Điều ước quốc tế 45/2007/SL-LPQT

Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phi-líp-pin do Bộ ngoại giao ban hành.

Nội dung toàn văn Hiệp ước Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam Phi-líp-pin


BỘ NGOẠI GIAO

*******

 

Số: 45/2007/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2007

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2007-2010 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN, KÝ NGÀY 09 THÁNG 08 NĂM 2007 TẠI MA-NI-LA, CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 09 THÁNG 08 NĂM 2007.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Nguyễn Bá Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2007-2010 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN

Thực hiện mục tiêu và chiến lược đặt ra trong Khuôn khổ hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phi-líp-pin trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo ký tại Hà Nội ngày 06 tháng 11 năm 2002; nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phi-líp-pin cùng nỗ lực thực hiện những sáng kiến sau đây trong giai đoạn 2007-2010.

I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

A. Tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, theo đó các Nguyên thủ Quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ thực hiện chuyến thăm tới nước kia trong nhiệm kỳ của mình;

B. Tăng cường các cơ chế tham khảo song phương đặc biệt là Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Song phương (JCBC) và các cơ quan giúp việc của Ủy ban Hỗn hợp, Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại và Nhóm công tác chung về các vấn đề biển và đại dương;

C. Triển khai công việc của Ủy ban Hỗn hợp (JCBC) bằng việc tổ chức các cuộc họp cấp Ngoại trưởng hai năm một lần, theo dạng họp hẹp, cùng với các cuộc họp Quan chức cấp cao tổ chức vào những năm xen kẽ;

II. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC AN NINH – QUỐC PHÒNG

A. Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa các cơ quan quốc phòng hai nước qua các cuộc tiếp xúc thường kỳ giữa các quan nhân viên, thực tập sinh và qua việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, thông qua Bản thỏa thuận về hợp tác Quốc phòng;

B. Thiết lập đường dây trực tiếp về liên lạc và thông tin giữa nhân viên của Hải quân Việt Nam và Hải quân Phi-líp-pin trong địa phận các hòn đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây thông qua một văn bản thỏa thuận;

C. Thiết lập quan hệ công tác trực tiếp giữa Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng của Việt và Cơ quan Nghiên cứu Chiến lược Đặc biệt của Quân đội Phi-líp-pin;

D. Thiết lập và tăng cường quan hệ công tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương Phi-líp-pin thông qua các cuộc thảo luận song phương, các hội thảo, tập huấn chung, trao đổi thông tin, các thỏa thuận song phương, và những sáng kiến khác về an ninh công cộng nhằm triển khai Hiệp định hợp tác về phòng chống các hoạt động tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia; đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định song phương về dẫn độ;

III. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ

A. Tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Phi-líp-pin lên 2 tỷ USD hoặc hơn nữa vào năm 2010, đồng thời hướng tới việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước;

B. Thực hiện các cuộc tham khảo thường xuyên về hợp tác kinh tế song phương thông qua Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại (JTC) theo phương thức tổ chức họp ít nhất là hai năm một lần và khi cần thiết;

C. Đẩy mạnh việc trao đổi các đoàn kinh tế;

D. Ký kết và triển khai Biên bản Thỏa thuận về Xúc tiến Thương mại giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt và Cục Xúc tiến Thương mại Phi-líp-pin;

E. Thực hiện viêc giao hàng kịp thời trên cơ sở trao đổi thương mại tương ứng giữa hai nước, đặc biệt là những nghĩa vụ theo Thỏa thuận đã được ký kết giữa các nhà cung cấp gạo Việt và Tập đoàn Thương mại Quốc tế Phi-líp-pin;

F. Dành thêm những ưu đãi, ưu tiên có lợi và khả thi nhằm khuyến khích những hiệp hội kinh tế và thương mại nước này tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm thương mại ở nước kia;

G. Tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và mở rộng đầu tư lẫn nhau, giúp tăng cường sự hiểu biết của khu vực tư nhân về môi trường và chính sách đầu tư của mỗi nước bằng việc phổ biến một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan của Chính phủ hai nước;

IV. HỢP TÁC VỀ CÁC VẤN ĐỀ BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

A. Thúc đẩy hơn nữa Khảo sát nghiên cứu biển hỗn hợp Việt Nam – Phi-líp-pin (JOMSRE) trên Biển Đông, kể cả việc mở rộng sự tham gia của các nước ASEAN và các nước khác có quan tâm trong các cuộc khảo sát tiếp theo;

B. Ký và thực hiện Bản thỏa thuận về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ trên biển và Bản thỏa thuận về hợp tác ứng phó sự cố tràn dầu, kể cả trao đổi cán bộ để tập huấn, diễn tập và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm;

C. Cùng nhau hợp tác để chuyển đổi cơ chế Mạng lưới khu vực các Chính quyền địa phương được thành lập trong khuôn khổ của tổ chức Những đối tác trong Quản lý Môi trường Biển khu vực Đông Á (PEMSEA) thành một hội đồng điều hành để giám sát việc thực hiện phát triển bền vững tại các vùng biển của Đông Á;

D. Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) nhằm thúc đẩy hợp tác và duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; hợp tác với các bên liên quan nhằm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC);

E. Tăng cường tham khảo ý kiến tại các diễn đàn khu vực và quốc tế về các vấn đề biển cùng quan tâm.

V. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

A. Tăng cường thực hiện Bản ghi nhớ về Hợp tác Nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan lý ngày 30 tháng 10 năm 1999;

B. Ký kết và thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực ngư nghiệp, trong đó sẽ bao gồm những điều khoản về chia sẻ chuyên môn kỹ thuật trong nghề nuôi trồng thủy sản;

C. Tiến hành nghiên cứu chung về sự phân bố và đánh giá nguồn cá, trao đổi những thông tin liên quan về sản lượng cá và các dữ liệu sinh học của các loại di trú trên Biển Đông;

D. Trao đổi chuyên môn kỹ thuật về lâm nghiệp, bao gồm những vấn đề liên quan đến việc chế biến và buôn bán những sản phẩm lâm nghiệp và sự phát triển đồn điền cây công nghiệp;

VI. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC AN NINH NĂNG LƯỢNG

A. Chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh lực năng lượng, bao gồm việc khai thác và phát triển trong các lĩnh vực: dầu và khí đốt, thủy năng và năng lượng địa nhiệt, và các nguồn năng lượng có thể tái sinh và thay thế;

B. Tìm kiếm những cơ hội đầu tư và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện, bao gồm cả việc thực hiện Bản Ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Kỹ thuật trong các lĩnh vực Xây dựng nhà máy điện, Các Dịch vụ Vận hành và Bảo dưỡng và Điện khí hóa nông thôn ký ngày 01 tháng 09 năm 2006 tại Hà Nội giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Phi-líp-pin;

C. Phi-líp-pin tiếp tục nhập khẩu than đá của Việt , kết hợp với nỗ lực chung nhằm phát triển công nghệ than đá thân thiện với môi trường.

VII. HỢP TÁC DU LỊCH

A. Tiếp tục triển khai Kế hoạch Hợp tác du lịch năm 2006-2008 ký ngày 16 tháng 10 năm 2006 tại Hội An, Việt Nam giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam (nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch) và Bộ Du lịch Phi-líp-pin, trong đó tập trung vào nội dung xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và chia sẻ thông tin nhằm củng cố các lĩnh vực du lịch của mỗi nước;

B. Xúc tiến trao đổi các chuyến thăm của các cán bộ du lịch cấp cao và đại diện của các cơ quan du lịch và lữ hành.

C. Phối hợp triển khai nội dung hợp tác du lịch trong khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC.

VIII. HỢP TÁC Y TẾ

A. Xem xét khả năng việc Việt Nam cung cấp cho Phi-líp-pin thuốc điều trị sốt rét theo phác đồ kết hợp Artemisin và thuốc Artemether dạng đạn và dạng tiêm;

B. Chia sẻ chuyên môn y tế của mỗi nước, bao gồm lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực y tế; quản lý, nghiên cứu và chia sẻ thông tin về các dịch bệnh truyền nhiễm mới và các bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm đe dọa sức khỏe cộng đồng;

C. Tham gia các cuộc thảo luận và hoạt động chung liên quan đến HIV/AIDS, cụ thể là việc phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con, giảm hại cho người tiêm chích ma túy, và với các bệnh lây qua đường tình dục khác;

D. Hợp tác phát triển thảo dược và vắc-xin cho người.

IX. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC

A. Khuyến khích sự liên kết giữa các trường đại học và các cơ sở đào tạo cấp đại học của hai nước, bao gồm các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu viên, chuyên ngành và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thông qua một Bản thỏa thuận;

B. Ký kết và thực hiện Nghị định thư về hợp tác văn hóa thuộc Hiệp định về văn hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phi-líp-pin ký ngày 28 tháng 03 năm 1994 tại Hà Nội;

X. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC – KỸ THUẬT

Tìm hiểu các khả năng hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ như khí tượng – thủy văn biển, công nghệ sinh học, trao đổi công nghệ thủy điện nhỏ và siêu nhỏ, các tiêu chuẩn thực hành môi trường và chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất đối với các ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất sạch; các biện pháp bảo vệ môi trường đối với ngành khai khoáng quy mô nhỏ và tăng giá trị sản phẩm từ khoáng sản, sản xuất và chế biến thực phẩm; an toàn thực phẩm đối với cá và thủy sản; trang thiết bị thí nghiệm mới cho việc phân tích thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu; sở hữu trí tuệ và quản lý công nghệ;

XI. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN

A. Phối hợp hoạch định chính sách và chương trình hiệu quả chống nạn buôn người, di trú bất hợp pháp, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại;

B. Hợp tác nâng cao quyền phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật, đặc biệt là ở Châu Á;

C. Cùng nâng cao năng lực của hai Chính phủ để giải quyết tình trạng đói nghèo và các vấn đề xã hội khác thông qua việc chia sẻ những biện pháp, công nghệ và nguồn lực hữu hiệu nhất;

XII. HỢP TÁC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

A. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hợp tác và phối hợp hơn nữa trong khuôn khổ ASEAN và những tổ chức khu vực và quốc tế khác đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu ngày càng phát triển;

B. Tăng cường hợp tác theo hướng thúc đẩy triển khai thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Khu vực đầu tư ASEAN;

C. Tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện Chương trình Hành động Viêng Chăn, đặc biệt là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN;

D. Phối hợp xem xét và thông qua 1) Dự thảo Hiệp định Khung ASEAN về tiếp cận, chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích của việc sử dụng nguồn sinh học và gen; 2) Hiệp định ASEAN về bảo tồn tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;

E. Việt Nam ủng hộ Phi-líp-pin tái cử vào Hội đồng Nhóm C của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và Phi-líp-pin ủng hộ Việt Nam ứng cử là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009;

F. Tham gia thảo luận các vấn đề chiến lược toàn cầu hiện nay như vấn đề thay đổi khí hậu nhằm đạt được các giải pháp và/hoặc các ứng phó đối với các vấn đề đó thông qua việc cùng nhau đưa ra các ý tưởng.

Làm tại Ma-ni-la ngày 09 tháng 08 năm 2007, thành hai bản gốc tiếng Anh, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO



Phạm Gia Khiêm

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO





An-Bớt-Tô G. Rô-Mu-Lô

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 45/2007/SL-LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu45/2007/SL-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/08/2007
Ngày hiệu lực09/08/2007
Ngày công báo19/09/2007
Số công báoTừ số 678 đến số 679
Lĩnh vựcĐầu tư, Tiền tệ - Ngân hàng, Thương mại, Giáo dục, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 45/2007/SL-LPQT

Lược đồ Hiệp ước Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam Phi-líp-pin


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hiệp ước Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam Phi-líp-pin
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu45/2007/SL-LPQT
                Cơ quan ban hànhBộ Ngoại giao
                Người kýPhạm Gia Khiêm
                Ngày ban hành09/08/2007
                Ngày hiệu lực09/08/2007
                Ngày công báo19/09/2007
                Số công báoTừ số 678 đến số 679
                Lĩnh vựcĐầu tư, Tiền tệ - Ngân hàng, Thương mại, Giáo dục, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Hiệp ước Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam Phi-líp-pin

                            Lịch sử hiệu lực Hiệp ước Chương trình Hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam Phi-líp-pin

                            • 09/08/2007

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 19/09/2007

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 09/08/2007

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực