Hướng dẫn 06/HD-SXD

Hướng dẫn 06/HD-SXD năm 2016 việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 06/HD-SXD cấp giấy phép xây dựng Bình Định 2016


UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ XÂY DỰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/HD-SXD

Bình Định, ngày 10 tháng 05 năm 2016

 

HƯỚNG DẪN

VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngày 26 tháng 02 năm 2016 UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. Quy định này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 3 năm 2016 và thay thế Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng, quản lý kiến trúc đô thị đồng bộ, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các hộ dân có nhu cầu xây dựng. Sở Xây dựng Bình Định hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

Phần I

YÊU CẦU CHUNG

I. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi áp dụng: Văn bản này hướng dẫn các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng; đối tượng, quy mô và thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn; thẩm quyền và sự phối hợp, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

3. Giải thích từ ngữ:

- Dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Là dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.

- Di tích lịch sử - văn hóa: Là công trình xây dựng, công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

- Công trình tôn giáo: Bao gồm chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tượng thờ, trụ sở; cơ sở đào tạo và công trình sử dụng vào mục đích thờ cúng khác của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận.

- Công trình tín ngưỡng: Bao gồm các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ thuộc quản lý của đại diện cộng đồng dân cư.

- Tượng đài: Là các tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật.

- Công trình trạm BTS1: là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất.

- Công trình trạm BTS2: Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng.

- Nhà ở riêng lẻ: Là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Số tầng nhà: Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.

- Chiều cao công trình: Chiều cao công trình tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ dọc

- Tầng hầm: Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

- Tầng nửa hầm: Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

- Tầng áp mái: Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.

- Mái tum: Phòng trên nóc nhà mái bằng, dùng để che cầu thang lên sân thượng.

II. Giấy phép xây dựng:

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định. Trừ các công trình được miễn giấy phép xây dựng được quy định theo khoản 2 Điu 89 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

2. Phân loại Giấy phép xây dựng:

a) Giấy phép xây dựng mới.

b) Giấy phép sửa chữa; cải tạo.

c) Giấy phép di dời công trình.

3. Công trình cấp đặc biệt và cấp I (Theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016) được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định tại Điều 57, Điều 58 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tt cả các công trình thuộc dự án khi phân hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: Thực hiện theo Điều 3 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

III. Nội dung Giấy phép xây dựng:

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình (là cốt nền xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ là 0,2m; Trường hợp cốt nền xây dựng > 0,2m đề nghị xây dựng bậc tam cấp phải lùi vào trong và trùng với chỉ giới xây dựng, đồng thời chiều cao tầng 1 phải tuân thủ theo chiều cao tầng 1 của dãy phố đã được quy định).

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng.

8. Hệ số sử dụng đất.

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung nêu trên còn phải có các nội dung sau:

- Tổng diện tích xây dựng.

- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt).

- Số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum).

- Chiều cao tối đa toàn công trình (tính từ cốt nền sân).

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Phần II

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

I. Điều kiện chung để được cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ:

1. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

2. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

3. Quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.

II. Điều kiện riêng để được cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình và nhà ở riêng lẻ:

1. Đối với các công trình trong đô thị:

a) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị riêng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Quyết định s11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh.

c) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

2. Đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:

a) Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng Văn bản.

b) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh.

c) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với tng loại giấy phép theo quy định tại các Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ:

a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.

b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

c) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định về quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

d) Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

4. Quy định lối thoát hiểm và thông thoáng đối với nhà ở liên kế trong đô th:

a) Nguyên tắc:

- Các lô đất đối lưng nhau, không gian khu vực tiếp giáp nhau phải:

+ Các lô đất có chiều dài 18m, khi cấp phép phải quy định chỉ giới xây dựng phía sau nhà cách ranh giới đất 2m.

+ Các lô đất có chiều dài ≤ 18m, trong quy hoạch phân lô phải quy định chỉ giới xây dựng phía sau nhà cách ranh giới đất ≥ 1,5m.

+ Các khoảng lùi nêu trên chỉ làm sân trống theo hình thức giếng trời.

b) Phạm vi áp dụng:

- Đối với các khu dân cư đô thị hiện hữu (chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc, thiết kế đô thị riêng,...) khuyến khích áp dụng nguyên tắc nêu trên để tạo thông thoáng và thoát hiểm cho công trình khi cần thiết.

- Đối với khu dân cư thực hiện quy hoạch xây dựng mới: Bắt buộc áp dụng nguyên tắc nêu trên. Khi lập quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc, lập thiết kế đô thị riêng, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo áp dụng nguyên tắc nêu trên.

- Đối với nhà ở liên kế tại ngã ba, ngã tư (nhà có 02 mặt tiền): không bắt buộc áp dụng, tuy nhiên khuyến khích áp dụng nguyên tắc nêu trên.

5. Cấp Giấy phép xây dựng dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ:

a) Đối với trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn nhưng nằm dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ:

- Căn cứ tại điểm k khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 có quy định “Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tn, khu di tích lịch sử - văn hóa” thì được miễn giấy phép xây dựng. Do đó đối với công trình, nhà ở nông thôn dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ thuộc vào trường hợp trên thì được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý quy hoạch kiến trúc dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cần quy định cụ thể những khu vực cần phải cấp Giấy phép xây dựng trên các tuyến đường trên (Áp dụng đối với khu dân cư hiện hữu).

- Đối với các công trình, nhà ở nằm dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, không nằm trong quy hoạch đô thị, định hướng phát triển đô thị. Khi xây dựng mới phải đảm bảo nằm ngoài hành lang an toàn giao thông và quy định về đường gom dọc đường Quốc lộ để tránh trường hợp phải giải tỏa để mở rộng đường (Áp dụng đối với khu dân cư mới).

b) Đối với các trường hợp bị thu hồi đất , giải tỏa nhà ở các dự án nâng cấp, mở rng Quốc lộ, Tỉnh lộ qua địa bàn tỉnh:

- Đối với các trường hợp giải tỏa nhà ở nhưng diện tích nhà còn lại lớn hơn 40m2 nằm trong hành lang an toàn giao thông nếu chưa thực hiện thu hồi và bồi thường, y ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố hướng dẫn người dân thực hiện xây dựng nhà ở theo hướng vận dụng quy mô nhà ở tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các trường hợp không bị giải tỏa nhà ở nhưng bị thu hồi một phần đất ở do giải phóng mặt bằng, diện tích đất còn lại không thu hồi và chưa thu hồi nằm trong hành lang an toàn giao thông thì không được cho phép cơi nới, mở rộng, xây dựng mới. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố căn cứ theo quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn người dân thực hiện.

c) Đối với các khu dân quy hoạch xây dựng mới đọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang đường bộ và thực hiện đấu nối theo quy định hiện hành.

III. Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:

1. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép cấp cho xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

2. Đối tượng được xét cấp giấy phép xây dựng có thời hạn là công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp thẩm quyền phê duyệt và công b, nhưng chưa thực hiện quy hoạch, chưa có phương án giải phóng mặt bng và chưa có quyết định thu hồi đt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Quy mô cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:

a) Công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn với quy mô ti đa 02 tng (không kể tầng lửng và mái che cầu thang (nếu có) và chiều cao tối đa không quá 10m; phải đm bo các yêu cầu quy định tại khoản 3 và 4 Điều 91 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

b) Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc phạm vi bảo vệ của di tích đã được xếp hạng, khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà phí cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đsửa chữa mà không làm tăng quy mô, cấp công trình.

c) Đối với các công trình, nhà ở hiện hữu trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kthuật: hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, hàng không; hành lang bảo vệ đập đê, kè, hành lang cây xanh xung quanh sông, kè, ao, hành lang an toàn điện và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di đời các công trình, nhà ở ra khỏi khu vực nêu trên thì không được cho phép cơi nới, mở rộng, xây dựng mới và nâng tầng, chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm tăng quy diện tích, cấp công trình.

d) Đối với công trình, nhà ở hiện hữu nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường trong đô thị đã được phê duyệt và công blộ giới nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường thì được phép sửa chữa, cải tạo nhưng không làm tăng quy mô diện tích. Nếu hiện trạng là đất trng, không cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở; chỉ cho phép xây dựng lại hàng rào, cổng ngõ.

4. Thời hạn cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:

a) Thời hạn cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch nhưng tối đa không quá 05 năm đối với quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết ktừ ngày phê duyệt quy hoạch.

Trong trường hợp quy hoạch được điều chỉnh hoặc không thực hiện quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn cho nhà đầu tư và các hộ dân xây dựng công trình để cấp lại giấy phép xây dựng theo quy định.

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng có trách nhiệm xác định cụ thể thời gian giấy phép xây dựng có thời hạn quy định.

IV. Điều chỉnh giấy phép xây dựng:

Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

1. Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

2. Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

3. Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, n, bảo vệ môi trường.

V. Gia hạn giấy phép xây dựng:

1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.

VI. Cấp lại giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

VII. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng:

1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;

b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định nêu trên, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, y ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

VIII. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng: Thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng số ngày 18/6/2014.

IX. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung quy định về Lphí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Mức lphí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định:

1. Nhà ở riêng lẻ trong đô thị: 70.000 đồng/giấy phép.

2. Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nằm trong khu trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa: 50.000 đng/giấy phép.

3. Cấp phép xây dựng công trình khác: 120.000 đồng/giấy phép.

4. Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng/giấy phép.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Ban Quản lý Khu kinh tế: Tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng theo Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh và Hướng dẫn này.

II. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

1. Tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng theo Quyết định s19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh và Hướng dẫn này.

2. Công bố công khai theo quy định các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch lộ giới hẻm trong đô thị và các quy định quản lý theo các đồ án quy hoạch; lập quy chế quản lý quy chế, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị riêng (đối với các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã cơ bản n định chức năng sử dụng đt) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, cung cấp đầy đủ các đồ án nêu trên cho Sở Xây dựng và cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Rà soát, quy hoạch và tiến hanh công bố thời hạn thực hiện theo đán quy hoạch đường, hẻm có lộ giới dưới 12 mét.

3. Cập nhật trên bản đồ địa chính, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cắm mốc ngoài thực địa: Lộ giới các tuyến đường; hành lang bảo vệ các chương trình giao thông (cầu, đường bộ, đường sắt), các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện, trạm điện; hệ thống cấp nước, thoát nước); hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử văn hóa, khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy định.

4. Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn mình quản lý theo quy định. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thuộc y ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (Phòng Quản lý đô thị hoặc Kinh tế - Hạ tầng) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin giấy phép xây dựng và phi hợp với đội Thanh tra xây dựng trong quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quy định các khu vực tại các xã khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để người dân được biết làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

III. Ủy ban nhân dân cấp xã: Tiếp nhận văn bản thông báo ngày khởi công xây dựng công trình, nội dung sửa chữa cải tạo của chủ đầu tư; tổ chức kiểm tra theo dõi việc thực hiện theo giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng đối với các công trình thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, phát hiện, đình chỉ đxử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với đội Thanh tra xây dựng trong quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.

Trên đây là Hướng dẫn của Sở Xây dựng Bình Định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá trình thực hiện nêu các tổ chức và cá nhân phát hiện các nội dung chưa phù hợp đề nghị có ý kiến về Sở Xây dựng để kịp thời điều chỉnh văn bản hướng dẫn này ./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh (báo cáo);
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- Lãnh đạo Sở;
- Thanh
tra Sở;
- Phòng: QLXD
, HTKT, QLN
- Lưu: VT, VP, P.QLQHKT.

GIÁM ĐỐC




Đào Quý Tiêu

 

PHỤ LỤC

THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Kèm theo Hướng dẫn số: 06/HD-SXD ngày 10/5/2016 của Sở Xây dựng )

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo; trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình, trường hợp di dời công trình: Được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng số ngày 18/6/2014.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định tại Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Bình Định;

- Bản kê khai năng lực, kinh nghim của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng đất được thẩm định theo quy định;

- Các tài liệu khác theo quy định của hiệp định hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo giai đoạn:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

- Bản sao một trong những giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng theo quy định, văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo từng giai đoạn (nếu có);

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy định phải lập dự án.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư

- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhim chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghcủa chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

- Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

7. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng:

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/HD-SXD

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu06/HD-SXD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/05/2016
Ngày hiệu lực10/05/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/HD-SXD

Lược đồ Hướng dẫn 06/HD-SXD cấp giấy phép xây dựng Bình Định 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hướng dẫn 06/HD-SXD cấp giấy phép xây dựng Bình Định 2016
                Loại văn bảnHướng dẫn
                Số hiệu06/HD-SXD
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýĐào Quý Tiêu
                Ngày ban hành10/05/2016
                Ngày hiệu lực10/05/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Hướng dẫn 06/HD-SXD cấp giấy phép xây dựng Bình Định 2016

                      Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 06/HD-SXD cấp giấy phép xây dựng Bình Định 2016

                      • 10/05/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 10/05/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực