Thoả thuận khongso

Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về sử dụng Cảng Vũng Áng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ n


THOẢ THUẬN

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ SỬ DỤNG CẢNG VŨNG ÁNG

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, dưới đây được gọi là “hai Bên ký kết”,

Căn cứ Hiệp định về Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ngày 18 tháng 1 năm 2000,

Nhằm mục đích phát triển các mối quan hệ hữu nghị, tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực hàng hải trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Lào qua các cảng biển Việt Nam theo quy định của Hiệp định nêu trên,

Hai bên cùng nhau thoả thuận về việc sử dụng cảng Vũng áng như sau:

Điều 1.

1. Cảng Vũng áng là thương cảng thuộc hệ thống cảng biển của Việt Nam được đầu tư xây dựng để phục vụ bốc xếp hàng hóa quá cảnh của Lào và hàng hóa của Việt Nam.

2. Cảng Vũng áng được xây dựng tại Khu Công nghiệp - Cảng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cảng Vũng áng gồm có vùng đất cảng như cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải, và vùng nước cảng như vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu - chuyển tải, luồng ra, vào cảng, vùng tránh bão.

3. Mọi tàu thuyền ra, vào, hoạt động tại cảng Vũng áng phải tuân thủ Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng và các khu vực hàng hải của Việt Nam, các quy định pháp luật khác của Việt Nam có liên quan và các quy định của Thoả thuận này.

Điều 2.

Đối với thoả thuận này, các thuận ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Hàng hóa quá cảnh của Lào” là hàng hóa của Lào được vận chuyển từ nước thứ ba qua cảng Vũng áng để đến Lào hoặc hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (cảng Vũng áng) để đến nước thứ ba; kể cả có trung chuyển từ các cảng biển khác của Việt Nam.

Đối với những hàng hóa là sản phẩm của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không được coi là hàng hóa quá cảnh của Lào.

2. “Tàu chở hàng hóa quá cảnh của Lào” là tàu biển của Lào đăng ký mang cờ quốc tịch Lào, tàu biển Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài do Lào thuê để chở hàng hóa quá cảnh của Lào.

Điều 3.

Việc đầu tư xây dựng và khai thác Cảng Vũng áng có thể thực hiện theo các phương thức quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thoả thuận này và được thực hiện trên cơ sở của Hợp đồng kinh tế giữa hai Bên ký kết.

Điều 4.

Các phương thức đầu tư xây dựng cảng Vũng áng:

1. Từ năm 2001 đến năm 2005 Việt Nam đầu tư, xây dựng và phát triển cảng Vũng áng bảo đảm đáp ứng nhu cầu hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng áng.

2. Từ năm 2006 trở đi, trên cơ sở thoả thuận của hai Bên ký kết, phía Lào có thể đầu tư xây dựng cảng Vũng áng theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ưu tiên cho Lào trên cơ sở quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Điều 5.

Các phương thức khai thác cảng Vũng áng:

1. Từ năm 2001 đến năm 2005 Việt Nam thực hiện khai thác cảng Vũng áng nhằm bảo đảm phục vụ kịp thời cho tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào, cụ thể như sau:

a. Ưu tiên cho tàu chở hàng hóa quá cảnh và hàng hóa quá cảnh của Lào trong các lĩnh vực sau đây:

- Ra, vào, sử dụng cầu cảng, kho bãi và luồng vào cảng;

- Bố trí cầu bến, sử dụng phương tiện và thiết bị của cảng;

- Sử dụng hoa tiêu hàng hải, lai dắt hỗ trợ, công trình giao thông

- Thông tin của cảng;

- Sử dụng dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản, lưu kho bãi;

- Cung ứng tàu biển;

- Thủ tục hải quan, kiểm dịch động, thực vật, y tế và thủ tục xuất nhập cảnh.

b. Việt Nam giành quyền ưu đãi về cước phí đối với tàu và hàng hoá quá cảnh cuả Lào qua cảng Vũng áng trên cơ sở quy định của của biểu cước, phí cảng biển Việt Nam.

2. Từ năm 2006 trở đi Việt Nam và Lào có thể thành lập doanh nghiệp hoặc Lào thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng áng và được quyền:

a. Thuê toàn bộ hoặc từng phần từng hạng mục công trình của cảng như cầu cảng, kho bãi, phương tiện, thiết bị bốc dỡ của cảng đã được đầu tư và xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Thoả thuận này. Giá thuê từng hạng mục thực hiện theo giá ưu đãi mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào thoả thuận và được thể hiện cụ thể trong hợp đồng kinh tế do các bên có liên quan ký kết. Nội dung của Hợp đồng kinh tế cần thể hiện rõ phương thức thuê, giá thuê, thời gian thuê và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc duy tư, sửa chữa, bảo dưỡng từng hạng mục công trình và các phương tiện thiết bị có liên quan.

b. Đưa phương tiện, thiết bị bốc dỡ của mình vào cảng Vũng áng để thực hiện dịch vụ bốc dỡ hàng hóa.

c. Thực hiện các dịch vụ hàng hải tại cảng Vũng áng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và được thu cước, phí từ các dịch vụ đó theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Thoả thuận này.

Điều 6.

1. Trách nhiệm của phía Việt Nam tại cảng Vũng áng:

a. Thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với cảng Vũng áng,

b. Tổ chức quản lý và khai thác các dịch vụ hàng hải tại cảng Vũng áng,

c. Tổ chức thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại cảng Vũng áng,

d. Thu các loại cước và phí theo quy định tại khoản 1, Điều 5 trên. Đối với các loại cước và phí chưa được quy định tại Khoản 1, Điều 5 trên thì thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế do hai Bên ký kết thoả thuận.

2. Trách nhiệm của phía Lào tại cảng Vũng áng:

a. Thực hiện các quy định của Thoả thuận này và pháp luật khác có liên quan đến tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng,

b. Thực hiện đầu tư xây dựng và mở rộng cảng Vũng áng theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

c. Tổ chức kinh doanh khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng theo sự thoả thuận giữa hai Bên ký kết,

d. Thu các loại cước và phí có liên quan đến hàng hóa quá cảnh của Lào mà do phía Lào tự tổ chức thực hiện.

Điều 7.

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về thương mại, hàng hải, hải quan, kiểm dịch động thực vật, y tế và xuất nhập cảnh có trách nhiệm ban hành các quy định chi tiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và giải quyết nhanh chóng đến mức tối đa các thủ tục pháp lý có liên quan đến người, tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào thông qua cảng Vũng áng.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành của Việt Nam tại cảng có trách nhiệm thống nhất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả quy định của Khoản 1 của Điều này.

Điều 8.

1. Để thực hiện có hiệu quả đối với việc lưu thông hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng Vũng áng, phía Lào có thể đặt Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.

2. Việt Nam giúp Lào đào tạo cán bộ quản lý và khai thác cảng biển, công nhân kỹ thuật về bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa. Việc đào tạo trên có thể thực hiện tại các trường đại học và trung học chuyên ngành của Việt Nam hoặc bằng các hình thức tham quan, tìm hiểu thực tế tại Cảng biển Việt Nam trên cơ sở thoả thuận giữa hai Bên ký kết.

Điều 9.

1. Để thực hiện có hiệu quả Thoả thuận này, Việt Nam và Lào sẽ thành lập một tổ công tác phối hợp về quản lý và khai thác cảng Vũng áng (dưới đây gọi tắt là “Tổ công tác”) bao gồm đại diện do mỗi Bên chỉ định. Số lượng thành viên của mỗi Bên do hai Bên ký kết thoả thuận.

2. Tổ công tác luân phiên họp tại Việt Nam hoặc Lào để thảo luận thống nhất các biện pháp thực hiện các điều khoản của Bản thoả thuận này.

3. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả Thoả thuận này.

Điều 10.

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc đầu tư, xây dựng và kinh doanh khai thác cảng Vũng áng thì được giải quyết tại kỳ họp của Tổ công tác theo quy định tại Điều 9 của Thoả thuận này. Nếu không thoả thuận được thì hai Bên ký kết đưa ra thảo luận này tại kỳ họp Uỷ ban hợp tác liên Chính phủ giữa hai Bên ký kết.

Thoả thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo sự thoả thuận bằng văn bản của hai Bên ký kết.

Thoả thuận này được làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 7 năm 2001 bằng tiếng Việt và tiếng Lào. Các văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào đều có giá trị như nhau.

 

TM.CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Lê Ngọc Hoàn

TM.CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, BƯU ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG



Bua-thoong Vông-lo-khăm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật khongso

Loại văn bảnThoả thuận
Số hiệukhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/07/2001
Ngày hiệu lực20/07/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật khongso

Lược đồ Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ n


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ n
                Loại văn bảnThoả thuận
                Số hiệukhongso
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ, ***
                Người kýLê Ngọc Hoàn, Bua-thoong Vông-lo-khăm
                Ngày ban hành20/07/2001
                Ngày hiệu lực20/07/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ n

                          Lịch sử hiệu lực Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ n

                          • 20/07/2001

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 20/07/2001

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực