Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10126:2013

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10126:2013

CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009

CHẤT BÉO DẠNG PHẾT VÀ HỖN HỢP CHẤT BÉO DẠNG PHẾT

Fat spreads and blended spreads

Lời nói đầu

TCVN 10126:2013 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 256-2007, Sửa đổi bổ sung năm 2009;

TCVN 10126:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHT BÉO DẠNG PHT VÀ HỖN HỢP CHẤT BÉO DẠNG PHẾT

Fat spreads and blended spreads

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm chất béo, chứa không nhỏ hơn 10 % và không lớn hơn 90 % chất béo dùng để làm chất béo dạng phết. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không áp dụng cho chất béo dạng phết thu được hoàn toàn từ sữa và/hoặc các sản phẩm sữa mà chỉ được bổ sung các chất cần thiết khác cho quy trình sản xuất. Tiêu chuẩn này chỉ bao gồm margarin và các sản phẩm được dùng với mục đích tương tự và ngoại trừ các sản phẩm có hàm lượng chất béo nhỏ hơn 2/3 tính theo chất khô (không kể muối). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bơ và sản phẩm dạng phết từ sữa.

2. Mô tả

2.1. Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết (Fat spreads and blended spreads)

Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này là thực phẩm ở dạng dẻo hoặc nhũ tương lỏng, chủ yếu là nước và dầu mỡ thực phẩm.

2.2. Dầu và m thực phẩm (edible fat and oils)

“Dầu và mỡ thực phẩm” là thực phẩm gồm các glycerit của các axit béo có nguồn gốc thực vật hoặc động vật (bao gồm cả sữa) hoặc động vật biển. Chúng có thể chứa lượng nhỏ các lipid khác như phosphatit, các thành phần không xà phòng hóa và axit béo tự do có mặt tự nhiên trong dầu hoặc mỡ. Các chất béo có nguồn gốc động vật, phải được lấy từ động vật khe mạnh ở thời điểm giết mổ và phù hợp để làm thực phẩm cho người, do cơ quan có thm quyền xác nhận. Tiêu chuẩn này bao gồm dầu và mỡ được chế biến bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học, gồm quá trình tách phân đoạn, nội este hóa hoặc hydro hóa.

3. Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng

3.1. Thành phần

3.1.1. Chất béo dạng phết

3.1.1.1. Đối với các sản phẩm này, hàm lượng chất béo sữa bất kỳ không lớn hơn 3 % hàm lượng chất béo tổng số.

3.1.1.2. Hàm lượng chất béo phải như sau:

(a) Margarin [1])                ≥ 80 %

(b) Chất béo dạng phết  < 80 %

3.1.2. Hn hợp chất béo dạng phết

3.1.2.1. Các hỗn hợp chất béo dạng phết trong đó chất béo sữa lớn hơn 3 % hàm lượng chất béo tổng số. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tối thiểu của chất béo sữa có thể được quy định cao hơn theo yêu cầu của nước bán sản phẩm.

3.1.2.2. Hàm lượng chất béo phải như sau:

(a) Hỗn hợp                              ≥ 80 %

(b) Hỗn hợp chất béo dạng phết            < 80 %

3.2. Các thành phần cho phép

3.2.1. Các chất sau đây có thể được bổ sung vào sản phẩm:

- Các loại vitamin:

vitamin A và các este của chúng

vitamin D

vitamin E và các este của chúng.

Mức tối đa và tối thiểu đối với các loại vitamin A, D và E được cơ quan có thm quyền quy định và cấm sử dụng đối với một số vitamin cụ thể.

- Natri clorua

- Đường (mọi chất tạo ngọt hydratcacbon)

- Các protein thực phẩm thích hợp.

3.2.2. Có thể cho phép sử dụng các thành phần khác, bao gồm các cht khoáng theo quy định hiện hành.

4. Phụ gia thực phẩm

Chỉ sử dụng các nhóm phụ gia thực phẩm được liệt kê dưới đây để điều chỉnh về mặt công nghệ đối với các sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này. Trong mỗi nhóm, ch sử dụng các phụ gia thực phẩm được liệt kê dưới đây và trong giới hạn quy định.

Các nhóm phụ gia chức năng:

a. Chất điều chnh độ axit

b. Chất chống tạo bọt

c. Chất chống oxy hóa

d. Chất tạo màu

e. Chất tạo nhũ

f. Chất điều vị

g. Khí đóng gói

h. Chất bảo quản

i. Chất ổn định

j. Chất làm dày

Chất điều chỉnh độ axit, chất chng tạo bọt, chất chống oxy hóa, chất tạo màu, chất tạo nhũ, chất điều vị, khí đóng gói, chất bảo quản, chất ổn định và chất làm dày được dùng theo Bảng 3 của CODEX STAN 192-1995[2]) Codex general standard for food additives (Tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm).

4.1. Chất điều chỉnh độ axit

Mã số INS[3])

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

262(ii)

Natri diaxetat

1,000 mg/kg

334; 335(i), (ii); 336(i), (ii); 337

Tartrat

100 mg/kg (theo axit tartaric)

338; 339(i), (ii), (iii); 340(i), (ii), (iii); 341(i), (ii), (iii); 342(i), (ii); 343(i), (ii), (iii); 450(i), (ii), (iii), (v), (vi), (vii); 451(i), (ii); 452(i), (ii), (iii), (iv), (v); 542

Phosphat

1,000 mg/kg (theo phospho)

4.2. Chất chống tạo bọt

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

900a

Polydimetylsiloxan

10 mg/kg (chỉ dùng để rán)

4.3. Chất chống oxy hóa

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

304, 305

Ascorbyl este

500 mg/kg
(theo ascorbyl stearat)

307a

d-alpha-Tocopherol

500 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

307b

Tocopherol đậm đặc, hỗn hợp

307c

dl-alpha-Tocopherol

310

Propyl gallat

200 mg/kg (cơ bn là chất béo hoặc dầu) đơn lẻ hoặc kết hợp

319

Tertiary butylhydroquinon

320

Hydroxyanisol đã butyl hóa

321

Hydroxytoluen đã butyl hóa

384

Isopropyl xitrat

100 mg/kg

385,386

EDTA

100 mg/kg
(theo dinatri canxi khan EDTA)

388,389

Thiodipropionat

200 mg/kg
(theo axit thiodipropionic)

4.4. Chất tạo màu

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

100(i)

Curcumin

10 mg/kg

101(i), (ii)

Riboflavin

300 mg/kg

120

Carmin

500 mg/kg

150b

Caramel II - quá trình sulfit kiềm

500 mg/kg

150c

Caramel III - quá trình amoniac

500 mg/kg

150d

Caramel IV - quá trình amoniac sulfit

500 mg/kg

160a(ii)

beta-Caroten, (thực vật)

1000 mg/kg

160a(i)

beta-Caroten (tổng hợp)

35 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

160a(iii)

beta-Caroten (Blakeslea trispora)

160e

beta-apo-8’-Carotenal

160f

beta-apo-8'-axit carotenoic, metyl hoặc etyl este

160b(i)

Chất chiết annatto, nền bixin

100 mg/kg (theo bixin)

4.5. Chất tạo nhũ

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

432, 433, 434, 435, 436

Polysorbat

10 000 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

472e

Diaxetyltartaric và ester axit béo của glycerol

10 000 mg/kg

473

Este sucrose của axit béo

10 000 mg/kg

474

Sucroglycerit

10 000 mg/kg

475

Este polyglycerol của axit béo

5 000 mg/kg

476

Este polyglycerol của axit ricinoleic

4 000 mg/kg

477

Este propylen glycol của axit béo

20 000 mg/kg

479

Dầu đậu nành oxy hóa nhiệt tương tác với mono- và diglycerit của axit béo

5 000 mg/kg (trong chất béo dạng nhũ tương với mục đích rán hoặc làm bánh)

481(i), 482(i)

Stearoyl-2-lactylat

10 000 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

484

Stearyl xitrat

100 mg/kg
(cơ bản là cht béo hoặc dầu)

491,492,493,494,495

Este sorbitan của axit béo

10 000 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

4.6. Chất điều vị

Sử dụng các chất điều vị tự nhiên và các chất điều vị tổng hợp.

4.7. Chất bảo quản

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

200, 201, 202, 203

Sorbat

2 000 mg/kg [đơn lẻ hoặc kết hợp (tính theo axit sorbic)]

210, 211, 212, 213

Benzoat

1 000 mg/kg [đơn lẻ hoặc kết hợp (tính theo axit benzoic)]

Khi dùng kết hợp thì tổng không được vượt quá 2 000 mg/kg trong đó phần axit benzoic không được quá 1000 mg/kg

4.8. Chất ổn định và chất làm dày

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

405

Propylen glycol alginat

3 000 mg/kg

5. Chất nhiễm bẩn

5.1. Kim loại nặng

Các sn phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, cần tuân thủ giới hạn tối đa về hàm lưng kim loại nặng dưới đây:

 

Hàm lượng tối đa cho phép

Chì (Pb)

0,1 mg/kg

Asen (As)

0,1 mg/kg

5.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ các giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.

6. Vệ sinh

6.1. Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này cần được sản xuất và xử lý theo CAC/RCP 1-1969 [4]) General principles of food hygiene (Quy phạm thực hành về nhng nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm) và các quy phạm khác có liên quan như các quy phạm thực hành, quy phạm thực hành vệ sinh.

6.2. Các sản phẩm phải phù hợp với các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.

7. Ghi nhãn

Sản phẩm phải được ghi nhãn theo CODEX STAN 1-1985 [5]) General standard for the labelling of pre-packaged foods (Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), (CAC/GL 23-1997) Codex guidelines on the use of nutrition claims (Hướng dẫn về việc sử dụng công bố dinh dưỡng) và các hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm khác có liên quan. Tên gọi của sản phẩm phải được dịch sang tiếng nước ngoài đúng nghĩa và không được ghép từ.

7.1. Tên sản phẩm

Tên của sản phẩm được công bố trên nhãn phải theo quy định trong 3.1.1 và 3.1.2

7.1.1. Tùy theo yêu cầu được chấp nhận tại nước n sản phẩm, chất béo dạng phết được định nghĩa trong 3.1.1.2 có hàm lượng chất béo nhỏ hơn 80 % có thể kèm theo thuật ngữ “Margarin” trong tên gọi của thực phẩm, với điều kiện là có thể xác định rõ hàm lượng chất béo thấp hơn. Chất béo dạng phết có hàm lượng chất béo từ 39 % đến 41 % có thể được chỉ rõ là “Minarin” hoặc “Halvarin”.

7.1.2. Tên của sản phẩm có thể đi kèm với tên gọi của dầu và mỡ theo cách chung hoặc riêng như trong 3.1.

7.2. Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ

Ngoài tên của sản phẩm, nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao bì không dùng để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo.

Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

7.3. Công bố hàm lượng chất béo

7.3.1. Sản phẩm phải được ghi nhãn để nhận biết hàm lượng chất béo có thể được chấp nhận tại nước bán sản phẩm.

7.3.2. Hàm lượng chất béo sữa khi có mặt phải được nhận biết rõ ràng và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

7.4. Công bố hàm lượng muối

7.4.1. Sản phẩm phải được ghi nhãn để chỉ rõ hàm lượng muối có trong sản phẩm được chấp nhận tại nước bán sản phẩm.

8. Phương pháp phân tích và lấy mẫu

8.1. Xác định chì, theo các tiêu chuẩn sau:

TCVN 6353:2007 (ISO 12193:2004) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chì bng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò graphit;

AOAC 994.02 Lead in edible oils and fats. Direct graphite furnace atomic absorption spectrophotometric method (Hàm lượng chì trong dầu mỡ. Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò graphit);

AOCS Ca 18c-91 (97) Lead, AAS with graphite furnace (Xác định chì, phương pháp đo ph hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit).

8.2. Xác định asen, theo các tiêu chuẩn sau:

AOAC 952.13 [6]) Arsenic in food. Silver diethyldithiocarbamate method (Asen trong thực phẩm. Phương pháp bạc dietyldithiocacbamat);

AOAC 942.17 6) Arsenic in food. Molybdenum blue method (Asen trong thực phẩm. Phương pháp xanh molypden);

AOAC 985.16 [7]) Tin in canned food. Atomic absorption spectrophotometric method (Thiếc trong thực phẩm đóng hộp. Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên t).

8.3. Xác định hàm lượng chất béo, theo TCVN 8154:2009 (ISO 17189:2003) Bơ, nhũ tương dầu thực phẩm và chất béo dạng phết - Xác định hàm lượng chất béo (Phương pháp chuẩn).

8.4. Xác định hàm lượng cht béo sữa (axit butyric), theo các tiêu chun sau:

AOAC 990.27 Butyric acid in fats containing butterfat. Gas chromatographic method (Axit butyric trong chất béo chứa butterfat. Phương pháp sắc kí khí);

AOCS Ca 5c-87 (97) Butyric acid (Axit butyric).

8.5. Xác định hàm lưng muối, theo các tiêu chun sau:

TCVN 8148:2009 (ISO 1738:2004), - Xác định hàm lượng muối;

IDF 12B:1988 Determination of salt content (Xác định hàm lượng muối);

AOAC 960.29 Salt in butter. Titrimetric method (Muối trong bơ. Phương pháp chuẩn độ).

8.6. Xác định hàm lượng vitamin A, theo các tiêu chuẩn sau:

AOAC 985.30 Nutrients in ready-to-feed milk-based infant formula. Sampling (Các chất dinh dưỡng trong thức ăn công thức từ sữa dùng cho trẻ sơ sinh. Lấy mẫu);

AOAC 992.04 Vitamin A (retinol isomers) in milk and milk-based infant formula. Liquid chromatographic method [Vitamin A (các đồng phân retinol) trong sữa và thức ăn công thức từ sữa dùng cho trẻ sơ sinh. Phương pháp sắc kí lỏng];

Journal of AOAC 1980, 63, 4. A high performance liquid chromatographic determination of vitamin A in margarine, milk, partially skimmed milk, and skimmed milk (Xác định vitamin A trong margarin, sữa, sữa tách một phần chất béo và sữa gầy bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao).

8.7. Xác định hàm lượng vitamin D, theo AOAC 981.17 Vitamin D in fortified milk and milkpowder. Liquid chromatographic method (Vitamin D trong sữa bột và sữa bổ sung vi chất. Phương pháp sắc kí lỏng).

8.8. Xác định hàm lượng vitamin E, theo TCVN 6761:2000 (ISO 9936:1997) [8]) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.



[1] Thut ngữ “margarin” có th được dùng làm tên thực phm trong một vài trường hợp như trong 7.1.1.

[2] CODEX STAN 192-1995 đã được soát xét năm 2009 và được chấp nhận thành TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009) Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm.

[3] INS: Mã số quốc tế về Phụ gia thực phẩm.

[4] CAC/RCP 1-1969 đã được soát xét năm 2003 và được chấp nhận thành TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành v những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm.

[5] CODEX STAN 1-1985 đã được soát xét năm 2010 và được chấp nhận thành TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 2010) Ghi nhãn thc phẩm bao gói sn.

[6] TCVN 7601:2007 Thc phẩm - Xác định hàm lượng asen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat được xây dựng dựa theo AOAC 952.13, AOAC 963.21 và AOAC 942.17.

[7] TCVN 7788:2007 Đồ hộp thc phẩm - Xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử được xây dng dựa theo AOAC 985.16.

[8] TCVN 6761:2000 (ISO 9936:1997) đã bị hủy và được thay bng TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) Dầu m động thực vt - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bng phương pháp sắc kí lng hiệu năng cao.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN10126:2013

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN10126:2013
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN10126:2013
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10126:2013 (CODEX STAN 256-2007, Amd. 2009) về Chất béo dạng phết và hỗn hợp chất béo dạng phết