Văn bản khác 53/BC-BXD

Báo cáo số 53/BC-BXD về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009 của Bộ Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 53/BC-BXDkế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 Bộ Xây dựng


BỘ XÂY DỰNG
-----

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 53/BC-BXD

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2008

 

BÁO CÁO

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG

Phần 1:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 06 THÁNG CUỐI NĂM 2008

Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 05 năm giai đoạn 2006 - 2010, kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch 05 năm giai đoạn 2006 - 2010. Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác đã được ban hành và có hiệu lực, đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng, góp phần tích cực giải quyết các vướng mắc; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước.

Báo cáo này tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước Ngành Xây dựng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2009 ở một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:

I. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 06 THÁNG ĐẦU NĂM

1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

Bám sát nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và Chương trình công tác của Chính phủ, Bộ đã tập trung công tác xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện các đề án được thông qua với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng theo hướng phủ kín các lĩnh vực hoạt động, phân cấp mạnh, rõ quyền, rõ trách nhiệm, các thủ tục đơn giản, thông thoáng tạo điều kiện phát huy nguồn lực, thuc đẩy các hoạt động xây dựng của các tổ chức và cá nhân theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong 6 tháng đầu năm (tính đến hết ngày 30/6/2008) Bộ Xây dựng đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền được tổng cộng 43 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, trong đó có: 2 Nghị quyết của Quốc hội; 4 Nghị định của Chính phủ; 3 Quyết định và 3 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 10 Quyết định, 6 Chỉ thị và 15 Thông tư của Bộ .

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã tập trung rà soát một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, về quy hoạch xây dựng, về quản lý chất lượng công trình, về quản lý và phát triển nhà ở, .... Kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 64/TTr-BXD ngày 1/7/2008 trình Chính phủ về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và NĐ số 112/2006/NĐ-CP; Tờ trình số 25/TTr-BXD ngày 10/3/2008 trình Chính phủ về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến công tác quản lý và phát triển nhà ở trong Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang tập trung chỉ đạo việc rà soát các nội dung, các bước thủ tục trong thực hiện dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và đã tổ chức các Hội thảo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành Trung ương, các sở ban ngành địa phương và các nhà đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định rút gọn các thủ tục, giảm bớt thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 để thay thế Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; ban hành Quy chế quản lý nhà chung cư mới kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 để thay thế Quy chế cũ theo Quyết định số 10/2003/QĐ-BXD ngày 03/4/2003 trước đây; ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BXD ngày 22/3/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 10/4/2008 Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 532/QĐ-BXD về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 của Bộ. Thực hiện Chương trình này, 6 tháng đầu năm, Bộ và Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng là cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Ngoài hình thức trên, công tác phổ biến pháp luật cũng đã được thực hiện dưới các hình thức khác như: vận hành, khai thác tủ sách pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua mạng điện tử của Bộ bằng việc đăng tải toàn bộ nội dung văn bản QPPL, giải đáp pháp luật trên mạng, trên các Báo, Tạp chí của Ngành và các Báo, tạp chí khác; thường xuyên phối hợp với đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phổ biến các văn bản QPPL về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện việc trả lời, giải thích chính sách, pháp luật, các vướng mắc cho các địa phương, cơ quan, công dân khi có yêu cầu.

Đáng lưu ý là trong 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có buổi giao lưu trực tuyến tại Cổng điện tử của Chính phủ để tuyên truyền pháp luật, giải thích pháp luật về các vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản, kinh doanh bất động sản, nhà ở. Buổi giao lưu trực tuyến này đã được các báo, đài, dư luận xã hội đánh giá rất cao.

Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện pháp luật:

Công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền luôn được tiến hành thường xuyên. Trong quá trình kiểm tra đã kịp thời phát hiện những sai sót và có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý, cụ thể là trong 6 tháng đầu năm, sau khi kiểm tra 15 văn bản do các Bộ, ngành, các địa phương gửi đến đã phát hiện 1 văn bản vi phạm về nội dung quy định tại khoản 3 Điều 3 NĐ 135/2003/NĐ-CP; 1 văn bản vi phạm về thể thức, kỹ thuật trình bày quy định tại khoản 4 Điều 3 NĐ 135/2003/NĐ-CP; 1 văn bản có nội dung không phù hợp; 3 văn bản vi phạm điểm a khoản 1 Điều 26 NĐ 135/2003/NĐ-CP; 4 văn bản vi phạm điểm b khoản 1 Điều 26 NĐ 135/2003/NĐ-CP; 1 văn bản không đúng thẩm quyền.

2. Công tác quản lý phát triển đô thị và nhà ở

2.1. Về quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị; ban hành thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch xây dựng; chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo Thông tư hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc đô thị, dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập Hội đồng kiến trúc quy hoạch các cấp; dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 về quy hoạch xây dựng các KCN, KCX, KKT, KCNC.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã tổ chức thực hiện và cơ bản hoàn thành việc rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư tại các địa phương nằm trong ranh giới thủ đô Hà Nội mở rộng theo Chỉ thị 260/CT-TTg ngày 4/3/2008.

Đã hoàn thành và tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đồ án quy hoạch vùng: Quy hoạch vùng TP HCM, Quy hoạch vùng Hà Nội, Quy hoạch KCN cao Láng Hoà Lạc. Hiện đang tiếp tục trình phê duyệt các đồ án: Quy hoạch vùng duyên hải Bắc bộ, Quy hoạch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Quy hoạch vùng biên giới Việt Lào, Quy hoạch vùng biên giới Việt nam Căm pu chia; Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội….

Tại hầu hết các đô thị, tiến độ lập QH và điều chỉnh QH còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Công tác quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hầu như không có tiến triển mới ngoài 51/64 tỉnh đã có quy hoạch được duyệt.

Nhiều quy hoạch của các đô thị có nhu cầu phát triển lớn đã không hoàn thành đúng thời hạn không đáp ứng yêu cầu chất lượng làm ảnh hưởng đến công tác cung cấp thông tin thu hút và triển khai đầu tư của các địa phương. Chất lượng một số đồ án không đáp ứng tính dự báo nên vừa phê duyệt đã phải điều chỉnh, đặc biệt là QHC một số KKT như Nhơn Hội, Vũng áng….

Hiện nay đồ án điều chỉnh QHC thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều chỉnh QHC Hà Nội mở rộng đang được gấp rút chuẩn bị nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Các đô thị lớn còn lại Vinh, Đà Nẵng… hiện cũng đang triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với nhu cầu phát triển và xuất hiện những nhân tố ảnh hưởng mới.

Việc triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tại các đô thị đã được triển khai rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và đầu tư của các thành phần kinh tế và dân cư. 100% diện tích đất nội thị các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… đã được phủ kín QHCT 1/2000. Tỷ lệ này giảm nhiều tại các đô thị nhỏ, đặc biệt tại các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc (khoảng 20-40% tuỳ từng đô thị).

Công tác quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn triển khai chậm và chưa đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn. Tỷ lệ các xã có quy hoạch được duyệt hiện nay là khoảng 23%.

2.2. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Trong 6 tháng đầu năm 2008, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; hoàn thiện Đề cương Nghị định quản lý chiếu sáng đô thị; ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 88/CP về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Thông tư Quản lý đường đô thị (Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008); phối hợp với Bộ Công an hoàn thiện Dự thảo Thông tư liên tịch về cấp nước phòng cháy chữa cháy đô thị.

Đã tập trung chỉ đạo triển khai dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam (Ngân hàng Thế giới WB); Chương trình cấp nước và vệ sinh cho các thị trấn Việt Nam (Phần Lan); Chương trình nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn và nước thải (GTZ); Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (ADB); Dự án phát triển đô thị vừa và nhỏ miền Trung (ADB); Chương trình quy hoạch môi trường đô thị Việt nam (EC); trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hạ tầng (cấp nước, thoát nước và chất thải rắn) cho các vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam; Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng các công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước.

Tập trung thực hiện việc rà soát và hoàn thiện đồng bộ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; tổ chức kiểm tra tình hình đầu tư xây dựng, triển khai một số dự án cấp, thoát nước, quản lý chất thải rắn tại các địa phương; công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền

2.3. Về công tác quản lý và phát triển nhà:

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn chỉnh để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 quy định nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ; Quyết định số 17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 về việc ban hành bảng giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo xây dựng lại; Quyết định số 23/2008/QĐ-TTg ngày 04/02/2008 về việc bổ sung Khoản 1 điều 3 Quyết định số 78/2004/QĐ-TTg ngày 07/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 04/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở;

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã ban hành theo thẩm quyền Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 ban hành Quy chế quản lý nhà chung cư; Thông tư số 17/2008/QĐ-TTg">11/2008/TT-BXD ngày 05/5/2008 của hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo xây dựng lại; Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS; Thông tư số 14/2008/TT-BXD ngày 02/6/2008 hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư.

Ngoài ra, Bộ đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung các dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL; Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý sử dụng công sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập để trình ban hành trong thời gian tới.

Nhìn chung, các văn bản trong lĩnh vực quản lý nhà được ban hành trong 6 tháng đầu năm 2008 đều có tính thực tiễn cao, thể hiện được quan điểm chỉ đạo của Chính phủ với tinh thần đổi mới, phân cấp mạnh mẽ và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng nói chung và lĩnh vực quản lý nhà ở, nhà công sở và thị trường bất động sản nói riêng, đồng thời góp phần tích cực giải quyết các vướng mắc, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà ở, nhà công sở và thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước.

3. Tình hình quản lý xây dựng (hoạt động xây dựng)

Trong 6 tháng đầu năm 2008, Bộ đã ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-BXD ngày 20/02/2008 về việc ban hành Quy định quản lý thông tin về năng lực của các tổ chức hoạt động xây dựng qua Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng; Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 về việc ban hành Quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt.

3.1. Về công tác cấp giấy phép xây dựng:

Cùng với việc tiếp tục phân cấp mạnh cho chính quyền các cấp thực hiện công tác tổ chức cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn, Sở Xây dựng thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện và chỉ cấp giấy phép xây dựng đối với những công trình lớn, trên những trục đường phố chính, 6 tháng đầu năm số giấy phép xây dựng do các Sở Xây dựng cấp tiếp tục giảm, chỉ còn khoảng 5,7%, giảm 2,3% so với năm 2007; nhờ đó chủ đầu tư không phải đến Sở Xây dựng nhiều nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nên số công trình xây dựng có giấy phép xây dựng đã tăng từ 79,2% năm 2007 lên 85,8% trong 6 tháng qua. Đồng thời với việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, công khai các quy định, chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc, nhiều địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật xây dựng cho nhân dân nên số công trình xây dựng sai với giấy phép được cấp cũng đã giảm chỉ còn 3,9%.

Tỷ lệ số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn ở mức 14,2%.

Công tác triển khai cấp giấy phép xây dựng tạm và nhà ở nông thôn vẫn chưa được đẩy mạnh, do nhiều địa phương còn lúng túng chưa quy định được quy mô và thời gian tồn tại của công trình xây dựng tạm; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn hầu như chưa được chú trọng nên không có căn cứ để cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng ở nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng dọc các tuyến đường giao thông ngoài đô thị.

3.2. Về công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

Công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã đi vào nề nếp, riêng Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang mới triển khai công tác này, số lượng xin cấp chứng chỉ hành nghề hầu hết tập trung cao điểm vào các năm trước, đến nay số người xin đã giảm dần. Từ đầu năm đến nay tổng số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do các Sở Xây dựng cấp là 6.805 cái, trong đó chứng chỉ hành nghề giám sát là 3.214 cái (theo báo cáo của 45 Sở Xây dựng địa phương)., nâng tổng số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã cấp đến nay lên khoảng 35.000 cái, trong đó chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát khoảng 18.000 cái.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề đã góp phần vào quản lý năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân hoạt động xây dựng. Theo quy định hiện hành thì nhà nước chỉ quản lý các hoạt động xây dựng thông qua việc ban hành các quy định về điều kiện năng lực và kiểm tra thực hiện các công việc, công trình cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều địa phương vẫn chưa thông suốt quy định này, nên đã tổ chức kiểm tra năng lực cụ thể của doanh nghiệp và đã không cho phép doanh nghiệp hoạt động khi doanh nghiệp đó không đủ điều kiện năng lực là không đúng với quy định hiện hành.

3.3. Về quản lý hoạt động của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:

Sáu tháng đầu năm 2008, Bộ Xây dựng cấp được 77 giấy phép thầu, các Sở Xây dựng địa phương cấp được 90 giấy phép thầu (chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) cho các nhà thầu nước ngoài đến thực hiện các gói thầu tư vấn và thi công xây dựng tại Việt Nam. Các nhà thầu nước ngoài trúng thầu chủ yếu thực hiện các dự án vốn vay ODA, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc các dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư trong nước có đấu thầu quốc tế.

Các nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phần lớn đã chấp hành tốt các quy định tại Quyết định 87/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đã có liên danh với các nhà thầu trong nước hoặc sử dụng thầu phụ Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ liên danh hoặc tỷ lệ chi phí cho thầu phụ hiện nay vẫn chưa kiểm soát được; việc thực hiện chế độ báo cáo của các nhà thầu nước ngoài chưa thường xuyên và đầy đủ theo quy định.

Các Sở Xây dựng địa phương hầu như không nắm bắt và quản lý được hoạt động của các nhà thầu nước ngoài trên địa bàn, do nhà thầu không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, mặt khác công tác thanh tra, kiểm tra của các Sở Xây dựng chưa thường xuyên chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình trên địa bàn.

3.4. Về thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình:

Sáu tháng đầu năm 2008, Bộ Xây dựng đã thẩm định thiết kế cơ sở hơn 30 dự án, các Sở Xây dựng địa phương thẩm định thiết kế cơ sở là 1.198 dự án (theo báo cáo của 45 Sở Xây dựng).

Công tác thẩm định thiết kế cơ sở đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa trong công tác này vẫn chưa được thực hiện. Hầu hết các chủ đầu tư đều phải đến các cơ quan Phòng cháy chữa cháy, Môi trường, cơ quan quản lý điện, nước,... để xin thoả thuận trước khi nộp hồ sơ dự án cho cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở.

Hầu hết các dự án đều được lập trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được duyệt. Tuy nhiên, ở một số địa phương việc lập dự án dựa trên cơ sở thoả thuận quy hoạch, nên khó khăn trong việc thẩm định thiết kế cơ sở.

3.5. Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh để trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thỏc; chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trỡnh xõy dựng thay thế Thông tư số 11/2005/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trỡnh xõy dựng; dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trỡnh quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ và Thông tư hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trỡnh xõy dựng thay thế Thông tư số 12/2005/TT-BXD;

Bộ đã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại 14 sở Xây dựng địa phương; kiểm tra công tác quản lý chất lượng các nhà máy xi măng, điện và các dự án phát triển đô thị (Xi măng Bình Phước, Xi măng Tây Ninh, Xi măng Sông Thao, Nhiệt điện Sơn Động, Khu đô thị Nam Thăng Long...); thực hiện điều phối các hoạt động của UBNN điều tra sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ và hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp về kết quả điều tra của Uỷ ban để trình Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện Báo cáo nguyên nhân sạt lở mỏ đá D3 Thuỷ điện Bản Vẽ.

Trang cơ sở dữ liệu về các thành viên mạng kiểm định đang được xây dựng để đưa vào hoạt động; đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ V mạng Kiểm dịnh tại Đăk Lăk và Toạ đàm các trung tâm kiểm định phía Bắc tại Lào Cai.

Số lượng công trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã tổ chức kiểm tra và nghiệm thu là 62 công trình, trong đó nghiệm thu 12 công trình, kiểm tra CLCTXD 50 công trình.

Đến nay, Hội đồng NTNN đã tổ chức nghiệm thu công trình đường Hồ Chí Minh và Tổ máy số 1 Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang; tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch các công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt, Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Buôn Kuôp, Thuỷ điện Sêrêpôk 3...

Chất lượng của công trình trọng điểm nhìn chung đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại: tiến độ thi công của một số công trình chậm; năng lực thi công và khả năng huy động nguồn lực của một số nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu

3.6. Về kinh tế xây dựng:

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tập trung cho việc hướng dẫn quản lý chi phí công trình xây dựng, nhất là việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng: đã ban hành Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 2/1/2008 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc Chương trình 135; Thông tư số 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng; Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị; Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 7/5/2008 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; hoàn chỉnh, chuẩn bị ban hành các mẫu hợp đồng xây dựng đã được công bố như : mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án, mẫu hợp đồng Thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình.

Tập trung tổ chức rà soát để công bố các tập định mức dự toán; tổ chức hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của các địa phương, các Bộ, các ngành trong quá trình thực hiện Nghị định 99/NĐ-CP về Quản lý chi phí xây dựng công trình, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các vấn đề khác về lĩnh vực kinh tế xây dựng, kinh tế đô thị; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các Chủ đầu tư về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quản lý dịch vụ công ích đô thị.

Đối với công tác chỉ đạo, thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm: đã tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh, quyết toán đối với công trình Trung tâm hội nghị Quốc gia; tổ chức thẩm định dự toán chi phí tư vấn công trình Nhà quốc hội và Hội trường Ba đình mới; hướng dẫn, xử lý một số vấn đề vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng Thuỷ điện Sơn La; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án khí - điện - đạm Cà Mau...

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh thị trường giá cả có nhiều biến động phức tạp, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP đã bước đầu đi vào cuộc sống, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, theo dõi sát tình hình diễn biến về thực tế quản lý kinh tế xây dựng, kinh tế đô thị, kịp thời ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc cho các Chủ đầu tư, nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án.

4. Công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng

Tiếp tục triển khai các công việc về quy hoạch phát triển xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Kiểm tra các dự án xi măng đang đầu tư xây dựng, các dự án đưa vào hoạt động sản xuất năm 2008. Tổng hợp định kỳ báo cáo Chính phủ.

Chỉ đạo hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng (đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc phê duyệt 03 dự án này).

Tổ chức phổ biến Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng và Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định quản lý vật liệu xây dựng trên toàn quốc.

Tổ chức, tập hợp lực lượng cơ khí xây dựng trong việc chế tạo thiết bị đồng bộ cho dây chuyền sản xuất xi măng 2500 tấn clinker/ngày và các dây chuyền có công suất lớn hơn, thiết bị cho ngành điện và các loại máy xúc, đào, máy thi công,...chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong việc định hướng đầu tư, xuất khẩu, quảng bá thương hiệu, sắp xếp đổi mới phương thức hoạt động, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh trong hội nhập.

Duy trì hoạt động có hiệu quả các Ban chỉ đạo triển khai Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng, chương trình cơ khí, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, xi măng. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xi măng, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm suất đầu tư, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm VLXD.

Thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, Bộ Xây dựng đã thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở sản xuất xi măng, các nhà phân phối, các đại lý và các cửa hàng bán lẻ xi măng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra trong đó đã đề xuất các phương pháp bình ổn thị trường xi măng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn thiện kế hoạch kiểm tra thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về vật liệu xây dựng. Phối hợp với các Bộ Công thương, Tài nguyên và Môi trường triển khai kiểm tra theo QĐ 243/QĐ-TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2008 (lĩnh vực vật liệu xây dựng).

Đã tổ chức Hội chợ triển lãm Vietbuild 2008 tại Hà Nội và Đà Nẵng, hoạt động thông tin thông qua hội chợ, hội thảo, các phương tiện thông tin để cung cấp cho xã hội, cho các nhà quản lý, sản xuất, đầu tư các thông tin cần thiết; phối hợp chặt chẽ hoạt động của các hội, hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo ra sức mạnh ở trong nước kết hợp với các hoạt động đối ngoại giao lưu với các hội, hiệp hội nước ngoài nhằm hướng tới sự hợp tác quảng bá thương hiệu sản phẩm.

5. Các lĩnh vực công tác khác

5.1. Về khoa học, công nghệ và đào tạo

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ: tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Kế hoạch KHCN&MT năm 2008 của ngành XD; đã hoàn chỉnh Chương trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng; chuẩn bị ban hành Quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng và Quy chuẩn XDVN về an toàn sinh mạng và sức khoẻ; ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về quản lý chất thải rắn.

Tổ chức xây dựng Đề án quy hoạch và đầu tư cho các tổng công ty xây dựng lớn về năng lực xây lắp, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ đã tổ chức nghiệm thu 24 đề tài NCKH cấp Bộ và 20 dự thảo Tiêu chuẩn; kiểm tra năng lực hoạt động xét công nhận 88 phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng tại các đơn vị trong và ngoài quốc doanh.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức Khoa học công nghệ của Ngành xây dựng thực hiện Đề án chuyển đổi sang các tổ chức tự chủ về tài chính theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.

Tổ chức 02 Hội thảo quốc gia về "Phát triển đô thị bền vững và "Sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả ngành Xây dựng"; 08 lớp tập huấn về Tiêu chuản, Quy chuẩn chuyên ngành xây dựng, bảo vệ môi trường ngành Xây dựng; Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình; Sở hữu trí tuệ và công tác an toàn trong xây dựng.

Trong lĩnh vực đào tạo:

Bộ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngành Xây dựng năm 2008;

Tổ chức 2 lớp phổ biến Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cho các tỉnh miền Nam với hơn 700 người tham dự; 4 lớp phổ biến Thông tư số 05/2008/TT-BXD và Thông tư số 09/2008/TT-BXD về điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với gần 1000 người tham dự; 01 lớp phổ biến Nghị định 153/2007/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn về kinh doanh bất động sản cho cán bộ các Sở ban ngành, huyện thị tỉnh Thanh Hoá với trên 100 người tham dự; 02 lớp tập huấn Quyết định số 28/2007/QĐ-BXD ngày 28/12/2007 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành xây dựng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với hơn 160 cán bộ, công chức trực thuộc Bộ, các Sở Xây dựng địa phương tham dự.

Tổ chức nhiều lớp tập huấn về các nội dung liên quan tới đánh giá chất lượng nhà chung cư, giám sát chất lượng công trình, kiểm định giá xây dựng, công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng với 1264 người tham dự; 3 lớp tập huấn các nội dung về xây dựng ngầm, thoát nước đô thị, cấp nước và tiêu thụ nước sạch, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang tại các tỉnh Cà Mau, Thanh Hoá, Hà Tây với hơn 260 cán bộ các Sở ban ngành địa phương tham dự.

Ngoài ra, Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức được 422 lớp tập huấn về những nội dung liên quan đến quản lý nhà nước ngành xây dựng cho các địa phương với 2373 người tham dự.

5.2. Về công tác y tế, bảo hộ lao động, tiền lương:

Tổ chức triển khai chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh phòng chống cháy nổ năm 2008; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc chuyển giao Bệnh viện Xây dựng Việt Trì và các Trung tâm PHCN Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồ Sơn cho Bệnh viện Xây dựng quản lý và tổ chức lại đơn vị này thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bệnh viện Xây dựng. Hiện Bộ đang chỉ đạo Bệnh viện Xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị này để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành.

5.3. Về công tác hợp tác quốc tế

Đã tiến hành tổng hợp đánh giá và báo cáo tình hình hợp tác song phương với 30 nước theo yêu cầu của các Bộ, Ngành liên quan và đề xuất các nội dung hợp tác mới bao gồm nâng cao năng lực cán bộ, hỗ trợ xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học, ODA trong lĩnh vực ưu tiên của Bộ là quy hoạch và phát triển đô thị, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, xuất khẩu VLXD, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản để phcụ vụ cho các kỳ hợp Uỷ ban hỗn hợp, cuộc họp đàm phán song phương...Đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi thăm và làm việc tại các nước có các hoạt động hợp tác với Việt Nam để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành Xây dựng; thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư cùng với các doanh nghiệp của Ngành.

Về công tác vận động nguồn hỗ trợ ODA: tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện dự án Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam do EC tài trợ; Hợp phần phát triển bền vững môi trường tại các khu đô thị nghèo do Đan Mạch tài trợ giai đoạn 2005-2010; Chương trình Nước và vệ sinh cho các thị trấn do Phần Lan tài trợ giai đoạn 2004-2008 và các dự án khác do WB, ADB tài trợ...

Hoạt động của Diễn đàn Đô thị Việt Nam : đã xây dựng Chương trình hội thảo triển khai Nghị định về quản lý nước thải trong các tỉnh dự án của 4 ngân hàng WB, ADB, JIBIC, KFW, do các ngân hàng tài trợ nhằm quán triệt các điểm mới trong Nghị định tới Lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Tổ chức hội thảo phát triển dô thị vùng ven đô do WB tài trợ. Chuẩn bị hội nghị giải pháp vệ sinh do Hiệp hội Nước quốc tế (IWA) tài trợ, phối hợp với Mạng lưới các công ty cấp nước Đông Nam á. Đang triển khai dự án sự nghiệp kinh tế về khảo sát và đánh giá các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng.

5.4. Hoạt động thanh tra xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tập trung chỉ đạo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;nghiên cứu chính sách pháp luật để giải quyết những tồn tại về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trước ngày 01/7/1991.

Chỉ đạo Thanh tra các Sở Xây dựng tiếp tục thành lập và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động xây dựng tại địa phương. Hướng dẫn các sở Xây dựng trong việc thực hiện các văn bản về chuyên ngành thanh tra; chỉ đạo Thanh tra các sở Xây dựng thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2008. Hướng dẫn đôn đốc các sở Xây dựng tham gia cùng các địa phương triển khai các cuộc kiểm tra về đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai;

Đã tổ chức hội nghị chuyên đề thanh tra xây dựng năm 2007 với đối tượng là Giám đốc các Sở Xây dựng miền Bắc và Chánh Thanh tra các Sở Xây dựng trong toàn quốc. Bộ Xây dựng đã tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng từ khi Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời đến nay; hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; giải đáp pháp luật; các Sở Xây dựng cũng đã có sự trao đổi kinh nghiệm, các vướng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra….

Thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2008 của ngành Xây dựng, Thanh tra Xây dựng đã triển khai và kết thúc 06 Đoàn thanh tra, kiểm tra. Đã kết thúc thanh tra và công bố kết luận thanh tra 02 Đoàn. Các đoàn còn lại đang hoàn chỉnh báo cáo, dự thảo kết luận thanh tra trình Lãnh đạo Bộ ký, ban hành . Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế:

- Xử lý xuất toán và loại khỏi quyết toán: 7.003,5 triệu đồng.

- Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước: 9.286,5 triệu đồng.

Ngoài ra, đã tổ chức công bố kết luận 10 đoàn thanh tra, kiểm tra của năm 2007. Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế:

- Xử lý xuất toán và loại khỏi quyết toán: 4.609,8 triệu đồng.

- Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước: 1.562,5 triệu đồng.

Các Đoàn thanh tra cũng kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm điểm trách nhiệm và tiến hành xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra các sai phạm trong việc ra Quyết định đầu tư; chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế; lập, thẩm định và phê duyệt dự toán, tổng dự toán không đúng theo các quy định của pháp luật; nghiệm thu, thanh quyết toán sai gây lãng phí và thất thoát.

Ngoài các Đoàn thanh tra, kiểm tra đã kết thúc, Thanh tra Bộ thành lập tiếp 06 đoàn thanh tra, kiểm tra, hiện tại, các đoàn này đang tiến hành thanh tra tại Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam; một số đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng; Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng Đình Vũ thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ; công trình Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 759/QĐ-BXD ngày 30/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và một số nhà máy, cơ sở sản xuất và trạm nghiền tại các tỉnh miền Nam.

6. Về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ nêu cao tính chủ động, từng bước tự chủ như doanh nghiệp, tổ chức triển khai dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2008 theo quy định của Luật Ngân sách; tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính năm 2008 cho các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.

Thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP Bộ đã chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động các viện nghiên cứu theo hướng tự chủ, đến nay 100% các tổ chức nghiên cứu khoa học đã xây dựng đầy đủ đề án chuyển đổi và bước đầu áp dụng cơ chế đặt hàng trong hoạt động KH&CN, Bộ đã phê duyệt đề án chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự trang trải cho 03 viện là: Viện Nghiên cứu kiến trúc Quốc gia, Viện Khoa học xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng.

Các Viện đã tích cực tập trung vào các đề tài quy mô lớn, giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu của Ngành; tập trung giải quyết nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN, SNKT. Các tiêu chuẩn ban hành đã được áp dụng ngay vào sản xuất, tiêu dùng, phục vụ cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

Các đơn vị sự nghiệp có thu đã triển khai thực hiện quyền tự chủ về biên chế và kinh phí. Tất cả các đơn vị đều đã ban hành quy chế quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ, đồng thời tổ chức thực hiện theo quy chế đạt hiệu quả. Trong năm Bộ đã tổ chức hội nghị với từng khối các đơn vị sự nghiệp, qua hội nghị tất cả các đơn vị sự nghiệp đều đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế cần phải tiếp tục chấn chỉnh khắc phục trong việc thực hiện quyền tự chủ theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

7. Về tình hình thực hiện vốn đầu tư từ NSNN năm 2008

* Các chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng trong kế hoạch ngân sách năm 2008

Tổng vốn đầu tư năm 2008 được giao là 352.600 triệu đồng, trong đó:

- Vốn chuẩn bị đầu tư: 1.200 triệu đồng

- Vốn thực hiện đầu tư theo ngành, lĩnh vực: 101.400 triệu đồng

- Vốn đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 250.000 triệu đồng (Dự án Nhà Quốc hội là 150.000 triệu đồng; Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia là 100.000 triệu đồng)

* Tình hình phân bổ và thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2008

Đến nay, vốn ngân sách nhà nước giao cho Bộ Xây dựng quản lý năm 2008 đã được phân bổ cho tổng số 21 dự án, gồm :

- 04 dự án chuẩn bị đầu tư

- 15 dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực

- 02 dự án đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Sau khi rà soát lại thủ tục, tiến độ, khối lượng thực hiện thực tế của các dự án đầu tư, Bộ Xây dựng đã thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2008 do Bộ Xây dựng quản lý, theo đó có 02 dự án đình hoãn chưa khởi công trong năm 2008 vì lý do chưa đủ thủ tục đầu tư gồm:

- Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất Viện Khoa học công nghệ xây dựng giai đoạn 2007-2010

- Dự án đầu tư xây dựng Phân hiệu Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh tại Đà Lạt.

Tổng số vốn đầu tư dự kiến bố trí cho 02 dự án này kế hoạch năm 2008 (12,224 tỷ đồng) đã được điều chỉnh cho 04 dự án khác đã có đủ thủ tục và cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào sử dụng gồm: dự án ĐTXD Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (nay là Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn); dự án ĐTXD Trường ĐHXD Miền Tây, dự án Xưởng thực hành đa năng và giảng đường công nghệ cao - Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1 và dự án ĐTXD công trình Trường CNKT bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng An Dương (nay là Trường Trung cấp kỹ thuạt- Nghiệp vụ Hải Phòng).

Ước thực hiện đến hết tháng 6/2008 đạt khoảng 46,606 tỷ đồng, bằng 45,4% so kế hoạch năm.

Đến nay, việc phân bổ vốn cho các các dự án của Bộ Xây dựng đều đã được Bộ Tài chính thẩm tra và thông báo cho Kho bạc nhà nước để thực hiện các thủ tục giải ngân theo quy định.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2008

1. Hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2008, bảo đảm tiến độ; trong đó tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Luật Quy hoạch đô thị:

- Trình Chính phủ ban hành: Nghị định thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về phân loại và cấp đô thị; Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thí điểm cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; Nghị định về chiếu sáng đô thị; Nghị định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị....

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020; Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; hoàn chỉnh, trình phê duyệt Đề án sống chung an toàn với bão lũ các tỉnh miền Trung

- Hoàn chỉnh, trình Nghị quyết của UBTVQH sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

Tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý của ngành, đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo, không gây phiền hà cho dân nhằm là tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng, về cấp phép, về quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các cuộc giao lưu trực tuyến với các Sở địa phương. Đẩy mạnh tập huấn các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn mới ban hành.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Nghị định 99/2007/NĐ-CP trong quý III ban hành đầy đủ các Thông tư và các văn bản quy phạm khác, triển khai rộng rãi trong các địa phương, các Bộ ngành nhằm tạo ra bước đổi mới căn bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

4. Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Rà soát các thủ tục hành chính trong quản lý QHXD tại các địa phương, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý xây dựng theo qui hoạch trong phát triển đô thị.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 4/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010; trong đó tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là rà soát thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng.

6. Tập trung chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư nguồn lực cho công tác lập qui hoạch xây dựng; nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa quy hoạch xây dựng với quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng kế hoạch, chương trình, mô hình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ đã được cấp giấy chứng nhận cho các đô thị trong cả nước.

7. Triển khai công tác xây dựng công trình Nhà Quốc hội, Bảo tàng lịch sử quốc gia theo đúng tiến độ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu Dung quất, Nhà máy thuỷ điện Sơn la.

8. Tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra của HĐNTNN đối với một số công trình: thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La, Cầu Vĩnh tuy, Nhà máy lọc dầu số 1-Dung Quất, Đường Hồ Chí Minh, Hồ chứa nước Nước Trong. Phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức kiểm tra các công trình trường học tại các địa phương nằm trong vùng địa chất không ổn định.

9. Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai Đề án đổi mới quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Phần 2:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2009

1. Hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2009, bảo đảm tiến độ; trong đó tập trung tổ chức triển khai Luật Quy hoạch đô thị sau khi được Quốc hội thông qua; tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn chỉnh hệ thống các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý của ngành, đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo, không gây phiền hà cho dân nhằm là tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng, về cấp phép, về quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Tiếp tục phân cấp mạnh cho địa phương.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Mở thêm các chuyên mục và nâng cao chất lượng Trang Webs của Bộ. Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các cuộc giao lưu trực tuyến với các Sở địa phương. Đẩy mạnh tập huấn các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn mới ban hành.

2. Tổ chức thực hiện Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020; Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Đề án sống chung an toàn với bão lũ các tỉnh miền Trung...sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

3. Tập trung thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, xúc tiến thực hiện Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2; phát triển thị trường bất động sản, xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản; thực hiện Đề án cho Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.

4. Tập trung chỉ đạo lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng (có Phụ lục chi tiết kèm theo).

5. Tăng cường quản lý năng lực, điều kiện hoạt động xây dựng, cấp phép xây dựng ; coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác an toàn trong xây dựng. Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp, chế tài thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

6. Tổ chức triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2010 sau khi được phê duyệt; tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng, thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.

7. Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức triển khai thực hiện các Đề án hình thành các tập đoàn kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

8. Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2009 (như các Phụ lục chi tiết kèm theo).

Trên đây là Báo cáo Kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008 và các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch năm 2009 của Bộ Xây dựng.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ /.

 


Nơi nhận:
- Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
- Kiểm toán NN
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng (để b/c).0
- Lưu VP, Vụ KHTK

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Lại Quang

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 53/BC-BXD

Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 53/BC-BXD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 15/08/2008
Ngày hiệu lực 15/08/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị, Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 53/BC-BXD

Lược đồ Báo cáo 53/BC-BXDkế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 Bộ Xây dựng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Báo cáo 53/BC-BXDkế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 Bộ Xây dựng
Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 53/BC-BXD
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Cao Lại Quang
Ngày ban hành 15/08/2008
Ngày hiệu lực 15/08/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị, Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 17 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Báo cáo 53/BC-BXDkế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 Bộ Xây dựng

Lịch sử hiệu lực Báo cáo 53/BC-BXDkế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 Bộ Xây dựng

  • 15/08/2008

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 15/08/2008

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực