Quyết định 23/2006/QĐ-UBND

Quyết định 23/2006/QĐ-UBND về tổ chức bộ máy và chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành

Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn đã được thay thế bởi Quyết định 59/2010/QĐ-UBND chức danh số lượng chế độ chính sách đối với cán bộ và được áp dụng kể từ ngày 30/12/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 23/2006/QĐ-UBND

Tân An, ngày 08 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/05/2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ văn bản số 167/TT.HĐND-TH ngày 02/6/2006 của Thường trực HĐND tỉnh khóa VII nhất trí để UBND tỉnh ban hành Quyết định về tổ chức bộ máy và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (thay thế các Quyết định số 147/2004/QĐ-UB ngày 14/01/2004 và số 3815/2004/QĐ-UB ngày 08/9/2004 của UBND tỉnh);
Theo đề nghị tại văn bản số 154/SNV-CQĐP ngày 05/5/2006 của Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tổ chức và biên chế bộ máy xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) như sau:

A. Xã, phường, thị trấn có dưới 8.000 dân được bố trí 19 cán bộ, công chức cụ thể như sau:

a. Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm:

1. Bí thư Đảng ủy (Chi bộ cơ sở) kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND, nếu không bố trí được thì Phó Bí thư phải kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND.

2. Phó Bí thư trực Đảng bộ (Chi bộ cơ sở) hoặc Ủy viên thường vụ trực Đảng phụ trách khối vận.

3. Phó Chủ tịch HĐND.

4. Chủ tịch UBND phụ trách chung, trực tiếp phụ trách khối nội chính và khối kinh tế.

5. Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn hoá - xã hội.

6. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

7. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

8. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

9. Chủ tịch Hội Nông dân.

10. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

b. Công chức cấp xã gồm:

11. Chỉ huy trưởng Quân sự.

12. Trưởng Công an.

13. Văn phòng - Thống kê.

14. Tài chính - Kế toán.

15. Địa chính - Xây dựng.

16. Tư pháp - Hộ tịch.

17. Văn hóa - Xã hội.

18. Tư pháp - Hộ tịch kiêm Phó trưởng Công an.

19. Văn hóa - Xã hội kiêm Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.

B. Xã, phường, thị trấn có 8.000 dân đến dưới 10.000 dân và 20 xã biên giới được bố trí 19 cán bộ, công chức cụ thể như sau:

a. Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm:

1. Bí thư Đảng ủy (Chi bộ cơ sở) kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND, nếu không bố trí được thì Phó Bí thư phải kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND.

2. Phó Bí thư trực Đảng (Chi bộ cơ sở) kiêm khối vận.

3. Phó Chủ tịch HĐND.

4. Chủ tịch UBND phụ trách chung và trực tiếp phụ trách khối nội chính.

5. Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối kinh tế.

6. Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn hóa - xã hội.

7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

10. Chủ tịch Hội Nông dân.

11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

b. Công chức cấp xã gồm:

12. Chỉ huy trưởng Quân sự.

13. Trưởng Công an.

14 Văn phòng - Thống kê.

15. Tài chính - Kế toán.

16. Địa chính - Xây dựng.

17. Tư pháp - Hộ tịch.

18. Văn hóa - Xã hội.

19. Tư pháp - Hộ tịch kiêm Phó trưởng Công an.

Tại khoản A và khoản B Điều 1 này, các phường, thị trấn nếu có Trưởng, Phó Công an được ngành dọc tăng cường thì không bố trí công chức tăng thêm cho đủ 19 biên chế.

C. Xã, phường, thị trấn có 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 công chức trong các chức danh đã được qui định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ, nhưng tổng số tối đa không quá 25 cán bộ, công chức. Do đó công chức cấp xã tăng theo số dân thì cùng một chức danh chuyên môn theo qui định được bố trí từ 02 đến 03 công chức. Căn cứ vào khoản B Điều 1 tại Quyết định này để bố trí công chức tăng thêm theo hướng như sau:

- 13.000 dân được bố trí thêm công chức Văn hóa - Xã hội kiêm Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.

- 16.000 dân được bố trí thêm công chức Văn phòng - Thống kê kiêm Văn phòng cấp Ủy.

- 19.000 dân được bố trí thêm công chức Địa chính - Xây dựng kiêm Kế hoạch - Xây dựng - Giao thông - Thủy lợi - Nông - Lâm - Ngư nghiệp và Quản lý đô thị.

- 22.000 dân được bố trí thêm công chức Tài chính - Kế toán kiêm Kế toán thu, chi ngân sách.

- 25.000 dân được bố trí thêm công chức Văn hoá - Xã hội kiêm Lao động, Thương binh, Giải quyết việc làm và giảm nghèo.

- 28.000 dân trở lên được bố trí thêm công chức Văn phòng -Thống kê kiêm Thủ quỹ, Đánh máy, Văn thư, Lưu trữ, Tổng hợp, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính.

Nếu do nhu cầu công việc thực tế ở địa phương, bố trí cán bộ, công chức tăng theo số dân khác với qui định tại khoản C Điều 1 của Quyết định này thì UBND cấp huyện phải có văn bản thoả thuận với Sở Nội vụ trước khi thi tuyển hoặc quyết định bổ nhiệm.

Ở lĩnh vực chuyên môn nào đã có công chức cấp xã kiêm nhiệm thì không bố trí cán bộ không chuyên trách ở lĩnh vực chuyên môn đó.

Điều 2. Cán bộ không chuyên trách:

a. Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm:

1. Cán bộ Tổ chức Đảng.

2. Chủ nhiệm Kiểm tra Đảng hoặc cán bộ Kiểm tra Đảng.

3. Cán bộ Tuyên giáo.

4. Cán bộ Văn phòng cấp Ủy.

5. Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.

6. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

7. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

8. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

9. Phó Chủ tịch Hội Nông dân.

10. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

11. Chủ tịch Hội Người cao tuổi.

12. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.

13. Cán bộ Kế hoạch - Giao thông - Thủy lợi - Nông - Lâm - Ngư nghiệp và Quản lý đô thị.

14. Cán bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

15. Cán bộ Dân số, Gia đình và Trẻ em.

16. Cán bộ Thủ quỹ, Văn thư, Lưu trữ.

17. Cán bộ tổng hợp, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính.

18, Cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh.

19. Cán bộ Kế toán - Ngân sách.

20. Cán bộ Khuyến nông (phường, thị trấn nếu không còn đất sản xuất nông nghiệp thì không bố trí cán bộ khuyến nông).

21. Cán bộ Thú y (thực hiện theo Điều 4 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ).

22. Công an viên (mỗi xã được bố trí từ 2 đến 3 công an viên như sau: 100 xã, phường, thị trấn trọng điểm bố trí 03 công an viên, các xã còn lại bố trí 02 công an viên theo Quyết định số 1480/2003/QĐ-UB ngày 22/4/2003 của UBND tỉnh về việc bố trí công an viên thường trực tại xã, thị trấn).

b. Cán bộ không chuyên trách ở ấp, khu phố gồm:

1. Bí thư Chi bộ.

2. Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận.

3. Trưởng ấp, khu phố.

4. Phó Trưởng ấp, khu phố phụ trách an ninh, trật tự kiêm Công an viên.

Điều 3. Chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:

1. Nguyên tắc xếp lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:

- Hiện đang giữ chức vụ chuyên trách nào thì xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó. Trường hợp được phân công kiêm nhiệm nhiều chức vụ chuyên trách thì được xếp lương theo chức vụ chuyên trách có mức lương cao nhất. Khi không kiêm nhiệm chức vụ chuyên trách thì đảm nhận chức vụ chuyên trách nào xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó.

- Khi thôi giữ chức vụ chuyên trách thì được giữ nguyên (bảo lưu) lương 06 tháng, sau đó làm công việc gì thì xếp lương theo công việc đó.

- Khi thôi giữ chức vụ chuyên trách mà chuyển công việc khác có mức lương cao hơn thì được xếp ngay vào mức lương cao hơn đó.

- Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách cấp xã đã là công chức cấp xã, khi thôi giữ chức vụ chuyên trách nếu trở về ngạch cũ thì thời gian giữ chức vụ chuyên trách được tính để xếp bậc lương thâm niên theo ngạch lương của công chức cấp xã.

- Trường hợp công chức đang làm việc trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên và viên chức đang làm việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước được bầu giữ chức danh chuyên trách cấp xã, thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).

- Trường hợp công chức cấp xã được bầu giữ chức danh chuyên trách cấp xã thì xếp lương vào bậc 1 của chức danh chuyên trách được đảm nhiệm. Nếu hệ số lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách này thấp hơn hệ số lương của chức danh chuyên môn đang hưởng, thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi cán bộ được xếp lương bậc 2 của chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm hoặc xếp lương ở chức danh chuyên trách khác cao hơn.

- Các trường hợp khác ngoài qui định trên, khi được bầu giữ chức danh chuyên trách cấp xã lần đầu (nhiệm kỳ đầu) thì được xếp lương vào bậc 1 của chức danh chuyên trách được đảm nhiệm.

- Cán bộ chuyên trách cấp xã đang xếp lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách nhiệm kỳ đầu (kể cả được bầu bổ sung), đến nhiệm kỳ thứ hai được tái cử (cùng chức danh) hoặc được bầu giữ chức danh khác có cùng hệ số lương chức vụ thì khi có đủ 60 tháng hưởng lương bậc 1 tính từ nhiệm kỳ đầu được xếp vào lương bậc 2 ở chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm.

- Cán bộ chuyên trách cấp xã được bầu giữ chức danh chuyên trách mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương chức vụ của chức danh chuyên trách đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức danh chuyên trách cũ), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở chức danh chuyên trách mới (hiện đảm nhiệm). Nếu chức danh chuyên trách mới có hệ số lương bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ, thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ trong 06 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của chức danh chuyên trách mới (hiện đảm nhiệm).

Trường hợp đang xếp lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách cũ, mà chức danh chuyên trách cũ này có hệ số lương bậc 1 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn so với hệ số lương bậc 1 của chức danh chuyên trách mới thì thời gian giữ bậc 1 ở chức danh chuyên trách cũ được tính vào thời gian giữ bậc 1 ở chức danh chuyên trách mới, đến khi có đủ 60 tháng được xếp lên bậc 2 của chức danh chuyên trách mới (hiện đảm nhiệm).

2. Xếp lương vào hệ số đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

1

Bí thư Đảng ủy

2,35

2,85

2

Phó Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch HĐND

Chủ tịch UBND

2,15

2,65

3

Thường trực Đảng ủy

Chủ tịch Ủy ban MTTQ

Phó Chủ tịch HĐND

Phó Chủ tịch UBND

1,95

2,45

4

Trưởng các Đoàn thể

Ủy viên UBND

1,75

2,25

3. Cán bộ chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được hưởng 90% mức lương chức danh đang đảm nhiệm quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Việc xếp, nâng bậc lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã do UBND cấp huyện quyết định và báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

5. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ chuyên trách thực hiện theo mục IV Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

Điều 4. Chế độ tiền lương đối với công chức cấp xã:

Công chức cấp xã quy định tại điểm b khoản B Điều 1 Quyết định này (bao gồm cả công chức được bố trí thêm tăng theo dân số) được hưởng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ như sau:

1. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên (mã số 01.003) như quy định đối với công chức ngạch chuyên viên từ cấp huyện trở lên.

2. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính ở loại A0 (theo hướng dẫn tại Thông tư số 80/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ).

3. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch cán sự (mã số 01.004).

4. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo sơ cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008).


5. Bảng lương hành chính công chức cấp xã:

Bậc

 

Trình độ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

VK

VK

VK

VK

VK

Đại học

(01003 )

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

VK

5%

VK

8%

 

 

 

 

 

 

Cao đẳng

(01a003)

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

 

 

 

 

 

 

 

Trung cấp

(01004)

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

5%

7%

9%

11%

13%

Sơ cấp

(01008)

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

5%

7%

9%

11%

 


6. Những công chức: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá- Xã hội, Trưởng Công an đã có thời gian công tác trước tháng 11/2003 hiện nay đang giữ các chức danh trên, chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp hệ số lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu và không được nâng lương thường xuyên đến 31/12/2006, sau đó nếu không đảm bảo tiêu chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện xem xét cụ thể từng trường hợp để quyết định.

7. Công chức cấp xã nếu có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì được xếp lương vào ngạch tương ứng với trình độ đào tạo mới (không qua thi chuyển ngạch), thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ thời điểm có bằng cấp mới.

8. Công chức cấp xã vào làm việc từ tháng 12/2003 trở về sau phải qua tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ.

9. Việc thi tuyển, xét tuyển, chuyển ngạch, nâng bậc lương thường xuyên của công chức cấp xã do UBND cấp huyện quyết định và tổ chức thực hiện.

Tuyển dụng đầu vào, bổ nhiệm ngạch bậc lương và nâng ngạch bậc lương công chức cấp xã thực hiện theo Quyết định số 2484/2004/QĐ-UB ngày 21/7/2004 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

10. Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã nếu không có bằng chuyên môn thì được xếp lương bậc 1 hệ số 1,86 của ngạch cán sự và không được nâng lương thường xuyên theo Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 2/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ.

11. Công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (không được nâng lương thường xuyên).

12. Việc chuyển xếp vào ngạch, bậc lương công chức cấp xã thực hiện theo mục I Thông tư liên tịch số 82/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.

13. Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/04/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức (cán bộ chuyên trách cấp xã không thực hiện theo qui định tại khoản này).

14. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với công chức cấp xã thực hiện theo mục IV Thông tư số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

Điều 5. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã ngoài mức lương hưởng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ, được hưởng thêm khoản trợ cấp địa phương như sau:

- Bí thư: 200.000 đồng/tháng.

- Phó Bí thư trực, Chủ tịch UBND: 150.000 đồng/tháng.

- Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, trưởng các Đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Trưởng Công an, Trưởng Quân sự: 100.000 đồng/tháng.

- Công chức cấp xã có bằng chuyên môn đã hưởng lương theo hệ số, bậc, ngạch: 70.000 đồng/tháng.

- Công chức cấp xã chưa có bằng chuyên môn: 120.000đồng/tháng.

Ngoài ra cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã còn hưởng các chế độ phụ cấp khác:

- Phụ cấp khu vực thực hiện theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTB&XH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

- Phụ cấp Uỷ viên UBND (nếu có)

- Phụ cấp đại biểu HĐND (nếu là đại biểu HĐND).

- Cán bộ cấp huyện được luân chuyển về công tác cấp xã thực hiện theo Quyết định số 4415/2002/QĐ-UB ngày 24/12/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ luân chuyển, không được hưởng tiền trợ cấp thêm của địa phương như cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Cán bộ tăng cường, điều động không hưởng chế độ luân chuyển thì được hưởng thêm tiền trợ cấp địa phương.

Điều 6. Chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và ấp, khu phố:

A. Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng mức sinh hoạt phí 580.000 đồng/tháng, kể cả Công an viên.

Đối với lực lượng công an bán vũ trang ở các xã biên giới, ven biển thực hiện theo Quyết định số 533/QĐ.UB.92 ngày 18/06/1992 của UBND tỉnh thì được hưởng sinh hoạt phí 320.000 đồng/tháng.

a. Cán bộ không chuyên trách cấp xã được mua bảo hiểm y tế hàng năm, do ngân sách cấp xã đóng 70% và cá nhân đóng 30%, mức đóng bảo hiểm y tế do ngành bảo hiểm quy định.

b. Cán bộ không chuyên trách cấp xã nếu trước đây thực hiện theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đã có tham gia bảo hiểm xã hội, nay thực hiện theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ đã nghỉ việc hoặc chuyển sang cán bộ không chuyên trách thì UBND cấp xã lập danh sách báo cáo UBND cấp huyện tổng hợp để xem xét, giải quyết chế độ trong thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đây.

c. Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, công tác phí như cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và được miễn lao động công ích hàng năm.

d. Cán bộ không chuyên trách cấp xã hệ Đảng, Đoàn thể thì thực hiện theo điều lệ Đảng, điều lệ Đoàn thể chính trị - xã hội, thông qua phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc chỉ định.

Đối với cán bộ không chuyên trách thuộc UBND cấp xã do UBND cấp xã xét tuyển và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định.

đ. Cán bộ không chuyên trách cấp xã đương nhiệm khi từ trần được cấp tiền mai táng bằng 08 tháng mức lương tối thiểu.

B. Chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở ấp, khu phố:

a. Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp, khu phố được hưởng phụ cấp 380.000 đồng/tháng.

b. Phó Bí thư Chi bộ và Phó trưởng ấp, khu phố được hưởng phụ cấp 320.000 đồng/tháng.

Cán bộ ấp, khu phố gồm Bí thư Chi bộ, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng, Phó ấp, khu phố được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian đương nhiệm (trừ cán bộ hưu, cán bộ mất sức, hoặc đối tượng đã có bảo hiểm y tế theo chế độ quy định) đồng thời được miễn lao động công ích hàng năm.

Điều 7. Đối với cán bộ cấp xã nghỉ việc hiện đang hưởng theo Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng trước đây (nay là Chính phủ) thực hiện như sau:

- Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã: 397.300 đồng/tháng.

- Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND, Thường trực cấp Ủy, Ủy viên thư ký, Xã đội trưởng, Trưởng Công an: 382.400 đồng/tháng.

- Các chức danh còn lại: 353.100 đồng/tháng.

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định, nếu từ trần được hưởng chế độ mai táng phí bằng 08 tháng mức lương tối thiểu, do ngân sách cấp xã chi trả và cân đối vào ngân sách địa phương.

Điều 8. Đối với cán bộ không chuyên trách làm công tác giải quyết việc làm - giảm nghèo ở 14 xã nghèo trọng điểm và các xã, phường, thị trấn còn lại thực hiện theo Quyết định số 4302/2005/QĐ-UBND ngày 07/11/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án tổ chức bộ máy và chế độ phụ cấp cán bộ làm công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh (giai đoạn 2006-2010).

Mức hưởng sinh hoạt phí hàng tháng và bảo hiểm y tế của cán bộ giải quyết việc làm - giảm nghèo ở 14 xã nghèo trọng điểm như cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Các xã, phường, thị trấn còn lại bố trí cán bộ kiêm nhiệm được hưởng 200.000 đồng/tháng.

Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách làm việc ở xã, phường, thị trấn, cán bộ ấp, khu phố và lực lượng bán vũ trang ở các xã biên giới do ngân sách cấp xã đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 10. Hủy bỏ Quyết định số 147/2004/QĐ-UB ngày 14/01/2004 của UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 3815/2004/QĐ-UB ngày 08/9/2004 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 147/2004/QĐ-UB và các văn bản khác trái với Quyết định này.

Giao Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn thực hiện.

Điều 11. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 12. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành chức năng liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Như Điều 12;
- Phòng NCTH (2b);
- Lưu: VT. SNV. Kh.
D\CS_CBxa2006

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu23/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/06/2006
Ngày hiệu lực18/06/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/12/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu23/2006/QĐ-UBND
            Cơ quan ban hànhTỉnh Long An
            Người kýDương Quốc Xuân
            Ngày ban hành08/06/2006
            Ngày hiệu lực18/06/2006
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcBộ máy hành chính
            Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/12/2010
            Cập nhật7 năm trước

            Văn bản gốc Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn

            Lịch sử hiệu lực Quyết định 23/2006/QĐ-UBND tổ chức bộ máy chế độ chính sách cán bộ chuyên trách,không chuyên trách xã, phường, thị trấn