Công văn 892/BHXH-CĐBHXH

Công văn 892/BHXH-CĐBHXH về hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 892/BHXH-CDBHXH hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 892/BHXH-CĐBHXH
V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2010

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội quận (huyện)

Qua báo cáo của phòng Chế độ BHXH sau khi kiểm tra công tác tại BHXH quận (huyện), BHXH/TP lưu ý BHXH quận (huyện) những nội dung sau:

1. Chế độ ốm đau:

- Lưu ý đơn vị lập đúng biểu mẫu và ghi đầy đủ tiêu thức theo quy định (tên đơn vị, mã đơn vị, mã KCB, quỹ lương, tổng số lao động, lao động nữ, số tài khoản).

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD (sau đây viết tắt là C65-HD) phải đầy đủ và hợp lệ (dấu, chữ ký của bác sĩ điều trị, dấu của cơ sở KCB…). Trường hợp con ốm thì trên C65-HD và biểu C66a-HD phải thể hiện đầy đủ họ tên, tuổi của con.

- Nếu người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại mà chức danh trên sổ BHXH không thể hiện đúng theo các quyết định của Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành thì yêu cầu đơn vị có công văn giải trình.

- Trên mẫu C66a-HD: phải thể hiện lũy kế ngày ốm, thời gian tham gia BHXH; tại cột ghi chú đề nghị ghi nghỉ từ ngày … đến ngày. Nếu tai nạn rủi ro thì tại cột ghi chú phải ghi rõ là tai nạn rủi ro.

- Khi giải quyết bệnh dài ngày: đề nghị ghi rõ tên bệnh dài ngày trên biểu C66a-HD tại cột điều kiện tính hưởng.

- Quyết toán chỉnh sửa phải đóng dấu của đơn vị.

- Thời gian nghỉ ốm hưởng trợ cấp BHXH được tính trọn ngày. BHXH/TP đã có văn bản đề nghị các cơ sở KCB chỉ cấp giấy nghỉ hưởng BHXH cho các trường hợp cần phải nghỉ điều trị từ 01 ngày trở lên. Trường hợp giấy nghỉ hưởng BHXH chỉ cấp ½ ngày mà đơn vị xác nhận số ngày thực tế nghỉ là 01 ngày thì giải quyết chế độ ốm 1 ngày.

- Không giải quyết số ngày nghỉ ốm nhiều hơn số ngày đơn vị đề nghị.

- Trường hợp người lao động bị ốm trong thời gian nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì cần xác định:

a) Nếu người lao động có kế hoạch nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ phép được công ty đồng ý nhưng trong thời gian nghỉ việc mà bị ốm thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.

b) Nếu người lao động nghỉ đột xuất không hưởng lương, sau đó định đi làm việc trở lại nhưng vì ốm không đi làm được thì chỉ những ngày nghỉ ốm (đúng quy định) mới được hưởng trợ cấp ốm đau.

- Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm (điều trị ngoại trú) cho người lao động phải thực hiện đúng theo quy định của Thông tư 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/2009 (bệnh viện cấp tỉnh: 10 ngày, cấp quận (huyện): 7 ngày…).

Tuy nhiên, những trường hợp người lao động bị chấn thương nặng phải nằm tuyệt đối lâu ngày, bệnh chi dưới đi lại khó khăn, bệnh ung thư phải điều trị lâu dài, bại liệt do di chứng tai biến, rong kinh kéo dài được bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất cấp C65-HD với thời gian từ 4 tuần trở xuống vẫn thanh toán trợ cấp ốm theo quy định.

- Theo quy định, căn cứ để tính trợ cấp ốm là tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm. Hiện nay, những trường hợp tháng liền kề trước tháng nghỉ ốm không có lương do người lao động xin nghỉ không lương thì chương trình xét duyệt không tính trợ cấp ốm. BHXH/TP đã có văn bản đề nghị BHXH Việt Nam giải thích rõ những trường hợp này sẽ lấy lương của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm hay lương tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ ốm để tính trợ cấp ốm. (ví dụ nghỉ không lương tháng 4/2009, ốm tháng 5/2009 và không đóng BHXH tháng 5/2009 thì lấy lương tháng 4/2009 hay lương tháng 3/2009 để tính trợ cấp ốm).

Trong khi chờ ý kiến của BHXH Việt Nam, đề nghị BHXH quận (huyện) tạm thời tính trợ cấp ốm căn cứ vào mức lương của tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ ốm. Khi xét duyệt, nhập vào chương trình xét duyệt tiền lương của tháng liền kề gần nhất có tham gia BHXH (theo ví dụ trên khi tính trợ cấp ốm thì nhập vào chương trình xét duyệt lương tháng 3/2009).

- Hiện nay, các Trung tâm y tế dự phòng các quận (huyện) sau khi tách ra từ Trung tâm y tế quận (huyện) không có giấy C65-HD để cấp cho người lao động trong trường hợp điều trị bệnh lao, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số, con ốm mẹ nghỉ … Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người lao động, đề nghị các BHXH quận (huyện) cấp C65-HD cho các Trung tâm y tế dự phòng (số lượng hạn chế). Lưu ý các Trung tâm y tế dự phòng cấp C65-HD theo đúng chức năng của mình để tránh lạm dụng hưởng BHXH. BHXH quận (huyện) không thanh toán các giấy C65-HD do Trung tâm y tế dự phòng cấp không đúng quy định.

- Các bệnh lao, phong, tâm thần thuộc chương trình y tế quốc gia do bệnh viện quận (huyện) chuyển về trạm y tế xã phường hoặc Trung tâm y tế dự phòng điều trị tiếp thì được hưởng trợ cấp ốm đau nếu có giấy C65-HD do những nơi này cấp (mặc dù không có ký hợp đồng KCB với cơ quan BHXH)

- Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, quy định tại khoản 2 điều 112 Luật BHXH trong đó ghi rõ tên bệnh mà người lao động phải điều trị. Việc thanh toán chế độ ốm đau, được thực hiện theo hồ sơ từng đợt người lao động nghỉ việc để điều trị (nội trú hoặc ngoại trú).

- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian đóng BHXH tự nguyện không được tính hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ- BNN).

- Đối với bệnh dài ngày cần lưu ý kỹ: Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, quy định tại khoản 2 điều 112 Luật BHXH, trong đó có ghi rõ tên bệnh mà người lao động phải điều trị. Việc thanh toán chế độ ốm đau, được thực hiện theo hồ sơ của từng đợt người lao động nghỉ việc để điều trị (nội trú hoặc ngoại trú).

Người lao động nghỉ điều trị bệnh dài ngày phải có xác nhận của cơ sở y tế theo quy định. Nếu phiếu hội chẩn không thể hiện đầy đủ nội dung thì sử dụng giấy ra viện do cơ sở y tế cấp làm căn cứ giải quyết trợ cấp. Thời gian nghỉ việc không có chỉ định của cơ sở y tế thì không được tính hưởng trợ cấp ốm đau.

- Người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài thì các giấy tờ phải được dịch và có công chứng.

- Hồ sơ ốm đau năm 2007 chưa giải quyết nay đơn vị đề nghị giải quyết thì vẫn tiếp nhận hồ sơ với điều kiện phải có công văn giải thích lý do hợp lý.

- Danh mục bệnh dài ngày gồm: Bệnh lao các loại; Bệnh tâm thần; Bệnh sang chấn hệ thần kinh, động kinh; Suy tim mãn, tâm phế mãn; Bệnh phong (cùi); Thấp khớp mãn có biến chứng phần xương cơ khớp; Ung thư các loại ở tất cả các phủ tạng; Các bệnh về nội tiết; Di chứng do tai biến mạch máu não; Di chứng do vết thương chiến tranh; Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị; CNVC bị suy nhược cơ thể do bị tra tấn tù đày trong hoạt động cách mạng.

- Danh mục các bệnh nội tiết gồm: Tiểu đường; Bướu cổ (Đơn nhân; Đa nhân; Bazơdô); Thận (Suy tuyến thận cấp mãn; Hội chứng CUSHING; Cường tuyến thượng thận; Suy tuyến yên); Vô sinh do nội tiết; Xơ nang tuyến vú; Bạch cầu trắng (bạch cầu cấp); U nang, nhân xơ; U tiền liệt tuyến;

2. Chế độ thai sản:

- Sẩy thai: trên giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (C65-HD) phải ghi rõ tuổi thai. Nếu không có tuổi thai thì tính số ngày nghỉ thấp nhất (thai dưới 1 tháng tuổi).

- Khám thai: có thể sử dụng phiếu khám thai thay giấy C65-HD với điều kiện phiếu khám thai phải đóng dấu, chữ ký của bác sĩ cho mỗi lần đi khám thai.

- Khi giải quyết trợ cấp thai sản sau khi nghỉ việc, BHXH các quận (huyện) xác nhận đã trả trợ cấp thai sản ngay dưới phần chốt sổ để ngăn ngừa hưởng tiếp trợ cấp ở địa phương khác.

- Người đóng BHXH tại Tp.HCM, nghỉ việc sau đó sinh con: nếu cư trú tại Tp. HCM thì nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản tại BHXH quận (huyện) nơi cư trú. Nếu đang cư trú tại tỉnh/thành khác thì hướng dẫn liên hệ với BHXH tỉnh nơi cư trú để xem xét, giải quyết.

- Người đang đóng BHXH ở tỉnh/thành khác mà sinh con nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thai sản. Sau khi nghỉ việc mới làm hồ sơ nhận trợ cấp thai sản thì BHXH các quận (huyện) không tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn người lao động trở về BHXH tỉnh/ thành phố trước đây đóng BHXH để giải quyết.

- Lao động nữ đóng BHXH tại Tp.HCM và sinh con lúc còn đang làm việc (chưa thanh toán chế độ thai sản), hiện nay đã nghỉ việc. Muốn hưởng trợ cấp thai sản thì hướng dẫn người lao động liên hệ với đơn vị để làm thủ tục. Nếu đơn vị đã giải thể thì BHXH quận (huyện) nơi thu BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để giải quyết trợ cấp thai sản.

- Người đang làm việc thì không cần đơn vị nộp sổ BHXH khi giải quyết trợ cấp thai sản (kể cả giải quyết ốm đau) vì đã liên kết dữ liệu giữa chương trình xét duyệt với SMS. Khi duyệt trợ cấp thai sản, cán bộ chính sách phải đánh dấu thời gian nghỉ thai sản vào chương trình SMS. Khi người lao động nghỉ việc, bộ phận sổ thẻ căn cứ SMS để xác nhận thời gian thai sản trên sổ BHXH (hoặc tờ rời).

- Để giải quyết trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi thì phải có bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh (không sử dụng bản photocopy). Trên giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh phải thể hiện năm sinh của mẹ, ngày nghỉ của mẹ (nếu mẹ nghỉ trước khi sinh con).

- Theo ý kiến của Trưởng Ban chính sách thì các chứng từ liên quan đến thai sản (kể cả khám thai) không cần thực hiện theo thông tư 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/2009 nêu trên. Trong khi chờ văn bản chính thức của BHXH Việt Nam thì những trường hợp khám thai, KHH dân số, con chết sau khi sinh … nếu có xác nhận của bệnh viện ngoài công lập cũng được thanh toán trợ cấp thai sản (không áp dụng cho phòng mạch tư). Các chứng từ liên quan đến thai sản (khám thai, sẩy thai, kế họach hóa dân số, con chết sau khi sinh…) của các bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan

BHXH cũng được thanh toán trợ cấp thai sản.

- Trường hợp người lao động sinh con hoặc nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng mà tháng đó có đóng BHXH và cả tháng đóng BHXH đó mới đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất bao gồm cả tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng này.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 5 tháng áp dụng đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả lao động làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ có thời gian làm việc từ đủ 6 tháng trở lên ở nơi có PCKV hệ số từ 0,7 trở lên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Trợ cấp 1 lần khi sinh con được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng người lao động sinh con hoặc tháng có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc nhận nuôi con nuôi sơ sinh. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà trong thời gian thai sản có điều chỉnh lương tối thiểu chung thì thời gian hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung đó.

Ví dụ: Bà D thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, sinh con ngày 12/02/2010, nghỉ thai sản 5 tháng từ ngày 12/02/2010 đến hết ngày 11/7/2010. Giả sử mức lương tối thiểu chung từ tháng 5/2010 là 730.000 đồng. Mức trợ cấp tính như sau:

+ Từ 12/02/2010 – 30/4/2010: Mức trợ cấp hưởng 02 tháng 19 ngày được tính theo lương tối thiểu chung 650.000 đồng.

+ Từ 01/5/2010 – 11/7/2010: Mức trợ cấp hưởng 02 tháng 11 ngày được tính theo lương tối thiểu chung 730.000 đồng.

- Giấy xác nhận điều kiện nặng nhọc độc hại chỉ cần thể hiện đầy đủ nội dung, không cần phải đúng theo mẫu trong tài liệu “hướng dẫn nghiệp vụ thu chi và giải quyết BHXH – BHYT”.

- Người nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi sơ sinh của cấp có thẩm quyền, không căn cứ vào giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi con nuôi. Thời gian tính hưởng trợ cấp trợ cấp thai sản tính từ ngày có quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

Ví dụ: Chị A xin con nuôi ngày 01/01/2010, cháu bé sinh ngày 01/11/2009. Đến ngày 20/02/2010 mới có Quyết định công nhận việc nhận nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền. Chị A sẽ được hưởng chế độ thai sản từ ngày 20/02/2010 đến khi cháu bé đủ 4 tháng tuổi.

- Để quản lý thống nhất dữ liệu thai sản tại BHXH/TP, đề nghị BHXH quận (huyện) chuyển file dữ liệu thai sản về phòng Chế độ BHXH chậm nhất vào ngày 05 của tháng đầu quý sau. Đề nghị nén dữ liệu trước khi chuyển theo đường truyền IMS và gửi cho cán bộ tổng hợp của phòng (anh Thành phòng Chế

độ BHXH).

- Hồ sơ thai sản năm 2007 chưa giải quyết nay đơn vị mới đề nghị giải quyết, chỉ tiếp nhận hồ sơ khi đơn vị phải có công văn giải trình lý do.

3. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

- Chứng từ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau phải thể hiện nghỉ hết số ngày theo quy định. Nếu chưa nghỉ hết số ngày nghỉ theo quy định thì chưa giải quyết chế độ dưỡng sức.

- Tại cột điều kiện tính hưởng trên các biểu C68a-HD, C69a-HD, C70a- HD phải yêu cầu đơn vị ghi rõ là: sinh thường, sinh mổ hoặc sinh đôi … (nếu dưỡng sức sau thai sản) hoặc bệnh dài ngày, bệnh có phẩu thuật (nếu dưỡng sức sau ốm đau) hoặc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo biên bản của Hội đồng Giám định Y khoa (nếu dưỡng sức sau TNLĐ-BNN).

- Trên biểu C68a-HD, C69a-HD, C70a-HD phải có dấu của công đoàn. Nếu chưa thành lập công đoàn thì ghi rõ và có xác nhận đơn vị.

- Người đủ điều kiện dưỡng sức sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp nhiều lần trong năm thì số ngày dưỡng sức lần đầu tối thiểu là 5 ngày/1 lần nhưng không quá số ngày tối đa quy định trong một năm.

Ví dụ: Tháng 01/2009 chị A bị ốm, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày trở lại làm việc do sức khỏe còn yếu nên được đơn vị giải quyết dưỡng sức 5 ngày. Tháng 9/2009, chị A bệnh phải phẫu thuật, sau 30 ngày kể từ khi quay trở lại làm việc sức khỏe yếu nên theo quy định được nghỉ dưỡng sức 7 ngày. Do trong năm 2009 chị A đã nghỉ 5 ngày nên lần dưỡng sức sau chỉ được hưởng thêm 2 ngày.

- Nếu vừa nghỉ ốm ngắn ngày, vừa nghỉ ốm dài ngày; thời gian nghỉ ốm của từng loại chưa đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức nhưng tổng thời gian nghỉ ốm của cả bệnh ngắn ngày và dài ngày đủ điều kiện dưỡng sức thì được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức.

- Trường hợp đang điều trị bệnh ốm đau thuộc bệnh dài ngày nhưng đã nghỉ hết thời gian tối đa trong năm như đối với bệnh thông thường thì được nghỉ dưỡng sức. Lưu ý: ngày nghỉ dưỡng sức không được thanh toán chế độ ốm của đợt điều trị đó. Ví dụ: Ông A làm việc trong điều kiện bình thường, đóng BHXH dưới 15 năm và mắc bệnh dài ngày. Ông A điều trị từ ngày 01/3/2007 đến 20/11/2007. Như vậy, đến ngày 31/3/2007 thì có thể hưởng chế độ dưỡng sức là

5 ngày (nếu có yêu cầu) và được hưởng chế độ ốm đau từ ngày 6/4/2007 đến 20/11/2007.

4. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Sổ BHXH hoặc tờ rời phải thể hiện đóng BHXH đến tháng bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

- Trường hợp bị tai nạn lao động tháng đầu tiên tham gia BHXH thì cần kiểm tra kỹ HĐLĐ trước khi tiếp nhận hồ sơ.

- Kiểm tra kỹ giấy ra viện xem có sử dụng thẻ BHYT không ? Nếu có, đề nghị thoái trả toàn bộ chi phí điều trị do sử dụng thẻ BHYT xong mới tiếp nhận hồ sơ.

- Theo quy định thì ngày tháng năm lập biên bản tai nạn lao động chậm nhất không quá 24 giờ đối với trường hợp nhẹ; 48 giờ đối với trường hợp nặng hoặc chết người.

- Thành phần đoàn điều tra phải có gồm:

+ Người sử dụng lao động;

+ Đại diện BCH công đoàn;

+ Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cơ sở.

+ Thanh tra Sở LĐTBXH (nếu tai nạn lao động chết người).

- Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản của công an giao thông. Nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì phải có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

- Trên biên bản điều tra tai nạn lao động do đơn vị lập (phần diễn biến) phải nêu rõ địa điểm làm việc, nơi ở hoặc nơi đến công tác, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, phương tiện tham gia giao thông…

- Nếu TNLĐ không điều trị nội trú thì phải có chứng từ chứng minh điều trị như đơn thuốc, sổ khám bệnh … hoặc nếu nhập viện trễ thì phải có văn bản giải trình.

- Hồ sơ tai nạn lao động do tai nạn giao thông mà không có biên bản công an giao thông thì căn cứ khoản 2 điều 114 Luật BHXH không nhận hồ sơ (kể cả những trường hợp chỉ có giấy chứng nhận tai nạn giao thông). Trường hợp không có biên bản công an giao thông nhưng có biên bản khám nghiệm hiện trường đúng theo quyết định 18/2007/QĐ/BCA (C11) ngày 05/01/2007 của Bộ Công an quy định (P.HCTH đã chuyển trên FTP thư mục văn bản trung ương), có kết luận rõ người tham gia giao thông có lỗi hoặc không có lỗi thì biên bản này vẫn thay thế Biên bản tai nạn giao thông.

- Biên bản xác định môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập. Trường hợp biên bản lập chung cho nhiều người thì hồ sơ mỗi người phải có trích bản sao biên bản.

- Kết quả xác định môi trường lao động có giá trị trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày biên bản được ký.

- Giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh nghề nghiệp phải thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH ban hành.

- Trường hợp giám định lại hoặc giám định tổng hợp tai nạn lao động thì phải có biên bản giám định lại hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát.

- Khi giải quyết chế độ TNLĐ do bị tai nạn giao thông (kể cả tuất TNLĐ do tai nạn giao thông) thì người sử dụng lao động chỉ nộp 01 bản sao biên bản công an giao thông thì BHXH quận (huyện) vẫn tiếp nhận (nếu các giấy tờ còn lại đủ và đúng quy định) và chuyển hồ sơ cho BHXH/TP.

- Trường hợp bị tai nạn giao thông nhưng có yếu tố lỗi của người lao động: theo văn bản 223/ATLĐ-CSQP ngày 25/9/2006 của Cục An toàn lao động trả lời Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai những trường hợp bị tai nạn giao thông do lỗi của người lao động thì không xem là tai nạn lao động và theo văn bản số 4582/BHXH-CSXH ngày 30/12/2008 của BHXH Việt Nam trả lời BHXH tỉnh Đồng Nai: trong khi chờ ý kiến của Bộ LĐTBXH vẫn thực hiện theo nội dung công văn 223/ATLĐ-CSQP nêu trên.

Thực hiện theo ý kiến của BHXH Việt Nam, căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản của công an giao thông… những trường hợp bị tai nạn giao thông mà do lỗi của người lao động thì không giải quyết chế độ tai nạn lao động.

- Theo kết luận giao ban số 500/TB-BHXH ngày 08/3/2010 của BGĐ thì trường hợp bị tai nạn giao thông nếu người lao động cung cấp được Biên bản khám nghiệm hiện trường theo đúng quyết định số 18/2007-QĐ/BCA ngày 05/01/2007 của Bộ Công an quy định có kết luận rõ người tham gia giao thông có hoặc không có lỗi thì biên bản này thay thế Biên bản tai nạn giao thông (nếu không có Biên bản tai nạn giao thông).

5. Hồ sơ hưu trí:

- Người lao động bảo lưu sổ BHXH mà có sai lệch nhân thân thì BHXH quận (huyện) nơi chốt sổ điều chỉnh nhân thân.

- Trường hợp chỉ có năm sinh mà không có ngày tháng sinh thì sẽ lấy ngày 01/7 và năm sinh làm ngày tháng năm sinh.

- Kiểm tra lại diễn biến tiền lương, thời hạn nâng lương, PCCV … Riêng phụ cấp vượt khung phải bảo đảm đủ 12 tháng mới được nâng thêm 1 bậc. Ví dụ: đang hưởng lương 4,98 + phụ cấp vượt khung 5% từ tháng 03/2009 thì đến 3/2010 mới được hưởng lương 4,98 + phụ cấp vượt khung 6%.

- Doanh nghiệp áp dụng theo thang bảng lương nhà nước không có phụ cấp vượt khung và không áp dụng nâng lương sớm trước khi nghỉ hưu.

- Việc nâng bậc lương phải đúng niên hạn: 3 năm đối với chuyên viên, 2 năm đối với cán sự.

- Hồ sơ có quá trình là sĩ quan quân đội hoặc công an sau đó chuyển ngành thì yêu cầu bổ sung quyết định chuyển ngành và quyết định phong quân hàm 05 năm cuối (nếu có) để làm căn cứ tính lương hưu. Nếu là quân nhân chuyên nghiệp phải có quyết định lương.

- Trường hợp nghỉ hưu theo điều kiện nặng nhọc, độc hại mà tên hoặc chức danh công việc trên sổ BHXH không đúng với quyết định của Bộ LĐTBXH thì yêu cầu có văn bản xác nhận công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo đúng chức danh nêu trong quyết định của Bộ LĐTBXH.

- Người đi hợp tác lao động ở nước ngoài về nước thì hồ sơ phải thực hiện đúng theo quy định của Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ LĐTBXH.

- Hồ sơ hưu trí, trợ cấp hàng tháng từ tỉnh khác chuyển về:

+ Căn cứ vào nội dung ghi chú trên góc trái bên dưới của giấy giới thiệu: nếu phòng Chế độ BHXH chưa đối chiếu nhân thân thì phải đối chiếu nhân thân trên giấy giới thiệu do phòng Chế độ BHXH lập với nhân thân trên hộ khẩu hoặc CMND do người nghỉ hưu xuất trình. Nếu không thống nhất về nhân thân, tạm chưa chi trả lương hưu (kể cả phần truy lĩnh) chuyển trả phòng Chế độ BHXH để xử lý theo quy định của BHXH Việt Nam.

+ Kiểm tra xem truy lĩnh lương hưu và tháng bắt đầu tăng điện toán có bị trùng hay không ? Nếu có thì thông báo về phòng Chế độ BHXH để lập lại giấy giới thiệu. Ví dụ: Tháng 2/2010 BHXH/TP mới tiếp nhận BHXH hồ sơ hưu trí do BHXH tỉnh A giới thiệu về hưởng tại BHXH/TP từ tháng 11/2009. Như vậy nếu cho truy lĩnh lương hưu từ tháng 11/2009 đến tháng 2/2010 và tăng điện toán từ tháng 2/2010 là sai. (trùng tháng 2/2010)

- Hồ sơ hưu trí khi nhận về để trả cho người lao động gồm: sổ BHXH, quyết định hưu trí, bản quá trình đóng BHXH, thẻ hưu… còn có giấy giới thiệu và phiếu truy lĩnh (nếu có). Đề nghị kiểm tra kỹ trước khi nhận về trả cho người hưởng hưu trí.

- Khi giải quyết hồ sơ hưu trí, BHXH/TP căn cứ vào nơi cư trú của người lao động ghi trên Quyết định của đơn vị để ra Quyết định hưu trí và giấy giới thiệu nơi người hưởng lương hưu lương hưu hàng tháng. Trường hợp trên quyết định hưu trí lập sai nơi cư trú thì BHXH quận (huyện) vẫn chi tiền bình thường và thực hiện tăng giảm trên danh sách điện toán vào tháng sau. Không hướng dẫn đến BHXH/TP để điều chỉnh lại.

- Hồ sơ hưu trí đã lập mà phát hiện có sai sót về nhân thân không do lỗi của cơ quan BHXH thì không điều chỉnh hồ sơ gốc, chỉ điều chỉnh nhân thân trên thẻ BHYT để thuận tiện khi đi khám chữa bệnh. Lý do: một người chỉ có một ngày tháng năm sinh và theo quy định, khi lập hồ sơ cấp sổ BHXH người lao động phải khai, ký tên vào tờ khai cấp sổ có xác nhận của đơn vị… Hồ sơ hưu trí căn cứ vào sổ BHXH khi giải quyết. Nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho thay đổi, cải chính lại hộ tịch: ngày, tháng, năm sinh, họ và tên (gọi tắt là nhân thân) và có yêu cầu chỉnh sửa một hoặc tất cả những yếu tố

này thì xử lý như sau:

+ Nếu chưa giải quyết chế độ hưu trí: BHXH quận (huyện) chỉnh sửa lại sổ BHXH theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. BHXH/TP sẽ giải quyết hồ sơ hưu trí căn cứ vào những thông tin đã được điều chỉnh trên sổ BHXH.

+ Nếu đã giải quyết chế độ hưu trí: BHXH quận (huyện) in lại thẻ BHYT theo những nội dung đã được cải chính và thông báo để BHXH/TP sẽ in lại thẻ hưu, không chỉnh sửa lại hồ sơ hưu trí. Đồng thời chuyển quyết định cải chính nhân thân của người hưởng chế độ hưu trí về phòng Chế độ BHXH để lưu vào hồ sơ gốc.

- Những trường hợp có sự khác biệt về nhân thân ghi trên hồ sơ hưu trí (kể cả thẻ hưu) với nhân thân ghi trên CMND, hộ khẩu và cá nhân đề nghị chỉnh sửa lại hồ sơ hưu trí nhưng không xuất trình được quyết định của cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch thì chỉ in thẻ BHYT theo nhân thân ghi trên CMND, hộ khẩu. Không giải quyết điều chỉnh lại hồ sơ hưu trí, chỉnh sửa lại thẻ hưu do không có căn cứ.

- Những trường hợp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không chuyển được vào thẻ ATM và có thông báo của Ngân hàng nguyên nhân không chuyển được tiền là do sai số tài khoản thì BHXH quận (huyện) sẽ thông báo cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng biết sẽ nhận lương, trợ cấp bằng tiền mặt tháng đó tại BHXH quận (huyện). Căn cứ vào số tài khoản đúng do Ngân hàng cung cấp, BHXH quận (huyện) thông báo cho phòng Chế độ BHXH biết để điều chỉnh lại cho đúng.

- Trường hợp giải quyết chế độ hưu có nhận lương qua thẻ ATM: thực hiện theo văn bản 1545/BHXH-CĐBHXH ngày 4/6/2009. Nguyên tắc như sau:

Đối với hồ sơ mới: tiền lương hưu sẽ chuyển vào thẻ sau 2 tháng tính từ tháng được hưởng lương hưu. Những tháng trước sẽ nhận tiền mặt tại BHXH quận.

Đối với hồ sơ tỉnh về hoặc đang nhận lương bằng tiền mặt có nhu cầu nhận qua thẻ ATM: nếu BHXH quận huyện đã nhận thẻ ATM rồi và báo tăng thẻ ATM (và giảm tiền mặt) tháng nào thì lương hưu bắt đầu trả vào thẻ ATM ngay tháng đó.

Đề nghị tham khảo lại kỹ nội dung hướng dẫn trong văn bản trên.

- Hồ sơ hưu trí do cơ quan BHXH giải quyết, thẻ ATM do ngân hàng lập nên cơ quan BHXH không thể chủ động để phát hành hồ sơ hưu trí cùng lúc với thẻ ATM. Do đó, đề nghị BHXH quận (huyện) giải thích để người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM biết và thông cảm.

- Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH theo mẫu 18a-CBH do BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2009 dùng cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH không trực tiếp đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH ủy quyền cho người khác lĩnh thay. Nếu không dùng mẫu của BHXH Việt Nam thì có thể sử dụng mẫu của UBND phường (xã) hoặc UBND quận (huyện) nơi cư trú nhưng phải nêu rõ nội dung ủy quyền, việc xác nhận phải nêu rõ nội dung ủy quyền. BHXH quận (huyện) tham khảo lại văn bản số 1883/BHXH-HCTH ngày 12/9/2008 của BHXH/TP.

- Người nhận lương hưu qua thẻ ATM, mỗi năm vào tháng 5 và tháng 11

ký tên xác nhận trên danh sách chi trả lương hưu qua thẻ ATM. Như vậy, những trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu qua thẻ ATM từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 không cần phải ký xác nhận.

- Lương hưu trả cho cán bộ hưu trí khi còn sống, những trường hợp đã chi lương hưu sau đó đại lý chi trả mới thông báo người hưởng lương hưu chết thì về phải thu hồi lương hưu những tháng đã chi (sau khi chết) rồi mới tiếp nhận hồ sơ tuất. Đề nghị cán bộ chính sách phải giải thích cho thân nhân của người hưu trí biết.

Việc thu hồi tiền lương hưu thuộc trách nhiệm của BHXH quận (huyện).

- Văn bản 1153/LĐTBXH-BTXH ngày 14/5/1990 của Bộ LĐTBXH v/v trả lương hưu, trợ cấp MSLĐ, trợ cấp thương binh, bệnh binh đi nước ngoài thì được trả trợ cấp 1 lần nếu có đơn tự nguyện hoặc ủy nhiệm cho thân nhân trong nước nhận thay. Tuy nhiên, tại văn bản số 1604/LĐTBXH-BHXH ngày 16/5/2006 của Bộ LĐTBXH trả lời công văn 945/BHXH-CĐCS ngày 20/3/2006 của BHXH Việt Nam thì những trường hợp đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp thì ủy nhiệm cho thân nhân trong nước nhận thay (giấy ủy nhiệm chỉ có 6 tháng và phải có xác nhận của sứ quán nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó cư trú). Những đối tượng đang hưởng trợ cấp MSLĐ, TNLĐ, BNN, tuất hàng tháng thì thực hiện như người lao động đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp.

Như vậy, những trường hợp trên đi định cư nước ngoài thì không giải quyết trợ cấp 1 lần mà phải ủy quyền cho thân nhân trong nước hoặc tạm dừng hưởng khi trở về Việt Nam sẽ thực hiện truy lĩnh theo quy định.

- Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng tạm dừng do mất tích, sau đó tòa án tuyên bố là đã chết thì thời gian từ khi dừng hưởng đến khi tòa án tuyên bố là đã chết không được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

- Khi giải quyết chế độ hưu trí nếu có sai sót hoặc vướng mắc về tiền lương đóng BHXH như đóng không đúng theo chức danh, nâng lương sớm, chuyển xếp lương sai … BHXH/TP lập phiếu báo trả hồ sơ. Căn cứ ý kiến đề nghị của BHXH/TP, BHXH quận (huyện) phải kiểm tra và điều chỉnh lại cho đúng kể cả những trường hợp sai tương tự (nếu có) tại đơn vị. Nếu có những vấn đề chưa rõ đề nghị hỏi phòng Thu để được hỗ trợ.

- Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội quy định: Thời gian là cán bộ xã được tính hưởng BHXH của người lao động được coi là thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Như vậy, những đối tượng nêu trên hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH 1 lần từ ngày 01/01/2007 trở đi được tính lương bình quân trên cơ sở 05 năm cuối.

- Theo điểm 10 thông tư 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ LĐTBXH) quy định: “quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục”.

Như vậy, những trường hợp sau khi xuất ngũ về địa phương rồi làm việc tại Cty TNHH hoặc công tác tại phường xã (không phải chuyển ngành và tăng cường về xã thì không được tính thời gian công tác trong quân đội.

- Hiện nay việc xếp lương của cán bộ xã phường có nhiều vướng mắc do xếp lương không đúng quy định, xếp lương không đúng theo bằng cấp, nâng lương không đúng quy định… Đề nghị BHXH quận (huyện) phối hợp với phòng Nội vụ rà soát và giải quyết dứt điểm những trường hợp nêu trên.

6. Chế độ tử tuất:

- Hướng dẫn lập tờ khai hoàn cảnh gia đình:

Cột họ và tên: nêu đầy đủ và ghi rõ họ tên cha, mẹ ruột kể cả cha mẹ vợ (hoặc chồng) nếu có; con hoặc người mà khi còn sống người chết có trách nhiệm nuôi dưỡng.

Cột ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày tháng năm sinh.

Cột quan hệ với người chết: ghi rõ mối quan hệ.

Cột nghề nghiệp: ghi rõ công việc đang làm (nếu có) hoặc còn đang đi học đối với con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Những trường hợp còn lại: không có việc làm hoặc đang nhận lương hưu trợ cấp hàng tháng thì ghi rõ.

Cột mức thu nhập: ghi rõ thu nhập nếu có. Không được bỏ trống hoặc ghi ký hiệu “0” .

Cột nơi cư trú: người còn sống thì ghi rõ nơi cư trú, nếu chết thì ghi “đã chết”.

Trường hợp người chết chưa đủ điều kiện để xét hưởng tuất hàng tháng thì tờ khai hoàn cảnh gia đình không yêu cầu thân nhân lập chi tiết như nêu trên.

- Người đang làm việc chết thì tờ khai hoàn cảnh gia đình do đơn vị xác nhận; người bảo lưu thời gian đóng BHXH thì địa phương nơi cư trú xác nhận.

- Phần xác nhận của địa phương trên tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết (mẫu 09-HSB) nếu địa phương chỉ ký tên, đóng dấu hoặc/và xác nhận cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc chỉ xác nhận chữ ký… BHXH quận (huyện) vẫn tiếp nhận hồ sơ chuyển BHXH/TP giải quyết.

- Trường hợp đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng mà kê khai thiếu nhân thân và đã có quyết định hưởng thì BHXH Việt Nam không cho giải quyết bổ sung thân nhân.

- Người lo mai táng không phải là thân nhân chủ yếu của người chết (cha, mẹ hai bên, vợ hoặc chồng hoặc con) thì phải có đơn nói rõ ai là người lo mai táng và đơn phải có địa phương nơi người lo mai táng cư trú (hoặc địa phương nơi người trước khi chết cư trú) xác nhận. Trường hợp không có đơn, cơ quan BHXH sẽ giải quyết cho 01 trong số thân nhân chủ yếu.

- Người đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc đối tượng giải quyết tuất 1 lần; trường hợp người lao động đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến dưới 2 năm do khi tính hưởng mức trợ cấp thấp hơn 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH nên cũng được hưởng với mức bằng 3 mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH theo quy định.

- Trường hợp người lao động chết trong thời gian truy đóng thì không được giải quyết theo hướng dẫn trên. (khoản 5 văn bản 3527/BHXH-CĐCS ngày 21/9/2007 của BHXH Việt Nam).

- Theo văn bản 223/ATLĐ-CSQP ngày 25/9/2006 nêu trên, nếu thuộc trường hợp chết do tai nạn giao thông mà được xác định là tai nạn lao động mà do lỗi của người lao động thì không xem là tai nạn lao động. Những hồ sơ này,

BHXH/TP sẽ không giải quyết theo chế độ tuất tai nạn lao động mà sẽ căn cứ vào thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ tuất theo quy định.

- Theo văn bản số 393/CV-GĐYK ngày 27/11/2008 của Viện giám định y khoa gửi Hội đồng giám định y khoa tỉnh thành phố nêu rõ: hiện nay chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn giám định cho các đối tượng khám giám định tổng hợp, khám giám định hưởng chế độ tuất hàng tháng. Viện Giám định y khoa đề nghị các Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh tạm thời chưa tổ chức tiếp nhận, khám giám định cho các đối tượng này.

Đề nghị BHXH quận (huyện) tiếp nhận hồ sơ tuất có thân nhân phải giám định y khoa mới được xét hưởng tuất hàng tháng thì thông báo cho người sử dụng lao động hoặc thân nhân biết tạm thời chưa giới thiệu giám định y khoa đối tượng này vì lý do nêu trên đồng thời BHXH quận (huyện) ghi nhận lại những hồ sơ đó để đối chiếu việc giới thiệu giám định y khoa của BHXH/TP tránh việc giải quyết sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thân nhân. Khi Hội đồng giám định y khoa tổ chức giám định cho những đối tượng trên, BHXH/TP sẽ làm thủ tục giới thiệu người lao động đi giám định y khoa làm căn cứ giải quyết tuất hàng tháng.

- Đối với những hồ sơ tuất hưởng theo Nghị định 236/HĐBT mà người chết có nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh…) sai lệch so với hồ sơ gốc thì đề nghị thân nhân làm đơn có xác nhận của địa phương (theo mẫu gửi kèm).

- Theo phản ánh từ BHXH quận (huyện), nếu hồ sơ tuất của người đang hưởng lương hưu, người đang bảo lưu sổ BHXH chết và có từ 2 thân nhân đủ điều kiện hưởng hàng tháng mà những thân nhân này có nơi cư trú khác nhau trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh mà tờ khai hoàn cảnh gia đình chỉ do 01 địa phương xác nhận thì không chặt chẽ. Đây là ý kiến hợp lý.

Khi gặp hồ sơ tuất như nêu trên, đề nghị BHXH quận (huyện) hướng dẫn thân nhân lập tờ khai hoàn cảnh gia đình phải có xác nhận của tất cả địa phương nơi những thân nhân đang đề nghị xét hưởng tuất hàng tháng cư trú.

Ví dụ: ông A hưu trí chết, có mẹ ruột đang sống ở phường 15 quận Phú Nhuận và có mẹ vợ đang sống ở phường 11 quận Bình Thạnh và cả hai đều đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng. Trên tờ khai hoàn cảnh gia đình phải có xác nhận của UBND phường 15 quận Phú Nhuận và UBND phường 11 quận Bình Thạnh.

- Thời điểm hưởng chế độ tử tuất hàng tháng:

Văn bản 103/BHXH ngày 01/02/1997 của BHXH Việt Nam về quy trình lập, xét duyệt và quản lý hồ sơ hưởng BHXH (căn cứ tiết c điểm 11 phần thứ hai hướng dẫn thực hiện trợ cấp tiền tuất hàng tháng) hướng dẫn như sau: người lao động, hưu trí, TNLĐ, MSLĐ… chết vào bất kỳ ngày nào trong tháng thì gia đình vẫn được lĩnh đủ tiền lương tháng đó (kể cả lương hưu và trợ cấp).

Vì vậy, trợ cấp tiền tuất hàng tháng gia đình được hưởng bắt đầu từ ngày đầu của tháng liền kề sau khi người lao động chết. Như vậy, nếu người đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết trước ngày nhận lương hưu, trợ cấp của tháng thì thân nhân vẫn được nhận đủ lương hưu, trợ cấp của tháng đó.

- Theo quy định, thân nhân là con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi còn đang đi học thì hàng năm phải cung cấp giấy xác nhận còn đang đi học mới được hưởng tiếp trợ cấp hàng tháng. BHXH Việt Nam quy định, tháng 9 hàng năm tạm dừng chi trả trợ cấp chờ giấy xác nhận của nhà trường thì sẽ chi trả tiếp (bao gồm cả truy lĩnh những tháng chưa nhận). Do đó, yêu cầu tuân thủ đúng quy định trên. Không được linh động chi tạm ứng trước.

- Khi tiếp nhận hồ sơ tuất đối với người đang đóng BHXH chết, đề nghị xem nguyên nhân chết ghi trên giấy chứng tử hoặc báo tử: nếu nguyên nhân là do tai nạn giao thông thì BHXH quận (huyện) yêu cầu người sử dụng lao động xác định có phải là TNLĐ không ? Nếu là TNLĐ, đề nghị lập hồ sơ theo thủ tục giải quyết tuất do TNLĐ. Nếu không phải là TNLĐ, đề nghị đơn vị xác định rõ bằng văn bản là tai nạn rủi ro và cam kết chịu trách nhiệm để làm cơ sở giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

- Theo thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 thì kể từ ngày 15/02/2010 (thời điểm có hiệu lực) thời hạn giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân quy định tại khoản 1 điều 36 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP là trong vòng 4 tháng kể từ khi người lao động mất.

Trường hợp con đang độ tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng thì thời hạn giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 4 tháng trước và 4 tháng sau thời điểm dừng hưởng trợ cấp. Khi có kết luận suy giảm 81% trở lên thì được hưởng tiền trợ cấp từ tháng dừng hưởng trợ cấp.

7. Trợ cấp BHXH 1 lần:

- Chỉ giải quyết những trường hợp đang cư trú tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu người nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà đơn do UBND xã phường thuộc tỉnh,thành phố khác (không phải UBND xã phường của Tp. Hồ Chí Minh) xác nhận thì không giải quyết. Hướng dẫn người lao động làm thủ tục chuyển tỉnh để hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.

- Chỉ giải quyết ngay (không chờ 12 tháng) đối với những trường hợp xuất cảnh định cư hợp pháp; người đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 1 điều 50

Luật BHXH nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Những trường hợp còn lại không được giải quyết sớm để tránh tiêu cực.

- Một số diện xuất cảnh định cư: HO diện học tập cải tạo; McCain: con của người diện HO; AC: diện con lai; ROVR: hồi hương.

- Bản sao giấy tờ định cư nước ngoài đối với người lao động hưởng BHXH 1 lần trong trường hợp ra nước ngoài để định cư theo quy định tại khoản 4 điều 120 Luật BHXH là bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp; các giấy tờ này được dịch và công chứng.

- Người lao động đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến dưới 1 năm, nếu đủ điều kiện về thủ tục thì được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, mức hưởng bằng 0,75 mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nếu đóng từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng; mức hưởng bằng 1,5 mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nếu đóng từ trên 6 tháng đến 12 tháng.

- Khi giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần mà phát hiện tính sai thời gian tham gia BHXH thì xử lý theo điểm 2.3 của kết luận giao ban số 1819/BHXH-HCTH ngày 01/7/2009: nếu phát hiện chốt sai thời gian đóng BHXH thuộc phạm vi hệ thống BHXH/TP thì BHXH quận (huyện) nơi tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh lại đúng quá trình đóng BHXH thể hiện trên sổ BHXH, không hướng dẫn người lao động quay lại nơi chốt sổ để điều chỉnh. Nếu sổ BHXH có liên quan đến quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác mà nơi này chốt sai thời gian đóng BHXH thì yêu cầu người lao động liên hệ với BHXH tỉnh nơi chốt sai để điều chỉnh.

- Đối với sổ BHXH do tỉnh khác chuyển đến phải kiểm tra kỹ trang sau của sổ BHXH xem đã xác nhận giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần hay chưa nhằm tránh giải quyết trùng do thiếu kiểm tra.

- Những trường hợp hưởng trợ cấp BHXH 1 lần từ ngày 01/01 hàng năm thuộc đối tượng điều chỉnh theo Nghị định 83/CP nhưng chưa có bảng điều chỉnh tiền lương, tiền công của Bộ LĐTBXH thì BHXH quận (huyện) vẫn tiếp nhận hồ sơ và tính trợ cấp bình thường (chưa điều chỉnh theo Nghị định 83/CP). Đồng thời BHXH quận (huyện) thông báo cho người lao động biết và tạm nhận phần trợ cấp chưa được điều chỉnh. Sau khi có Thông tư của Bộ LĐTBXH, BHXH/TP sẽ tự điều chỉnh tiền lương tăng thêm, in và chuyển quyết định về BHXH quận (huyện) để chi trả theo quy trình đang thực hiện. Nếu sau khi BHXH Việt Nam phân cấp BHXH quận (huyện) giải quyết hồ sơ trợ cấp BHXH

1 lần (dự kiến tháng 7/2010) thì việc điều chỉnh theo Nghị định 83/CP hàng năm (từ năm 2011 trở về sau) sẽ do BHXH quận (huyện) chủ động thực hiện.

- Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH trong thời gian nghỉ thai sản là tiền lương của tháng cuối cùng trước khi nghỉ thai sản.

Ví dụ: Chị A có quá trình đóng BHXH từ tháng 01/2008 đến tháng 3/2010 nghỉ việc, trong đó thời gian từ tháng 1/2009 – tháng 4/2009 nghỉ thai sản. Giả sử tiền lương đóng BHXH tháng 12/2008 là 5.000.000 đồng thì thời gian từ tháng 01/2009 – tháng 4/2009 được xem là có đóng BHXH theo mức tiền lương

là 5.000.000 đồng.

- Theo quy định, một người chỉ có 01 sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng BHXH. Nếu được cấp 02 sổ BHXH, trước khi giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần thì BHXH quận (huyện) lập thủ tục hủy sổ BHXH được cấp lần sau và cộng quá trình đóng BHXH về sổ BHXH được cấp lần đầu.

- Giấy ủy quyền chỉ xác nhận thường trú không có giá trị khi giải quyết hưởng chế độ BHXH. BHXH/TP đã hướng dẫn tại văn bản số 1883/BHXH- HCTH ngày 12/9/2008. Nếu BHXH quận (huyện) nào chưa rõ đề nghị tham khảo lại.

- Nếu dùng đơn viết tay và có xác nhận của địa phương nơi cư trú theo quy định thì BHXH quận (huyện) vẫn tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. BHXH quận (huyện) không được yêu cầu người lao động sử dụng giấy đề nghị in sẵn theo mẫu khi nộp hồ sơ.

Lưu ý:

- Nội dung đơn viết tay phải có thể hiện những yếu tố bắt buộc sau đây: họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi cư trú; số sổ BHXH; nghỉ việc từ tháng …. năm ……; đề nghị cơ quan BHXH giải quyết cho tôi được hưởng trợ cấp BHXH

1 lần theo quy định; người làm đơn ký ghi rõ họ và tên; xác nhận của địa phương nơi cư trú.

- Nếu đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần mà địa phương nơi cư trú chỉ đóng dấu và không ghi thêm bất kỳ nội dung nào thì BHXH quận (huyện) vẫn tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

- Người cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh có thể nộp hồ sơ tại bất kỳ BHXH quận (huyện) nào và không được yêu cầu phải nộp hồ sơ tại BHXH quận (huyện) nơi cư trú.

Ví dụ: người lao động đang cư trú quận 7, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần tại BHXH quận 1 thì BHXH quận 1 vẫn tiếp nhận, không yêu cầu người lao động trở về BHXH quận 7 để nộp hồ sơ.

- Người lao động có thời gian thai sản trước tháng 12/1998 không được tính là thời gian tham gia BHXH. Khi giải quyết trợ cấp không tính thời gian này vào thời gian có tham gia BHXH.

- Theo quy định về tính thời gian công tác đối với quân nhân giải ngũ, phục viên sau đó tiếp tục công tác rồi về nghỉ hưởng BHXH thì thời gian ở trong quân đội trước khi phục viên, giải ngũ vẫn được cộng nối. Thời gian phục viên, giải ngũ về gia đình không tính. Trường hợp về gia đình không quá 1 năm (dưới 12 tháng) rồi tái ngũ hoặc dưới 6 tháng rồi được quyết định chuyển ngành (kể cả đi học) thì thời gian về gia đình cũng được cộng với thời gian trước đó. Sau ngày 15/12/1993, nếu quân nhân phục viên, xuất ngũ sau đó tiếp tục công tác rồi nghỉ hưởng BHXH thì thời gian ở quân đội trước đó không được tính nên cũng không được tính thời gian trước đó.

- Theo thông tư 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ LĐTBXH) quy định:”quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục”. Như vậy, những trường hợp sau khi xuất ngũ mà làm việc tại xã (phường) hoặc công ty TNHH … thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự không được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH.

8. Bảo hiểm thất nghiệp:

- Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trách nhiệm của ngành lao động mà cụ thể là Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố và các điểm tiếp nhận đặt tại các trung tâm dạy nghề. Có 6 điểm tiếp nhận hồ sơ gồm:

1. Trường Trung cấp nghề Củ Chi (đường Nguyễn Đại Năng thị trấn Củ Chi): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp huyện Củ Chi, thị trấn Củ Chi.

2. Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn (146 Đỗ Văn Dậy huyện Hóc Môn): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của huyện Hóc Môn và Quận 12.

3. Trường Trung cấp chuyên nghiệp Nguyễn Hữu Cảnh (số 500 – 502 Huỳnh Tấn Phát quận 7): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ.

4. Trung Tâm dạy nghề quận Bình Tân (637 Bà Hom phường An Lạc A): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của quận 6, quận 11, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh.

5. Trường trung cấp nghề Thủ Đức (17 đường số 8 phường Linh Trung quận Thủ Đức): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của quận 9, quận Thủ Đức.

6. Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17 quận Bình Thạnh): tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của các quận còn lại.

- Hiện nay, người hưởng thất nghiệp đã bắt đầu tăng về số lượng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Để bảo đảm việc làm thẻ ATM và chi trả kịp thời thì TTGTVL sẽ chuyển danh sách người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng ngày. Để phù hợp với tình hình thực tế, BHXH/TP sẽ điều chỉnh một số nội dung tại phần IV của văn bản số 103/HD-BHXH như sau:

1.1 Tại phần 1:

- Hàng ngày, phòng CĐBHXH tiếp nhận file danh sách do TTGTVL lập chuyển đến. P.CĐBHXH chuyển ngay danh sách này cho Ngân hàng Đông Á để làm thẻ ATM và chuyển BHXH quận (huyện) để in thẻ BHYT.

1.2 Tại phần 3:

- Điều chỉnh nội dung gạch đầu dòng thứ nhất của phần 3 như sau: Hàng ngày, vào FTP lấy danh sách do P.CĐBHXH chuyển đến. Sau 4 ngày tiếp nhận danh sách, BHXH quận huyện thực hiện in thẻ BHYT để giao cho người hưởng trợ cấp cùng với thẻ ATM.

- Những trường hợp phải điều chỉnh nhân thân để hưởng trợ cấp thất nghiệp, yêu cầu điều chỉnh trong thời gian nhanh nhất.

- Thời hạn sử dụng thẻ BHYT là thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trên quyết định. BHXH quận (huyện) căn cứ vào danh sách hưởng thất nghiệp do phòng Chế độ BHXH chuyển đến để cấp thẻ BHYT và lưu vào hồ sơ cấp thẻ BHYT.

- Kể từ thời điểm được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Sở LĐTBXH nhưng người thất nghiệp chưa được cấp thẻ BHYT mà phát sinh KCB thì người thất nghiệp cung cấp chứng từ để được thanh toán chi phí KCB từ thời điểm hưởng thất nghiệp theo quy định.

- Khi nhận bàn giao thẻ ATM của người thất nghiệp, phải đối chiếu giữa danh sách do P.CĐBHXH chuyển đến với danh sách và thẻ ATM do Ngân hàng bàn giao và trên danh sách ký nhận bàn giao ngoài chữ ký của cán bộ được phân công phụ trách giao nhận thẻ thì đề nghị BGĐ BHXH quận (huyện) ký trên danh sách bàn giao để nắm được tiến độ giao thẻ. Nếu chậm trễ, đề nghị báo ngay về BHXH/TP (phòng CĐBHXH) để BGĐ có văn bản nhắc nhở ngân hàng Đông Á.

- Những người đã có thẻ của Đông Á thì Ngân hàng không làm thẻ nữa và trên danh sách bàn giao thẻ có ghi chú: đã có thẻ. Đề nghị BHXH quận (huyện) lưu ý và không thống kê là trường hợp bàn giao thẻ sót.

- Khi người thất nghiệp xuất trình quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của Sở LĐTBXH thì BHXH quận (huyện) phát hành thẻ ATM, thẻ BHYT sau khi đã kiểm tra việc đóng dấu xác nhận đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp của TTGTVL trên sổ BHXH và đối chiếu CMND, không yêu cầu người thất nghiệp phải xuất trình phiếu hẹn trả thẻ ATM do Ngân hàng Đông Á cấp.

- Nếu BHXH quận (huyện) phát hiện sai lệch nhân thân (ngày tháng năm sinh, họ, tên) thì tạm thời chưa trả thẻ ATM, thẻ BHYT và hướng dẫn người lao động quay về TTGTVL để điều chỉnh lại quyết định. Sau khi điều chỉnh quyết định, BHXH quận (huyện) mới chi trả thẻ ATM, thẻ BHYT (theo nhân thân đã được điều chỉnh lại). Đồng thời lập danh sách những trường hợp này báo cho phòng Chế độ BHXH để điều chỉnh lại trên C72 và thông báo ngân hàngĐông Á điều chỉnh lại dữ liệu chủ thẻ.

- Vào ngày 25 hàng tháng (ngày quận, huyện nộp điện toán), sẽ chuyển danh sách người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng có ký tên của lãnh đạo phòng Chế độ BHXH để bộ phận cấp thẻ của quận (huyện) lưu chứng từ.

9. Những vấn đề khác cần lưu ý:

- Việc sao y hồ sơ phải đúng thẩm quyền (nơi cấp bản chính sao y hoặc phòng công chứng hoặc UBND quận, huyện hoặc UBND phường, xã).

- Giấy ủy quyền nhận thay lương hưu, trợ cấp BHXH phải thực hiện đúng mẫu của BHXH Việt Nam. Trường hợp không dùng mẫu của BHXH Việt Nam thì giấy ủy quyền phải thể hiện rõ nội dung được ủy quyền. Việc xác nhận phải nêu rõ nội dung ủy quyền. Giấy ủy quyền không có giá trị nếu xác nhận thường trú. Giấy ủy quyền không xác định thời hạn thì chỉ có giá trị trong thời gian 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (theo điều 582 Luật dân sự).

- Khi triển khai phiên bản xét duyệt mới do BHXH Việt Nam chuyển đến, nếu thấy cần thiết thì BHXH/TP sẽ tổ chức tập huấn cho BHXH quận (huyện). Nếu không có điều kiện để tập huấn thì sẽ có hướng dẫn sử dụng cho BHXH quận (huyện). BHXH quận (huyện) nào chưa hiểu rõ cách sử dụng hoặc cách khai thác các tiện ích có sẵn trong chương trình thì liên hệ trực tiếp với phòng Chế độ BHXH để được giải đáp hoặc hướng dẫn sử dụng.

- Khi lập giấy giới thiệu di chuyển nơi hưởng trợ cấp trong phạm vi BHXH/TP, đề nghị BHXH quận (huyện) nơi chuyển đi ghi rõ đối tượng, nguồn hưởng trong nội dung giấy giới thiệu để thuận tiện cho BHXH quận (huyện) nơi chuyển đến xác định được loại đối tượng để cấp thẻ BHYT đúng quy định; xác định đúng nguồn chi trả khi báo tăng trên danh sách điện toán.

Ví dụ: hưu trí quân đội theo Nghị định 68/CP thì ghi HTQĐ – BHXH; nếu hưu trí viên chức theo Nghị định 236/HĐBT thì ghi HTVC - NSNN;

- Ban Giám đốc BHXH quận (huyện) phải kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên lưu ý đại lý chi trả tại phường (xã) không căn cứ vào phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp của tháng gần nhất để chi trả mà phải căn cứ vào danh sách điện toán do Bảo hiểm xã hội thành phố chuyển đến hàng tháng để trả theo đúng quy định (hiện nay có một số đại lý chi trả chỉ căn cứ vào phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp của tháng trước để trả lương hưu, trợ cấp tháng sau dẫn đến việc chi trả thiếu đối với những trường hợp được điều chỉnh tăng hoặc được truy lĩnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng).

- BHXH quận (huyện) cần phối hợp chặt chẽ với đại lý chi trả của UBND phường (xã) để kịp thời phát hiện và phản ánh BHXH/TP những trường hợp hưởng trợ cấp không đúng quy định, hưởng sai trợ cấp để kịp thời điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa những thắc mắc, khiếu nại của người hưởng trợ cấp BHXH.

- Việc xác nhận tình trạng hôn nhân của người mất sức cô đơn thực hiện hàng năm. Đề nghị BHXH quận (huyện) chủ động phối hợp sớm với địa phương để việc chi trả trợ cấp kịp thời và bảo đảm đúng quy định.

Yêu cầu Giám đốc BHXH quận (huyện) triển khai đến cán bộ nghiệp vụ có liên quan để biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về BHXH/TP (phòng Chế độ BHXH) để được hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- P.CĐBHXH (để thực hiện);
- P. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ (để biết);
- P. Kiểm tra (để biết);
- Lưu VT

KT GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đăng Tiến

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 892/BHXH-CĐBHXH

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu892/BHXH-CĐBHXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/04/2010
Ngày hiệu lực14/04/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 892/BHXH-CĐBHXH

Lược đồ Công văn 892/BHXH-CDBHXH hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 892/BHXH-CDBHXH hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu892/BHXH-CĐBHXH
                Cơ quan ban hànhBảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Đăng Tiến
                Ngày ban hành14/04/2010
                Ngày hiệu lực14/04/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 892/BHXH-CDBHXH hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 892/BHXH-CDBHXH hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội

                      • 14/04/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 14/04/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực