Công văn 70/TCT-CS

Công văn 70/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế và xử lý vi phạm về thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 70/TCT-CS vướng mắc chính sách thuế xử lý vi phạm


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/TCT-CS
V/v vướng mắc về chính sách thuế và xử lý vi phạm về thuế

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2011

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Trà Vinh

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1641/CT-KTr ngày 23/9/2010 của Cục Thuế tỉnh Trà Vinh hỏi về vướng mắc chính sách thuế và xử lý vi phạm về thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng surimi chả cá:

Trước 01/01/2009, Bộ Tài chính có công văn số 7600TC/TCT ngày 9/7/2004 hướng dẫn thuế suất thuế GTGT của mặt hàng surimi chả cá.

Kể từ 01/01/2009, sau khi báo cáo và xin ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có công văn số 3117/TCT-CS ngày 18/8/2010 hướng dẫn thuế suất thuế GTGT của mặt hàng surimi chả cá.

Theo đó, thuế suất thuế GTGT áp dụng cho sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướt gia vị là loại thực phẩm đã qua chế biến là 10%.

2. Lập hóa đơn ghi sai thuế suất GTGT:

Tại điểm 5.1 và điểm 5.2 Mục 1 Phần B Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“5.1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

5.2. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện.”

Tại điểm 2.9 mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2.9. Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và lập hóa đơn do hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá tăng (giảm) theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu … Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hóa đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hóa đơn điều chỉnh thuế GTGT.”

Tại điểm 1.2a mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:

“Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT”.

Tại điểm 1.2b mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:

“Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp phát hiện hóa đơn GTGT đã xuất của năm 2008, năm 2009 cho cùng 1 khách hàng ghi sai thuế suất GTGT theo quy định, đến nay doanh nghiệp phát hiện ra thì doanh nghiệp và khách hàng thực hiện điều chỉnh hóa đơn theo quy định. Trường hợp này doanh nghiệp được viết hóa đơn điều chỉnh tăng thuế suất cho các hóa đơn đã lập sai. Trường hợp thuế xuất ghi trên hóa đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hóa đơn điều chỉnh thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện việc ghi sai mức thuế suất thuế GTGT áp dụng và điều chỉnh làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế thì được kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm 5.1 và 5.2 mục I Phần B Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.

Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất mà đơn vị chưa điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm 1.2a và 1.2b mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 4/9/2007 hoặc điểm 1.2a và 1.2b mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 (đối với trường hợp phát sinh từ ngày 1/1/2009).

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp ấn định thuế:

Tại điều 37 Luật quản lý Thuế quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

Tại điều 25 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định 7 trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế.

Tại Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 7/5/2010 của Bộ Tài chính quy định về ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.

Tại điều 4 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế về nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

Tại điều 108 Luật quản lý thuế quy định:

“Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

…”

Căn cứ quy định trên,

Ấn định thuế là phương pháp (biện pháp) để cơ quan thuế xác định số thuế mà người nộp thuế thuộc một trong 7 trường hợp nêu tại điều 37 Luật Quản lý thuế.

Vì vậy, đối với trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại điều 25 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ và các trường hợp ấn định thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, xe ô tô, xe hai bánh gắn máy theo quy định tại Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 7/5/2010 của Bộ Tài chính thì ngoài việc bị ấn định thuế, tùy theo lỗi vi phạm của người nộp thuế mà cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với người nộp thuế theo quy định của luật quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC – TCT (02);
- Lưu: VT, CS (4).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 70/TCT-CS

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 70/TCT-CS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 06/01/2011
Ngày hiệu lực 06/01/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 70/TCT-CS vướng mắc chính sách thuế xử lý vi phạm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 70/TCT-CS vướng mắc chính sách thuế xử lý vi phạm
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 70/TCT-CS
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Vũ Thị Mai
Ngày ban hành 06/01/2011
Ngày hiệu lực 06/01/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 13 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 70/TCT-CS vướng mắc chính sách thuế xử lý vi phạm

Lịch sử hiệu lực Công văn 70/TCT-CS vướng mắc chính sách thuế xử lý vi phạm

  • 06/01/2011

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 06/01/2011

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực