Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12

Nghị quyết số 695/2008/NQ-UBTVQH12 về việc thành lập ban dân nguyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 về việc thành lập ban dân nguyện

Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11 đã được thay thế bởi Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Ban dân nguyện và được áp dụng kể từ ngày 01/07/2016.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11


ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

Số: 695/2008/NQ-UBTVQH12

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 370/2003/NQ-UBTVQH11 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN DÂN NGUYỆN

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Trưởng Ban dân nguyện,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:

“Điều 2.

Ban dân nguyện có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; khi cần thiết, phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và cơ quan hữu quan tiếp công dân.

2. Tiếp nhận, phân loại đơn, thư của công dân gửi đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để chuyển đến Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Ban công tác đại biểu theo lĩnh vực phụ trách; xử lý đơn, thư của công dân có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của nhiều Ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội, đơn, thư không thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban công tác đại biểu.

3. Tập hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức hữu quan, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả giải quyết; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội.

4. Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư của công dân và kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội.

5. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể mà công dân có đơn gửi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hữu quan.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.

7. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.

8. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao”

Điều 2.

Trưởng Ban dân nguyện, Thường trực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Điều 3.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 695/2008/NQ-UBTVQH12

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu695/2008/NQ-UBTVQH12
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/10/2008
Ngày hiệu lực15/10/2008
Ngày công báo11/11/2008
Số công báoTừ số 599 đến số 600
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 695/2008/NQ-UBTVQH12

Lược đồ Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11
              Loại văn bảnNghị quyết
              Số hiệu695/2008/NQ-UBTVQH12
              Cơ quan ban hànhUỷ ban Thường vụ Quốc hội
              Người kýNguyễn Phú Trọng
              Ngày ban hành15/10/2008
              Ngày hiệu lực15/10/2008
              Ngày công báo11/11/2008
              Số công báoTừ số 599 đến số 600
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 695/2008/NQ-UBTVQH12 thành lập ban dân nguyện bổ sung Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11