- Ba cho rằng: Vỏ thông thuộc đối tượng chịu mức thuế 10% vì: Mặt hàng vỏ thông không phải sản phẩm rừng trồng chưa qua chế biến, nên không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 và ở khâu nhập khẩu nên không áp dụng mức thuế 5% theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 TT 06/2012/TT-BTC.

Trả lời

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 thay thế Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2014), trong đó quy định áp dụng chính sách thuế GTGT thống nhất (không chịu thuế) đối với lâm sản, thủy sản, hải sản có nguồn gốc tự nhiên không nuôi trồng, mới qua sơ chế thông thường ở khâu nhập khẩu, cụ thể:

“Điều 3. Biểu thuế giá trị gia tăng

1...

2...

c) Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu nhưng phải áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh Mục Biểu thuế giá trị gia tăng

1...

2...

3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt (các sản phẩm cây trồng, sản phẩm từ cây trồng); sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm vật nuôi, sản phẩm từ vật nuôi, bao gồm cả nội tạng và phụ phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật); lâm sản, thủy sản, hải sản (có nguồn gốc tự nhiên và nuôi trồng)... thực hiện như sau:

a) Trường hợp là các sản phẩm qua chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, ... thực hiện theo mức thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp được nêu tại Điểm b Khoản này.

...”

Câu 33. Cục Hải quan Đắk Lắk

Qua nghiên cứu chú giải 5 phần XVI (Máy và các trang thiết bị cơ khí...) thì: “theo Mục đích chú giải này, khái niệm “máy” có nghĩa là bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng cụ đã nêu trong các nhóm của Chương 84 hoặc 85”.

Đây là chú giải của của phần XVI và được hiểu là áp dụng khái niệm này cho hàng hóa thuộc phần này (là Chương 84, 85) hay được áp dụng cho toàn bộ 21 phần của chú giải HS? VD: mặt hàng nồi hơi thuộc chương 7321, 7322 được xem máy móc, thiết bị hay không được coi thiết bị máy móc.

Trả lời

Chú giải 5 phần XVI quy định:

“5. Theo Mục đích của các chú giải này, khái niệm "máy" có nghĩa là bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng cụ đã nêu ra trong các nhóm của chương 84 hoặc 85.”

Theo đó, chú giải 5 phần XVI áp dụng cho hàng hóa thuộc chương 84 hoặc 85 của Danh Mục;

Trường hợp ví dụ về nồi hơi do đơn vị nêu, mặt hàng “nồi hơi” đã được mô tả cụ thể tại nhóm 84.02 và 84.03 tùy theo chủng loại.

Câu 34. Cục Hải quan Hà Nội

Vướng mắc về xử lý thuế hàng chuyển tiêu thụ nội địa đối với trường hợp doanh nghiệp đã làm thủ tục thay đổi Mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với các lô hàng là nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu do Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 chưa có hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp này (công văn số 627/HQHN-TXNK ngày 10/3/2014 gửi Tổng cục Hải quan).

Trả lời

Nội dung vướng mắc về xử lý thuế hàng chuyển tiêu thụ nội địa, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5549/TCHQ-TXNK ngày 19/5/2014 trả lời công văn 627/HQHN-TXNK của Cục Hải quan Hà Nội, Bộ Tài chính đã có công văn số 7382/BTC-TCHQ ngày 18/6/2014 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất, đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn của các công văn trên.

Câu 35. Cục HQ Quảng Bình

Theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật quản lý thuế năm 2013, doanh nghiệp phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa. Do đó, phải chuyển tiền nộp thuế nhiều lần cho nhiều lô hàng khác nhau trong một ngày, việc chuyển tiền phải qua nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đề nghị được nộp tiền thuế trước rồi được trích nộp dần cho các tờ khai phát sinh.

Đề xuất: Theo Khoản 2, Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật quản lý thuế: “Cơ quan quản lý thuế mở tài Khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định để tập trung các nguồn thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các Khoản thu khác của người nộp thuế...”. Như vậy, khi cơ quan Hải quan mở tài Khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng thì các doanh nghiệp có thể nộp thuế trước thông quan, thông qua tài Khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan. Hiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 32/2006/TT-BTC đã có đưa vào nội dung hướng dẫn hạch toán tài Khoản “tiền gửi ngân hàng” của cơ quan Hải quan mở tại các tổ chức tín dụng và chuyển nộp từng lần cho các tờ khai. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư thay thế trên để cơ quan Hải quan và doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện.

Trả lời

Tổng cục Hải quan ghi nhận đề xuất của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, Tổng cục Hải quan đang trình Bộ Đề án xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện thu nộp thuế, các Khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan. Theo đó, sẽ hướng dẫn thực hiện thu nộp thuế, các Khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại:

+ Hệ thống Kho bạc;

+ Ngân hàng thương mại tham gia ký kết phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, các cơ quan, tổ chức tín dụng khác;

+ Cơ quan Hải quan.

Thông tin được hạch toán, thanh Khoản nợ cho người nộp thuế là sau khi cơ quan Hải quan nhận được tín hiệu đã nộp thuế tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại chuyển qua cổng thông tin điện tử Hải quan. Việc hạch toán các Khoản thu nộp thuế và các Khoản thu khác đưa vào dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/4/2006 và Thông tư 121/2007/TT-BTC ngày 07/10/2007.

Câu 36. Cục Hải quan Đồng Nai

Vướng mắc về thuế suất thuế GTGT mặt hàng “Bông cotton”, mã số thuế 5201.00.00 của Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa:

Căn cứ Điểm 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều Luật Thuế GTGT (hiệu lực 01/01/2014): “Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT: 1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Tuy nhiên, tại Điểm 9 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định: “Điều 10. Thuế suất 5%: 9. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay; bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.”

Tại Cục Hải quan Đồng Nai phát sinh trường hợp nhập khẩu mặt hàng “Bông cotton”, mã số thuế 5201.00.00, được xác định là chưa chế biến thành các sản phẩm khác nhưng đã được xử lý trên mức sơ chế thông thường. (đã được bóc vỏ, tách hạt, phân loại và đóng thành kiện). Tuy nhiên, khái niệm “Bông sơ chế” tại Điểm 9 Điều 10 chưa được rõ qua công đoạn nào.

Như vậy trường hợp này có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hay không? Nếu thuộc đối tượng chịu thuế thì thuế suất áp dụng là bao nhiêu (5% hay 10%) ở khâu nhập khẩu?

(Vấn đề này Cục Hải quan Đồng Nai đã có công văn số 2526/HQĐNa-TXNK ngày 10/12/2013 và công văn số 575/HQĐNa-TXNK ngày 28/03/2014 báo cáo vướng mắc gửi Tổng cục Hải quan- đính kèm bản photo công văn số 2526/HQĐNa-TXNK ngày 10/12/2013 và công văn số 575/HQĐNa-TXNK ngày 28/03/2014)

Trả lời

Vướng mắc Cục Hải quan Đồng Nai nêu, ngày 26/5/2014, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5926/TCHQ-TXNK trả lời. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.

Câu 37. Cục Hải quan Tây Ninh, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Hải quan Quảng Ninh

- Vừa qua tập thể doanh nghiệp ở Tân Biên, Tây Ninh có công văn số 01/CV-TTDN đề ngày 22/2/2014 nêu vướng mắc trong việc thu thuế GTGT đối với hàng nông sản nhập khẩu. Vấn đề này Cục Hải quan Tây Ninh đã có công văn báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính sớm có ý kiến chỉ đạo để có cơ sở trả lời cho doanh nghiệp.

Ngày 10/3/2014 Bộ Tài chính có công văn số 2988/BTC-TCHQ gửi Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn có ý kiến tham gia về thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi sản phẩm trồng trọt. Trên cơ sở đó, ngày 17/3/2014 Tổng cục Hải quan có công văn số 2713/TCHQ-TXNK trả lời cho tập thể các doanh nghiệp Tân Biên về nội dung nêu trên.

- Một số doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng “Ngô hạt (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi), chưa qua xay sát, chế biến thông thường, không dùng để rang nổ, hàng nhập khẩu phù hợp với Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT” doanh nghiệp khai báo hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT năm 2008 thì: “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT năm 2008; Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính: “Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến...” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

Từ ngày 01/01/2014, Thông tư 06/2012/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó “Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến...” thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%.

Như vậy mặt hàng “Ngô hạt” được xếp vào “Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm”(Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Danh Mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam) và chịu thuế suất thuế GTGT 5%.

Thực hiện các quy định hiện hành, Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đang áp thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn ý kiến khác và đã phản ánh với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BTC thì các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng mặt hàng này khi sử dụng làm thức ăn gia súc lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% ở khâu nhập khẩu theo công văn 16664/BTC-TCHQ ngày 2/12/2013 của Bộ Tài chính.

Vấn đề trên đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu, nguyên nhân do: Một số cơ quan Thuế nội địa cứng nhắc không khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho doanh nghiệp, v.v…

Trả lời

Vấn đề Cục Hải quan Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh nêu trên, ngày 21/4/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 5165/BTC-TCHQ hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện.

Câu 38. Cục HQ Bình Định

Tại đơn vị có phát sinh vướng mắc về việc áp mã, tính thuế đối với mặt hàng tinh quặng monazite. Về vấn đề này đơn vị xin trình bày như sau:

- Ngày 19/8/2013 đơn vị đã công văn số 956/HQBĐ về việc báo cáo vướng mắc trong việc áp mã số đối với cùng một mặt hàng là tinh quặng monazite nhưng được hướng dẫn xếp vào 02 mã khác nhau (mã phân loại 2612.20 tại công văn 41546/TCHQ-TXNK ngày 24/7/2007 và mã phân loại 2614.00.90 tại công văn số 3952/TCHQ-TXNK ngày 16/7/2013 của Tổng cục Hải quan).

- Ngày 13/9/2013, Tổng cục Hải quan có công văn số 5431/TCHQ-TXNK trả lời ghi nhận vướng mắc về việc phân loại đối với mặt hàng tinh quặng monazite và sẽ xem xét sửa đổi.

- Ngày 14/02/2014, theo Thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu số 1408/TB-TCHQ của Tổng cục Hải quan thì mặt hàng tinh quặng monazite được xếp vào nhóm 26.12, mã số 2612.20.00.

Tuy nhiên, tại Quyết định số 1114/QĐ-TCHQ ngày 10/4/2014 của Tổng cục Hải quan ban hành danh Mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá, theo đó mặt hàng này lại được xếp vào nhóm 26.14.

Tại tiết b Khoản 11 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính có quy định “Văn bản Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, công khai trên trang thông tin điện tử và áp dụng thống nhất trong ngành hải quan.” Và tiết 3.3 Khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014 của Bộ Tài chính “Danh Mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan Hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá tính thuế, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.”

Đối chiếu với quy định trên thì việc xác định mức thuế và chính sách mặt hàng tinh quặng monazite xuất khẩu, Cục Hải quan Bình Định thực hiện theo kết quả tại Thông báo số 1408/TB-TCHQ ngày 14/02/2014 của Tổng cục Hải quan.

Trả lời

Căn cứ Thông báo số 1408/TB-TCHQ ngày 14/2/2014 về việc thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì mặt hàng quặng monazite phân loại tại nhóm 26.12, mã số 2612.20.00.

Nội dung quy định về mã số đối với mặt hàng quặng monazite tại Danh Mục quản lý rủi ro về giá không áp dụng để phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế.

Câu 39. Cục HQ Quảng Ngãi

Vướng mắc hồ sơ hoàn thuế: gửi kèm công văn số 223/HQQNg-NV ngày 7/3/2014.

Trả lời

Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời số 4018/TCHQ-TXNK ngày 16/4/2014 trả lời Cục Hải quan Quảng Ngãi về việc Tổng cục chuyển công văn số 223/HQQNg-NV đến Tổng cục Thuế để Tổng cục Thuế có văn bản hướng dẫn chung Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố.

Câu 40. Cục Hải quan Hà Nội

Hệ thống V5 nhiều lúc thiếu ổn định, không đồng bộ dẫn đến việc xử lý số liệu, in tờ khai để kiểm tra gặp khó khăn.

Trả lời

Đối với phản ánh liên quan đến việc in tờ khai để kiểm tra trên Hệ thống V5 gặp khó khăn, hiện tại đã được khắc phục đề nghị đơn vị theo dõi, kiểm tra lại chức năng trên Hệ thống.

Câu 41. Cục HQ TP. Hồ Chí Minh

Cần thiết kế thêm trên Hệ thống thông quan điện tử chức năng thống kê số liệu báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu để đảm bảo công tác báo cáo được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

Trả lời

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xây dựng chi tiết danh sách các mẫu biểu báo cáo, yêu cầu nghiệp vụ gửi về Tổng cục Hải quan để tổng hợp. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét, nghiên cứu xây dựng chức năng bổ sung trên Hệ thống.

Câu 42. Cục Hải quan Đồng Nai

Hiện nay, Cục Hải quan Đồng Nai đang triển khai chính thức Hệ thống thông quan tự động tập trung và cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) nhưng phần lớn các máy vi tính đã cũ, kích thước màn hình nhỏ.

Do đó, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan sớm trang bị cho Cục Hải quan Đồng Nai thêm máy móc mới để thực hiện triển khai VNACCS/VCIS được nhanh và ổn định.

Trả lời

Dự kiến năm 2014, sẽ triển khai bàn giao trang thiết bị công nghệ thông tin cho các đơn vị Hải quan theo kế hoạch năm 2013. Tại hợp đồng phía Nam, hiện nay máy tính để bàn giao đã về đến kho của nhà thầu. Do đó, trong tuần từ ngày 21/4/2014 sẽ có thể bàn giao trước cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng ngay. Đợt trang bị này sẽ có màn hình vuông 17 inh cơ bản đáp ứng cho triển khai VNACCS/VCIS.

Trong đợt trang bị theo kế hoạch 2014, dự kiến quý 4/2014 sẽ bàn giao, trong đó Tổng cục dự kiến sẽ trang bị màn hình có kích thước tối thiểu 19 inh đảm bảo đáp ứng hệ thống VNACCS/VCIS.

Câu 43. Cục HQ Đồng Tháp

Vướng mắc của doanh nghiệp

Thủ tục thanh Khoản đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu chưa thanh Khoản được trên chương trình theo dõi nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, công ty vẫn thực hiện thanh Khoản thủ công. Theo chương trình hiện nay nếu thực hiện thanh Khoản trên chương trình thì định mức phụ gia sử dụng sẽ bị sai lệch.

Trả lời

Cục Hải quan Đồng Tháp sẽ triển khai hệ thống VNACCS ngày 18/6/2014. Trước thời Điểm trên đề nghị thanh Khoản trên hệ thống E-Customs.

Câu 44. Cục Hải quan Thanh Hóa

Doanh nghiệp khai hải quan nhưng mạng rất chậm, có tờ khai doanh nghiệp mất nhiều giờ mới truyền được. Vì vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan giải quyết khó khăn này.

Trả lời

- Đề nghị doanh nghiệp kiểm tra đảm bảo mạng Iternet kết nối tới doanh nghiệp thông suốt, đủ băng thông cần thiết.

- Cục Hải quan Thanh Hóa sẽ triển khai Hệ thống VNACCS vào ngày 19/5/2014. Tốc độ tiếp nhận và xử lý tờ khai, phản hồi cho doanh nghiệp đảm bảo nhanh và không bị ách tắc.

Câu 45. Cục Hải quan An Giang

Vướng mắc nhập nội dung quyết định không thu thuế trên chương trình KT559.

Trả lời

Đơn vị không nêu rõ vướng mắc vì chức năng nhập nội dung quyết định không thu thuế trên chương trình KT559 đã được xây dựng từ năm 1997.

Câu 46. Cục Hải quan Điện Biên, Cục Hải quan Đồng Nai

1. Qua công tác rà soát, thống kê đầu công việc của công chức tại đơn vị, hiện Cục Hải quan Đồng Nai đang thiếu biên chế nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nhân sự là do năm 2013 và 2014 phát sinh nhiều trường hợp chuyển công tác và khối lượng công việc tăng nhiều.

Do đó, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét cho bổ sung tăng nhân sự cho Cục Hải quan Đồng Nai 10 biên chế.

2. Là đơn vị nhỏ nhiều bộ phận phải kiêm nhiệm cho nên không đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp VD: Phòng Nghiệp vụ với nhiều mảng tham mưu (Thuế, trị giá, giám sát quản lý, quản lý rủ ro, thống kê, công nghệ thông tin)

Đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép thành lập bộ phận, tổ trực thuộc phòng tối thiểu 1 đến 2 công chức chuyên trách bộ phận này, bổ xung thêm biên chế đặc biệt khi triển khai hệ thống VNACCS/VICS.

Trả lời

1. Ngày 27/6/2013, Tổng cục đã có công văn số 3562/TCHQ-TCCB gửi các đơn vị trong Ngành về biên chế và tổ chức bộ máy, trong đó đã nêu rõ: “Tổng cục không có biên chế để bổ sung cho các đơn vị trong Ngành. Các đơn vị căn cứ khối lượng công việc và biên chế hiện có để bố trí và sử dụng một cách hiệu quả”.

2. Về kiến nghị thành lập bộ phận, tổ trực thuộc phòng tham mưu thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên:

- Tại Quyết định 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quy định có cấp Đội, Tổ thuộc đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Căn cứ vào biên chế và khối lượng công việc, đơn vị chủ động phân công công chức chuyên trách đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao.

- Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trong toàn Ngành về việc thành lập Ban Triển khai dự án VNACCS/VCIS và Bộ phận hỗ trợ triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại các đơn vị. Cụ thể như sau: Công văn số 6853/TCHQ-VNACCS ngày 15/11/2013 hướng dẫn quy trình hỗ trợ người sử dụng trong quá trình chạy thử Hệ thống VNACCS/VCIS. Đề nghị Cục Hải quan Điện Biên và các đơn vị tiếp tục triển khai văn bản hướng dẫn nói trên của Tổng cục.

Câu 47. Cục HQ Bà Rịa-Vũng Tàu

Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) - Cục Hải quan Tỉnh thường nhận được các Phiếu chuyển nghiệp vụ từ các Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển lên nghi ngờ về mức giá khai báo của hàng hóa XNK theo quy định của Thông tư 205/2010/TT-BTC (TT 29/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số Điều Thông tư 205/2010/TT-BTC) hoặc Phiếu chuyển nghiệp vụ đối với các trường hợp quy định tại Điều 97 TT 128/2013/TT-BTC Tuy nhiên khi triển khai thực hiện đơn vị gặp phải vướng mắc:

1. Đối với các phiếu chuyển nghiệp vụ nghi ngờ trị giá khai báo hàng hóa XNK theo quy định của TT 205/2010/TT-BTC (Thông tư 29/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số Điều TT 205/2010/TT-BTC):

- Đối với các hợp đồng Doanh nghiệp thực hiện XNK theo nhiều chuyến hoặc đối với các trường hợp Doanh nghiệp thực hiện trả sau (60 ngày, 120 ngày kể từ ngày nhận hàng) khi thực hiện kiểm tra giá phải tập hợp đầy đủ chứng từ thanh toán của cả hợp đồng để đối chiếu với sổ, chứng từ kế toán ghi nhận số tiền phải trả cho hợp đồng đó thì đã quá 60 kể từ ngày thông quan. Theo quy định tại Chương I Phần VI Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì những trường hợp này phải chuyển kiểm tra tại trụ sở Doanh nghiệp, trong khi đó phần lớn các Doanh nghiệp lại nằm ngoài địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh.

- Trường hợp Doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu cùng 1 mặt hàng của cùng đối tác với cùng trị giá khai báo nếu đơn vị đã thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan theo phiếu chuyển nghiệp vụ lần đầu mà sau này tiếp tục nhận được các phiếu chuyển nghiệp vụ của các tờ khai tiếp theo thì đơn vị có thực hiện kiểm tra nữa hay không?

2. Đối với các phiếu chuyển nghiệp vụ theo quy định tại Điều 97 TT 128/2013/TT-BTC: Thông thường Doanh nghiệp nhập khẩu từ 02 đến hàng chục tờ khai đối với hàng hóa kê khai, phân loại máy móc thiết bị thuộc các Chương 84, 85, 90 của Biểu thuế NK ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh Mục hàng hóa XNK Việt Nam. Khi kết thúc nhập khẩu và hoàn tất việc trừ lùi, Chi cục Hải quan CK có phiếu chuyển nghiệp vụ đề nghị KTSTQ theo quy định thì đã quá thời hạn KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan.

Nếu đơn vị thực hiện ngay việc KTSTQ tại trụ sở Doanh nghiệp đối với những trường hợp này thì số lượng các cuộc KTSTQ tại trụ sở Doanh nghiệp quá lớn. Đồng thời trong trường hợp đơn vị thực hiện KTSTQ tại trụ sở các DN này vừa xong nếu trong năm Doanh nghiệp lại tiếp tục nhập khẩu như trên thì có phải KTSTQ tại trụ sở DN nữa hay không? Mặt khác đối với trường hợp Doanh nghiệp đăng ký Danh Mục không thuộc địa bàn quản của Cục Hải quan Tỉnh thì đơn vị phải xử như thế nào?

Trả lời

1. Đối với các phiếu chuyển nghiệp vụ nghi ngờ trị giá khai báo hàng hóa XNK theo quy định của Thông tư 205/2010/TT-BTC (Thông tư 29/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số Điều Thông tư 205/2010/TT-BTC):

- Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất/nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ra thông báo quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư số 128/2013/TT-BTC Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính không quy định số lần/cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan trong một Khoảng thời gian.

Tờ khai ngoài thời hạn 60 ngày, đề nghị đơn vị kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài địa bàn quản lý thì Cục Hải quan Vũng Tàu báo cáo Tổng cục (qua Cục KTSTQ) để Tổng cục phân công đơn vị kiểm tra.

- Nội dung Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu không nêu rõ dấu hiệu nghi ngờ mức giá khai báo so với cơ sở dữ liệu giá và khi thực hiện KTSTQ (lần đầu) đơn vị bác bỏ hay chấp nhận trị giá khai báo. Đề nghị đơn vị thực hiện đúng quy định về kiểm tra sau thông quan về kiểm tra trị giá.

2. Trường hợp này: Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là tổ hợp, dây chuyền, do đó, tùy vào Điều kiện nguồn lực, dấu hiệu vi phạm, quy định về thời hạn kiểm tra..., đơn vị có thể xem xét tiến hành kiểm tra đối với từng lô hàng hoặc sau khi đã hoàn tất nhập khẩu toàn bộ tổ hợp, dây chuyền.

Về quy định số lần KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp/năm:

Theo quy định tại Điều 1, Mục 24 (Sửa đổi Điều 78) Luật số 21/2013/QH13 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế, các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:

b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật Quản lý thuế.

c) Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Đối với các trường hợp nêu tại Điểm này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm.

Như vậy, Cục Hải quan Vũng Tàu có thể KTSTQ theo từng lô hàng hoặc KTSTQ theo từng giai đoạn (kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm). Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài địa bàn quản lý thì Cục Hải quan Vũng Tàu báo cáo Tổng cục (qua Cục KTSTQ) để Tổng cục phân công đơn vị kiểm tra (thông thường trong trường hợp này, Tổng cục sẽ phân công đơn vị nơi phát hiệu dấu hiệu thực hiện KTSTQ trụ sở doanh nghiệp).

Câu 48. Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì thời gian để có kết quả phân tích phân loại hiện nay là quá chậm trễ.

Trả lời

Trước đây theo quy định của Thông tư 49/TT-BTC ngày 12/04/2010 thời gian đối với 1 mẫu yêu cầu PTPL là 15 ngày, quy trình xử lý đơn giản (HQ địa phương - Trung tâm) nhưng hiện nay theo quy định tại Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính và theo quy trình phân loại do Tổng cục ban hành thì thời gian đối với một mẫu gửi yêu cầu PTPL là 20 ngày, quy trình xử lý phức tạp hơn (Hải quan địa phương - Trung tâm - Tổng cục Hải quan) qua nhiều đơn vị xử lý hơn, dẫn đến thời gian ban hành kết quả phân loại chậm so với quy định.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu phối hợp với Cục Thuế xuất nhập khẩu để xử lý dứt Điểm các vụ việc tồn đọng, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính phương án tổ chức thực hiện Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính cho phù hợp với thực tế.

Câu 49. Cục HQ Lạng Sơn

Trong thời gian qua, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thực hiện việc kiểm tra và lấy mẫu đối với các lô hàng nhập khẩu khai báo là thép hợp kim có chứa chất Bo gửi Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan theo quy định tại công văn số 126/TCHQ-GSQL đề ngày 15/3/2013 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện kiểm tra, giám định thép hợp kim nhập khẩu có chứa chất Bo.

Ngày 24 tháng 03 năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận được công văn số 305/PTPL-NV về việc tạm ngừng tiếp nhận phân tích mẫu sắt thép kể từ ngày 18/3/2014; Điện Fax đi về việc trả hồ sơ và mẫu yêu cầu phân tích phân loại (các mẫu yêu cầu phân tích phân loại mà Chi cục đã gửi trước ngày 18/3/2014) của Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 4023/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2013 về việc ban hành Quy chế Phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan thì Trung tâm phân tích chỉ thực hiện phân tích đối với những hàng hóa không thuộc Danh Mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích do Tổng cục Hải quan ban hành;

Tại Điểm b.2 Khoản 7 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định: Các trường hợp phải phân tích theo quy định nhưng Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ Điều kiện phân tích thì cơ quan Hải quan nơi có yêu cầu phân tích gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của Luật Thương mại (sau đây gọi tắt cơ quan giám định) để trưng cầu giám định theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng kết quả giám định của các cơ quan này để xác định về tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Trong quá trình thực hiện, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn phát sinh các vướng mắc khi thực hiện các nội dung quy định nêu trên như sau:

- Công văn số 126/TCHQ-GSQL đề ngày 15/3/2013 của Tổng cục Hải quan quy định: Các lô hàng nhập khẩu khai báo là thép hợp kim có chứa chất Bo phải gửi mẫu giám định đến Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan. Kể từ ngày 24/3/2014, Chi cục có tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với các lô hàng nhập khẩu khai báo là thép hợp kim có chứa chất Bo hay không?

- Cục Hải quan Lạng Sơn gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định nào để trưng cầu giám định đối với những mẫu hàng yêu cầu phân tích phân loại mà Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan trả lại và những mẫu hàng phát sinh sau này. Chi phí giám định mẫu hàng sẽ do người khai hải quan hay Chi cục thực hiện việc thanh toán?

Trả lời

- Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 4023/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2013 về việc ban hành Quy chế Phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan thì Trung tâm phân tích chỉ thực hiện phân tích đối với những hàng hóa không thuộc Danh Mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích do Tổng cục Hải quan ban hành. Mặt hàng thép Bo không thuộc Danh Mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích do Tổng cục ban hành trên cơ sở trang thiết bị phân tích hiện có và đề nghị của Trung tâm PTPL. Tuy nhiên, ngày 14/03/2014 Trung tâm gửi công văn số 305/PTPL-NV về việc tạm ngừng tiếp nhận phân tích mẫu sắt thép kể từ ngày 18/3/2014 do thiết bị phân tích mặt hàng sắt thép tại Trung tâm đang bị hỏng. Hiện Trung tâm đang khắc phục sự cố, sửa chữa đối với các thiết bị phân tích này và sẽ cố gắng tiếp nhận lại các mặt hàng sắt thép sớm nhất bắt đầu từ tháng 5/2014. Trong thời gian Trung tâm ngừng tiếp nhận mặt hàng thép Bo nói trên đề nghị Cục Hải quan Lạng Sơn gửi đi giám định ngoài theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 7 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

- Về việc trình tự lấy mẫu bên ngoài: Về việc này, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu xử lý./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 8400/TCHQ-PC

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 8400/TCHQ-PC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 07/07/2014
Ngày hiệu lực 07/07/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 8400/TCHQ-PC 2014 vướng mắc vượt thẩm quyền Cục Hải quan địa phương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 8400/TCHQ-PC 2014 vướng mắc vượt thẩm quyền Cục Hải quan địa phương
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 8400/TCHQ-PC
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành 07/07/2014
Ngày hiệu lực 07/07/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 10 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 8400/TCHQ-PC 2014 vướng mắc vượt thẩm quyền Cục Hải quan địa phương

Lịch sử hiệu lực Công văn 8400/TCHQ-PC 2014 vướng mắc vượt thẩm quyền Cục Hải quan địa phương

  • 07/07/2014

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 07/07/2014

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực