Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 06/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011-2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Công văn số 491/BTTTT-ƯDCNTT ngày 25/02/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015, nội dung chi tiết như sau:

I. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, gắn với quá trình cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn; góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững.

1.2. Cung cấp thông tin, dịch vụ công mức độ cao cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân làm việc với cơ quan Bộ được thuận tiện hơn, hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ứng dụng CNTT để phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của Bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý công việc, góp phần công khai, minh bạch các hoạt động của Bộ. Cụ thể:

- 75% các văn bản, tài liệu chính thức lưu chuyển giữa các cơ quan thuộc Bộ được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- 100% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử @mard.gov.vn trong trao đổi công việc. 100% cán bộ công chức thực hiện việc khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc chuyên môn.

- 100% các đơn vị quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ sử dụng phần mềm văn phòng điện tử phục vụ quản lý điều hành.

- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Bộ trưởng với các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở NN&PTNT có thể được thực hiện trên môi trường mạng.

- Xây dựng, nâng cấp các CSDL về chuyên ngành nhằm nâng cao việc tổng hợp, tra cứu thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ. Phấn đấu trong mỗi một lĩnh vực chuyên ngành phải có ít nhất một hệ thống chỉ đạo điều hành tác nghiệp hoạt động trên mạng.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT được vận hành bảo đảm theo chế độ 24/7, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật CNTT. Người dân và các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan Bộ một cách nhanh chóng, dễ dàng.

- 100% các Cục chuyên ngành có trang web được tích hợp hoặc liên kết trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT với đầy đủ thông tin thuộc đơn vị mình quản lý.

- Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2;

- Cung cấp 20 dịch vụ công mức độ 3 cho người dân và doanh nghiệp và ít nhất 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ

1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Nâng cấp hạ tầng mạng LAN của Bộ và kết nối diện rộng với mạng LAN của các đơn vị trực thuộc Bộ. Đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh cho mạng WAN của Bộ với hệ thống máy chủ đủ mạnh để quản trị các cơ sở dữ liệu dùng chung, backup sao lưu dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu.

- Nâng cao và duy trì tốt hệ thống đường truyền tốc độ cao cho mạng LAN của Bộ đảm bảo truy cập Internet nhanh, không bị ách tắc khi sử dụng email, tra cứu thông tin và khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung.

- Sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước (CPNET) trong việc phát triển mạng WAN của Bộ kết nối giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở NN&PTNT.

- Xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong giao dịch điện tử của các cơ quan cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT.

- Tăng cường trang thiết bị tin học, thiết bị mạng, bản quyền hóa các sản phẩm phần mềm hệ thống, quản trị hệ thống mạng cho các đơn vị thuộc Bộ.

2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan thuộc Bộ

- Thực hiện các chế độ báo cáo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm thiểu sử dụng giấy tờ. Tăng cường sử dụng chữ ký số trong các văn bản tài liệu lưu chuyển qua mạng.

- Nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý thủ tục hành chính tại Bộ. Chuẩn hóa các mẫu biểu điện tử và đưa lên mạng, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch hóa thông tin.

- Đẩy mạnh việc áp dụng văn phòng điện tử tại các đơn vị nhằm đáp ứng tốt cho công tác quản lý, điều hành của đơn vị như quản lý văn bản đi đến, quản lý chương trình công tác, lập lịch công tác, theo dõi, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ.

- Mở rộng mô hình họp trực tuyến, xây dựng quy chế, hoàn thiện cơ chế họp trực tuyến.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính, quản lý công tác pháp chế, khoa học công nghệ và môi trường.

- Phát triển Cổng thông tin điện tử của Bộ và các trang Web của các đơn vị trực thuộc Bộ theo hướng hiện đại, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tích hợp được các dịch vụ công và các ứng dụng tác nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nâng cấp, xây dựng các CSDL dùng chung chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ được nhiều đối tượng. Những phần mềm này đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tiên tiến chạy trên môi trường mạng.

- Hoàn thiện và phát triển các hệ thống CNTT phục vụ nhiều người như Thư viện điện tử, hệ thống thống kê ngành, hệ thống quản lý khoa học công nghệ, …

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính, tăng cường triển khai dịch vụ công ở mức độ 3 và 4.

- Từng bước ứng dụng chữ ký số, chứng thực số trong các thủ tục hành chính trao đổi thông tin qua mạng.

- Tăng cường, mở rộng mô hình họp, giao ban trực tuyến theo quy chế họp trực tuyến của Bộ đã ban hành.

- Đẩy mạnh công tác giao lưu, trả lời công dân qua Cổng thông tin điện tử của Bộ.

- Nâng cấp, xây dựng CSDL và hệ thống thông tin hỏi đáp trả lời người dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và qua các hình thức khác.

4. Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

Nhiệm vụ đào tạo CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ để đảm bảo có đủ trình độ, năng lực làm chủ công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Bộ giai đoạn 2011-2015, cần tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

- Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT thông qua các khóa đào tạo chuyên nghiệp do Chính phủ và doanh nghiệp CNTT tổ chức. Cử cán bộ tham gia các lớp về quản trị mạng theo chứng chỉ các hãng như CISCO (CCNA, CCNP, …), Microsoft về quản trị hệ thống, phát triển ứng dụng (MCSA, MCSE, MCP, …).

- Đào tạo phổ cập ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ theo hướng xây dựng nội dung đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức các lớp đào tạo sử dụng CNTT trong công tác hành chính và nghiệp vụ đối với các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ.

- Có kế hoạch đào tạo nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng CNTT trong các đơn vị, đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Thường xuyên đào tạo sử dụng phần mềm tin học trong hoạt động nghiệp vụ. Đảm bảo 100% số cán bộ sử dụng phần mềm trong hoạt động nghiệp vụ đều được đào tạo.

- Có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực về CNTT, tuyển chọn người giỏi về làm việc tại những đơn vị có nhu cầu ứng dụng CNTT nhiều. Phấn đấu mỗi đơn vị quản lý Nhà nước của Bộ có 2 - 3 cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ đại học trở lên. Đối với đơn vị quản lý CNTT của Bộ có 3 - 4 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 1-2 cán bộ có trình độ tiến sỹ về CNTT.

- Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong Bộ.

III. PHẠM VI ĐẦU TƯ: Các đơn vị thuộc Bộ

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 05 năm, từ năm 2011 đến năm 2015.

V. DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN: (Chi tiết các dự án xem trong phụ lục).

Điều 2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch

1. Ban chỉ đạo CNTT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo hoạt động và theo dõi việc triển khai kế hoạch CNTT của các đơn vị. Chỉ đạo sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong quá trình ứng dụng CNTT.

2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp báo cáo Bộ kết quả triển khai, thực hiện Kế hoạch.

3. Các Vụ Kế hoạch, Tài chính, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế hướng dẫn các nội dung của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

4. Trung tâm Tin học và Thống kê là đầu mối xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ các hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ, hỗ trợ về kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác cho cơ quan quản lý và các đơn vị thực hiện các dự án công nghệ thông tin; duy trì, quản lý và vận hành hạ tầng mạng, trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ, hệ thống Thư điện tử (@mard.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của Bộ. Định kỳ báo cáo các kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp & PTNT.

5. Văn phòng Bộ chủ trì thực hiện, hướng dẫn việc chuẩn hóa và áp dụng các quy trình hành chính tại cơ quan Bộ, bảo đảm gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng CNTT trong quá trình cải cách hành chính của Bộ, giữa các đơn vị trong Bộ và với các cơ quan Bộ, ngành khác. Định kỳ báo cáo các kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp & PTNT.

6. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự án đầu tư trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Định kỳ báo cáo các kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban chỉ đạo CNTT của Bộ và về Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, các thành viên Ban chỉ đạo CNTT, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ TTTT;
- Kho bạc NN TP Hà Nội;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;

- Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.

- Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW;

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Chỉ thị số 1913/CT-BNN-KHCN ngày 1/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chiến lược phát triển ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2010;

- Quyết định số 2242/QĐ-BNN/VP ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2001-2010;

- Quyết định số 3263/QĐ-BNN/KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010;

- Quyết định số 798/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin giai đoạn 2008-2010;

- Chỉ thị số 87/2008/CT-BNN ngày 20/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của Bộ;

- Công văn số 491/BTTTT-ƯDCNTT ngày 25/02/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỘ NN&PTNT

Thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/3/2009, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ NN&PTNT thời gian qua có bước phát triển tích cực, nhiều mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin đã được thực hiện. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên của Bộ NN&PTNT có những thuận lợi và khó khăn chính như sau:

Thuận lợi

Bộ NN&PTNT đã thành lập được Ban chỉ đạo CNTT của Bộ với trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác ứng dụng và phát triển CNTT. Bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về CNTT, tạo điều kiện cho các đơn vị trong Bộ phát triển và ứng dụng CNTT.

Hệ thống hạ tầng CNTT của Bộ đã được xây dựng tạo điều kiện cho cán bộ công chức làm việc. Bộ NN&PTNT có trụ sở chính tại số 2 Ngọc Hà, và trụ sở thứ hai tại số 10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội. Cả 2 trụ sở của Bộ đã thiết lập được 02 mạng LAN kết nối các Cục, Vụ, Trung tâm nằm trong khuôn viên của Bộ. Mạng LAN tại Ngọc Hà gồm 9 VLAN được kết nối ra Internet qua đường truyền leasedline 2,5 Mbps và đường Internet trong nước (NIX) 10 Mbps. Mạng LAN tại Nguyễn Công Hoan có đường leassedline 512Kbps và 02 đường ADSL để kết nối Internet.

Nhiều đơn vị khác nằm ngoài khuôn viên của Bộ và nằm ở các tỉnh/thành khác đã xây dựng được mạng LAN có kết nối Internet chủ yếu qua đường truyền ADSL. Hầu hết cán bộ công chức đã sử dụng máy tính trong công việc và thường xuyên sử dụng email để trao đổi thông tin.

Bộ đã xây dựng hệ thống thư điện tử riêng với tên miền là @mard.gov.vn có khoảng 2.000 người sử dụng thường xuyên. Bộ đã xây dựng được một Cổng thông tin điện tử có địa chỉ www.mard.gov.vn với khoảng 3.000-4.000 lượt người truy cập mỗi hàng ngày. Cổng thông tin điện tử đã cung cấp kịp thời các hoạt động của Bộ, tích hợp thông tin và các dịch vụ công lên Cổng. Các Cục, Vụ, Viện, … trực thuộc Bộ cũng phát triển các trang web riêng để cung cấp thông tin trong lĩnh vực mình quản lý. Nhiều ứng dụng, phần mềm trong các lĩnh vực khác nhau đã được ứng dụng, đặc biệt hệ thống thông tin khuyến nông thị trường đã và đang hoạt động tốt trên hệ thống mạng của Bộ, có hơn 20 tỉnh tham gia vào hệ thống này.

Khó khăn

Hệ thống mạng LAN của Bộ được đầu tư đã lâu (từ năm 2003), qua nhiều lần nâng cấp nhỏ lẻ để giải quyết nhu cầu sử dụng mạng trước mắt của cán bộ công chức, đến nay hệ thống mạng LAN đã xuống cấp, chắp vá, các điểm nối core switch không còn phù hợp gây trở ngại cho công việc quản trị và bảo trì mạng. Hệ thống an ninh bảo mật cho mạng còn yếu, chưa tạo lập được hệ thống phòng chống virus tập trung. Chính vì vậy hiện tại Bộ đang triển khai dự án nâng cấp hạ tầng CNTT của Bộ.

Nhiều đơn vị trong Bộ phát triển CNTT mang tính chất độc lập riêng lẽ chưa gắn kết được với hệ thống CNTT chung của Bộ. Phần lớn các đơn vị này không có kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT dài hạn cho đơn vị mình, mà sự phát triển này chủ yếu cho nhu cầu phát sinh. Việc triển khai các ứng dụng CNTT theo ngành dọc từ Bộ xuống các đơn vị và địa phương trực thuộc Bộ chưa được đồng bộ.

Việc ứng dụng và phát triển CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ đôi khi còn độc lập, tự phát, mạnh đơn vị nào đơn vị đó phát triển với nhiều nguồn kinh phí khác nhau từ ngân sách nhà nước đến các nguồn kinh phí hỗ trợ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế. Thiếu sự thống nhất báo cáo về các hoạt động CNTT của các đơn vị nên gặp khó khăn trong việc tổng hợp nắm vững tình trạng ứng dụng CNTT trong Bộ để từ đó đưa ra kế hoạch phát triển cho hợp lý.

Nhân lực về CNTT yếu, đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của Bộ còn thiếu. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức về CNTT còn ít và thiếu kế hoạch, chủ yếu được thực hiện kết hợp với các dự án có ứng dụng CNTT. Kế hoạch đào tạo về CNTT có đưa vào trong kế hoạch 2008-2010 nhưng do không đủ kinh phí nên chưa triển khai được. Kinh phí chi cho phát triển ứng dụng CNTT còn rất hạn chế, nhiều dự án không có nguồn kinh phí để triển khai, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án về CNTT còn chậm.

Cơ cấu tổ chức của Bộ vừa qua có sự thay đổi lớn với việc thành lập 3 Tổng cục trực thuộc Bộ. Do vậy việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới. Hiện tại các Tổng cục mới được thành lập, đang dần ổn định tổ chức nên gặp khó khăn trong việc triển khai ứng dụng CNTT nhất là đối với các đơn vị mới thuộc các Tổng cục.

2.1. Môi trường pháp lý

Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo CNTT của Bộ để chỉ đạo việc phát triển ứng dụng CNTT trong Bộ, tuy nhiên hoạt động của Ban chỉ đạo còn chưa đều; năng lực của đơn vị quản lý Nhà nước về CNTT còn hạn chế. Bên cạnh các văn bản pháp lý của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT, Bộ NN&PTNT cũng ban hành các quy định, quy chế riêng để tạo cơ chế phối hợp trong phát triển CNTT của Bộ. Bộ đã có quy chế riêng về quản lý hoạt động của mạng máy tính Bộ, quy chế về cung cấp thông tin cho các website của các đơn vị trong Bộ, quy chế về cổng thông tin điện tử, quy chế giao lưu trực tuyến, quy định về việc sử dụng hệ thống phòng họp truyền hình…. Phần vốn các đơn vị trong Bộ đều có được môi trường pháp lý để phát triển ứng dụng CNTT trong đơn vị mình, được chỉ ra bảng dưới đây:

TT

Chỉ tiêu

Các cục vụ

Các viện NC

Các trường

Trung bình

1

Tỷ lệ đơn vị có Ban chỉ đạo CNTT

26,67%

31,25%

74,19%

44,04%

2

Tỷ lệ đơn vị có Lãnh đạo phụ trách CNTT

60,00%

56,25%

64,52%

60,26%

3

Tỷ lệ đơn vị đã có Chiến lược/Quy hoạch phát triển ứng dụng CNTT

36,67%

18,75%

80,65%

45,36%

4

Tỷ lệ đơn vị đã có Cơ chế chính sách riêng khuyến khích ứng dụng CNTT-TT

40,00%

50,00%

58,06%

49,35%

5

Tỷ lệ đơn vị đã có Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho CNTT-TT

36,67%

31,25%

67,74%

45,22%

6

Tỷ lệ đơn vị đã có Chính sách đảm bảo an toàn, an ninh thông tin điện tử nội bộ

36,67%

43,75%

35,48%

38,63%

7

Tỷ lệ đơn vị có chính sách ứng dụng PMNM

26,67%

25,00%

22,58%

24,75%

2.1. Hạ tầng kỹ thuật

Đối với khu vực trụ sở Bộ nơi tập trung nhiều đơn vị quản lý Nhà nước như các Cục, Vụ, Trung tâm, Văn phòng Bộ,… tập trung tại 2 trụ sở chính (Ngọc Hà và Nguyễn Công Hoan) có hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt với mạng LAN nối các đơn vị với nhau và chia ra 12 phân mạng VLAN. Tổng dung lượng đường truyền leassedline là 2,5Mbps + 512Kbps, 1 đường Internet trong nước (NIX) 10Mbps và 2 đường ADSL. Bên cạnh đó, một số đơn vị trong Bộ có sử dụng thêm đường truyền ADSL để kết nối Internet và đường Leassedline riêng phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin chuyên ngành. Hầu hết các cán bộ đều sử dụng máy tính trong công việc với tỷ lệ trung bình của cả Bộ là 0,803 máy/người.

Các đơn vị trực thuộc Bộ cũng có mạng LAN nội bộ để kết nối các bộ phận phòng ban trong đơn vị và chia sẻ đường truyền ADSL kết nối Internet.

Hạ tầng kỹ thuật của Bộ được mô tả dưới bảng sau:

TT

Chỉ tiêu

Các cục, vụ

Các viện NC

Các trường

Trung bình

1

Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCNV

0 92

0,53

0,96

0,803

2

Tỷ lệ trung bình máy tính kết nối mạng LAN

95,58%

74,52%

58,54%

76,21%

3

Tỷ lệ trung bình máy tính kết nối Internet

93,37%

75,10%

57,45%

75,31%

4

Tỷ lệ trung bình băng thông kết nối Internet/ CBCC, kbps

55,00

36,24

29,05

40,10

5

Tỷ lệ trung bình đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, VND/người/năm

3.293.087

819.434

2.851.439

2.321.320

Hệ thống mạng WAN của Bộ NN&PTNT để kết nối với các Cục, Ban quản lý dự án, các Viện và các đơn vị khác nằm ngoài khuôn viên trụ sở chính của Bộ tại số 2 Ngọc Hà và số 10 Nguyễn Công Hoan sử dụng công nghệ VPN thông qua Internet. Như vậy, các đơn vị nằm ngoài trụ sở chính của Bộ sẽ thiết lập các kết nối VPN Site to site kết nối về thiết bị VPN Server đặt tại Trung tâm Tin học và Thống kê.

2.3. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan thuộc Bộ

Các ứng dụng CNTT trong Bộ rất đa dạng, trong đó nhiều ứng dụng phục vụ công tác quản lý các phần mềm quản lý công văn đi đến, tài liệu lưu trữ, quản lý đề tài nghiên cứu, quản lý văn phòng (Eoffice), quản lý giống cây trồng vật nuôi, …. Bên cạnh đó có nhiều ứng dụng phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất như các phần mềm phục vụ công việc chuyên môn trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp, …

Văn phòng Bộ đã thực hiện công việc quản lý, duy trì hoạt động trang tin điện tử quản lý hành chính nhà nước của Văn phòng (www.omard.gov.vn). Cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi bật của ngành như bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi …

Duy trì hệ thống Văn phòng điện tử nội bộ của Văn phòng. Hỗ trợ các yêu cầu kỹ thuật đối với các đơn vị thuộc Văn phòng và các Lãnh đạo Bộ. Quản lý và vận hành Chương trình quản lý văn bản, theo dõi chặt chẽ việc xử lý văn bản Bộ giao cho từng đơn vị, giúp cho việc kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo của Bộ tới các đơn vị được kịp thời, góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ sót công việc. Phục vụ hỗ trợ kỹ thuật CNTT cho các cuộc họp, hội nghị trong hoạt động chung của Bộ, quản lý vận hành hệ thống phòng họp truyền hình phục vụ các cuộc họp trên hệ thống của Bộ. Quản lý các phần mềm tác nghiệp của Văn phòng: phần mềm giao ban, tổng hợp báo cáo tháng, tổng hợp báo cáo CCHC, giao ban tuần …

Tổng hợp số liệu báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy tỷ lệ văn bản quản lý, điều hành được trao đổi dưới dạng điện tử thông qua mạng máy tính đạt bình quân là 56,4%, trong đó các đơn vị có tỷ lệ cao là Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Trung tâm Tin học và Thống kê, Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Nhiều đơn vị trong Bộ có trang web, một số đã xây dựng hệ thống email riêng hoạt động tốt. Nhiều phần mềm tác nghiệp, điều hành sản xuất, phổ biến thông tin khuyến nông thị trường khoa học công nghệ. Nhiều đề tài, dự án, chương trình được thực hiện trên nền tảng ứng dụng CNTT như:

- Các phần mềm kế toán, quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý học sinh, ….

- Các phần mềm chuyên môn như quản lý đàn bò sữa, quản lý đàn lợn, quản lý giống cây trồng, quản lý các danh mục thuốc thú y, bảo vệ thực vật, quản lý khoa học công nghệ …

- CSDL thành lập trên nền GIS

- Các CSDL thống kê sinh học và nghề cá: Logbook, marine fishery, survey, tảo độc, san hô, cá rạn, nghề cá thương phẩm, đánh giá trình độ công nghệ chế biến thủy sản, đa dạng sinh học, logbook online, cơ cấu tàu thuyền, giám sát rùa biển, hải dương học nghề cá …;

- Hệ thống thư viện điện tử được sử dụng trong Bộ và nhiều viện nghiên cứu

- Hệ thống giám sát thực hiện kế hoạch

- Các phần mềm chuyên dụng tính toán khác như phần mềm tính toán kết cấu, ổn định đập, điều tiết hồ chứa, …

Các phần mềm có bản quyền được sử dụng trong Bộ có rất ít. Chủ yếu một số phần mềm hệ thống của mạng Bộ có bản quyền nhưng chưa đầy đủ. Hệ thống email của Bộ hoạt động có hiệu qua với 2.000 người sử dụng hàng ngày. Hệ thống an ninh an toàn cho máy tính chưa đảm bảo được tốt, hệ thống phòng chống virus tập trung chưa hoạt động tốt, thông thường các máy tính cá nhân cài độc lập các chương trình phòng chống virus và đôi khi không update đầy đủ nên hiện tượng virus vẫn thường xảy ra.

Bảng dưới đây cho thấy các chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong Bộ:

TT

Chỉ tiêu

Các cục vụ

Các viện NC

Các trường

Trung bình

1

Số lượng PMƯD cơ bản đã được triển khai

4,30

4,19

4,32

4,27

2

Tỷ lệ trung bình CBCC sử dụng thư điện tử trong công việc

82,27%

53,61%

67,98%

67,85%

3

Tỷ lệ trung bình nghiệp vụ được tin học hóa

22,20%

28,44%

30,58%

27,07%

4

Số lượng trung bình DV công được cung cấp trên mạng

7,97

0,69

0,58

3,08

 

Tỷ lệ trung bình DV công trực tuyến mức 1

44,35%

100,00%

16,67%

 

 

Tỷ lệ trung bình DV công trực tuyến mức 2

55,65%

0,00%

83,33%

 

 

Tỷ lệ trung bình DV công trực tuyến mức 3

0,00%

0,00%

0,00%

 

 

Tỷ lệ trung bình DV công trực tuyến mức 4

0,00%

0,00%

0,00%

 

5

Tỷ lệ trung bình chi cho ứng dụng/đầu người, VND/người/năm

3.758.399

392.873

231.722

1.460.998

6

Tỷ lệ đơn vị có Website

76,67%

93,75%

64,52%

78,31%

2.4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhiều ứng dụng CNTT được triển khai thực hiện để phục vụ nghiên cứu và phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nổi bật là hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường, hệ thống này thu thập và cập nhật giá cả thị trường trong nước hàng ngày tại 20 tỉnh, 100 huyện. Đa số các trang web của các Viện nghiên cứu, đơn vị khuyến nông đã đăng tải giới thiệu nhiều giống cây, con mới cùng các biện pháp canh tác mới cũng như các khuyến cáo cho sản xuất nông nghiệp.

Nhiều dịch vụ công được đưa lên các trang web chuyên ngành và cổng thông tin điện tử của Bộ (www.mard.gov.vn) và Văn phòng Bộ (www.omard.gov.vn) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Số các dịch vụ công cơ bản lên đến hàng trăm như:

- Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể xuất - nhập khẩu)

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký, ra hạn thuốc BVTV

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (xuất khẩu)

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

- Các loại giấy phép về thuốc bảo vệ thực vật

- Trả lời tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV

- Thủ tục đăng ký sửa đổi một số thông tin về thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

- Thủ tục đăng ký thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào danh mục được phép nhập khẩu

- Thủ tục nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh

- Thủ tục nhập khẩu môi trường pha chế bảo quản tinh phôi

- Thủ tục san bao đóng gói thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

- Xin cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sp thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

- Thủ tục hành chính khai thác rừng trồng, cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống, công nhân vườn cây giống

- Các thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục của kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều các tỉnh, thẩm định phê duyệt đồ án, dự toán công trình xử lý đột xuất sự cố về đê điều, Thẩm định trình duyệt kết quả đấu thầu dự án tu bổ đê điều thường xuyên, …

- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

- Đình chỉ hiệu lực công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thủ tục kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu

- Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản

- Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đăng ký nhập khẩu Phân bón, nguyên liệu sản xuất Phân bón ngoài danh mục Phân bón được phép SXKD và sử dụng.

- Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm đăng kiểm viên tàu cá

- Thủ tục cấp ấn chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Thủ tục Đăng ký kiểm tra và chứng nhận nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản

- Thủ tục khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên của những đơn vị trực thuộc Bộ

- Thủ tục yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

- Thủ tục thẩm định phê duyệt đề cương dự toán các dự án DTCB, TKQH

- Các thủ tục đăng ký, tham gia tuyển chọn, đăng ký đề tài khoa học công nghệ

- …

Văn phòng Bộ đã xây dựng bộ thủ tục hành chính của Bộ, đưa toàn bộ các thủ tục lên trang thông tin điện tử. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Văn phòng. Tư vấn cho các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện hệ thống này. Quản lý văn bản trình ký theo mô hình một cửa.

2.5. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

Hàng năm số cán bộ được đào tạo nâng cao về CNTT của Bộ tăng cao, nhưng chủ yếu các khóa đào tạo này xuất phát từ các nguồn hoạt động của các dự án, chương trình. Kế hoạch đào tạo về CNTT không rõ ràng, thường được gắn kết với các hoạt động khác. Kinh phí chi cho đào tạo còn rất hạn hẹp, nội dung đào tạo còn đơn điện.

Số cán bộ chuyên trách về CNTT trong từng đơn vị còn hạn chế, có đơn vị có, cũng có đơn vị không có và chủ yếu là kiêm nhiệm, công tác xây dựng kế hoạch phát triển CNTT của các đơn vị còn kém. Các cán bộ có trình độ chuyên sâu về CNTT ở các đơn vị rất ít, nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đơn vị.

TT

Chỉ tiêu

Các cục vụ

Các viện NC

Các trường

Trung bình

1

Tỷ lệ trung bình cán bộ chuyên trách CNTT/Tổng số CBCC

3,01%

0,53%

1,92%

1,82%

2

Tỷ lệ trung bình cán bộ chuyên trách có trình độ từ CĐ trở lên về CNTT

70,69%

82,76%

90,74%

81,39%

3

Tỷ lệ trung bình CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc

93,83%

41,08%

76,23%

70,38%

4

Tỷ lệ trung bình chi cho đào tạo CNTT/đầu người/năm (VND)

404.630

21.814

54.373

160.272

2.6. Tình trạng thực hiện các Dự án ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2008-2010

Trong giai đoạn 2008-2010 tình trạng ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước trong Bộ NN&PTNT về các lĩnh vực môi trường pháp lý, hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp và nguồn nhân lực về CNTT đã được nêu trong các mục từ 2.1 đến 2.5 ở trên. Sau đây chúng ta xem xét và nhìn lại các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan thuộc bộ trong giai đoạn này.

Trên cơ sở của Chiến lược phát triển CNTT phục vụ quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2001-2010, Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ NN&PTNT đến năm 2010, Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT giai đoạn 2008-2010. Theo kế hoạch giai đoạn 2008-2010 gồm có 15 dự án chính và một nhiệm vụ duy trì hoạt động thường xuyên về CNTT của Bộ. Phần lớn các dự án này đã triển khai ở các mức độ khác nhau. Trong đó đã thực hiện xong 1 dự án, đang triển khai thực hiện 5 dự án và 7 dự án chưa thực hiện, 2 dự án đang thực hiện một phần (1. Xây dựng mạng WAN của Bộ NN&PTNT, 2. Bản quyền hóa các phần mềm hệ thống máy chủ, máy trạm). Ngoài các dự án nằm trong kế hoạch 2008 - 2010 chúng ta cũng thực hiện được 5 dự án về CNTT như: 1) Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT; 2) Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ NN&PTNT); 3) Xây dựng chợ thương mại điện tử và hàng nông lâm thủy sản Việt Nam; 4) Ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước về Thú y; 5) Ứng dụng và Phát triển CNTT ngành Lâm nghiệp.

Những dự án về CNTT đã và đang triển khai:

Dự án “Nâng cấp hạ tầng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT” do Trung tâm Tin học và Thống kê làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch 2008-2010 dự án này có tên là “Nâng cấp mạng LAN tại số 2 Ngọc Hà, Bộ NN&PTNT” Do việc sát nhập Bộ (Bộ Thủy sản và Bộ NN&PTNT) nên phạm vi dự án đã được mở rộng ra tại 2 trụ sở chính của Bộ tại Ngọc Hà và Nguyễn Công Hoan. Dự án này cũng thực hiện một số nhiệm vụ của dự án “Xây dựng hệ thống mạng WAN của Bộ NN&PTNT” và dự án “Bản quyền hóa các sản phẩm phần mềm hệ thống máy chủ máy trạm” được xây dựng trong kế hoạch 2008-2010. Mục tiêu chính của dự án là Nâng cấp hạ tầng CNTT của Bộ NN&PTNT theo xu hướng phù hợp với phát triển CNTT nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Bộ và tiến tới xây dựng Bộ điện tử. Tổng kinh phí của Dự án là 17,879 tỷ đồng. Dự án. Hiện tại Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Trước mắt năm 2010 dự án được cấp kinh phí là 5 tỷ đồng.

Dự án “Nâng cấp các phòng họp truyền hình trực tuyến của Bộ NN&PTNT” đã thực hiện vào giai đoạn 2007-2008 do Văn phòng Bộ làm chủ đầu tư với kinh phí thực hiện là 3,7 tỷ đồng. Mục tiêu nhằm tăng cường họp trực tuyến giữa Bộ và các đơn vị thuộc Bộ và địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất nhằm giảm chi phí và thời gian đi lại. Kết quả đã xây dựng được phòng họp truyền hình trực tuyến đặt tại trụ sở số 2 Ngọc Hà. Các cuộc họp của Bộ có thể thực hiện trên môi trường mạng. Bộ trưởng điều hành giao ban Bộ với các đơn vị trực thuộc Bộ, Văn phòng Bộ tại TPHCM qua hệ thống họp truyền hình. Hiện nay phòng họp truyền hình vẫn đang hoạt động tốt

Dự án “Dự án Tăng cường năng lực hệ thống thống kê ngành NN&PTNT do Trung tâm Tin học và Thống kê làm chủ đầu tư với kinh phí thực hiện là 4,7 tỷ đồng, với mục đích chính là tăng cường năng lực cho công tác thống kê của Bộ NN&PTNT, chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê và xây dựng hệ thống thống kê. Thời gian thực hiện dự án là 2009-2010. Hiện tại dự án đang trong quá trình tổ chức đấu thầu và triển khai trong năm 2010 với kinh phí được cấp là 2,5 tỷ đồng

Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý Khoa học công nghệ và môi trường của Bộ NN&PTNT” đang được triển khai dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ với mục đích là Xây dựng CSDL quản lý các đề tài chương trình nghiên cứu KHCN của Vụ KHCN&MT. Khi hoàn thiện xong sẽ xây dựng được một CSDL lớn quản lý các đề tài nghiên cứu KHCN của Bộ một cách khoa học thực hiện trên môi trường Internet cho phép nhiều đơn vị truy cập, cập nhật và tạo ra các báo cáo quản lý, theo dõi tiến độ các đề tài và phục vụ chủ yếu cho Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Hiện tại đề tài này đang được thực hiện từ 2009 đến 2010 với kinh phí là 900 triệu đồng.

Dự án “Nâng cấp cổng thông tin của Bộ NN&PTNT” được sử dụng kinh phí 900 triệu đồng theo nguồn kinh phí của Hợp phần STOFA thuộc chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản. Dự án do Trung tâm Tin học và Thống kê làm chủ đầu tư và đã thực hiện xong năm 2009 với mục đích là: nâng cấp cổng thông tin của Bộ có tên miền là www.mard.gov.vn cung cấp các thông tin hoạt động, điều hành của Bộ và từng bước tích hợp các trang web của các đơn vị trong Bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước. Hiện nay cổng thông tin điện tử đang hoạt động tốt.

Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT - giai đoạn 1” Do Cục Quản lý Xây dựng Công trình là chủ đầu tư với tổng kinh phí là 11,7 tỷ, triển khai trong năm 2009-2011. Năm 2010 dự án bắt đầu thực hiện với kinh phí được cấp là 1,5 tỷ đồng. Mục đích chính của dự án là Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Dự án “Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” do Vụ Tài chính làm chủ đầu tư với tổng kinh phí dự án là 4 tỷ đồng, năm 2010 đã được cấp 1,5 tỷ đồng. Mục tiêu là Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các nội dung chính của Dự án là xây dựng trang web tác nghiệp, phần mềm quản lý ngân sách, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm điều hành tác nghiệp và một số thiết bị máy chủ phục vụ cho hệ thống, …. Hiện tại đang trong quá trình đấu thầu theo nguồn kinh phí được cấp.

Dự án “Xây dựng Chợ thương mại điện tử và hàng Nông lâm thủy sản Việt Nam” do Cục Chế biến, thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí dự án là 3,925 tỷ đồng thực hiện trong năm 2008 - 2010. Mục tiêu dự án là Quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng quá trình SX lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế. Dự án đang quá trình thực hiện sẽ kết thúc trong năm 2010.

Dự án “Ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước về Thú y” do Cục Thú y làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 4,8 tỷ đồng thực hiện trong năm 2008 - 2010. Mục tiêu dự án nhằm tăng cường năng lực CNTT của Cục; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cấp phép qua mạng; kiểm dịch động vật, …. Kết quả dự án đã cho phép thực hiện nhiều thủ tục hành chính qua mạng về công tác Thú y và tăng cường năng lực CNTT cho Cục. Dự án sẽ kết thúc trong năm 2010.

Dự án “Ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ngành Lâm nghiệp đến năm 2010” do Tổng cục Lâm nghiệp là chủ dự án với tổng kinh phí là 30,666 tỷ đồng từ nhiều nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước + vốn nước ngoài) được thực hiện trong năm 2008 - 2012. Mục tiêu dự án là Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và người dân, Củng cố mạng lưới thông tin; nâng cao năng lực cán bộ ứng dụng CNTT tăng cường hiệu quả công việc. Hiện tại dự án đang trong quá trình thực hiện

Những dự án trong kế hoạch 2008 - 2010 chưa triển khai được:

Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý công tác thanh tra, khiếu nại tố cáo” do Thanh tra Bộ làm chủ đầu tư, kế hoạch thực hiện 2008 - 2009 với kinh phí 800 triệu đồng. Mục tiêu dự án là Tăng cường công tác quản lý thanh tra, khiếu nại tố cáo. Đến nay dự án không triển khai được với lý do: Thanh tra Bộ thiếu cán bộ hiểu biết về CNTT và Thanh tra Chính phủ cũng đang triển khai hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo chung cho ngành Thanh tra.

Dự án “Xây dựng CSDL tài nguyên nông nghiệp trên nền thông tin địa lý” do Trung tâm Tin học và Thống kê làm chủ đầu tư, kế hoạch thực hiện 2008-2010 với kinh phí 3 tỷ đồng. Mục tiêu là xây dựng CSDL tài nguyên nông nghiệp trên nền bản đồ có sử dụng công nghệ GIS. Dự án chưa thực hiện được do mục tiêu dự án lớn quá, liên quan đến nhiều đơn vị nghiên cứu, quy hoạch của Bộ và khả năng của chủ dự án cũng có hạn.

Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin mã vùng nuôi trồng thủy sản” do Cục Nuôi trồng Thủy sản là chủ đầu tư thực hiện trong năm 2008-2009 với tổng kinh phí là 8,5 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm thực hiện truy xuất và quản lý vùng nuôi. Đến nay dự án chưa thực hiện được do nhân lực của Cục chưa đáp ứng được và không có kinh phí. Hiện tại có biến động về tổ chức của Cục sẽ là chuyển thành Vụ Nuôi trồng Thủy sản.

Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản” do Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản làm chủ đầu tư, dự kiến thực hiện năm 2008 - 2010. Tổng kinh phí là 25,4 tỷ đồng với mục tiêu Quản lý tàu thuyền, dự báo ngư trường khai thác thủy sản và thông tin tránh trú bão cho tàu cá. Hiện tại chưa thực hiện được do thiếu nguồn kinh phí.

Dự án “Ứng dụng CNTT thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Bộ NN&PTNT” do Văn phòng Bộ là chủ đầu tư, thực hiện trong năm 2008 - 2009 với kinh phí là 1,2 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là Ứng dụng CNTT để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình 1 cửa. Hiện tại dự án chưa triển khai được nhưng đã thực hiện cải cách hành chính theo mô hình 1 cửa tại Văn phòng Bộ từ các nguồn kinh phí khác.

Dự án “Đào tạo nhân lực CNTT cho Bộ NN&PTNT” do Trường Đại học Thủy lợi là chủ đầu tư, dự kiến thực hiện trong năm 2008-2009 với kinh phí là 4 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là Tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức và viên chức về CNTT. Hiện tại không triển khai được vì không có đủ kinh phí.

Dự án Internet cho cộng đồng - IFC (hợp phần Bộ NN&PTNT) dự kiến thực hiện từ 2008 kéo dài đến 2013, tổng kinh phí 58 tỷ đồng theo vốn vay của Nhật Bản. Đây là dự án liên Bộ, do Bộ Thông tin truyền thông làm chủ đầu tư và có 3 dự án hợp phần, một hợp phần do Bộ thông tin truyền thông làm chủ, một hợp phần do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư giao cho Trung tâm Tin học và Thống kê phụ trách, hợp phần còn lại do Bộ Y tế làm chủ đầu tư. Hiện tại Dự án đã thực hiện xong việc thuê tư vấn xây dựng TOR.

2.7. Kinh phí triển khai các dự án về CNTT giai đoạn 2008-2010

Trong giai đoạn 2008-2010 Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai các dự án liên quan đến lĩnh vực CNTT.

(Chi tiết xem phụ lục 1)

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT

3.1. Mục tiêu tổng quát

3.1.1. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, gắn với quá trình cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững.

3.1.2. Cung cấp thông tin, dịch vụ công mức độ cao cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân làm việc với cơ quan Bộ được thuận tiện hơn, hiệu quả hơn.

3.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực điều hành, quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

Đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT để phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của Bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý công việc, góp phần công khai, minh bạch các hoạt động của Bộ theo mục tiêu tiến tới Chính phủ điện tử. Cụ thể:

- 75% các văn bản, tài liệu chính thức lưu chuyển giữa các cơ quan thuộc Bộ được trao đổi trên mạng dưới dạng điện tử, trong đó 30% văn bản, tài liệu được lưu chuyển trên mạng sử dụng chữ ký số, chứng thực số.

- 100% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử @mard.gov.vn trong trao đổi công việc. 100% cán bộ công chức thực hiện việc khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc chuyên môn.

- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Bộ trưởng với các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở NN&PTNT có thể được thực hiện trên môi trường mạng.

- Xây dựng, nâng cấp các hệ thống ứng dụng phát triển CNTT chuyên ngành nhằm nâng cao việc tổng hợp, tra cứu thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ. Đảm bảo mỗi một ngành có ít nhất 2 đến 3 hệ thống ứng dụng trên phạm vi toàn quốc chạy trên môi trường mạng.

3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT được vận hành bảo đảm theo chế độ 24/7, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật CNTT. Người dân và các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan Bộ một cách nhanh chóng, dễ dàng.

- 100% các thủ tục hành chính được công khai hóa trên Cổng thông tin điện tử, 100% các kiến nghị của công dân về thủ tục hành chính được giải quyết.

- 100% các Cục chuyên ngành có trang web được tích hợp hoặc liên kết trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT với đầy đủ thông tin thuộc đơn vị mình quản lý. Ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính một cửa, hỗ trợ liên thông ngay tại cơ quan Bộ.

- Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2.

- Cung cấp 20 dịch vụ công mức độ 3 cho người dân và doanh nghiệp và ít nhất 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

4.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

- Nâng cấp, quy hoạch mở rộng hạ tầng mạng LAN của Bộ và kết nối diện rộng với mạng LAN của các đơn vị trực thuộc Bộ. Đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh cho mạng của Bộ với hệ thống máy chủ đủ mạnh để quản trị các cơ sở dữ liệu dùng chung, backup sao lưu dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu và thực hiện các ứng dụng trên mạng.

- Nâng cao và duy trì tốt hệ thống đường truyền tốc độ cao cho mạng LAN của Bộ đảm bảo truy cập Internet nhanh, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống khi chạy các ứng dụng trên mạng, sử dụng email, tra cứu thông tin và khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung.

- Đẩy mạnh tốt việc quản trị mạng của Bộ NN&PTNT, thực hiện sao lưu, bảo mật an toàn thông tin và phòng chống tin tặc. Phối hợp với Trung tâm an ninh mạng Quốc gia, Trung tâm lưu trữ dữ liệu dự phòng Quốc gia (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) trong việc phòng chống tin tặc và thảm họa CNTT.

- Sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước (CPNET) trong việc phát triển mạng WAN của Bộ kết nối giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở NN&PTNT.

- Xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong giao dịch điện tử của các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT.

- Tăng cường trang thiết bị tin học, thiết bị mạng, từng bước bản quyền hóa các sản phẩm phần mềm hệ thống máy chủ, máy trạm cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ.

4.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan thuộc Bộ

- Thực hiện các chế độ báo cáo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm thiểu sử dụng giấy tờ. Tăng cường sử dụng chữ ký số trong các văn bản tài liệu lưu chuyển qua mạng.

- Nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý thủ tục hành chính tại Bộ. Chuẩn hóa các mẫu biểu điện tử và đưa lên mạng, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch hóa thông tin.

- Đẩy mạnh việc áp dụng văn phòng điện tử tại các đơn vị nhằm đáp ứng tốt cho công tác quản lý, điều hành của đơn vị như quản lý văn bản, quản lý chương trình công tác, lập lịch công tác, theo dõi, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ, ...

- Mở rộng mô hình họp trực tuyến, xây dựng quy chế, hoàn thiện cơ chế họp trực tuyến.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính, quản lý công tác pháp chế, khoa học công nghệ và môi trường, …

- Phát triển Cổng thông tin điện tử của Bộ và các trang Web của các đơn vị trực thuộc Bộ theo hướng hiện đại, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tích hợp được các dịch vụ công và các ứng dụng tác nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nâng cấp, xây dựng các CSDL dùng chung chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ được nhiều đối tượng. Những phần mềm này đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tiên tiến chạy trên môi trường mạng.

- Hoàn thiện và phát triển các hệ thống CNTT phục vụ nhiều người như Thư viện điện tử, hệ thống thống kê ngành, hệ thống quản lý khoa học công nghệ, …

4.3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tăng cường khả năng đáp ứng của Cổng thông tin điện tử của Bộ, đảm bảo người công dân thông qua Cổng thông tin điện tử có thể kết nối, liên hệ đến cơ quan chuyên trách để tra cứu, gửi yêu cầu, kiến nghị các vấn đề liên quan. Giao dịch giữa người dân với Bộ NN&PTNT trở nên phổ biến và thuận lợi hơn.

- Tổ chức thường xuyên các diễn đàn giao lưu trực tuyến với người dân thông qua Cổng thông tin điện tử.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc triển khai các thủ tục hành chính, dịch vụ công ở mức độ 3 và 4. (Chi tiết xem phụ lục 2).

- Tăng cường, mở rộng mô hình họp, giao ban trực tuyến theo quy chế họp trực tuyến của Bộ đã ban hành.

- Nâng cấp, xây dựng CSDL và hệ thống thông tin hỏi đáp trả lời người dân trên Cổng thông tin của Bộ và qua các hình thức khác.

4.4. Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

Nhiệm vụ đào tạo CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ để đảm bảo có đủ trình độ, năng lực làm chủ công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Bộ giai đoạn 2011-2015, cần tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

- Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT thông qua các khóa đào tạo chuyên nghiệp do Chính phủ và doanh nghiệp CNTT tổ chức. Cử cán bộ tham gia các lớp về quản trị mạng theo chứng chỉ các hãng như CISCO (CCNA, CCNP, …), Microsoft về quản trị hệ thống, phát triển ứng dụng (MCSA, MCSE, MCP, …).

- Đào tạo phổ cập ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ theo hướng xây dựng nội dung đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức các lớp đào tạo sử dụng CNTT trong công tác hành chính và nghiệp vụ đối với các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ.

- Có kế hoạch đào tạo nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng CNTT trong các đơn vị, đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Thường xuyên đào tạo sử dụng phần mềm tin học trong hoạt động nghiệp vụ. Đảm bảo 100% số cán bộ sử dụng phần mềm trong hoạt động nghiệp vụ đều được đào tạo.

- Có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực về CNTT, tuyển chọn người giỏi về làm việc tại những đơn vị có nhu cầu ứng dụng CNTT nhiều. Phấn đấu trong các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ có 3-4 cán bộ có trình độ tiến sỹ, 8 - 10 cán bộ có trình độ thạc sĩ chuyên về CNTT. Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong Bộ.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

V. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ, của Bộ trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo CNTT về việc triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2011-2015; Kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT về nhân sự, các quy chế hoạt động về CNTT.

2. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Kế hoạch cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Bộ có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính và có hiệu quả.

3. Bộ NN&PTNT căn cứ Kế hoạch này đề xuất kế hoạch hàng năm để Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông bố trí kinh phí dự án đầu tư và ngân sách sự nghiệp cho nội dung chi ứng dụng, phát triển CNTT.

4. Bộ NN&PTNT đẩy mạnh xây dựng hệ thống bộ mã chuẩn cho các tiêu chí, chỉ tiêu trong ngành NN&PTNT để áp dụng thống nhất trong các ứng dụng CNTT tạo điều kiện xây dựng các hệ thống CNTT chuyên ngành. Xây dựng các chính sách, quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

5. Thực hiện thống nhất trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin Quốc gia.

6. Tăng cường năng lực cho Trung tâm Tin học và Thống kê là đầu mối quản trị cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ các hoạt động phát triển ứng dụng CNTT và thực hiện Chính phủ điện tử tại Bộ. Đồng thời tăng cường trang thiết bị CNTT cho các đơn vị trực thuộc Bộ tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng CNTT và trao đổi thông tin giữa các đơn vị.

7. Văn phòng Bộ chủ trì thực hiện, hướng dẫn và áp dụng các quy trình hành chính tại Bộ, đảm bảo gắn kết giữa việc ứng dụng CNTT với quá trình cải cách hành chính của Bộ, giữa các đơn vị trong Bộ với các cơ quan bộ ngành khác.

8. Các Vụ, Cục liên quan hỗ trợ trong công tác lập kế hoạch, ưu tiên bố trí, phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong Bộ, đảm bảo theo kế hoạch đã được duyệt hàng năm, đặc biệt là kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên về CNTT trong các cơ quan thuộc Bộ.

9. Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp.

10. Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự án đầu tư trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật quy định. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ NN&PTNT và Ban chỉ đạo CNTT của Bộ.

11. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Giai đoạn 1 (2011-2012):

- Hoàn thiện các dự án về CNTT đang thực hiện.

- Triển khai các dự án trọng điểm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và tin học hóa phục vụ cải cách hành chính.

- Tăng cường năng lực CNTT cho các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT.

- Tăng cường công tác đào tạo CNTT, tuyển dụng cán bộ có chuyên môn về CNTT.

- Nâng cấp hệ thống mạng LAN và WAN của Bộ.

Giai đoạn 2 (2013-2015):

- Mở rộng và xây dựng các nội dung, ứng dụng trên hệ thống mạng của Bộ.

- Chuẩn hóa và thống nhất các phần mềm, ứng dụng cho từng lĩnh vực của Bộ.

- Hoàn thiện các CSDL lớn dùng chung phục vụ các chuyên ngành của Bộ, quy chuẩn và chia sẻ dữ liệu, thông tin trên hệ thống mạng của Bộ.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện của kế hoạch là: 273.115 triệu đồng (Hai trăm bảy mươi ba ngàn một trăm mười năm triệu đồng chẵn)

Kinh phí cho các Dự án của Kế hoạch chỉ được xác định cụ thể khi các dự án, nhiệm vụ được xây dựng và phê duyệt theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước trong quá trình triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm.

VIII. DANH MỤC DỰ ÁN

(Chi tiết xem trong phụ lục 3)

IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH

Kế hoạch được thực hiện sẽ là một động lực thúc đẩy sự phát triển của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về mặt quản lý sẽ giúp cho Bộ có một bộ máy hoạt động hiệu quả nhờ các ứng dụng, phát triển CNTT. Xây dựng được các hệ thống quản lý chuyên ngành, CSDL quản lý tập trung, các ứng dụng CNTT hiện đại giúp cho công tác quản lý được thuận lợi và tốt hơn.

Việc thực hiện đúng, đủ các dự án trong kế hoạch về CNTT của Bộ sẽ hình thành được một hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt cho các hoạt động của Bộ. Với hạ tầng mạng của Bộ được nâng cấp sẽ tạo ra một hệ thống mạng máy tính hoàn chỉnh trong các đơn vị tại khuôn viên của Bộ và từng bước kết nối WAN với các đơn vị nằm ở các nơi sẽ cho phép trao đổi, khai thác thông tin trên hệ thống mạng.

Công tác điều hành hoạt động của Bộ sẽ được quy chuẩn hóa và thực hiện qua hệ thống mạng với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT. Các đơn vị có thể điều hành công việc hàng ngày qua hệ thống eOffice tập trung, giảm bớt thủ tục, giấy tờ. Cùng với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành giúp cho Bộ quản lý được các số liệu chuyên ngành một cách khoa học và hiệu quả hơn. Nhiều hệ thống ứng dụng được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet tạo nên một môi trường làm việc thuận lợi cho các cán bộ, đơn vị tham gia.

Về mặt kinh tế xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người dân có điều kiện tốt dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính nhờ hệ thống cung cấp hành chính công mức độ cao, dễ dàng tra cứu các thông tin hoạt động của ngành, thông tin khuyến nông, thị trường, khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, … giúp cho đẩy mạnh sản xuất của doanh nghiệp và người dân.


PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN VỀ CNTT GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án

Mục tiêu

Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)

Nguồn vốn đầu tư

Thời gian thực hiện

Hiện trạng

Ghi chú (Đơn vị chủ trì)

I. Các dự án đã thực hiện

1

Nâng cấp các phòng họp truyền hình trực tuyến của Bộ NN&PTNT

Tăng cường họp trực tuyến giữa Bộ và các đơn vị thuộc Bộ và địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất nhằm giảm chi phí và thời gian đi lại

Các cuộc họp của Bộ có thể thực hiện trên môi trường mạng. Bộ trưởng điều hành giao ban Bộ với các đơn vị trực thuộc, Văn phòng Bộ tại TP HCM qua hệ thống họp truyền hình

3.700

NSNN

2007 - 2008

Thực hiện xong

Văn phòng Bộ

2

Nâng cấp cổng thông tin của Bộ NN&PTNT

Nâng cấp cổng thông tin của Bộ có tên miền là www.mard.gov.vn cung cấp các thông tin hoạt động, điều hành của Bộ và từng bước tích hợp các trang web của các đơn vị trong Bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước.

900

Dự án STOFA

2009

Thực hiện xong

Trung tâm TH&TK

3

Nghiên cứu phát triển ứng dụng CNTT, duy trì hoạt động thường xuyên về CNTT

Nghiên cứu phát triển ứng dụng CNTT, duy trì hoạt động thường xuyên về CNTT

9.000

NSNN cấp hàng năm

2008-2009

Thực hiện thường xuyên hàng năm

Trung tâm TH&TK

II. Các dự án đang thực hiện

 

 

 

 

 

4

Dự án Nâng cấp hạ tầng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT

Nâng cấp hạ tầng CNTT của Bộ NN&PTNT theo xu hướng phù hợp với phát triển CNTT nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Bộ và tiến tới xây dựng Bộ điện tử

17.879

NSNN

2009-2011

Đang triển khai

Trung tâm TH&TK

5

Dự án Tăng cường năng lực hệ thống thống kê ngành NN&PTNT

Tăng cường năng lực cho công tác thống kê của Bộ. Chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê và xây dựng hệ thống thống kê ngành

4.700

NSNN

2009-2010

Đang triển khai

Trung tâm TH&TK

6

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý Khoa học công nghệ và môi trường của Bộ NN&PTNT

Xây dựng CSDL quản lý các đề tài chương trình nghiên cứu KHCN của Vụ KHCN&MT

800

NSNN

2008-2010

Đang triển khai

Vụ KHCN và MT

7

Ứng dụng CNTT trong xây dựng mạng quan trắc mực nước các hồ chứa lớn, hồ chứa quan trọng Quốc gia phục vụ quản lý khai thác và đảm bảo an toàn đập

Ứng dụng CNTT trong xây dựng mạng quan trắc mực nước các hồ chứa lớn, hồ chứa quan trọng Quốc gia phục vụ quản lý khai thác và đảm bảo an toàn đập

5.000

XDCB

2008-2010

Đang triển khai

Cục Thủy lợi

8

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT - giai đoạn 1

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT

11.700

NSNN năm 2009 cấp 1,5 Tỷ

2009-2011

Đang triển khai

Cục Quản lý Xây dựng công trình

9

Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.000

NSNN năm 2009 cấp 1,5 Tỷ

2008-2010

Đang triển khai

Vụ Tài chính

10

Xây dựng Chợ thương mại điện tử và hàng Nông lâm thủy sản Việt Nam

Quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng quá trình SX lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế

3.925

NSNN

2008-2010

Đang triển khai

Cục Chế biến, thương mại NLT sản và nghề muối

11

Ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước về Thú y

Tăng cường năng lực CNTT của Cục; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cấp phép qua mạng; kiểm dịch động vật, …

4.800

NSNN

2008-2010

Đang triển khai

Cục Thú Y

12

Ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ngành Lâm nghiệp đến năm 2010

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và người dân, Củng cố mạng lưới thông tin; nâng cao năng lực cán bộ ứng dụng CNTT tăng cường hiệu quả công việc

30.666

NSNN + vốn nước ngoài

2008-2012

Đang triển khai

Tổng cục Kiểm lâm

13

Dự án Internet cho cộng đồng - IFC (hợp phần Bộ NN&PTNT)

Dự án Internet cho cộng đồng do Bộ Thông tin truyền thông làm chủ đầu tư. Trong đó có 3 hợp phần. Bộ NN&PTNT tham gia một hợp phần Internet cho cộng đồng Bộ NN&PTNT.

58.000

Vốn vay Nhật Bản

2008-2009 (kéo dài sang 2013)

Đã thuê tư vấn xây dựng TOR

Trung tâm TH&TK

III. Các dự án không thực hiện

 

 

 

 

 

14

Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý công tác thanh tra, khiếu nại tố cáo

Tăng cường công tác quản lý thanh tra, khiếu nại tố cáo

800

NSNN

2008-2009

Chưa triển khai

Thanh tra Bộ

15

Xây dựng CSDL tài nguyên nông nghiệp trên nền thông tin địa lý

Xây dựng CSDL tài nguyên nông nghiệp trên nền bản đồ có sử dụng công nghệ GIS

3.000

NSNN

2008-2010

Chưa triển khai

Trung tâm TH&TK

16

Xây dựng hệ thống thông tin mã vùng nuôi trồng thủy sản

Hệ thống cho phép thực hiện truy xuất và quản lý vùng nuôi

8.500

NSNN

2008-2009

Chưa triển khai

Cục Nuôi trồng thủy sản

17

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản

Quản lý tàu thuyền, dự báo ngư trường khai thác thủy sản và thông tin tránh trú bão cho tàu cá

25.400

NSNN và Dự án STOFA

2008-2010

Chưa triển khai

Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi Thủy sản

18

Ứng dụng CNTT thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Bộ NN&PTNT

Ứng dụng CNTT để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình 1 cửa

1.200

NSNN

2008-2009

Chưa triển khai

Văn phòng Bộ

19

Đào tạo nhân lực CNTT cho Bộ NN&PTNT

Tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức và viên chức về CNTT

4.000

NSNN

2008-2009

Chưa triển khai

Trường đại học Thủy lợi

 


PHỤ LỤC 2

DANH MỤC NHÓM CÁC DỊCH VỤ CÔNG ĐƯỢC ƯU TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN TỐI THIỂU MỨC ĐỘ 3 CỦA BỘ NN&PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Tên nhóm dịch vụ

1

Cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

2

Cấp chứng chỉ, thẻ hành nghề khử trùng xông hơi

3

Thông qua nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

4

Thay đổi nhà sản xuất đã ủy quyền, đơn vị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

5

Thay đổi tên thương mại thuốc bảo vệ thực vật

6

Ký hợp đồng khảo nghiệm

7

Cấp giấy đăng ký Kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu

8

Yêu cầu thử nghiệm và ký hợp đồng kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

9

Đăng ký nhập khẩu giống cây trồng, phân bón

10

Đăng ký khảo nghiệm, sản xuất phân bón

11

Cấp phép nhập khẩu thuốc thú y, Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, CITES

12

Cấp, gia hạn giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản

13

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

14

Kiểm tra và chứng nhận nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản nhập khẩu thức ăn, chất bổ sung thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

15

Đăng ký kiểm tra và công nhận điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản

16

Đăng ký kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm thủy sản

17

Đăng ký đánh giá và chỉ định Phòng kiểm nghiệm nông lâm thủy sản

18

Đăng ký kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm sản và muối

19

Điều chỉnh các dự án khuyến nông, khuyến ngư ở Trung ương

20

Đăng ký danh mục các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư hàng năm.

 


PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN/NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án/nhiệm vụ

Mục tiêu

Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)

Nguồn vốn đầu tư

Thời gian thực hiện

Hiện trạng

Ghi chú (Dự kiến đơn vị tham gia thực hiện)

1) Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ NN&PTNT

1

Dự án Nâng cấp hạ tầng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT

Nâng cấp hạ tầng mạng CNTT của Bộ NN&PTNT theo xu hướng phù hợp với phát triển CNTT nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Bộ và tiến tới xây dựng Bộ điện tử

17.879

NSNN

2009-2012

Đang triển khai (năm 2010 đã cấp 5 tỷ)

Trung tâm TH&TK

2

Nâng cấp hạ tầng mạng, tăng cường trang thiết bị CNTT, phần mềm bản quyền cho các đơn vị trực thuộc Bộ

Nâng cấp hạ tầng mạng cho một số đơn vị thuộc Bộ

Trang thiết bị máy tính, thiết bị CNTT, phần mềm bản quyền cho các đơn vị thuộc Bộ

Thành lập mạng WAN kết nối các đơn vị trong Bộ

25.000

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới

Các đơn vị thuộc Bộ

2) Xây dựng các CSDL và ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tại các cơ quan Bộ NN&PTNT

3

Ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ngành Lâm nghiệp đến năm 2010

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và người dân, Củng cố mạng lưới thông tin; nâng cao năng lực cán bộ ứng dụng CNTT tăng cường hiệu quả công việc

30.666

NSNN + vốn nước ngoài

2008-2012

Đang triển khai

Tổng cục Kiểm lâm

4

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý xây dựng cơ bản của Bộ NN&PTNT

11.700

NSNN

2009-2011

Đang triển khai năm 2010 đã cấp 1,5 Tỷ

Cục Quản lý Xây dựng công trình

5

Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong Bộ NN&PTNT

4.000

NSNN

2008-2010

Đang triển khai năm 2010 đã cấp 1,5 Tỷ

Vụ Tài chính

6

Xây dựng và triển khai ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số trong công tác quản lý điều hành của Bộ

Xây dựng hệ thống CA và triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thực số tại các cơ quan quản lý nhà nước trong Bộ

3.900

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Trung tâm TH&TK

7

Xây dựng hệ thống họp Video Conference tập trung cho các đơn vị trong Bộ trên môi trường mạng Internet

Xây dựng một hệ thống họp trực tuyến cho phép nhiều đơn vị sử dụng hệ thống này để tổ chức các cuộc họp. Tại một thời điểm có thể họp được nhiều cuộc họp khác nhau

3.000

NSNN

2012-2015

Xây dựng mới

Các đơn vị trong Bộ và Trung tâm TH&TK

8

Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT

Xây dựng một hệ thống văn phòng điện tử dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ gồm các Cục, Vụ, Tổng cục, Văn phòng, trung tâm, Viện, …

Xây dựng được kho dữ liệu lớn các văn bản tài liệu của Bộ và các đơn vị trực thuộc và là môi trường trao đổi thông tin giữa các đơn vị, tạo điều kiện cho việc quản lý chia sẻ tài liệu phù hợp với quá trình tiến tới Chính phủ điện tử.

4.500

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Văn phòng Bộ + Trung tâm TH&TK

9

Xây dựng hệ thống CSDL quản lý tập trung các đề tài chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ của các đơn vị trong Bộ

Xây dựng hệ thống CSDL quản lý các đề tài, chương trình nghiên cứu KHCN tập trung cho các đơn vị nghiên cứu, được thực hiện trên môi trường Internet

3.000

NSNN

2011-2013

Xây dựng mới

Các đơn vị Nghiên cứu KHCN thuộc Bộ

10

Xây dựng bộ mã chuẩn, thống nhất ứng dụng trong CNTT cho các chỉ tiêu, tiêu chí trong các lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tập hợp, thu thập và xây dựng thống nhất hệ thống mã chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực CNTT và trong các hệ thống quản lý khác của Bộ

3.500

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới

Trung tâm TH&TK và các đơn vị thuộc Bộ

11

Xây dựng CSDL dùng chung phục vụ công tác dự báo Ngành NN&PTNT

Xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho công tác dự báo được dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT

5.000

NSNN

2012-2015

Xây dựng mới

Trung tâm TH&TK và các đơn vị thuộc Bộ

12

Tích hợp các dữ liệu và thông tin KHCN lĩnh vực nghiên cứu Hải sản

Xây dựng một hệ thống Tích hợp các CSDL sinh học, nghề cá biển, thông tin của lĩnh vực hải sản

1.000

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Viện Nghiên cứu Hải sản

13

Nâng cao năng lực quản lý phân tích tổng hợp dữ liệu cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quản lý số liệu cho các cơ sở chăn nuôi lớn.

Đào tạo tập huấn sử dụng hệ thống quản lý số liệu và các phần mềm thống kê cho đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp cấp trung ương/ các tỉnh. Xây dựng bộ đĩa CD hỗ trợ và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi

2.500

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Viện chăn nuôi quốc gia

14

Xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm Nông Lâm Thủy sản trên phạm vi cả nước

Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lượng nông lâm thủy sản phục vụ hoạt động quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản được xây dựng và áp dụng thống nhất trên cả nước

7.000

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới

Cục Quản lý chất lượng NLS và TS

15

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý các giống cây trồng

Xây dựng hệ thống CSDL quản lý các giống cây trồng mới phục vụ cho công tác quản lý, khuyến nông và nghiên cứu khoa học

3.500

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Cục Nông nghiệp, Trung tâm TH&TK Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, Các viện NC

16

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin nghề cá

Hình thành CSDL tổng thể về nghề cá theo vùng, theo tỉnh, dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT

8.000

NSNN

2011-2013

Xây dựng mới

Tổng cục Thủy sản

17

Xây dựng hệ thống thông tin mã vùng nuôi trồng thủy sản

Hệ thống cho phép thực hiện truy xuất và quản lý vùng nuôi

8.500

NSNN

2008-2009

Xây dựng mới (tiếp tục 2008-2010)

Tổng cục Thủy sản

18

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản

Quản lý tàu thuyền, dự báo ngư trường khai thác thủy sản và thông tin tránh trú bão cho tàu cá

25.400

NSNN và Dự án STOFA

2011-2015

Xây dựng mới (tiếp tục 2008-2010)

Tổng cục Thủy sản

19

Xây dựng và tăng cường hệ thống thư viện điện tử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Xây dựng thư viện điện tử và tăng cường hệ thống liên thư viện: Xây dựng thư viện điện tử tại Bộ; Hình thành hệ thống liên thư viện; xây dựng kho tư liệu số; tăng cường năng lực cho cán bộ thư viện

5.570

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới (đang xin phép đầu tư)

Các Viện nghiên cứu và Trung tâm TH&TK

3) Xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp

 

 

20

Dự án Internet cho cộng đồng - IFC (hợp phần Bộ NN&PTNT)

Dự án Internet cho cộng đồng được Bộ Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư. Trong đó có 3 hợp phần, Bộ NN&PTNT tham gia một hợp phần Internet cho cộng đồng Bộ NN&PTNT

58.000

Vốn vay Nhật Bản

2011-2015 (Tiếp tục giai đoạn trước)

Bắt đầu triển khai (Đã thuê tư vấn xây dựng TOR)

Trung tâm TH&TK

21

Xây dựng và triển khai các dịch vụ công mức độ cao 3 và 4 phục vụ doanh nghiệp và người dân

Các vụ, văn phòng Bộ, tổng cục, cục, trung tâm chuyên Ngành xây dựng các dịch vụ công mức độ cao phục vụ cho Ngành NN&PTNT

3.500

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới

Các Tổng cục, Cục, Vụ, VP Bộ, Trung tâm

22

Chương trình cung cấp thông tin nông nghiệp trực tuyến và điện thoại di động

Phát triển và nâng cấp hệ thống CSDL thông tin thị trường, khuyến nông, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

Phát triển website cung cấp thông tin và sử dụng dịch vụ di động cung cấp thông tin

3.000

NSNN và các DA

2012-2015

Xây dựng mới

Trung tâm KNKN QG, Trung tâm TH&TK

23

Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ cao trong nông nghiệp

Xây dựng CSDL quản lý các thông tin về đề tài, dự án KHCN và các dự án liên quan đến phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp

8.000

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới

Trung tâm TH&TK

4) Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực đào tạo

24

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT

Đào tạo cho các cán bộ quản trị, phát triển hệ thống mạng máy tính

Đào tạo nâng cao khả năng sử dụng máy tính và sử dụng các ứng dụng chuyên ngành khác

4.000

NSNN

2011-2015

Xây dựng mới (Tiếp tục kế hoạch năm 2008 - 2010)

Trung tâm TH&TK, Các đơn vị trong Bộ tham gia

25

Xây dựng hệ thống học tập và giảng dạy trực tuyến E-Learning

Xây dựng hệ thống giảng dạy E-Learning chuẩn được áp dụng giảng dạy học tập cho các trường đào tạo.

- Xây dựng hệ thống E-learning

- Vận hành hệ thống và phát triển nội dung cho hệ thống

3.500

NSNN

2012-2015

Xây dựng mới

Trường Đại học Thủy lợi và các trường đào tạo

26

Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo cho các trường đào tạo thuộc Bộ

Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo chung cho cho các trường đào tạo gồm: quản lý chương trình, quản lý học sinh, nội dung, …

Hệ thống được xây dựng phù hợp với các trường đào tạo thuộc Bộ

4.500

NSNN

2011-2012

Xây dựng mới

Các trường đào tạo

5) Nhiệm vụ thường xuyên: Duy trì hoạt động thường xuyên và nghiên cứu phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ

 

27

Duy trì hoạt động thường xuyên và nghiên cứu phát triển ứng dụng trên hệ thống mạng máy tính của Bộ

Duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống mạng máy tính của Bộ. Nghiên cứu phát triển các ứng dụng CNTT trên hệ thống mạng của Bộ. Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong Bộ

15.000

NSNN

2011-2015

Kinh phí cấp hàng năm

Trung tâm TH&TK, các đơn vị trong Bộ

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/QĐ-BNN-KHCN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu06/QĐ-BNN-KHCN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/01/2011
Ngày hiệu lực04/01/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/QĐ-BNN-KHCN

Lược đồ Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu06/QĐ-BNN-KHCN
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýBùi Bá Bổng
                Ngày ban hành04/01/2011
                Ngày hiệu lực04/01/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 06/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

                  • 04/01/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 04/01/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực