Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10

Nghị quyết số 296/2002/NQ-UBTVQH10 về số đơn vị bầu cử, số đại biểu Quốc hội được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10 danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổsung ở mỗi đơn vị bầu cử tỉnh, thành phố thuộc trung ương


UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 296/2002/NQ-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2002

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ, SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC BẦU, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 11 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tổng số đại biểu Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá năm trăm người.

Điều 2. Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI trong cả nước là một trăm tám mươi tám đơn vị.

Điều 3. Số đơn vị bầu cử, số đại biểu Quốc hội được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu của mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:

1- Thành phố Hà Nội:

Số đơn vị bầu cử là tám.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai mươi mốt người.

Đơn vị số 1: Quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Quận Hai Bà Trưng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Quận Đống Đa.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 4: Quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 5: Huyện Gia Lâm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 6: Huyện Đông Anh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 7: Huyện Sóc Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 8: Quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

2- Thành phố Hồ Chí Minh:

Số đơn vị bầu cử là chín.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai mươi sáu người.

Đơn vị số 1: Quận 1 và quận 3.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Quận 4 và quận 6.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 4: Quận 5 và quận 10.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 5: Quận Tân Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 6: Quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 7: Quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và quận Gò Vấp.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 8: Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 9: Quận 11 và huyện Bình Chánh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

3- Thành phố Hải Phòng:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Quận Hồng Bàng, huyện Thuỷ Nguyên và huyện Bạch Long Vỹ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Quận Ngô Quyền, huyện Kiến Thuỵ, huyện Tiên Lãng và huyện Cát Hải.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Quận Lê Chân, huyện An Hải và huyện An Lão.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Quận Kiến An, thị xã Đồ Sơn và huyện Vĩnh Bảo.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

4- Thành phố Đà Nẵng:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Liên Chiểu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

5- Tỉnh Hà Giang:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Hà Giang, huyện Mèo Vạc, huyện Đồng Văn, huyện Yên Minh, huyện Quản Bạ và huyện Bắc Mê.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang, huyện Hoàng Su Phì

và huyện Xín Mần.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

6- Tỉnh Tuyên Quang:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Tuyên Quang, huyện Na Hang, huyện Chiêm Hoá và huyện Hàm Yên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

7- Tỉnh Cao Bằng:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, huyện Hà Quảng, huyệnThông Nông, huyện Trà Lĩnh và huyện Nguyên Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Trùng Khánh, huyện Hoà An, huyện Phục Hoà, huyện Quảng Uyên, huyện Hạ Lang và huyện Thạch An.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

8- Tỉnh Lạng Sơn:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng, huyện Văn Quan, huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Lạng Sơn, huyện Tràng Định, huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Lộc Bình và huyện Đình Lập.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

9- Tỉnh Lai Châu:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Lai Châu, huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ, huyện Phong Thổ và huyện Mường Lay.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Tuần Giáo và huyện Tủa Chùa.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

10- Tỉnh Sơn La:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Thị xã Sơn La, huyện Thuận Châu, huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Mai Sơn, huyện Yên Châu và huyện Sông Mã.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Mộc Châu, huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

11- Tỉnh Lào Cai:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa, huyện Than Uyên, và huyện Văn Bàn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

12- Tỉnh Yên Bái:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1:

Thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Yên và huyện Lục Yên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2:

Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Trải và huyện Chấn Yên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

13- Tỉnh Thái Nguyên:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1:

Huyện Định Hoá, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thành phố Thái Nguyên, huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Sông Công, huyện Phú Bình và huyện Phổ Yên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

14- Tỉnh Bắc Kạn:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn và huyện Na Rì.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

15- Tỉnh Phú Thọ:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Thanh Ba, huyện Hạ Hoà và huyện Đoan Hùng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Thanh Sơn, huyện Thanh Thuỷ, huyện Sông Thao và huyện Yên Lập.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

16- Tỉnh Vĩnh Phúc:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thị xã Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

17- Tỉnh Bắc Giang:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Huyện Sơn Đông, huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện Yên Thế, huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

18- Tỉnh Bắc Ninh:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1:

Huyện Lương Tài, huyện Gia Bình, huyện Thuận Thành và huyện Quế Võ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2:

Thị xã Bắc Ninh, Huyện Yên Phong, huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

19- Tỉnh Quảng Ninh:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1:

Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2:

Huyện Đông Triều, huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3:

Thị xã Móng Cái, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, huyện Bình Liêu và huyện Ba Chẽ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

20- Tỉnh Hà Tây:

Số đơn vị bầu cử là năm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười ba người.

Đơn vị số 1:

Thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2:

Huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai, huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3:

Thị xã Hà Đông, huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4:

Huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 5:

Huyện ứng Hoà và huyện Mỹ Đức.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

21- Tỉnh Hoà Bình:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1:

Thị xã Hoà Bình, huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi, huyện Lương Sơn, huyện Kỳ Sơn và huyện Cao Phong.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2:

Huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thuỷ và huyện Lạc Thuỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

22- Tỉnh Hải Dương:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín người.

Đơn vị số 1: Huyện Chí Linh, huyện Nam Sách, huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thành phố Hải Dương, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ và huyện Cẩm Giàng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Gia Lộc, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện và huyện Bình Giang.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

23- Tỉnh Hưng Yên:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Thị xã Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ và huyện Kim Động.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện ân Thi, huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Văn Lâm, huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

24- Tỉnh Thái Bình:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Huyện Hưng Hà và huyện Quỳnh Phụ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Đông Hưng và huyện Thái Thuỵ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Thái Bình và huyện Vũ Thư.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 4: Huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

25- Tỉnh Nam Định:

Số đơn vị bầu cử là năm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện ý Yên và huyện Vụ Bản.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Nam Trực và huyện Nghĩa Hưng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 4: Huyện Trực Ninh và huyện Hải Hậu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 5: Huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

26- Tỉnh Hà Nam:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Phủ Lý, huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và huyện Thanh Liêm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

27- Tỉnh Ninh Bình:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Ninh Bình, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Tam Điệp, huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

28- Tỉnh Thanh Hoá:

Số đơn vị bầu cử là sáu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười bảy người.

Đơn vị số 1: Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, huyện Hoằng Hoá và huyện Đông Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn và huyện Hậu Lộc

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống và huyện Tĩnh Gia.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hoá, huyện Yên Định, huyện Thạch Thành và huyện Cẩm Thuỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 5: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Như Xuân, huyện Như Thanh và huyện Thường Xuân.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 6: Huyện Ngọc Lặc, huyện Lang Chánh, huyện Bá Thước, huyện Quan Hoá, huyện Quan Sơn và huyện Mường Lát

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

29- Tỉnh Nghệ An:

Số đơn vị bầu cử là sáu

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười lăm người.

Đơn vị số 1: Huyện Nghĩa Đàn, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳ Châu và huyện Quế Phong.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện Quỳnh Lưu và huyện Yên Thành.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và huyện Diễn Châu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vi số 4: Huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 5: Huyện Thanh Chương, huyện Đô Lương và huyện Tân Kỳ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 6: Thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

30- Tỉnh Hà Tĩnh:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Thị xã Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên và huyện Hương Khê.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Thạch Hà, huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn và huyện Vũ Quang.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

31- Tỉnh Quảng Bình:

Số đơn vị bầu cử là hai

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Minh Hoá, huyện Tuyên Hoá, huyện Quảng Trạch, và huyện Bố Trạch.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thuỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

32- Tỉnh Quảng Trị:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Vĩnh Linh, huyện Gio Linh, huyện Cam Lộ, huyện Hướng Hoá và huyện Đakrông.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

33- Tỉnh Thừa Thiên - Huế:

. Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người

Đơn vị số 1: Huyện Phong Điền, huyên Quảng Điền, huyện Hương Trà và huyện A Lưới.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thành phố Huế và huyện Hương Thuỷ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Phú Vang, huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

34- Tỉnh Quảng Nam:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Huyện Điện Bàn, huyện Đại Lộc, huyện Hiên và huyện Nam Giang

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thị xã Hội An, huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Tam Kỳ, huyện Hiệp Đức, huyện Tiên Phước, huyện Núi Thành, huyện Trà My và huyện Phước Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

35- Tỉnh Bình Định:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh, huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện An Nhơn, huyện Phù Cát và huyện Phù Mỹ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Hoài Ân, huyện An Lão và huyện Hoài Nhơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

36- Tỉnh Quảng Ngãi:

Số đơn vị bầu cử là ba

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng, huyện Sơn Hà, huyện Sơn Tây và huyện Sơn Tịnh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, huyện Nghĩa Hành và huyện Lý Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Mộ Đức, huyện Đức Phổ, huyện Ba Tơ và huyện Minh Long

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

37- Tỉnh Phú Yên:

Số đơn vị bầu cử là hai

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Tuy Hoà, huyện Sơn Hoà, huyện Sông Hinh và huyện Phú Hoà.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Tuy Hoà, huyện Tuy An, huyện Sông Cầu và huyện Đồng Xuân.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

38- Tỉnh Khánh Hoà:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người

Đơn vị số 1: Huyện Vạn Ninh và huyện Ninh Hoà.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thành phố Nha Trang.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Thị xã Cam Ranh, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh và huyện Trường Sa.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

39- Tỉnh Ninh Thuận:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Phan Rang- Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn và huyện Bác ái.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Ninh Hải và huyện Ninh Phước.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

40- Tỉnh Bình Thuận:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình và huyện Phú Quý.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Hàm Tân, huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

41- Tỉnh Gia Lai:

. Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người

Đơn vị số 1: Huyện An Khê, huyện Kbang, huyện Kông Chro và huyện Mang Yang.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thành phố Pleiku, huyện Chư Păh, huyện Ia Grai, huyện Đắk Đoa và huyện Đức Cơ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Ayun Pa, huyện KRông Pa, huyện Chư Prông và huyện Chư Sê.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

42- Tỉnh Kon Tum:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Kon Tum, huyện Kon Rẫy, huyện Konplông và huyện Sa Thầy.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Đắk Hà, huyện Đắk Tô, huyện Ngọc Hồi và huyện Đắk Glei.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

43- Tỉnh Đắk Lắk:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana, huyện Buôn Đôn và

huyện Ea Súp.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Lăk, huyện Krông Bông, huyện Krông Pắc và huyện M' Drăk

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Cư Mgar, huyện Krông Búk, huyện Ea Hleo, huyện Krông Năng và huyện Ea Kar.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Huyện Cư Jút, huyện Krông Nô, huyện Đăk Mil, huyện Đăk Song, huyện Đăk Nông và huyện Đăk Rlấp.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

44- Tỉnh Lâm Đồng:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Lâm Hà và huyện Di Linh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

45- Tỉnh Bình Dương:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số l: Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát và huyện Tân Uyên.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

46- Tỉnh Bình Phước:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Huyện Bình Long và huyện Lộc Ninh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, huyện Bù Đăng và huyện Phước Long.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

47- Tỉnh Tây Ninh:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Huyện Trảng Bàng và huyện Gò Dầu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện Tân Biên, huyện Tân Châu và huyện Dương Minh Châu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Thị xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành, huyện Châu Thành và huyện Bến Cầu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

48- Tỉnh Đồng Nai:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Thành phố Biên Hoà và huyện Vĩnh Cửu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Thống Nhất, huyện Định Quán và huyện Tân Phú.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

49- Tỉnh Long An:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Huyện Đức Huệ, huyện Đức Hoà, huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Tân An, huyện Châu Thành, huyện Tân Trụ và huyện Cần Đước.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Thủ Thừa, huyện Thạnh Hoá, huyện Tân Thạnh, huyện Mộc Hoá, huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

50- Tỉnh Đồng Tháp:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín người.

Đơn vị số 1: Huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thị xã Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung và huyện Châu Thành.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

51- Tỉnh An Giang:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện Châu Phú và huyện Châu Thành.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Chợ Mới và huyện Phú Tân.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Thị xã Châu Đốc, huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn .

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

52- Tỉnh Tiền Giang:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín người.

Đơn vị số l: Huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thành phố Mỹ Tho, huyện Tân Phước và huyện Châu Thành.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Thị xã Gò Công, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

53- Tỉnh Bến Tre:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Thị xã Bến Tre, huyện Châu Thành và huyện Bình Đại.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày và huyện Chợ Lách.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

54- Tỉnh Vĩnh Long:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Thị xã Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Tam Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Mang Thít và huyện Vũng Liêm.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Bình Minh và huyện Trà Ôn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

55- Tỉnh Trà Vinh:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Thị xã Trà Vinh, huyện Càng Long, huyện Cầu Kè và huyện Tiểu Cần.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Châu Thành và huyện Cầu Ngang.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

56- Tỉnh Cần Thơ:

Số đơn vị bầu cử là bốn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười người.

Đơn vị số 1: Thành phố Cần Thơ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 2: Huyện Thốt Nốt và huyện Ô Môn.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 3: Huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 4: Thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thuỷ và huyện Long Mỹ.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

57- Tỉnh Sóc Trăng:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Thị xã Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Kế Sách, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Mỹ Xuyên và huyện Vĩnh Châu.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

58- Tỉnh Kiên Giang:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám người.

Đơn vị số 1: Huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng và huyện Gò Quao.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện An Biên, huyện An Minh và huyện Vĩnh Thuận.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Thị xã Hà Tiên, thị xã Rạch Giá, huyện Hòn Đất, huyện Phú Quốc, huyệnKiên Hải và huyện Kiên Lương.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

59- Tỉnh Bạc Liêu:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thị xã Bạc Liêu, huyện Đông Hải và huyện Vĩnh Lợi.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và huyện Giá Rai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

60- Tỉnh Cà Mau:

Số đơn vị bầu cử là ba.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy người.

Đơn vị số 1: Huyện Trần Văn Thời, huyện Cái Nước và huyện U Minh.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

Đơn vị số 3: Huyện Đầm Dơi và huyện Ngọc Hiển.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai người.

61- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

Số đơn vị bầu cử là hai.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu người.

Đơn vị số 1: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Côn Đảo.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Đơn vị số 2: Huyện Châu Đức, huyện Long Đất và huyện Xuyên Mộc.

Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba người.

Điều 4. Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tên tại Điều 3 theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 296/2002/NQ-UBTVQH10

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu296/2002/NQ-UBTVQH10
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/03/2002
Ngày hiệu lực06/03/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 296/2002/NQ-UBTVQH10

Lược đồ Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10 danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổsung ở mỗi đơn vị bầu cử tỉnh, thành phố thuộc trung ương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10 danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổsung ở mỗi đơn vị bầu cử tỉnh, thành phố thuộc trung ương
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu296/2002/NQ-UBTVQH10
                Cơ quan ban hànhUỷ ban Thường vụ Quốc hội
                Người kýNguyễn Văn An
                Ngày ban hành06/03/2002
                Ngày hiệu lực06/03/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10 danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổsung ở mỗi đơn vị bầu cử tỉnh, thành phố thuộc trung ương

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 296/2002/NQ-UBTVQH10 danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu bổsung ở mỗi đơn vị bầu cử tỉnh, thành phố thuộc trung ương

                        • 06/03/2002

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 06/03/2002

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực