Điều ước quốc tế Khongso

Nghị định thư về trao đổi hàng hoá và dịch vụ cho nhau trên cơ sở các danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định về quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Xô Viết Nga (1991)

Nội dung toàn văn Nghị định thư trao đổi hàng hoá dịch vụ trên cơ sở danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Xô Viết Nga


NGHỊ ĐỊNH THƯ

VỀ TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ CHO NHAU TRÊN CƠ SỞ CÁC DANH MỤC ĐỊNH HƯỚNG NĂM 1991 THUỘC HIỆP ĐỊNH VỀ QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CHXHCN XÔ VIẾT NGA (1991)

Về trao đổi hàng hoá và dịch vụ cho nhau trên cơ sở các danh mục định hướng năm 1991 thuộc hiệp định về quan hệ kinh tế – thương mại giữa chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết liên bang Nga ký ngày 15 tháng 8 năm 1991.

Phù hợp với các điều khoản của Hiệp định giữa chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết liên bang Nga về quan hệ kinh tế thương mại ký ngày 15 tháng 8 năm 1991 ( dưới đây gọi tắt là Hiệp định ký ngaỳ 15 tháng 8 năm 1991) phía Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga đã thoả thuận các danh mục định hướng những hàng hoá giao cho nhau và thoả thuận như sau:

Điều 1. Danh mục và khối lượng hàng hoá và dịch vụ giao từ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ghi trong phụ lục số 1 của Nghị định thư này.

Danh mục và khối lượng hàng hoá và dịch vụ giao từ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga được ghi trong phụ lục số 2 của Nghị định thư này.

Các danh mục định hướng các mặt hàng và dịch vụ thuộc phụ lục số 1 và 2 có thể được thay đổi và bổ sung trong năm 1991 theo thoả thuận của hai Bên ký kết.

Điều 2. Việc giao hàng hoá và dịch vụ theo các danh mục định hướng sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đoòng được ký giữa các tổ chức Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga được phép tiến hàng hoạt động kinh tế đối ngoại, phù hợp với Hiệp định ký ngày 15 tháng 8 năm 1991.

Điều 3. Việc buôn bán với nhau giữa các chủ thể của hai Bên ký kết theo các danh mục định hướng là phần không tách rời của Nghị định thư này, sẽ được thực hiện phù hợp với thể thức thanh toán ngoại thương của hai Bên theo như các điều 1 và 6 Hiệp định ngày 15 tháng 8 năm 1991.

Điều 4. Hai Bên thoả thuận về việc tổ chức các cuộc gặp gỡ công tác trong quý 1 năm 1992 tại Hà Nội hoặc Matxcơva để xem xét quá trình thực hiện Nghị định thư này và soạn thảo các khuyến nghị về phát triển hợp tác kinh tế thương mại cho năm tiếp theo.

Điều 5. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ có hiệu lực cho đến khi thực hiện xong các hợp đồng được ký kết trên cơ sở Nghị định thư này.

Làm tại Matxcơva, ngày 16 tháng 8 năm 1991 bằng hai bản, một bản tiếng Việt, một bản tiếng Nga, cả hai văn bản có giá trị như nhau.

 

THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÔ VIẾT LIÊN BANG NGA

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT LIÊN BANG NGA

Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, dưới đây gọi tắt là các Bên ký kết,

Nhằm mục đích củng cố và phát triển hợp tác kinh tế- thương mại giữa Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga,

Tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế trong khi thực hiện các mối quan hệ kinh tế với nhau,

Đã thoả thuận những điều sau đây:

Điều 1. Các Bên ký kết sẵn sàng thiết lập và phát triển các mối quan hệ kinh tế – thương mại cùng có lợi.

Việc giao hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho nhau sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các thành viên Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga thiêu tế.

Để duy trì các mối quan hệ kinh tế – thương mại đã hình thành và cần thiết cho các Bên ký kết, các Bên có thể lập các danh mục định hướng bao gồm khối lượng và danh mục hàng hoá và dịch vụ có tầm quan trọng hàng đầu, và không mang tính chất hạn chế.

Điều 2. Các Bên ký kết sẽ tạo những điều kiện pháp lý, kinh tế, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để duy trì và phát triển các hình thức quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành viên quan hệ kinh tế đối ngoại Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm quan hệ trực tiếp, xí nghiệp liên doanh, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, các dịch vụ trao đổi hàng hoá (đổi hàng).

Điều 3. Các Bên ký kết sẽ hỗ trợ sự phát triển buôn bán với nhau trên cơ sở thực tiễn và nguyên tắc được áp dụng trong mậu dịch quốc tế.

Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ quốc về tất cả các vấn đề hợp tác kinh tế-thương mại.

Các cơ quan được uỷ quyền của các Bên ký kết sẽ kịp thời cấp giấy phép trong khuôn khổ thẩm quyền của mình cho việc giao hàng theo các hợp đồng được ký kết giữa các thành viên quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong những trường hợp cần phải có giấy phép.

Điều 4. Hàng hoá giao theo Hiệp định này chỉ được tái xuất sang nước thứ ba khi có sự đồng ý bằng văn bản của người xuất khẩu.

Điều 5. Các Bên ký kết thoả thuận sẽ tiếp tục sự hợp tác đã hình thành theo các chương trình dài hạn có mục tiêu trong lĩnh vực tổ hợp nông công nghiệp và sản xuất hàng công nghiệp nhẹ và các lĩnh vực khác.

Điều 6. Các ngân hàng được uỷ quyền của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn một tháng kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực sẽ thoả thuận thể thức kỹ thuật thanh toán và trả tiền cần thiết cho các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại được thực hiện phù hợp với hiệp định này.

Điều 7. Các Bên ký kết sẽ thành lập uỷ ban hỗn hợp gồm đại diện của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để xem xét quá trình thực hiện Hiệp định này và soạn thảo các khuyến nghị về những biện pháp phát triển hợp tác kinh tế thương mại.

Uỷ ban hỗn hợp này theo sự thoả thuận lẫn nhau, sẽ họp luân phiên tại Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 8. Mọi tranh chấp về cách giải thích về vận dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng.

Điều 9. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi một trong các Bên ký kết thông báo bằng văn bản cho Bên kia không chậm hơn trước 6 tháng, về ý định của mình muốn chấm dứt hiệu lực của hiệp định này.

Sau khi hiệp định này hết hiệu lực, các điều khoản của hiệp định này vẫn được tiếp tục áp dụng cho tất cả các hợp đồng, mà nghĩa vụ của hợp đồng đó phát sinh trong thời kỳ hiệp định có hiệu lực, nhưng chưa được thực hiện hết vào thời điểm hiệp định hết hiệu lực.

Làm tại Matxcơva, ngày 15 tháng 8 năm 1991 bằng hai bản, một bản tiếng Việt, một bản tiếng Nga, cả hai văn bản có giá trị ngang nhau. 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT LIÊN BANG NGA

 

PHỤ LỤC SỐ 1-

THUỘC NGHỊ ĐỊNH THƯ KÝ NGÀY 16/8/1991

DANH MỤC HÀNG HOÁ GIAO TỪ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT SANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1991

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trị giá

Dầu thô

Sản phẩm dầu mỏ

Phân urê

Săm lốp ôtô

Nhôm và nhôm dát

Sắt thép xây dựng

Chất dẻo ( PVC, PE, formaldehyde) và cácbon kỹ thuật

Polypropylen

Metanol

Gỗ xẻ

Xenlulo tẩy trắng

Giấy dầu

Lông cừu

Vòng bi

Động cơ điện

Dây cáp nhôm

Đồng hồ áp lực kỹ thuật

Đèn điện trang trí và bóng điện

Máy mài điện

Sản phẩm bằng nhựa

Các loại sản phẩm kỹ thuật khác

Hàng tiêu dùng

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn bộ

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Triệu đôla Mỹ

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn m3

Ngàn tấn

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Ngàn tấn

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

Triệu đôla Mỹ

170

350

55

2

4

50

12,8

2

10

15

3

3

1,5

0,5

0,5

2

0,2

0,2

0,2

3

7

3

 

PHỤ LỤC SỐ 2-

THUỘC NGHỊ ĐỊNH THƯ KÝ NGÀY 16/8/1991

DANH MỤC HÀNG HOÁ GIAO TỪ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT LIÊN BANG NGA NĂM 1991

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trị giá

Cao su

Gạo

Thịt đông lạnh

Rau quả tươi (bao gồm cả đồ hộp và thức ăn cho trẻ em)

Chè các loại

Dầu dừa

Cà phê

Bánh kẹo các loại

Hàng dệt, may mặc, dệt kim, khăn bông

Giày dép các loại ( kể cả giày thể thao)

Hàng thêu

Thảm len

Đay và thảm đay

Hàng tiểu thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, mây tre)

Tinh dầu các loại

Tân dược

Cao xoa

Hàng hoá khác

Đồ gỗ và chi tiết đồ gỗ

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Triệu đôla mỹ

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Ngàn tấn

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Tấn

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

Triệu đôla mỹ

2

50

10

10

10

5

2

5

30

15

8

5

5

10

400

2

1

5

10

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/08/1991
Ngày hiệu lực15/08/1991
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Nghị định thư trao đổi hàng hoá dịch vụ trên cơ sở danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Xô Viết Nga


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định thư trao đổi hàng hoá dịch vụ trên cơ sở danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Xô Viết Nga
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Liêng bang Nga
                Người ký***
                Ngày ban hành15/08/1991
                Ngày hiệu lực15/08/1991
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Nghị định thư trao đổi hàng hoá dịch vụ trên cơ sở danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Xô Viết Nga

                            Lịch sử hiệu lực Nghị định thư trao đổi hàng hoá dịch vụ trên cơ sở danh mục định hướng năm 1991 thuộc Hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Xô Viết Nga

                            • 15/08/1991

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 15/08/1991

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực