Quyết định 83/2006/QĐ-UBND

Quyết định 83/2006/QĐ-UBND về chế độ, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách đã được thay thế bởi Quyết định 2511/QĐ-UBND 2010 số lượng người hoạt động không chuyên trách Khánh Hòa và được áp dụng kể từ ngày 29/09/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 83/2006/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 16 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ, SỐ LƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khoá IV, kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 28 tháng 7 năm 2006 về chế độ, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chung

1. Cán bộ không chuyên trách quy định tại Quyết định này bao gồm cán bộ giữ chức vụ do bầu cử và cán bộ chuyên môn tham gia công tác, giữ các chức danh tại xã, phường, thị trấn (sau đấy gọi chung là cấp xã) và cán bộ thôn, buôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) được qui định tại Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khoá IV, kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 28 tháng 7 năm 2006 “Về chế độ, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.

2. Số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được ấn định cho từng xã trên cơ sở quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Số lượng cán bộ thôn được ấn định theo số lượng thôn và các tổ chức đã được cơ quan thẩm quyền công nhận. Việc bố trí cán bộ phải bảo đảm nguyên tắc có nhu cầu cần thiết về công việc thì mới bố trí cán bộ đảm nhận. Khuyến khích việc bố trí kiêm nhiệm nhằm giảm số lượng cán bộ nhưng vẫn bảo đảm tất cả các nhiệm vụ công tác ở địa phương đều có người đảm nhận.

3. Hình thức trợ cấp kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách được áp dụng đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường, luân chuyển, biệt phái về công tác ở xã và trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở xã.

4. Các chế độ liên quan khác được áp dụng phù hợp với công tác quản lý từng đối tượng, chức danh cán bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Chức danh, mức phụ cấp và số lượng từng đối tượng cán bộ được bố trí tối đa ở mỗi xã

Mức phụ cấp cho từng chức danh không chuyên trách ở xã được tính bao gồm mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước (nếu có).

Điều 3. Số lượng cán bộ không chuyên trách hưởng phụ cấp được ấn định ở từng xã

1. Số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã:

1.1. Đối với các xã đã có quyết định phân loại đơn vị hành chính:

- Phường, thị trấn loại 1: 23 cán bộ;

- Phường, thị trấn loại 2: 21 cán bộ ;

- Phường, thị trấn loại 3: 19 cán bộ;

- Xã loại 1: 21 cán bộ;

- Xã loại 2: 19 cán bộ;

- Xã loại 3: 17 cán bộ.

1.2. Đối với các xã chưa được phân loại đơn vị hành chính:

1.2.1. Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển (theo qui định tại Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ):

- Phường, thị trấn: 23 cán bộ

- Xã: 21 cán bộ.

1.2.2. Các xã, phường, thị trấn còn lại:

- Phường, thị trấn: 19 cán bộ

- Xã: 1 7 cán bộ.

Căn cứ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt số lượng cán bộ và số lượng các chức danh không chuyên trách cấp xã được hưởng phụ cấp của từng xã thuộc địa bàn quản lý. Mỗi chức danh 01 người, riêng các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phụ trách Đài truyền thanh - tiếp hình (ở những xã có trạm thu phát truyền hình), Phó Công an (ở xã có 5.000 dân trở lên), Môi trường đô thị (ở phường, thị trấn) có thể bố trí 02 người.

2. Số lượng cán bộ thôn

Số lượng cán bộ từng thôn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, tối đa không quá 07 cán bộ thôn; mỗi chức danh 01 người, riêng các thôn có trên 1.500 dân được bố trí 02 Công an viên, số Phó Trưởng thôn được bố trí theo Quy chế tổ chức và hoạt động thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

Điều 4. Phụ cấp kiêm nhiệm

Trừ các chức danh không được kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật; cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh tăng cường, luân chuyển về công tác ở xã; trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở xã và cán bộ không chuyên trách trong số lượng cán bộ nêu tại Điều 1 của Quyết định này nếu đã được bố trí vào 01 chức danh chính thức, đồng thời kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác thì được hưởng nguyên lương hoặc phụ cấp của chức danh chính thức, còn được hưởng thêm mức phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm; kiêm nhiều chức danh thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm có mức phụ cấp cao nhất. Mức phụ cấp kiêm nhiệm của từng đối tượng như sau:

1. Cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh tăng cường, luân chuyển về công tác ở xã; trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở xã kiêm thêm nhiệm vụ của chức danh không chuyên trách trong số lượng được qui định cho từng xã hoặc từng thôn thì được hưởng 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách trong số lượng được qui định cho từng xã hoặc từng thôn thì được hưởng 70% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

3. Hình thức phụ cấp kiêm nhiệm nêu tại điểm 1 và 2 trên đây chỉ được thực hiện trong trường hợp số cán bộ đảm nhận chức danh không chuyên trách là chức danh chính thấp hơn số lượng cán bộ không chuyên trách được ấn định cho từng xã (bao gồm cán bộ thôn); cách tính như sau:

Số cán bộ được tính hưởng phụ cấp kiêm nhiệm (mức 50% và 70%) = Số cán bộ không chuyên trách được ấn định - Số cán bộ thực tế đảm nhận chức danh không chuyên trách (là chức danh chính).

4. Cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức nhà nước tăng cường, luân chuyển về công tác ở xã; trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách ngoài số lượng được ấn định cho từng xã thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 15% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm nhưng tối thiểu là 50.000 đ/tháng.

Hình thức phụ cấp kiêm nhiệm nêu trên được thực hiện đối với các chức danh không chuyên trách được xác định là không bố trí cán bộ đảm nhận làm chức danh chính (ngoài số lượng ấn định) nhưng có khối lượng công việc cần thiết phải bố trí người đảm nhận; cách tính như sau:

Số cán bộ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm 15% = Tổng số chức danh có khối lượng công việc cần bố trí cán bộ đảm nhận - Số cán bộ thực tế đảm nhận chức danh không chuyên trách (là chức danh chính) - Số chức danh đã được kiêm nhiệm (người kiêm nhiệm hưởng trợ cấp 50% và 70%).

5. Các chức danh Chủ tịch công đoàn, Thi đua khen thưởng, Thủ quỹ là các chức danh kiêm nhiệm bắt buộc, không tính trong số lượng cán bộ không chuyên trách được ấn định cho từng xã, người kiêm nhiệm được hưởng mức phụ cấp là 85.000 đồng/1 tháng;

6. Danh sách và số lượng các chức danh không chuyên trách trong số lượng ấn định; danh sách và số lượng các chức danh kiệm nhiệm ngoài số lượng ấn định và mức phụ cấp kiêm nhiệm của từng cán bộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc công theo giờ hành chính của cán bộ giữ một chức danh không chuyên trách cấp xã là bằng 50% thời gian làm việc của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã (20 giờ tuần hoặc 5 buổi tuần). Cán bộ không chuyên trách kiêm nhiệm nhiều chức danh thì tổng số thời gian làm việc không quá 40 giờ tuần. Nếu do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cán bộ không chuyên trách phải làm thêm giờ hoặc thêm buổi thì được bố trí nghỉ bù hoặc thanh toán tiền làm thêm giờ theo quy định của Nhà nước.

Không quy định giờ làm việc hành chính đối với cán bộ thôn.

2. Thực hiện hình thức hợp đồn làm việc và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức danh không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và cán bộ Văn phòng cấp ủy xã.

Điều 6. Chế độ nghỉ việc

1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức hưởng trợ cấp hàng tháng - khi nghỉ việc, nếu không vi phạm kỷ luật buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm thì được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp được tính như sau: cứ mỗi năm công tác được hưởng số tiền bằng 50% phụ cấp tháng của chức danh không chuyên trách khi nghỉ việc (không tính mức phụ cấp các chức danh kiêm nhiệm). Thời gian làm việc nếu có số tháng lẻ (không tròn năm) thì dưới 6 tháng được tính là nửa năm (1/2 năm), từ 6 tháng trở lên được tính là một năm (01 năm).

2. Cán bộ thuộc số lượng qui định trong Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ; cán bộ hợp đồng ngoài định biên tăng thêm theo Quyết định 23/2002/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh được chuyển sang chức danh không chuyên trách theo Quyết định số 16/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh mà chưa được hưởng chế độ nghỉ việc theo Quyết định số 65/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh thì khi nghỉ việc, thời gian công tác trước tháng 11 tháng 2003 và thời gian giữ chức danh không chuyên trách theo Quyết định số 16/2005/QĐ-UB được cộng dồn vào thời gian tính mức trợ cấp nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 trên đây.

3. Thời gian công tác hưởng trợ cấp nghỉ việc của cán bộ thôn và của các chức danh: Trưởng khối Dân vận, Nội vụ - Dân tộc - Tôn giáo, Quản lý Nông nghiệp, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội liên hiệp Thanh niên (mới được qui định tại Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND) được tính từ ngày có hiệu lực thi hành của Quyết định này.

4. Cán bộ tự ý bỏ việc khi chưa có sự đồng ý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc.

5. Mức phụ cấp nghỉ việc qui định tại khoản 1, 2 và 3 trên đây do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo danh sách từng cán bộ do Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị. Hồ sơ, thủ tục đề nghị giải quyết chế độ nghỉ việc do Ủy ban nhân dân cấp huyện qui định.

6. Kinh phí thực hiện chế độ nghỉ việc đối với cán bộ không chuyên trách được chi từ ngân sách cấp xã. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện các khâu lập dự toán, thẩm định dự toán, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách.

Điều 7. Các chế độ liên quan

1. Các xã chưa bố trí đủ biên chế số lượng cán bộ, công chức theo quy định được ký hợp đồng cán bộ đảm nhận chức danh công chức còn thiếu cho đến khi tuyển dụng được công chức. Cán bộ hợp đồng giữ chức danh công chức được hưởng mức phụ cấp theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; được điều chỉnh mức phụ cấp theo thời gian công tác, được hưởng chế độ kiêm nhiệm và thực hiện chế độ làm việc như công chức cấp xã; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được hưởng chế độ nghỉ việc như cán bộ đảm nhận các chức danh không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Các chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ không chuyên trách ở xã thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 8. Chức danh tập thể được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên

Số lượng các chức danh tập thể được ấn định theo số lượng tổ chức đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. Mức hỗ trợ cho từng chức danh thực hiện theo Danh mục chức danh, mức hỗ trợ cho từng chức danh.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 16/2005/QĐ-UB ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hoà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Lâm Phi

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 83/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu83/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/10/2006
Ngày hiệu lực26/10/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/09/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 83/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu83/2006/QĐ-UBND
            Cơ quan ban hànhTỉnh Khánh Hòa
            Người kýVõ Lâm Phi
            Ngày ban hành16/10/2006
            Ngày hiệu lực26/10/2006
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
            Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/09/2010
            Cập nhật7 năm trước

            Văn bản gốc Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách

            Lịch sử hiệu lực Quyết định 83/2006/QĐ-UBND chế độ số lượng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách