Chỉ thị 53/2004/CT-UB

Chỉ thị 53/2004/CT-UB về tăng cường công tác quản lý, đăng ký hộ tịch do tỉnh Bình Dương ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 53/2004/CT-UB tăng cường công tác quản lý đăng ký hộ tịch Bình Dương


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2004/CT-UB

Bình Dương, ngày 27 tháng 12 năm 2004

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

Quản lý, đăng ký hộ tịch là một nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng của Ủy ban nhân dân các cấp nhằm xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là cơ sở pháp lý để xác lập, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý, theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch của dân cư, từ đó đề ra các chính sách, chủ trương quản lý kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ... cho phù hợp.

Qua quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, do có sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nên công tác đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, do cán bộ làm công tác tư pháp, hộ tịch không ổn định; hầu hết các xã, phường, thị trấn chỉ có 01 cán bộ tư pháp-hộ tịch lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác; một số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn, trình độ, năng lực còn hạn chế nên công tác quản lý, đăng ký hộ tịch còn xảy ra sai sót như: đăng ký hộ tịch không đúng thẩm quyền, không có đầy đủ hồ sơ, chứng cứ pháp lý, người làm chứng không có đủ điều kiện quy định, không nộp sổ lưu đăng ký hộ tịch cho sở Tư pháp ..., đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý sự biến động của dân cư, việc xác định nhân thân, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Nhằm chấn chỉnh các thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch của các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp, các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn cần phải thực hiện một số việc như sau:

1- Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Đài Phát thanh &Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, đăng ký hộ tịch và các quy định có liên quan đến công tác hộ tịch như: Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Quốc tịch, Công ước về quyền trẻ em, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10//998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch; Thông tư số 83/1998/NĐ-CP">12/1999/TT-BTP ngày 25/6/1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP... nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức và nhân dân về yêu cầu, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký hộ tịch; thủ tục, hồ sơ thực hiện các quy định về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, quốc tịch, …

2- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một phải chỉ đạo, hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn mua, lập và nộp lưu đầy đủ các loại sổ sách đăng ký hộ tịch và nộp sổ lưu cho Sở Tư pháp trước ngày 31/01 hàng năm, đúng theo các quy định về quản lý, đăng ký hộ tịch; Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cán bộ tư pháp- hộ tịch các xã, phường, thị trấn, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện chấn chỉnh các sai phạm, thiếu sót trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.

3- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ tư pháp hộ tịch thực hiện niêm yết công khai các quy định về thủ tục hồ sơ, trình tự đăng ký hộ tịch tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và giải quyết đăng ký hộ tịch đúng quy định pháp luật; phải thực hiện việc nộp lưu sổ hộ tịch (quyển 2) cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Thủ Dầu Một trước ngày 15/01 hàng năm để gửi lưu tại Sở Tư pháp.

Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, một năm có báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về kết quả đăng ký hộ tịch ở địa phương để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
 CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 53/2004/CT-UB

Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 53/2004/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 27/12/2004
Ngày hiệu lực 27/12/2004
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 17/04/2006
Cập nhật 19 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 53/2004/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 53/2004/CT-UB tăng cường công tác quản lý đăng ký hộ tịch Bình Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chỉ thị 53/2004/CT-UB tăng cường công tác quản lý đăng ký hộ tịch Bình Dương
Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 53/2004/CT-UB
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Ngày ban hành 27/12/2004
Ngày hiệu lực 27/12/2004
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 17/04/2006
Cập nhật 19 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Chỉ thị 53/2004/CT-UB tăng cường công tác quản lý đăng ký hộ tịch Bình Dương

Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 53/2004/CT-UB tăng cường công tác quản lý đăng ký hộ tịch Bình Dương

  • 27/12/2004

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 27/12/2004

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực